Phụ lục số I nội dung đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo mou vào năm 2014


Quy hoạch phát triển hệ thống CNTT Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030



tải về 0.93 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.93 Mb.
#14076
1   2   3   4   5   6   7   8   9

10.2 Quy hoạch phát triển hệ thống CNTT Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Để đạt được mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể nêu trên, quy hoạch phát triển hệ thống CNTT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được thực hiện tập trung vào 4 lĩnh vực chính là đóng mới tàu, sửa chữa tàu, công nghiệp phụ trợ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cụ thể như sau:



10.2.1. Lĩnh vực đóng tàu

Được cơ cấu một cách toàn diện, triệt để nhằm hình thành một số trung tâm đóng tàu vận tải, trung tâm đóng tàu chuyên dụng tại các khu vực có điều kiện thuận lợi (có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thị trường, thương mại, công nghiệp hỗ trợ và quỹ đất) đóng được các gam tàu có yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế cao (tàu container, tàu chở ô tô, tàu dầu, tàu khách, tàu TKCN, tàu nghiên cứu biển, tàu tuần tra cao tốc, tàu công trình...) đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, tiến độ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu:



1.1. Trung tâm đóng tàu vận tải: được xây dựng trên cơ sở 10 nhà máy, trong đó có 04 nhà máy phía Bắc; 04 nhà máy miền Trung và 02 nhà máy phía Nam, cụ thể như sau:

(1). Trung tâm đóng tàu phía Bắc được xây dựng tại Hải Phòng, Quảng Ninh trên cơ sở 04 nhà máy lớn hiện có thuộc Tập đoàn CNTT Việt Nam là Hạ Long, Nam Triệu, Phà Rừng, Bạch Đằng, trong đó:

+ Nhà máy đóng tàu - Công ty CNTT Hạ Long (Phường Giếng Đáy, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh): diện tích hơn 45ha, có hạ tầng (phần cứng) khá hoàn chỉnh gồm 1 âu triền 15.000DWT, 1 đà tàu 50.000DWT 1 đà bán ụ 70.000DWT cùng hệ thống cầu tàu trang trí và nhà xưởng đồng bộ. Giai đoạn từ nay đến 2015, nhà máy chỉ tập trung hoàn chỉnh phần mềm (gồm hoàn chỉnh công nghệ, thiết bị, năng lực thiết kế, maketing, quản lý…) để chuyên môn hóa đóng mới các gam tàu vận tải phức tạp, có yêu cầu công nghệ cao như tàu chở ô tô, tàu container, tàu tổng hợp đến 50.000DWT (phù hợp với tĩnh không cầu Bãi Cháy) với công suất thiết kế 8 - 10 chiếc/năm (400.000DWT/năm); giai đoạn 2015 – 2020 xem xét cải tạo đà bán triền để kết hợp sửa chữa tàu 50.000DWT; định hướng giai đoạn sau 2020 nhà máy tập trung phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tham gia đóng mới tàu khách cỡ lớn có giá trị xuất khẩu cao và tìm kiếm thị trường xuất khẩu công nghệ đóng tàu vận tải.

+ Nhà máy đóng tàu – Tổng công ty CNTT Nam Triệu (Xã Tam Hư­ng – Huyện Thủy Nguyên – TP. Hải Phòng): diện tích 62,4ha, trên đó có 1 ụ khô 5.500DWT, đà tàu 15.000DWT, đà tàu 50.000DWT, đà tàu 70.000DWT và cầu cảng trang trí cùng hệ thống nhà xưởng đồng bộ. Quy hoạch giai đoạn từ nay đến 2020, Nhà nước cần tập trung cải tạo nâng cấp đoạn luồng Bạch Đằng đạt chuẩn tắc cho tàu 70.000DWT không tải, đồng thời dành quỹ đất nối tiếp từ NMĐT Phà Rừng đến hạ lưu NMĐT Nam Triệu phục vụ di dời các nhà máy trong nội thành; tại nhà máy chỉ tập trung hoàn chỉnh phần mềm (gồm hoàn chỉnh công nghệ, thiết bị, năng lực thiết kế, maketing, quản lý…) để chuyên môn hóa đóng mới các gam tàu, thiết bị nổi phức tạp, có yêu cầu công nghệ cao như: ụ nổi, tàu dầu, tàu chở ô tô, tàu tổng hợp đến 70.000DWT (phù hợp với chuẩn tắc luồng Bạch Đằng) với công suất thiết kế 8 - 10 chiếc/năm (400.000DWT/năm); định hướng giai đoạn đến 2020 nhà máy có thể mở rộng bằng việc di dời các cơ sở đóng tàu lớn từ nội thành ra (NMĐT Bạch Đằng, Bến Kiền) hình thành trung tâm đóng tàu lớn nối tiếp từ Phà rừng đến Bạch đằng có quy mô khoảng 400ha, chiều dài đường bờ 4,5km, tổng công suất khoảng 2 - 3 triệu DWT/năm.

+ Nhà máy đóng tàu – Tổng công ty CNTT Phà Rừng (Thị trấn Minh Đức – H.Thủy Nguyên – Tp. Hải Phòng): diện tích 110ha, trong đó mặt bằng sản xuất hiện có là 16ha, trên đó có 1ụ khô tàu 15.000DWT, đà tàu 30.000DWT cùng hệ thống cầu tàu trang trí, nhà xưởng đồng bộ. Quy hoạch giai đoạn từ nay đến 2020 chưa đầu tư mở rộng nhà máy ra phía sông Bạch Đằng (như dự án đã phê duyệt) mà chỉ tập trung hoàn chỉnh phần mềm (gồm hoàn chỉnh công nghệ, thiết bị, năng lực thiết kế, maketing, quản lý…) để chuyên môn hóa đóng mới các gam tàu cỡ trung bình (10.000 – 30.000DWT) gồm tàu hóa chất, tàu dầu, tàu hàng rời với công suất thiết kế 6 chiếc/năm (120.000DWT/năm); định hướng giai đoạn sau 2020 Nhà máy đầu tư chiều sâu để đóng tàu hóa chất, tàu hàng lỏng và LPG phục vụ trong nước, xuất khẩu; mở rộng bằng việc di dời các cơ sở đóng tàu lớn từ nội thành ra hình thành trung tâm đóng tàu lớn nối tiếp từ Phà rừng đến Nam Triệu có quy mô khoảng 400ha, chiều dài đường bờ 4,5km, tổng công suất khoảng 2 - 3 triệu DWT/năm.

+ Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng: diện tích 24ha, có 1 ụ nổi 4.200T, triền ngang 6.500DWT, 1 đà tàu 15.000 tấn, 1 đà bán ụ 25.000DWT cùng hệ thống cầu tàu trang trí, nhà xưởng đồng bộ. Quy hoạch giai đoạn từ nay đến 2020, nhà máy chỉ tập trung hoàn chỉnh phần mềm (gồm hoàn chỉnh công nghệ, thiết bị, năng lực thiết kế, maketing, quản lý…) để chuyên môn hóa đóng mới các gam tàu, thiết bị nổi phức tạp, có yêu cầu công nghệ cao như: tàu chở khí, tàu container đến 20.000DWT (phù hợp với chuẩn tắc luồng Sông Cấm) với công suất thiết kế 10 - 12 chiếc/năm (150.000DWT/năm); định hướng giai đoạn đến 2020 nhà máy di dời ra sông Bạch Đằng để hình thành trung tâm đóng tàu lớn nối tiếp từ Phà Rừng đến Bạch Đằng có quy mô khoảng 400ha, chiều dài đường bờ 4,5km, tổng công suất khoảng 2 - 3 triệu DWT/năm .

Các nhà máy còn lại (chỉ tính các nhà máy đóng tàu >5.000DWT) thực hiện đóng các gam tàu vận tải thông thường hoặc trở thành cơ sở vệ tinh cho 4 nhà máy chính, trong đó có:

+ Công ty cơ khí đóng tàu – Vinacomin (trước đây là xí nghiệp đóng tàu Hạ Long) đóng các gam tàu hàng rời 15.000 – 30.000DWT phục vụ các nhiệm vụ của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và làm vệ tinh cho NMĐT Hạ Long.

+ Di dời các Nhà máy Sông Cấm, Tam Bạc, An Đồng ra khu vực đã được quy hoạch thuộc bờ Bắc sông Cấm để xây dựng thành trung tâm đóng, sửa chữa tàu chuyên dụng và làm vệ tinh cho các Nhà máy khác.

+ Các công ty đóng tàu Bến Kiền (tàu 10.000DWT), Sông Giá, Yên Hưng và các doanh nghiệp đóng tàu 1.000 – 4.000DWT khác hiện có khu vực Hải Phòng làm vệ tinh cho các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Phà Rừng, Nam Triệu, trong đó Sông Giá tập trung phát triển chế tạo phân tổng đoạn.

+ Công ty TNHH chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng (Tổng công ty lắp máy Việt Nam) đóng xuất khẩu các gam tàu container cỡ nhỏ 3.000 – 5.000DWT phù hợp với tĩnh không cầu Bính.

+ Các nhà máy đóng tàu vận tải hiện có dọc theo sông Kinh Môn, Thái Bình, Trà Lý, Sông Hồng, Ninh Cơ, Sông Đáy, sông Đào Nam Định thuộc địa phận các tỉnh, thành phố Hải Dương, Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình là các cơ sở đóng tàu nhỏ <5.000DWT hoặc làm vệ tinh cho các nhà máy khác được phát triển phù hợp với quy hoạch địa phương, nhu cầu thị trường và quy hoạch hệ thống luồng tàu, giao thông cũng như tĩnh không các cầu đường bộ trên các tuyến vận tải thủy ra vào nhà máy. Các nhà máy này không thuộc quy hoạch này.

+ Các nhà máy 189, Hồng Hà thuộc Tổng Cục Công nghiệp quốc phòng/BQP và Nhà máy Hải Long - X46 thuộc Cục Kỹ Thuật – Hải Quân/BQP là các nhà máy đóng, sửa chữa tàu chuyên dụng (đóng, sửa chữa tàu quân sự, tàu cao tốc và tàu chuyên dụng đến 3.000 tấn) được phát triển theo quy hoạch công nghiệp quốc phòng của Bộ Quốc phòng.

+ Khu kinh tế Hải Hà (Quảng Ninh) và các khu vực sông Văn Úc (Hải Phòng), sông Ninh Cơ (Nam Định) đã được quy hoạch thành các khu, cụm công nghiệp phục vụ CNTT và công nghiệp phụ trợ gồm: Nhà máy đóng tàu và KCN Hải Hà, Cụm công nghiệp Chiến Thắng – An Thọ (Nhà máy đóng, SC tàu Vinamegastar), Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển Thái Bình Dương, cụm công nghiệp Tân Trào, KCN đóng tàu Vinh Quang, Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển Ninh Cơ... là các cơ sở tiềm năng, Cục HHVN phối hợp với UBND tỉnh, thành phố liên quan nghiên cứu trình Bộ GTVT xem xét thỏa thuận quy hoạch chi tiết vào thời điểm thích hợp với quy mô phù hợp với nhu cầu thị trường, quy hoạch luồng tàu và tĩnh không cầu đường bộ khác.

+ Dành quỹ đất khu vực Hà An (hạ lưu sông Chanh) theo quy hoạch được duyệt để phát triển trung tâm đóng, sửa chữa tàu biển giai đoạn sau 2030.



(2). Trung tâm đóng tàu miền Trung được xây dựng tại Dung Quất (Quảng Ngãi), Vân Phong, Cam Ranh (Khánh Hòa) trên cơ sở 3 nhà máy lớn hiện có là Nhà máy đóng tàu Dung Quất (Petro Việt Nam), Hyundai – Vinashin, NMĐT Cam Ranh (Vinashin) và 1 nhà máy được đầu tư mới là NMĐT Hòn Khói, trong đó:

+ Nhà máy đóng tàu Dung Quất (Tập đoàn dầu khí Việt Nam): quy hoạch đến năm 2015 đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, trang thiết bị công nghệ và đưa vào khai thác 2 ụ khô 100.000DWT và 300.000DWT để phục vụ đóng tàu dầu cỡ lớn, kho chứa dầu và kết cấu giàn khoan phục vụ ngành dầu khí với công suất thiết kế 450.000DWT/năm. Do Tập đoàn dầu khí là đơn vị chưa có nhiều kinh nghiệm trong đóng tàu dầu cỡ lớn cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia vào thị trường đóng tàu quốc tế nên định hướng sau năm 2015 (khi nhà máy đã đầu tư hoàn chỉnh và đi vào khai thác ổn định, đáp ứng được các đơn hàng nội địa) cần tranh thủ tìm kiếm đối tác mạnh về công nghệ, thị trường và vốn để liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư khai thác nhà máy hiệu quả, đầu tư chiều sâu trang thiết bị công nghệ để thực hiện đóng đơn hàng xuất khẩu theo gam tàu ổn định với năng suất lao động tại nhà máy giai đoạn 2020 – 2030 tương đương các nhà máy đóng tàu tiên tiến trong khu vực để nâng dần công suất nhà máy đạt khoảng 800.000 – 1.000.000DWT/năm.

+ Nhà máy đóng tàu Hyundai – Vinashin (Vân Phong, Khánh Hòa): có 2 ụ khô 100.000 và 400.000DWT được thiết kế cho mục tiêu sửa chữa. Do ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, từ năm 2008 nhà máy chuyển dần sang thực hiện các đơn hàng đóng mới từ công ty mẹ (chuyên đóng các gam tàu tổng hợp 37.000DWT và 56.000DWT) với kế hoạch sản xuất năm 2011 dự kiến đạt khoảng 500.000DWT/năm và nâng dần công suất để đến năm 2013 đạt công suất thiết kế ổn định khoảng 1 triệu DWT/năm.

+ Nhà máy đóng tàu Cam Ranh (Vinashin): diện tích 54ha, có 1 đà 30.000DWT, 1 đà 50.000DWT (chưa có hệ thống cầu tàu trang trí; hệ thống xưởng và thiết bị công nghệ chưa hoàn chỉnh). Giai đoạn từ nay đến năm 2015 tập trung đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng nhà máy để giai đoạn 2015 – 2020 nhà máy đi vào hoạt động ổn định, tập trung cho đóng mới các gam tàu hàng rời, hàng tổng hợp và tàu dầu đến 50.000DWT công suất thiết kế 250.000DWT/năm.

+ NMĐT Hòn Khói (Khánh Hòa): Liên doanh nước ngoài đầu tư xây dựng mới Nhà máy đóng tàu trong căn cứ dịch vụ công nghiệp dầu khí Vân Phong đóng gam tàu dầu, tàu hàng rời, tổng hợp đến 100.000DWT.

+ Di dời NMĐT Sông Thu hiện hữu thuộc Tổng Cục Công nghiệp quốc phòng/BQP trên Sông Hàn, thành phố Đà Nẵng ra Thọ Quang – Sơn Trà. Quy mô phát triển theo quy hoạch công nghiệp quốc phòng của Bộ quốc phòng. Các nhà máy đóng tàu vận tải khác như Thanh Hóa, cơ khí tàu Nghệ An, NMĐT Bến Thủy, NMĐT Nhật Lệ, NMĐT Phú Yên và các nhà máy đóng tàu khu vực Đà Nẵng là các cơ sở đóng tàu nhỏ (tập trung đóng các loại tàu du lịch, tàu chuyên dụng: nghiên cứu biển, TKCN, tàu khách) và làm vệ tinh cho 3 nhà máy trên được phát triển phù hợp với quy hoạch địa phương, nhu cầu thị trường và quy hoạch hệ thống luồng tàu, giao thông cũng như tĩnh không các cầu đường bộ trên các tuyến vận tải thủy ra vào nhà máy.

+ Nhà máy sửa chữa tàu biển Vũng Áng – Sơn Dương (Khu kinh tế Vũng Áng – Hà Tĩnh); NM đóng mới và sửa chữa tàu Mỹ Thủy (Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị); NMSCTB Vũng Rô (Phú Yên) ... là các cơ sở tiềm năng, Cục HHVN phối hợp với UBND tỉnh, thành phố liên quan nghiên cứu trình Bộ GTVT xem xét thỏa thuận quy hoạch chi tiết vào thời điểm thích hợp với quy mô phù hợp với nhu cầu thị trường, quy hoạch luồng tàu và tĩnh không cầu đường bộ khác.

+ Ưu tiên dành quỹ đất trong các KCN thuộc Phú Yên, Khánh Hòa xây dựng các nhà máy vệ tinh, công nghiệp phụ trợ hỗ trợ trung tâm đóng, sửa chữa tàu biển miền Trung.



(3). Trung tâm đóng tàu phía Nam: do hạn chế bởi quỹ đất, đường bờ và điều kiện địa chất yếu, khu vực phía Nam không xây dựng thành trung tâm đóng tàu cỡ lớn mà chỉ khai thác hiệu quả các Nhà máy hiện có gồm 02 nhà máy là Công ty CNTT Sài Gòn và Nhà máy tàu biển Long Sơn (Wonil Vina), trong đó:

+ Công ty CNTT Sài Gòn: diện tích 11ha, có 1 ụ khô 10.000DWT (đang xây dựng), đà tàu 6.500DWT và cầu cảng trang trí cùng hệ thống nhà xưởng đồng bộ. Quy hoạch đến năm 2015 nhà máy đầu tư hoàn chỉnh ụ khô; tập trung nâng cao năng lực sửa chữa và tham gia đóng mới các gam tàu tổng hợp, tàu container 10.000DWT với năng lực đóng mới 2 - 3 chiếc/năm (30.000DWT/năm).

+ Nhà máy tàu biển Long Sơn (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài): quy hoạch từ nay đến năm 2015 tập trung đầu tư hoàn chỉnh theo giấy phép đầu tư cấp 8/2008 đóng tàu vận tải dưới 50.000DWT, công suất nhà máy khoảng 200.000DWT/năm.

+ Các nhà máy đóng tàu vận tải khác như XNKH Ba Son, An Phú, PTSC shipyard, Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch – Đồng Nai, Caric, X51, Nhà máy đóng tàu 76-Nhơn Trạch (sáp nhập 2 cơ sở của NMĐT 76), Bảo Tín, Sài gòn Shipyard (Singapore), các công ty đóng tàu trong KCN Đông xuyên: Strategic marine (Úc), Aker yard (Nauy), Gulfstream limited (Singapore), Amada (Singapore), Trục với cứu hộ, cơ khí dịch vụ hàng hải... là các cơ sở đóng tàu chuyên dụng (tập trung đóng các loại tàu du lịch, nghiên cứu biển, dịch vụ dầu khí, tàu khách) và làm vệ tinh cho 02 nhà máy trên được phát triển phù hợp với quy hoạch địa phương, nhu cầu thị trường và quy hoạch hệ thống luồng tàu ra vào nhà máy.

+ Các khu, cụm công nghiệp phục vụ CNTT và công nghiệp phụ trợ đã quy hoạch trên địa bàn tỉnh Long An gồm: cụm công nghiệp Caric – Hồng Lĩnh, CCN LILAMA, CCN cầu cảng Phước Đông, CCN Phước Đông... là các cơ sở tiềm năng, Cục HHVN phối hợp với UBND tỉnh nghiên cứu trình Bộ GTVT xem xét thỏa thuận quy hoạch chi tiết vào thời điểm thích hợp với quy mô phù hợp với nhu cầu thị trường, quy hoạch luồng tàu và tĩnh không cầu đường bộ khác. Dành quỹ đất khu vực hai lưu sông Soài Rạp (Tiền Giang) theo quy hoạch được duyệt để phát triển trung tâm đóng, sửa chữa tàu biển 50.000 – 100.000DWT.

1.2. Trung tâm đóng mới, sửa chữa tàu chuyên dụng: được quy hoạch như sau:

+ Trung tâm đóng và sửa chữa tàu chuyên dụng đặc biệt phục vụ các ngành kinh tế gồm lực lượng vũ trang, tàu công trình, TKCN, nghiên cứu biển khu vực phía Bắc được xây dựng trên cơ sở 3 nhà máy dân sự: Nhà máy đóng tàu Bến Kiền; Nhà máy đóng tàu Sông Cấm, Tam Bạc (được di dời ra khỏi nội thành, liên doanh cùng đối tác nước ngoài để xây dựng nhà máy mới phía Bắc sông Cấm quy mô 40ha đóng tàu chuyên dụng, tàu cao tốc, tàu kéo) và 3 nhà máy quốc phòng là 189/TCCNQP; Hồng Hà/TCCNQP và X46/HQ hiện đã được đầu tư công nghệ nâng hạ thủy tàu bằng sàn nâng hiện đại.

+ Trung tâm đóng và sửa chữa tàu chuyên dụng đặc biệt phục vụ các lực lượng vũ trang, TKCN, nghiên cứu biển khu vực miền Trung được xây dựng trên cơ sở 2 nhà máy dân sự là NMĐT Bến Thủy, NMĐT Cam Ranh (được sáp nhập NMĐT Nha Trang) và 2 nhà máy quốc phòng: XNLH Sông Thu/Tổng cục CNQP tại Đà Nẵng; và X52/HQ tại Cam Ranh hiện đã và đang thực hiện đầu tư công nghệ nâng hạ thủy tàu bằng sàn nâng hiện đại.

+ Trung tâm đóng và sửa chữa tàu chuyên dụng đặc biệt phía Nam gồm có 2 nhà máy quốc phòng (X51 và NMĐT Ba Son); 2 Nhà máy thuộc Petro Việt Nam là PTSC Ship yard, Nhà máy Đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch - Đồng Nai (Petro VN) đóng, sửa chữa tàu dịch vụ dầu khí và tàu lai dắt. Các nhà máy Caric (HCM), Sài gòn Shipyard (Singaporee), các công ty đóng tàu trong KCN Đông xuyên: Strategic marine (Úc), Aker yard (Nauy), Gulfstream limited (Singapore), Amada (Singapore) tập trung đóng các loại tàu du lịch, nghiên cứu biển, dịch vụ dầu khí, tàu khách.

+ Khu vực ĐBSCL tập trung phát triển 1 số nhà máy đóng tàu, phương tiện thủy nội địa, tàu thủy sản và tàu ven biển cỡ nhỏ (phục vụ nhu cầu thị trường phía Nam) tại các tỉnh miền Tây như Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang.

Các cơ sở nhà máy còn lại thuộc Tổng Công ty CNTTVN, các ngành, địa phương sẽ xây dựng thành các nhà máy vệ tinh hoặc phát triển để đóng các tàu trong nước phù hợp với nhu cầu thị trường, điều kiện tự nhiên, giao thông vận tải, kinh tế xã hội và quy hoạch địa phương.



10.2.2. Lĩnh vực sửa chữa tàu

Được xây dựng gắn liền với quy hoạch hệ thống cảng biển quốc gia và các tuyến hàng hải quốc tế qua khu vực Biển, với các nhà máy chính được quy hoạch như sau:



2.1. Trung tâm sửa chữa đội tàu quốc gia khu vực phía Bắc

Gắn liền với cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh được quy hoạch trên sông Chanh, trên cơ sở nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco (Vinalines) đang thực hiện đầu tư tại Yên Hưng (Quảng Ninh) với công nghệ nâng hạ thủy tàu bằng sàn nâng cỡ lớn hiện đại. Công suất nhà máy giai đoạn 1 (đến 2015) đạt 120 – 150 lượt chiếc/năm cho cỡ tàu lớn nhất đến 70.000DWT; giai đoạn 2 (đến năm 2020) công suất 150 – 200 lượt chiếc/năm cỡ tàu đến 100.000DWT về cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu sửa chữa đội tàu hoạt động tại các cảng khu vực phía Bắc, kể cả cảng cửa ngõ Hải Phòng giai đoạn đến năm 2030.

Các nhà máy tham gia sửa chữa tàu vận tải >5.000DWT gồm có: Công ty Hàng hải Đông Đô (ụ nổi 8.500 tấn, sửa chữa tàu 15.000DWT); NMĐT – Tổng công ty CNTT Nam triệu (ụ nổi 9.600 tấn, sửa chữa tàu 20.000DWT), NMĐT – Tổng công ty CNTT Phà Rừng (ụ khô sửa chữa tàu 15.000DWT), NMĐT – Tổng công ty CNTT Bạch Đằng (ụ nổi 4.500 tấn sửa chữa tàu 8.000DWT; triền ngang 6.500DWT), Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng (ụ khô 6.500DWT), NMĐT Bến Kiền (triền bán ụ 5.000DWT), NMĐT – Công ty CNTT Hạ Long (triền bán ụ 15.000DWT, cải tạo cửa ụ sửa chữa tàu 50.000DWT).

2.2. Trung tâm sửa chữa khu vực miền Trung

Do có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống nhà máy sửa chữa tàu biển được ưu tiên tập trung phát triển tại các vịnh khu vực Nam Trung Bộ (độ sâu tự nhiên, địa chất tốt, độ ẩm thấp ... và đặc biệt là tiếp cận gần nhất trên các tuyến hàng hải quốc tế ) quy mô xây dựng đủ đáp ứng nhu cầu sửa chữa đội tàu lớn hỗ trợ cho khu vực Sài Gòn, Vũng Tàu (do không còn quỹ đất, và khó khăn trong giải quyết vấn đề môi trường), phục vụ tàu chở dầu, tàu hàng rời cỡ lớn ra vào các cảng chuyên dụng (trung chuyển, lọc hóa dầu, nhiệt điện than) và sửa chữa dịch vụ đội tàu quốc tế đi theo các tuyến hàng hải quốc tế qua khu vực biển Đông. Quy hoạch phát triển các nhà máy gồm có: Nhà máy sửa chữa tàu biển khu vực phía Nam Vân Phong sửa chữa tàu đến 400.000DWT (Hyundai – Vinashin, căn cứ dịch vụ dầu khí tổng hợp tại Hòn Khói) và NMSC tàu biển Cam Ranh (X52) đang chuẩn bị đầu tư với công nghệ nâng hạ thủy tàu bằng sàn nâng và ụ khô sửa chữa cỡ tàu lớn nhất đến 150.000DWT. Nhà máy đóng tàu Dung Quất sửa chữa tàu biển, phương tiện nổi đến 300.000DWT. Xem xét đầu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Phú Yên phục vụ sửa chữa đội tàu hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế qua khu vực biển Đông với quy mô thích hợp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, năng lực quản lý khai thác và nhu cầu thị trường.



2.3. Trung tâm sửa chữa khu vực phía Nam

Đầu tư hoàn chỉnh các nhà máy hiện có hoặc đang thực hiện đầu tư nhằm hình thành hệ thống các nhà máy sửa chữa tàu gắn với hệ thống cảng biển lớn đã được quy hoạch, trong đó:

+ Phục vụ hệ thống cảng Vũng Tàu, cảng Cái Mép – Thị vải có các Nhà máy Đóng tàu Ba Son (sửa chữa tàu đến 15.000DWT/năm 2015; 150.000DWT/năm 2020), Nhà máy SCTB Vinalines phía Nam (sửa chữa tàu đến 50.000DWT/năm 2020; 60.000DWT/năm 2020; 100.000DWT/năm 2030) là các nhà máy đầu tư xây dựng mới với công suất lớn, công nghệ hiện đại (sàn nâng, ụ khô) và thân thiện môi trường (làm sạch bằng nước áp lực cao cùng hệ thống xử lý môi trường khép kín, đồng bộ).

+ Phục vụ hệ thống cảng trên sông Đồng Nai có Nhà máy đóng tàu Nhơn Trạch-Đồng Nai, được sáp nhập 2 cơ sở của Nhà máy đóng tàu 76 tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh ụ khô 50.000DWT;

+ Phục vụ hệ thống cảng trên sông Soài Rạp, Nhà Bè, Sài Gòn có Nhà máy X51 (sàn nâng SC tàu 10.000DWT, Công ty đóng tàu và CNHH Sài Gòn (ụ nổi sửa chữa tàu 15.000DWT, Công ty CNTT Sài Gòn (ụ khô 10.000DWT), kiến nghị tiếp tục xây dựng thêm 1 nhà máy đóng, sửa chữa tàu 50.000 – 100.000DWT tại Tiền Giang (Công ty CNTT Soài Rạp hoặc Nhà máy đóng tàu LILAMA).

+ Phục vụ hệ thống cảng trên sông Hậu: xây dựng mới Nhà máy SCTB Trà Vinh (trong khu Kinh tế Định An) sửa chữa tàu đến 20.000DWT.

+ Phục vụ hệ thống các cảng khu vực vịnh Thái Lan: xây dựng NMSCTB Cà Mau, Kiên Giang sửa chữa tàu 5.000 – 10.000DWT.

Danh mục và một số chỉ tiêu quy hoạch các cơ sở công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030



STT

Tên nhà máy

Quy hoạch đến năm 2020

Định hướng sau năm 2020 đến 2030

Mục tiêu dự án

Chiếc/năm

Diện tích chiếm đất

Sửa chữa

Đóng mới

A

Lĩnh vực đóng tàu - sửa chữa tầu

I

Khu vực phía bắc

I.1

Trung tâm Đóng tầu vận tải

1

Công ty Công nghiệp tàu thuỷ (NMĐT) Hạ Long

- Đóng mới tàu đến 15.000/30.000/50.000DWT

 

3/3/2

45

- Phát triển công nghệ sạch
- Đúng tàu khách cỡ lớn

- Sửa chữa tàu đến 50.000DWT

 

 

2

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (NMĐT) Phà Rừng

- Đóng mới tàu 10.000/30.000DWT

 

4/2

110

Dành quỹ đất nối tiếp từ NMĐT Phà Rừng đến hạ lưu NMĐT Nam Triệu phục vụ di dời các nhà máy trong nội thành

- Sửa chữa tàu đến 15.000DWT

 

 

3

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (NMĐT) Nam Triệu

- Đóng mới tàu 15.000/50.000/70.000DWT

 

4/2/2

62,4

- Sửa chữa tàu 3.000/20.000DWT

 

 

- Sản xuất que hàn và thiết bị tàu thuỷ

 

 

4

Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (NMĐT) Bạch Đằng

- Đóng mới tàu 10.000/20.000DWT

 

6/4

24

Di chuyển ra sông Bạch Đằng

- Sửa chữa tàu đến 10.000DWT

 

 

5

Các cơ sở vệ tinh khác



 

 

 

 

 

- Công ty Cơ khí đóng tàu - Vinacomin đóng các gam tàu hàng rời 15.000-30.000DWT và làm vệ tinh cho NMĐT Hạ Long

 

- Các công ty đóng tàu Bến Kiền đóng tàu cao tốc, tàu công trình và tàu vận tải dưới 10.000DWT và Công ty TNHH chế tạo thiết bị vả đóng tàu Hải Phòng (Lilama) đóng tàu cỡ nhỏ dưới 6.500DWT có chiều cao phù hợp với tỉnh không cầu Bính và là vệ tinh cho các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Phà Rừng, Nam Triệu.

 

 

- Di dời các nhà máy Sông Cấm, Tam Bạc, An Đồng ra khỏi khu vực nội thành.

 

- Các Nhà máy đóng tàu hiện có dọc theo sông Văn úc, Kinh Môn, Thái Bình, Trà Lý, Sông Hồng, Ninh Cơ, Sông Đáy, sông Đào Nam Định thuộc địa phận các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình là các cơ sở đóng tàu nhỏ <5.000DWT hoặc làm vệ tinh cho các nhà máy khác được phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường và quy hoạch GTVT, quy hoạch địa phương.

 

 

6

Nhà máy đóng - SC tàu Vinamegastar (khu vực sông Văn úc - Hải Phòng hoặc các địa điểm phù hợp khác) sẽ xỏc định quy mụ phự hợp với nhu cầu thị trường và quy hoạch GTVT, quy hoạch địa phương; Các nhà máy tiềm năng tại Hải Hà, sông Chanh (Quảng Ninh), sông Văn úc (Hải Phòng), sông Ninh Cơ (Nam Định).

I.2

Trung tâm đóng, sửa chữa tàu chuyên dụngđặc biệt

1

Công ty 189, Hồng Hà, Hải Long - X46 (BQP)

- Đóng, sửa chữa tàu quân sự, tàu cao tốc và tầu chuyên dụng đến 3.000 tấn

25-30

7

50

Phát triển theo quy hoạch CNQP của Bộ Quốc Phòng

2

NMĐT Sông Cấm, Tam Bạc

- Đóng, sửa chữa tầu công trình, cao tốc, tầu kéo, TKCN, nghiên cứu biển

50

30

65

Liên doanh đầu tư hoàn chỉnh cơ sở Bắc sông Cấm

I.3

Trung tâm sửa chữa tầu vận tải

1

Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco -Vinalines

- Sửa chữa các gam tầu đến 70.000DWT

120

 

89

SC tầu 100.000DWT

2

- Các nhà máy tham gia sửa chữa tàu vận tải >5.000DWT khác: Công ty Hàng hải Đông Đô (sửa chữa tàu 15.000DWT) và các nhà máy đóng mới kết hợp sửa chữa tàu biển khi có nhu cầu như: NMĐT Nam triệu (sửa chữa tàu 20.000DWT), NMĐT Phà Rừng (sửa chữa tàu 15.000DWT), NMĐT Bạch Đằng (sửa chữa tàu 8.000DWT, tàu 6.500DWT), NMĐT Bến Kiền (sửa chữa tàu 5.000DWT), NMĐT Hạ Long (sửa chữa tàu 15.000DWT).

II

Các cơ sở khu vực Miền Trung

II.1

Trung tâm Đóng tầu vận tải

1

Nhà máy đóng tầu Dung Quất

- Đóng mới tàu 100.000 - 350.000DWT; Kết hợp sửa chữa tàu đến 300.000DWT

 

2 - 3

130

Liên doanh hợp tác để ổn định đơn hàng theo gam tầu

 

 

2

Nhà máy tàu biển HYUNDAI -VINASHIN

- Đóng mới tầu 30.000-50.000DWT, lớn nhất 400.000 DWT

 

19

75

Phát triển theo giấy phép đầu tư

3

Nhà máy tầu biển Hòn Khói (PVSB liên doanh với nước ngoài)

- Đóng tầu 100.000DWT

 

1-2

75

Phát triển theo giấy phép đầu tư

4

Công ty Công nghiệp tàu thuỷ (NMĐT) Cam Ranh

- Đóng tầu 30.000 - 50.000DWT

 

4 -5

54

Phát triển theo nhu cầu thị trường

5

- Các nhà máy Thanh Hóa, cơ khí tàu Nghệ An, NMĐT Bến Thủy, NMĐT Nhật Lệ, Phú Yên và các nhà máy đóng tàu khu vực Đà Nẵng đóng tàu nhỏ là vệ tinh cho 4 nhà máy trên được phát triển phù hợp với quy hoạch địa phương, nhu cầu thị trường và quy hoạch hệ thống luồng tàu, giao thông cũng như tĩnh không các cầu đường bộ trên các tuyến vận tải thủy ra vào nhà máy.

6

Di dời NMĐT Sông Thu

 

 

 

 

 

7

Các nhà máy tiềm năng tại Vũng áng (Hà Tĩnh), Mỹ Thuỷ (Quảng Trị), Vũng Rô (Phú Yên)

II.2

Trung tâm đóng, sửa chữa tàu chuyên dụngđặc biệt

1

XNLH Sông Thu; NM X52 (BQP)

- Đóng, sửa chữa tàu quân sự, tàu cao tốc, tàu kéo, tàu tìm kiếm cứu nạn và xử lý sự cố tràn dầu.

Phát triển theo quy hoạch CNQP của Bộ Quốc Phòng

2

NMĐT Bến Thủy

- Đóng, sửa chữa tầu Du lịch, cao tốc, tầu kéo, TKCN, nghiên cứu biển và là cơ sở vệ tinh cho NM khác

II.3

Trung tâm sửa chữa tầu vận tải

1

Nhà máy SCTB Cam Ranh (X52)

- Sửa chữa tầu 150.000DWT

20 - 30

 

43

Mở rộng và phát triển theo nhu cầu thị trường

 

III

Khu vực phía Nam

III.1

Trung tâm Đóng tầu vận tải

1

Công ty CNTT Sài Gòn

- Đóng mới tàu đến 10.000DWT kết hợp sửa chữa tàu 10.000DWT

 

2-3

11

Phát triển công nghệ sạch

2

NMTB Long Sơn

- Đóng tàu đến 50.000DWT

 

4-5

 

Phát triển theo giấy phép đầu tư

3

- Các nhà máy Ba Son, An Phú, Caric, X51, Đóng tàu 76, Nhơn trạch, Đồng nai, Bảo Tín, Sài gòn Shipyard (Singapore), các công ty đóng tàu trong KCN Đông xuyên: Strategic marine (úc), Aker yard (Nauy), Gulfstream limited (Singapore), Amada (Singapore), Trục với cứu hộ, cơ khí dịch vụ hàng hải... là các cơ sở đóng tàu chuyên dụng và là vệ tinh cho 3 nhà máy trên được phát triển phù hợp với quy hoạch địa phương, nhu cầu thị trường và quy hoạch hệ thống luồng tàu ra vào nhà máy.

4

Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu Cần Thơ, Công ty vận tải thuỷ Cần Thơ

- Đóng mới và Sửa chữa tàu thuỷ sản, phương tiện thuỷ nội địa, ven biển 1.000 - 6.500DWT phù hợp nhu cầu thị trường trong từng thời kì, điều kiện xây dựng, luồng tàu và quy hoạch của địa phương

III.2

Trung tâm đóng, sửa chữa tàu chuyên dụngđặc biệt

1

XNLH Ba Son (X51+Ba Son)

- Sửa chữa, đóng mới tàu quân sự, tàu cao tốc và tàu chuyên dụng đến 3.000 tấn

30-40

6-8

120

Phát triển theo quy hoạch CNQP của Bộ Quốc Phòng

2

Nhà máy Đóng tàu PTSC Shipyard, NMĐT đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch - Đồng Nai (Petro VN) đóng, sửa chữa tàu 10.000DWT, tàu dịch vụ dầu khí và tàu lai dắt.

3

Các nhà máy Caric (HCM), Sài gòn Shipyard (Singapore), các công ty đóng tàu trong KCN Đông xuyên: Strategic marine (úc), Aker yard (Nauy), Gulfstream limited (Singapore), Amada (Singapore) tập trung đóng các loại tàu du lịch, nghiên cứu biển, dịch vụ dầu khí, tàu khách.

III.3

Trung tâm sửa chữa tầu vận tải

1

NMĐT Ba Son, NMSCTB Vinalines phía Nam

- Sửa chữa tàu lớn nhất đến 100.000DWT

80-100

 

190

Phát triển theo các dự án được duyệt

2

Công ty đóng tàu và CNHH Sài Gòn

- Sửa chữa tàu 15.000DWT kết hợp đóng mới tàu 6.500DWT

 

 

 

 

3

Các nhà máy sửa chữa: đóng tàu 76 (50.000DWT), X51 (10.000DWT), NMSCTB Trà Vinh (20.000DWT), NMSCTB Cà Mau (5.000DWT)

4

Nhà máy tiềm năng:

NMSCTB Tiền Giang (sông Soài Rạp), Long An (sông Vàm Cỏ, Soài Rạp)

Каталог: Uploads -> Articles03
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles03 -> BỘ TÀi chính nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Articles03 -> Phụ lục 1 danh sách các nhân vật lịch sử, ĐỊa danh bổ sung Quỹ tên đường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Articles03 -> Các doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại (sau đây gọi chung là nông dân); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương