Phụ lục 1 danh sách các nhân vật lịch sử, ĐỊa danh bổ sung Quỹ tên đường tại Thành phố Hồ Chí Minh



tải về 0.53 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.53 Mb.
#11051
  1   2   3   4   5   6


Phụ lục 1
DANH SÁCH CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ, ĐỊA DANH

Bổ sung Quỹ tên đường tại Thành phố Hồ Chí Minh

(Ban hành kèm theo Tờ trình số 6015/TTr-UBND



ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)



I. NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRƯỚC THẾ KỶ 20 (19 tên)

1. ĐẶNG XUÂN BẢO (không rõ năm sinh - 1802)

Tướng thời Tây Sơn. Quê quán của ông hiện chưa rõ.

Ông là một trong số những tướng lĩnh chiến đấu thân cận của Vua Quang Trung. Được Vua Quang Trung phong tới chức Đại Đô Đốc, vì thế người đời thường gọi ông là Đô Đốc Bảo.

Năm 1778, ông chỉ đạo đội quân gồm tượng binh và kỵ binh băng qua Sơn Minh (Ứng Hòa, Hà Tây) tiến ra Đại An, cùng Vua Quang Trung tiêu diệt quân xâm lược Mãn Thanh.

Trong trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi - Đống Đa, đạo quân do ông chỉ huy đã trực tiếp tham gia và góp phần quan trọng vào cuộc tấn công Ngọc Hồi, đồng thời chặn đánh quân giặc thua trận từ Ngọc Hồi chạy đến vùng Đầm Mực (Thanh Trì, Hà Nội), tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, đồng thời làm tê liệt ý chí chiến đấu của chúng. Sau trận đại thắng Tết Kỷ Dậu (1789), Đô Đốc Đặng Xuân Bảo được Vua Quang Trung trọng thưởng và được phong chức Bình Đông Tướng Quân.

Ông đã chứng tỏ khả năng chỉ huy trận mạc rất xuất sắc, xứng đáng với niềm tin cậy lớn lao của Vua Quang Trung và của đông đảo nghĩa sĩ Tây Sơn đương thời. Ông đi đến đâu là trật tự xã hội ở đó được nhanh chóng thiết lập và củng cố. Người đời thường gọi ông là tướng giàu uy đức.

2. LÊ BÔI (1380 - 1458)

Danh tướng đời Lê Thái Tổ, quê xã Tình Di, huyện Đỗ Gia (nay là xã Sơn Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).

Ông được sinh ra trong một gia đình khoa bảng, thời đất nước loạn lạc,

giặc Minh xâm lược. Ông tham gia phong trào khởi nghĩa của Lê Lợi, được phong làm tướng chỉ huy một đội quân 500 người ở tại quê hương, đánh thắng giặc ở Khả Lưu Bồ Ải (huyện Thanh Chương - Nghệ An). Sau ông tham gia giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (1425), vây đánh thành Nghệ An khi chủ tướng Lê Lợi kéo quân ra Bắc (1426-1427).

Sau khi đánh bại quân Minh, Lê Lợi xưng Vương ban thưởng cho các văn thần, võ tướng tất cả có 93 người, trong đó có Lê Bôi. Ông từ xã Tình Di chuyển đến xã Việt Yên trở thành thủy tổ của họ Lê ở đây (nay là xã Tùng Ảnh).

Năm 1458, ông mất, con cháu dòng họ và nhân dân địa phương lập đền thờ tại xóm Bá Hiển, sau chuyển về thờ tại nhà thờ chi 3 họ Lê đại tôn thuộc xóm Vọng Sơn, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ ngày nay.

3. NGUYỄN ĐĂNG CẢO (không rõ năm sinh, năm mất)

Danh thần, “Lưỡng quốc khôi nguyên” đời Hậu Lê, tên khác là Đăng Hạo, quê xã Hòai Bão, huyện Tiên Du (nay là thôn Hòai Bão, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).

Ông xuất thân trong gia đình dòng họ khoa bảng, là anh của Nguyễn Ðăng Minh - Tiến sĩ khoa Bính Tuất 1646, là bác của Nguyễn Ðăng Tuân - Tiến sĩ khoa Quý Sửu 1673 và Nguyễn Ðăng Ðạo - Trạng nguyên khoa Quý Hợi 1683.

Niên hiệu Phúc Thái 4 (1646) đời Lê Chân Tông, ông đỗ Hội nguyên, Ðình nguyên, Ðệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám hoa) khoa Bính Tuất, sau đỗ đầu khoa Ðông các. Năm 1659, được bổ chức Ðông các đại học sĩ.

Sách Bắc Ninh địa chí của Ðỗ Trọng Vĩ ghi: Nguyễn Ðăng Cảo hồi trẻ có tài lạ, truyện đọc một lần là nhớ, người đương thời gọi là thần đồng. Thi Hương, thi Hội, thi Ðình, thi Ðông các, ông đều đỗ đầu. Ði sứ sang nhà Thanh nổi tiếng, được triều đình Thanh rất khen ngợi và phê tặng danh hiệu Khôi nguyên.

Ông được phong là “Phúc thần”, phê tặng danh hiệu “Lưỡng quốc Khôi nguyên”. Hiện đền thờ ông tại thôn Hòai Bão, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

4. LÊ THIẾU DĨNH (không rõ năm sinh, năm mất)

Văn thần triều Lê, tự là Tử Kỳ. Hiệu là Tiết Trai. Quê ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, trấn Hải Dương ( Nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Tổ tiên ông là người Thuận Lộc, Trấn Thanh Hoa, nay là Hậu Lộc - Thanh Hoá.

Ông là con của chí sĩ Lê Cảnh Tuân và là văn thần đời vua Lê Thái Tổ (1428 - 1433).

Khi quân Minh sang xâm chiếm nước Đại Ngu (Quốc hiệu nước Việt Nam thời nhà Hồ 1400 - 1407), cha và anh ông là Lê Thái Điệp bị bắt về Trung Quốc. Ông cùng với em là Lê Thúc Hiền vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh.

Ngày 29 tháng 11 năm Đinh Mùi (1427), ông được vua Lê Thái Tổ cử đi sứ bên Trung Quốc. Tháng 11 năm 1428 (Mậu Thân), sứ bộ Lê Thiếu Dĩnh dâng biểu đã trở về mang theo dụ vua Minh. Dưới triều Lê Thái Tổ ông được thăng Thiên tri viện sự, sau thăng lên chức An phủ sứ. Vì can gián vua Lê, ông bị giáng chức làm Viên ngoại lang. Ít lâu sau ông cáo quan về quê nhà.

Ông là tác giả của bài Tiết Trai thi tập được đời truyền tụng và một số bài in trong Hoàng Việt thi tuyểnToàn Việt thi lục. Phan Huy Chú có trích mấy bài thơ của ông vào sách mình như bài Đăng Lễ Để sơn, Sơn tự... và khen rằng thơ “Lê Thiếu Đĩnh giản dị, cổ kinh, dễ ưa... lời và ý sâu xa, nói lên được ý thú ở ngoài lời thơ”.

5. BÙI ĐIỀN (Không rõ năm sinh - 1887)

Võ tướng thời vua Hàm Nghi, quê tỉnh Quảng Ngãi.

Ông tham gia phong trào Cần Vương, là một võ tướng dạn dày kinh nghiệm, có tài đánh du kích, giúp Mai Xuân Thưởng lập nên những chiến công vang dội. Ông được cử làm Thống trấn Phù Mỹ và Bồng Sơn, đóng quân ở núi Chóp Chài, liên kết cùng nghĩa quân Tăng Bạt Hổ đóng ở Kim Sơn.

Đầu năm 1886, đáp lời cầu viện của nghĩa quân Quảng Ngãi, ông và Đặng Đề dẫn quân ra giúp Nguyễn Tự Tân và Lê Trung Đình đánh chiếm tỉnh thành. Thất bại bên bờ sông Trà Khúc, ông và Đặng Đề dẫn quân về Phù Mỹ tiếp tục chiến đấu.

Vua Đồng Khánh nhờ Pháp giúp sức tiêu diệt phong trào Cần Vương. Quân Pháp đưa pháo thuyền án ngữ ở cửa biển Quy Nhơn và lệnh cho Nguyễn Thân từ Bắc đánh vào, Trần Bá Lộc từ Nam đánh ra. Tháng 10 năm 1886, ba cánh quân triều đình và Pháp hội ở Quy Nhơn, kéo lên Phú Phong, đánh thẳng vào đại bản doanh nghĩa quân Cần Vương, ông và Mai Xuân Thưởng bị bắt giết.

Ông đã chiến đấu dũng cảm, tận tụy hy sinh vì Tổ quốc.

6. VŨ PHẠM HÀM (1864 - 1906)

Danh sĩ. Tự Mộng Hải, hiệu Thư Trì. Quê ở xã Đôn Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội).

Xuất thân trong một gia đình truyền thống Nho học, thuở nhỏ đi học ông đã sớm bộc lộ trí thông minh, nổi tiếng học giỏi, được nhiều người gọi là thần đồng, 20 tuổi thi Hương đã đỗ thủ khoa (Giải nguyên) năm Giáp Thân (1884). Rồi 8 năm sau đi thi Hội và thi Đình, ông đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ tam danh, tức Thám Hoa (Tam nguyên) vào năm Nhâm Thìn (1892) nên thường được gọi là Thám Hàm.

Sau khi thi đỗ, ông ra làm quan, đầu tiên giữ chức Giáo thụ phủ Kiến Thụy (Thái Bình), rồi lần lượt lãnh chức Đốc học Hà Đông, Ninh Bình, Hà Nội; rồi làm Án sát Sơn Tây vào năm Tân Sửu (1901).

Khi lãnh chức Đốc học Hà Nội, ông còn kiêm thêm quán Đông Văn là tờ báo tiền thân của tờ Đăng Cổ tùng báo của Đông Kinh Nghĩa Thục. Tuy chưa bộc lộ rõ nét nhưng qua đó cũng đã thể hiện lòng yêu nước kín đáo của ông.

Đương thời ông nổi tiếng là một nhà giáo thanh bạch, một vị quan thanh liêm, được các môn sinh và giới trí thức cùng thời rất hâm mộ là tài hoa và đức độ. Là một nhà văn hóa tiêu biểu, ông có nhiều tác phẩm được nhiều người tìm đọc và đánh giá cao. Như thơ có: Kinh sử thi tập, Tập Đường thuật hòai, Mộng Hồ gia tập, Thư trì thi tập; văn có: Thám hoa văn tập, Cầu Đơ tỉnh nhân phú, Hà kiều thành phú, Nhị Kiều khán binh thư phú.

7. KHÚC HẠO (không rõ năm sinh - 917)

Quê ở Hồng Châu (gồm huyện Bình Giang và huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương).

Ông là con của Khúc Thừa Dụ, thay cha làm Tiết độ sứ vào năm Đinh Mão 907, là người hết lòng chăm lo cho dân cho nước.

Bấy giờ, nhà Hậu Lương bên Trung Quốc vẫn lăm le đánh chiếm nước ta, ông cho con là Khúc Thừa Mỹ đi sứ để kết tình hữu nghị và dọ thám tình hình của quân địch.

Vào thế kỷ 10, trong khi các hào trưởng địa phương ít nhiều có xu hướng độc lập, cát cứ với chính quyền trung ương, Ông đã khéo léo dựa vào họ để củng cố chính quyền cơ sở. Do đó trong suốt thời gian ông cầm quyền, nước yên trị, nhà Hậu Lương không làm gì được ta.

Ông tiến hành cải cách hành chính, thuế khóa, tạo điều kiện ổn định đất nước. Là người thực hiện cải cách hành chính đầu tiên ở Việt Nam và giúp giành quyền tự chủ của người Việt ở An Nam.

Ông có đóng góp đáng kể trong việc trị sự, là nhà cai trị ôn hòa nhưng rất vững vàng. Cuộc cải cách của ông tạo cơ sở kinh tế xã hội vững chắc cho nền độc lập, tự chủ của người Việt sau này.

8. NGUYỄN PHÚC KHÓAT (1714 - 1765)

Vị chúa thứ 8 thời Nguyễn, tên khác là Phúc Hoạt.

Ông được kế vị ngôi chúa ngày 7 tháng 6 năm 1738, được các quan trong triều tôn làm Thái bảo, Hiển Quận Công, hiệu là Từ Tế Đạo Nhân, đương thời gọi là Võ Vương.

Ông là người có nhiều đóng góp với lịch sử dân tộc, đặc biệt là công cuộc tạo dựng đất phương Nam. Năm 1732, từ đường lối kết hợp khéo léo giữa quân sự và ngoại giao của ông, vùng đất Long Hồ ( Giữa sông Tiền và sông Hậu) được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Năm 1757, lần lượt các vùng Tầm Bôn, Trà Vang, Sa Đéc, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Châu Đốc… thuộc chủ quyền Đại Việt.

Dưới thời ông trị vì, đã cử Nguyễn Cư Trinh vào làm Tham mưu ngũ dinh Gia Định để phối hợp với đô đốc Hà Tiên - Mạc Thiên Tích mở mang vùng đất An Giang nối liền với Hà Tiên (1757), xác lập bản đồ Việt Nam ở phía Nam.

Từ năm 1754, ông cho xây dựng, mở mang thêm Phú Xuân để xứng đáng là thủ phủ của Đàng Trong. Nhiều cung điện theo quy mô đế vương đã được xây dựng trong thời gian này.

Năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765) ông mất, được truy tôn là Thế tông Hiếu võ Hòang đế, an táng ở núi La Khê (tỉnh Thừa Thiên), lăng gọi là Trường Thái.



9. TRẦN LÃM (không rõ năm sinh - 975)

Tên thật là Trần Minh Công. Thủ lĩnh của sứ quân Bố Hải Khẩu (Thái Bình), đây là một sứ quân mạnh trong 12 sứ quân thời thế kỷ thứ X. Người gốc Quảng Đông, quê ở Thái Bình.

Ông làm quan dưới thời Ngô Quyền. Khi biết Đinh Bộ Lĩnh là con trai của Thứ sử Châu Hoan (Nghệ An) Đinh Công Trứ, ông nhận Đinh Bộ Lĩnh làm con nuôi. Sau đó, ông và Đinh Bộ Lĩnh ngày đêm luyện tập binh pháp, tuyển binh, đắp lũy, thanh thế ngày một mạnh.

Khi tuổi cao sức yếu, lại không có con trai nối dõi, ông quyết định trao cả binh quyền cho Đinh Bộ Lĩnh. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, thu giang sơn về một mối, và lên ngôi hòang đế vào năm 968, Vua Đinh phong cho ông chức Phụ Dực Quốc chính Thương phụ Quốc công, cấp cho thực ấp ở đạo Sơn Nam (thuộc vùng Thái Bình và Nam Định ngày nay).

Vua Đinh thấy trí lực của ông còn đóng góp được cho đất nước nên đã mời ông về Hoa Lư cùng lo việc triều chính. Được mấy năm, ông xin về an lạc ở Lạc Đạo và xin với vua Đinh cho dân trong vùng ông cai quản được miễn nông tang, dạy dân cày cấy.

Năm 975 ông mất, Vua Đinh cho xây miếu điện phụng thờ, phong mỹ tự Thượng đẳng Phúc thần, phong sắc Quốc tể Hoằng độ Đại vương, sau lại gia phong Liệt tổ Trác vĩ Linh ứng Thượng đẳng Phúc Thần.



10. HÀ TÔN MỤC (1653-1707)

Danh thần đời Lê, tên khác Hà Tông Mục, tự Hậu Như, hiệu Thuần Như, Chuyết Trai, Đôn Phủ; quê làng Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc (nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).

Ông xuất thân trong gia đình dòng họ khoa bảng, các đời đều có người là trụ cột của đất nước như Hà Tông Trình (1434-1511) là thượng thư bộ Binh, bộ Hình, bộ Công, Tế tửu Quốc Tử Giám dưới thời Lê sơ.

Năm 1688, ông đỗ tiến sĩ, lại đỗ đầu kỳ thi ứng chế - kỳ thi dành cho các tiến sĩ ở điện Vạn Thọ, sau đỗ khoa Đông Các - khoa thi đặc biệt chỉ dành cho những người đã đỗ tiến sĩ đang làm quan. Ông giữ các chức: Lại khoa cấp sự trung (kiểm tra công việc quan lại, tổ chức), Nội tán (dạy học cho con cháu vua), Thủy sư, Biên tu quốc sử quán, Đốc đồng (trấn giữ) hai xứ Tuyên - Hưng, Phủ doãn phủ Phụng Thiên (đứng đầu kinh đô), Chánh sứ, Tả thị lang bộ Hình (đứng thứ hai sau thượng thư, hàng tam phẩm)…

Năm 1699, nhà Thanh xâm lấn Bảo Lạc (Cao Bằng), ông và Nguyễn Hành đẩy lui được quân Thanh trong cuộc đấu tranh ngoại giao với Sầm Trì Phượng.

Năm 1703, ông đi sứ sang Trung Quốc, hòan thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ được hòa hiếu giữa hai nước, vua Khang Hy hết sức cảm phục, tặng cho ông một bức đại tự viết ba chữ "Nhược xung hiên", khắc gỗ và sơn son, có nghĩa là "khiêm nhường, trí tuệ, chí khí cao cả".

Ông là một trong các tác giả của Đại Việt sử ký tục biên.



11. ĐỐC NGỮ (không rõ năm sinh - mất 1892)

Tên thật là Nguyễn Đức Ngữ. Thủ lĩnh nghĩa quân kháng Pháp. Quê ở xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, Hà Tây (nay là Hà Nội).

Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873), ông có mặt trong đội quân của triều đình Huế đóng ở Sơn Tây. Do chiến đấu dũng cảm, lập được nhiều chiến công, ông được thăng chức Đốc binh, từ đó có tên gọi là Đốc Ngữ.

Khi xảy ra Trận Cầu Giấy lần hai (1882), ông là một trong những người có đóng góp lớn cho trận đánh, cùng với đội quân của Hòang Tá Viêm và đội quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc giết chết viên chỉ huy quân đội Pháp Henri Rivière. Sau đó, do Pháp tái chiếm, ông lui về Sơn Tây. Tháng 12 năm 1883, khi Pháp chiếm thành Sơn Tây, ông cùng một số quan lại khác tiếp tục chủ chiến.

Sau khi thành Hà Nội thất thủ, triều đình Huế ký kết hòa ước Hardman và Điều ước Paternotre, ông hưởng ứng Chiếu Cần Vương, tiếp tục chiến đấu. Ông tập hợp thêm được lực lượng thành đội nghĩa quân. Nghĩa quân của ông chiến đấu dưới quyền Tuần phủ kiêm Trấn phủ Hưng Hóa Nguyễn Quang BíchBố chánh Nguyễn Văn Giáp.

Đến 1890, nghĩa quân Đốc Ngữ lớn mạnh và hoạt động độc lập suốt dọc hai bờ sông Hồngsông Đà. Nghĩa quân đã đánh nhiều trận oanh liệt, nhất là ở Chợ Bờ, tỉnh Hòa Bình. Ông còn liên kết với nghĩa quân Tống Duy Tân và mở rộng địa bàn hoạt động đến tận Thanh Hóa.

Ông hy sinh ngày 07 tháng 8 năm 1892, trong một trận chiến không cân sức với quân Pháp.

12. LÊ NINH (1857-1887)

Thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp. Quê xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Từ nhỏ ông đã say mê binh pháp và luyện tập võ luyện. Tháng 7 năm 1885, khi vua Hàm Nghi hạ “Chiếu Cần Vương”, ông tập hợp lực lượng, xây dựng căn cứ kháng chiến ở Trung Lễ chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm thành Hà Tĩnh và nhiều đồn binh của Pháp, được vua Hàm Nghi phong chức Bang biện quân vụ Hà Tĩnh.

Nghĩa quân của ông phối hợp với nghĩa quân Phan Đình Phùng ở Hương Khê tạo thành phong trào kháng chiến rộng khắp tỉnh Hà Tĩnh. Thực dân Pháp đem quân đàn áp, thiêu hủy căn cứ Trung Lễ, ông phải rút về vùng Bạch Sơn (huyện Hương Sơn) lập căn cứ mới, tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu. Cuối năm 1887 ông bị bệnh mất.

Lê Ninh là chí sĩ yêu nước kiên cường dũng cảm, dù khó khăn gian khổ vẫn không đội trời chung với giặc. Ông mất đi nhưng cuộc khởi nghĩa do ông khởi xướng vẫn tiếp tục và những người con của dòng họ Lê noi gương ông tiếp tục tham gia chiến đấu hoạt động trong các phong trào yêu nước chống Pháp cho đến khi cách mạng Tháng Tám thành công.



13. NGUYỄN HUY OÁNH (1713 - 1789)

Danh sĩ đời Lê, hiệu Lựu Trai, tự Kính Hoa, quê làng Trường Lưu, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).

Năm Long Đức thứ nhất 1732, ông đỗ đầu kỳ thi Hương tại Trường thi Nghệ An. Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 năm 1748, ông đỗ thi Hội và đỗ đầu thi Đình, Tiến sĩ cập đệ đệ tam đình (Đình nguyên Thám Hoa), bổ làm Hàn lâm viện chế. Năm Canh Ngọ 1750, được bổ làm Hiệp đồng Nghệ An, sau làm Đông các hiệu thư, Thượng bảo tự khanh. Năm Đinh Sửu 1757, được thăng Đông các đại học sỹ, làm giám khảo kỳ thi Hội. Năm Kỷ Mão 1759, giữ chức Tri binh phiên, làm nội giảng kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám.

Năm Tân Tỵ 1761, ông được ban phẩm phục hàm tam phẩm tiếp đón sứ Thanh. Năm 1765, làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Năm Mậu Tý 1768, được thăng Hữu thị lang bộ Công, tham gia cùng các tướng đánh dẹp nhiều vùng đất nổi loạn.

Năm 1782, ông được tặng phong Thượng thư bộ Công. Năm 1783, ông viết Từ Tham Tụng Khải - bài khải từ chối chức Tham Tụng - Tể Tướng.

Triều Lê vào giai đoạn suy vong, ông viết cáo xin về quê. Khi triều Lê -Trịnh sụp đổ, ông lâm bệnh mất ngày 9 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1789).

14. VŨ QUỲNH (1453 - 1516)

Danh sĩ, sử gia đời Lê, tự Thủ Phác, Yến Ôn, hiệu Đốc Trai, Thạch Ó, quê làng Mộ Trạch, huyện Đường An, xứ Hải Dương (nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Gang, tỉnh Hải Dương).

Niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1478), ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ - khoa Mậu Tuất, giữ chức Bộ binh Thượng thư, nhập thị kinh diên, kiêm quốc tử giám tư nghiệp, Sử quán tổng tài.

Ông là tác giả tập thơ Tố Cầm tập, bộ Việt Giám Thông khảo; cùng Kiều Phú soạn tác phẩm nổi tiếng “Lĩnh Nam Chích Quái” - là một trong những tác phẩm có giá trị lớn về lịch sử và văn học của Đại Việt thời trung đại.

Ông được đánh giá là nhà Sử học xếp hàng thứ 4 ở Việt Nam sau ba nhà sử học: Lê Văn Hưu - tác giả Đại Việt Sử Ký (1272) bộ quốc sử đầu tiên ở Việt Nam, Phan Phú Tiên - tác giả Đại Việt Sử Ký tục biên (1455) và Ngô Sĩ Liên - tác giả Đại Việt Sử Ký tòan thư (1479).



15. PHẠM NHỮ TĂNG (không rõ năm sinh - 1477)

Danh tướng đời Lê Thánh Tông, dòng dõi Phạm Ngũ Lão, quê tỉnh Quảng Nam.

Năm 1471, ông được vua Lê Thánh Tông phong làm Trung quân Đô thống, lãnh ấn tiên phong, chỉ huy 10 vạn quân trong cuộc tiến công vào cửa Thi Lị Bị Nại (tức cửa Thị Nại - nay là Quy Nhơn), bao vây phá thành Vijaya (thành Đồ Bàn - nay là Bình Định), tiêu diệt quân Chăm, bắt sống Trà Toàn.

Tháng 6 năm Tân Tỵ (1471), vua Lê Thánh Tông chính thức đặt tên khai sinh cho vùng đất mới mở là phủ Hòai Nhơn, lệ vào Quảng Nam Thừa tuyên, ông được cử "lưu trấn", cai quản vùng đất biên cương mới mở của Đại Việt, giữ chức Quảng Nam Đô thống phủ.

Ngày 21-2-1477, ông mất tại kinh thành Đồ Bàn, được triều đình phong Thượng đẳng phúc thần tại châu Thăng Hoa.

Sau này, thi hài của ông được con cháu họ Phạm đưa về cải táng tại khu vực núi Quế, thuộc Hương Quế - Quế Phú - Quế Sơn - Quảng Nam. Hiện nay, tại ngôi mộ ông vẫn còn lưu lại đôi câu đối do vua Lê Thánh Tông ban tặng:

"Nghĩa sĩ uẩn mưu cơ, hiệp lực nhất tâm bình Chiêm quốc;

Miếu đại khai tráng lệ, hương hồn thiên cổ hiển Nam bang".

Ông là một trong những vị tướng xuất sắc của vua Lê Thánh Tông, lập nhiều chiến công trong cuộc Nam chinh mở đất về phía Nam, có công lập nên vùng đất Hòai Nhơn - Bình Định, cai trị dân chúng với lòng khoan dung, chăm lo đời sống kinh tế, giúp dân được an cư lạc nghiệp.



16. NGUYỄN PHÚC TẦN (1619 - 1687)

Vị chúa thứ tư thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, thường được gọi là Hiền Vương. Quê ở làng Gia Miêu, tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1644, ông đánh thắng thuyền phương Tây vào cướp ở cửa Eo (Thuận An). Năm 1648 ông được phong làm Tiết chế chủ quan cùng cha đại phá quân Trịnh ở sông Gianh. Năm 1649, ông được triều đình tôn nối nghiệp cha.

Năm 1655, ông ra đánh chúa Trịnh, chiếm Nghệ An và bình định cả khu

vực phía Nam Thanh Hóa. Năm 1660, Trịnh Căn phản công, quân Nguyễn thất bại phải bỏ Nghệ An rút về Bố Chính như trước. Năm 1671, chúa Trịnh đem quân vào đánh một lần nữa nhưng thất bại, từ đó Trịnh - Nguyễn lấy sông Gianh làm ranh giới.

Năm 1658, vua Chân Lạp nhận làm phiên thần chúa Thái tông. Năm 1679, tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên xin làm tôi chúa Nguyễn. Ông cho đến khai khẩn, mở mang đất Biên Hòa, Mỹ Tho và các khu vực kế cận. Năm 1687 ông bệnh qua đời, được truy tặng là Hiếu tông Hiếu triết Hòang đế.

Ông là người am hiểu binh pháp, chính trị, có ý chí mở rộng bờ cõi, chăm lo việc nước, không vui chơi, yến tiệc, lại là người quyết đoán, cứng rắn. Chính Hiền Vương là người đầu tiên kinh dinh vùng đất Nam bộ ngày nay.



17. LÝ TỬ TẤN (1378 - 1454)

Danh sĩ thời Lê Sơ, hiệu Chuyết Am, quê làng Triều Đông, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

Năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh, cùng khoa với Nguyễn Trãi, dưới triều Hồ Quý Ly, nhưng không ra làm quan.

Vương triều Lê được lập nên, ông yết kiến Lê Thái Tổ, được nạp dụng. Qua ba đời vua: Lê Thái Tổ (1428 - 1433), Lê Thái Tông (1434 - 1442), Lê Nhân Tông (1443 - 1459) ông giữ chức Thông phụng đại phu, Hành khiển bắt đạo, Thừa chỉ Viện Hàn lâm, vào hầu giảng ở tòa Kinh diên. Tài đức ông, sĩ phu đều trọng vọng.

Trong lịch sử văn học Việt Nam, ông sáng tác thể loại Phú: Chí Linh sơn phú, Triều tinh phú, Quân chu phú, Hội anh diện phú… là những bài có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, phản ánh tình cảm nồng thắm đối với đất nước, lòng lo nước, thương đời. Bài Phú Xương Giang ca ngợi chiến công ngày 3-11-1427 của nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt bảy vạn quân Minh. Theo ông, muốn giữ vững nước, không cốt ở núi sông hiểm yếu, không cốt ở binh hùng tướng mạnh, điều căn bản là phải có con người.

Ông còn sáng tác khá nhiều thơ nhưng thất lạc, hiện chỉ còn hơn 70 bài nằm rải rác trong sách Việt âm thi tập, Tinh tuyển chư gia luật thi, Toàn Việt thi lục, Hòang Việt thi tuyển, Hòang Việt văn tuyển Quần hiền phú tập.

Ông là trí thức yêu nước, nhà văn hóa, nhà thơ, xứng đáng được hậu thế trân trọng ghi nhớ.



18. THÁNH THIÊN (không rõ năm sinh, năm mất)

Nữ tướng thời Hai Bà Trưng. Quê ở Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Bà vốn là con nhà võ tướng, ham học và am thông võ nghệ.

Lớn lên gặp lúc quân Nam Hán xâm chiếm nước ta, bà phất cờ khởi nghĩa từ đất Kinh Môn, kéo quân phối hợp với cậu là Nguyễn Huyến, tri huyện Yên Dũng xứ Kinh Bắc và lập nhiều chiến công ở vùng Ngọc Lâm - Yên Dũng, rồi cùng về tụ nghĩa ở cửa sông Hát Môn.

Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa, nghĩa quân Yên Dũng - Kinh Môn của Thánh Thiên đã theo về dưới trướng, được Hai Bà Trưng tin tưởng giao cho những trọng trách lớn. Mùa xuân Canh Tý (năm 40), quân Hai Bà Trưng tiến đánh Mê Linh, rồi tiếp tục đánh vào thành Luy Lâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Trong trận quyết chiến này, Thánh Thiên được Trưng nữ vương phong Nguyên soái, Bình Tây đại tướng quân, lĩnh chiếu tiên phong dẫn quân tiến đánh Châu Thành. Bà đã nhanh chóng hòan thành nhiệm vụ, sau đó đoàn nghĩa binh Yên Dũng- Kinh Môn lại theo Hai Bà Trưng thu về trọn vẹn 65 thành trì trong cả nước.

Khi Hai Bà Trưng lên ngôi đã phong bà làm Đại tướng quân đóng quân vùng Hợp Phố án ngữ phía Bắc. Sau 3 năm đất nước được yên bình, năm 42 đại quân Mã Viện sang đánh nước ta, Thánh Thiên được lệnh vua đánh trận tập kích mở đầu lập được công lớn. Cuộc chiến diễn ra từ sông Mã đến khắp các vùng sông Hát, sông Thương, sông Cầu, sông Nhị Hà… Cuối cùng lực lượng nghĩa quân của Hai Bà Trưng bị suy yếu trước thế lực của Mã Viện. Hai Bà Trưng chạy về sông Hát tự vẫn, còn Thánh Thiên dẫn quân về sông Nhật Đức chống giặc và lẫm liệt hy sinh tại đó.



19. NGUYỄN TUẤN THIỆN (1401-1494)

Danh tướng đời Lê Thái Tổ, quê ở thôn Phúc Đậu, xã Phúc Dương (nay là xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).

Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và đi săn. Lớn lên trong cảnh đất nước quê hương bị đè nặng dưới ách thống trị của giặc Minh, ông đã nuôi chí diệt thù cứu nước cứu dân, tập hợp những người cùng chí hướng thành lập đội quân “Cốc Sơn”. Khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Đỗ Gia (nay là Hương Sơn), ông chỉ huy đội quân, phối hợp cùng nghĩa quân Lê Lợi chiến đấu oanh liệt ở Khuất Giang (núi Nầm) đánh tan quân Minh. Ông trở thành tướng thân cận tài nghệ của Lê Lợi, xây dựng căn cứ chống Minh và phát triển lực lượng ở khắp vùng Hương Sơn và các nơi khác. Ông được giao chức Thị Thần, rồi giữ chức Thống lĩnh quân đội của Châu Hoan và Châu Ái, là tướng lĩnh ngoan cường mưu lược cùng Đinh Liệt, Trịnh Khả, Lê Sát, Nguyễn Xí đánh trận Lam Thành oanh liệt rồi tiến quân ra đánh Tốt Động, Chi Lăng...

Ông được phong Quốc tính mang họ Lê - Lê Thiện và được phong chức Đô Tổng quản phó Nguyên Soái.

Năm Thuận Thiên thứ nhất 1438, ông được phong làm Tĩnh nạn tuyên lực trung liệt minh nghĩa khai quốc công thần Đô Tổng quản phó nguyên soái, trung lãng đại phu tá phụng thánh vệ đại tướng quân, tước Đại trí tự.

Ông là người ưu tú của dân tộc, với tài thao lược và lòng dũng cảm đã góp sức cùng Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các tướng lĩnh Lam Sơn hòan thành sứ mạng vẻ vang quét sạch quân thù, đem lại nền độc lập cho đất nước.


Каталог: Uploads -> Articles03
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles03 -> BỘ TÀi chính nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Articles03 -> Phụ lục số I nội dung đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo mou vào năm 2014
Articles03 -> Các doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại (sau đây gọi chung là nông dân); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương