Phụ lục số I nội dung đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo mou vào năm 2014


- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Chỉ thị 09 đến chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên và các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển



tải về 0.93 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.93 Mb.
#14076
1   2   3   4   5   6   7   8   9

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Chỉ thị 09 đến chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên và các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển.

- Chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm cùng phối hợp với Cảng vụ hàng hải tại khu vực thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá bổ sung đối với các tàu và công ty có tàu bị lưu giữ PSC ở nước ngoài.

- Công khai trên trang web và định kỳ hàng tháng, thông báo cho các công ty kinh doanh vận tải biển và các cảng vụ hàng hải danh sách các công ty, tàu và thuyền trưởng tàu bị lưu giữ PSC ở nước ngoài.

- Phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam trong việc nghiên cứu, đánh giá, xem xét và đề xuất không cấp phép cho một số chủ tàu, tàu thường xuyên bị lưu giữ tại các cảng biển nước ngoài.

- Tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các đăng kiểm viên, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đóng mới, sửa chữa để cấp các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho tàu biển.


+ Trách nhiệm của Cục Hàng hải

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật hàng hải, các điều ước quốc tế liên quan đến chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên và các cơ sở đào tạo. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức cập nhật các văn bản mới.

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Cảng vụ Hàng hải trong việc thực hiện công tác kiểm tra tàu biển.

- Tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của các Sỹ quan kiểm tra tàu biển và PSCOs..

- Kiểm tra, giám sát việc thi, cấp chứng chỉ chuyên môn tại các cơ sở huấn luyện thuyền viên. Tham mưu, đề xuất với Bộ trong việc xử lý các cơ sở đạo không đủ điều kiện yêu cầu.


- Tăng cường trách nhiệm của các sỹ quan kiểm tra tàu; giám sát chặt chẽ quá trình thực thi nhiệm vụ của sỹ quan kiểm tra tàu khi làm việc trên tàu để tránh các hành vi tiêu cực; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm;

- Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời gương người tốt, việc tốt.

- Cập nhật, thông báo về tình hình của tàu biển Việt Nam bị lưu giữ trên website của Cục Hàng hải Việt Nam.

VI. ĐỀ XUẤT

1. Sửa đổi, bổ sung các văn bản luật

Hệ thống pháp luật của ngành hàng hải Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành có hệ thống luật tương đối hoàn chỉnh và tiến bộ, hội nhập với quốc tế. Sau 13 năm áp dụng Bộ luật Hàng hải Việt Nam đã được sửa đổi năm 2005 để phù hợp với tình hình phát triển mới của ngành hàng hải. Sau khi Bộ luật hàng hải sửa đổi có hiệu lực, hệ thống các văn bản dưới luật lần lượt được ban hành để triển khai thực hiện. Tuy nhiên đến nay với sự thay đổi lớn của ngành hàng hải trong những năm qua, Cục Hàng hải Việt Nam đã đề xuất Bộ Giao thông vận tải tiến hành đánh giá và sửa đổi một số điều luật của Bộ luật Hàng hải Việt Nam vào năm 2013. Đối với các quy định về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cơ bản các điều luật đã bám sát với các quy định của công ước quốc tế của IMO. Trong những năm trước mắt cần sửa đổi và ban hành các văn bản sau:

.1. Sửa đổi quy định trong Bộ luật hàng hải Việt Nam về đăng ký tàu biển theo hướng tàu biển chỉ được cấp đăng ký sau khi đã được cấp các giấy chứng nhận an toàn theo quy định và công ty quản lý, khai thác tàu/ chủ tàu đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp cả hệ thống quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật ISM.

.2. Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải: cần quy định đầy đủ các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hàng hải liên quan đến kỹ thuật; các hành vi cần được quy định cụ thể rõ ràng để dễ hiểu, dễ áp dụng, tránh các quy định chung chung, phân định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

.3. Thông tư của Bộ Tài chính về việc thu phí kiểm tra tàu biển từ lần thứ hai trở đi. Việc kiểm tra tàu biển là trách nhiệm của các công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách do đó sẽ không quy định việc thu phí, tuy nhiên đối với những tàu để các sỹ quan kiểm tra tàu biển phải xuống tàu kiểm tra nhiều lần do không thực thi nghiêm các quy định yêu cầu thi cần phải thu phí để giảm bớt gánh nặng về chi phí cho các cảng vụ và nâng cao trách nhiệm của chủ tàu;

.4. Thông tư quy định tiêu chuẩn của các Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam và Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển để từng bước chuẩn hóa đội ngũ sỹ quan kiểm tra tàu;

.5. Thông tư quy định chế độ đãi ngộ đặc thù đối với các sỹ quan kiểm tra tàu vì đây là một ngành nghề đặc thù đòi hỏi chuyên môn cao, đối mặt với những nguy hiểm và có nhiều cám dỗ, do đó cần có chế độ đãi ngộ phù hợp để tuyển dụng người có tài và thực thi tốt nhiệm vụ được giao.

.6. Thông tư quy định tiêu chuẩn của đăng kiểm viên tàu biển; trách nhiệm của đăng kiểm đối với việc đảm bảo an toàn kỹ thuật của tàu biển sau khi cấp các giấy chứng nhận an toàn…

.7. Văn bản quy định rõ trách nhiệm của Chính quyền hàng hải Việt Nam và bổ sung biên chế cho Cục Hàng hải Việt Nam để bổ sung cán bộ làm công tác kiểm tra tàu;
2. Phân định rõ chức năng cơ quan nhiệm vụ đầu mối chính quyền hàng hải

Do hiện nay Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đăng kiểm Việt Nam là hai cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng hải, trong đó Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện cả chức năng cung cấp dịch vụ dẫn đến tình trạng đầu mối cơ quan chịu trách nhiệm chính chưa được rõ ràng, đồng nhất trong sự điều hành chỉ đạo. Chính quyền hàng hải cần phải có đủ ít nhất các chức năng chính sau:

- Là cơ quan đăng ký tàu biển treo cờ Việt Nam;

- Là cơ quan cấp giấy chứng nhận đối với hệ thống ISM của công ty tàu;

- Là cơ quan quyết định cơ quan phân cấp của tàu biển;

- Là cơ quan có thẩm quyền công nhận các tổ chức phân cấp nước ngoài có năng lực thực hiện công tác đăng kiểm cho tàu;

- Là cơ quan cấp giấy chứng nhận an ninh cho tàu biển

3. Một số chính sách hỗ trợ chủ tàu


3.3.1. Về khung pháp lý

- Nhanh chóng triển khai gia nhập Công ước MLC 2006, đồng thời rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có liên quan để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của công ước;

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các cam kết WTO và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải đường biển: về đăng ký và mua, bán tàu biển, các chính sách phát triển đội tàu biển Việt Nam, vận tải đa phương thức quốc tế, kinh doanh dịch vụ vận tải biển và cơ chế chính sách đấu thầu, cho thuê kết cấu hạ tầng cảng biển, cảng mở, chính sách giành quyền ưu tiên vận chuyển hàng hóa trên các tuyến vận tải biển nội địa và hàng hóa xuất nhập khẩu có nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, hàng hóa là tài nguyên quốc gia;

- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển Việt Nam và thủ tục đăng ký tàu biển, nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai cảng vụ điện tử, hải quan điện tử, thực hiện chính sách một cửa để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu bè ra vào cảng biển. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin trong hoạt động vận tải biển, khai thác đội tàu, cảng biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và ngành công nghiệp tàu thủy;

- Tiếp tục bám sát và phổ biến rộng rãi những sửa đổi, điều chỉnh của các công ước quốc tế liên quan về bảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia; MARPOL 73/78, đầu tư phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố dầu tràn, thu gom chất thải tại các cảng biển; nâng cao chất lượng đội ngũ đăng kiểm viên Việt Nam và chất lượng công tác đăng ký và giám sát kỹ thuật tàu, đặc biệt là tàu biển chạy tuyến quốc tế.

3.3.2. Về phát triển nguồn nhân lực

- Đổi mới phương thức đào tạo, thống nhất tiêu chuẩn đào tạo và huấn luyện hàng hải (đặc biệt đào tạo cán bộ quản lý, sĩ quan, thuyền viên và cán bộ quản lý khai thác hoạt động logistics, vận tải đa phương thức;

- Xã hội hoá công tác đào tạo, khuyến khích xây dựng các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề chuyên ngành giao thông vận tải biển ở cả 3 khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam. Nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo hiện có, nhấn mạnh đào tạo gắn liền với thực hành. Chú trọng đào tạo, giáo dục về đạo đức nghề nghiệp bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn;

- Có chính sách ưu đãi đối với người lao động đặc thù của ngành giao thông vận tải đường biển đặc biệt là sỹ quan, thuyền viên lao động trên tàu và lao động trong các nhà máy đóng, sửa chữa tàu là những ngành lao động nặng nhọc, nguy hiểm để khuyến khích lực lượng lao động này gắn bó lâu dài với nghề;



3.3.3. Cơ chế hỗ trợ về tài chính

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam tiếp tục cho vay tín dụng phát triển của Nhà nước đối với các sản phẩm đóng mới tàu biển của doanh nghiệp Việt Nam đặt đóng tại các nhà máy đóng tàu trong và ngoài nước;

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ riêng và lộ trình cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển đội tàu biển chuyên dụng và hiện đại;

- Trong điều kiện thị trường vận tải biển suy giảm kéo dài như hiện nay, để hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải biển kiến nghị Chính phủ xây dựng cơ chế cho phép các tổ chức tín dụng trong nước cơ cấu, khoanh và xoá một phần nợ lãi và nợ gốc đối với một số khoản nợ mua và đóng mới tàu biển của các doanh nghiệp vận tải biển trên cơ sở tái cơ cấu đội tàu. Chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho các đơn vị kinh doanh vận tải biển được tiếp tục vay vốn lưu động để duy trì hoạt động SXKD đội tàu;

- Miễn thuế VAT, thuế nhập khẩu đối với tàu biển nhập khẩu, ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới phát triển nhanh đội tàu như miến thuế thu nhập đối với những doanh nghiệp vận tải biển đầu tư tàu trọng tải lớn hiện đại…Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khi doanh nghiệp mở tuyến vận tải mới;

- Miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị của tàu mua từ nước ngoài. Trên thực tế, trong quá trình khai thác, nhiều loại trang thiết bị của tàu cần phải được thay thế, trong khi đó các cơ sở trong nước chưa sản xuất được nên tàu phải nhập khẩu từ nước ngoài và phải đóng thuế đối với những trang thiết bị này. Để giảm bớt các chi phí cho tàu, cần phải áp dụng chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với những trang thiết bị của tàu.



3.3.4. Các cơ chế, chính sách khác

- Áp dụng các chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hoá đối với sản phẩm vận tải. Về nguyên tắc, sản phẩm vận tải là một loại hàng hoá đặc biệt Vì vậy, sản phẩm vận tải trong vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc trên các tuyến quốc tế phải được xem là hàng hoá xuất khẩu. Do đó, các chính sách như ưu đãi thuế đối với hàng hoá xuất khẩu cũng được áp dụng đối với hoạt động vận tải quốc tế.

- Đẩy nhanh quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải đường biển.

- Đẩy mạnh Hợp tác quốc tế về biển, tích cực tham gia và thực hiện công ước quốc tế, hiệp định song phương – đa phương trong lĩnh vực hàng hải.



- Khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân tham gia thị trường vận tải biển, khắc phục những quy định chưa phù hợp nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp./.




Каталог: Uploads -> Articles03
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles03 -> BỘ TÀi chính nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Articles03 -> Phụ lục 1 danh sách các nhân vật lịch sử, ĐỊa danh bổ sung Quỹ tên đường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Articles03 -> Các doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại (sau đây gọi chung là nông dân); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương