Phụ lục số I nội dung đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo mou vào năm 2014



tải về 0.93 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.93 Mb.
#14076
1   2   3   4   5   6   7   8   9

7.1.2. Chất lượng thuyền viên Việt Nam


Chất lượng thuyền viên được đánh giá thông qua hiệu quả công tác quản lý, điều hành tàu. Thông qua các con số thống kê như sau:

- Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2011 ngành hàng hải nước ta đã xảy ra 33 vụ tai nạn hàng hải trong đó có hai vụ cực kỳ nghiêm trọng làm chết và mất tích 09 người, năm phương tiện thủy bị chìm đắm. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn xảy ra năm 2011 tăng 22 vụ, trong đó, số vụ đâm va tăng 10 vụ, số vụ va chạm tăng 10 vụ, số vụ mắc cạn tăng 02 vụ, số vụ chìm tàu tăng 01 vụ.

- Cũng theo thống kê, trong bảy tháng đầu năm 2011, tình hình tàu Việt Nam bị lưu giữ tại các đợt kiểm tra của Chính quyền cảng (PSC) ở nước ngoài, do có các khiếm khuyết ảnh hưởng đến khả năng hoạt động an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, đang phát triển theo chiều hướng rất xấu so với cùng kỳ năm 2010. Các đợt kiểm tra theo Tokyo-MOU đã lưu giữ 48 tàu Việt Nam trên tổng số 582 tàu được kiểm tra (tỷ lệ lưu giữ: 8,25% - con số cùng kỳ năm ngoái là 6.9%); theo Indian Ocean-MOU, 9 tàu bị lưu giữ trên tổng số 29 tàu được kiểm tra (tỷ lệ lưu giữ: 31,03% so với 17,85% cùng kỳ năm ngoái); và theo Paris-MOU, một tàu bị lưu giữ trong số 6 lượt tàu được kiểm tra (tỷ lệ 16,67%, trong khi năm 2010 không tàu nào bị lưu giữ).

- Quý I năm 2012 có 204 lượt tàu biển Việt Nam được Chính quyền cảng các nước kiểm tra ở các cảng nước ngoài, trong đó bị lưu giữ 13 lượt tàu. Trong tổng số 13 lượt tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài có 181 khiếm khuyết các loại được phát hiện trong quá trình kiểm tra với 38 khiếm khuyết nghiêm trọng dẫn đến lưu giữ tàu. Tầu Việt nam ở nước ngoài luôn được coi là đối tượng ưu tiên kiểm tra bởi PSC.

- Cùng với kết quả làm ăn thua lỗ của nhiều công ty vận tải biển, kế cả các công ty có vốn của nhà nước, các số liệu nói trên đã tô đậm bức tranh ảm đạm, một thực trạng đáng buồn về ngành hàng hải nước nhà. Theo đúc kết của IMO từ nhiều năm nay, trên 80% nguyên nhân các tổn thất về tai nạn sự cố tàu biển là do yếu tố con người. Rõ ràng, những gì diễn ra đối với ngành vận tải biển nước ta không nằm ngoài nguyên nhân về chất lượng yếu kém của nguồn nhân lực hàng hải.

- Đánh giá chất lượng đào tạo trong nửa thế kỷ qua có thể nói một cách khái quát, thuyền viên nước ta không những thiếu mà còn yếu về thực hành, ngoại ngữ, trình độ quản lý và phẩm chất người đi biển còn chưa đáp ứng yêu cầu. Điều này thể hiện qua các sự cố tai nạn và kiểm tra PSC của đội tàu nội địa cũng như con số được tuyển dụng làm việc trên tàu nước ngoài quá thấp so với tỷ lệ được đào tạo.

- Nhiều năm qua chúng ta xem nhẹ việc thực thi Công ước STCW về Tiêu chuẩn đào tạo, huấn luyện chứng nhận và trực ca, thiếu các biện pháp quyết liệt để nâng cao chất lượng thuyền viên.

7.1.3. Tầm quan trọng của việc phát triển thuyền viên


Để đáp ứng các mục tiêu về vận tải biển, cần phải xây dựng đội ngũ thuyền viên vừa đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng và đội ngũ cán bộ quản lý vận tải biển:

1. Cho đội tàu quốc gia (nội địa): Trên cơ sở các số liệu trên có thể dự đoán vào năm 2020 ta có:

a) Nhu cầu năm 2020 phát triển 14.000.000 DWT tàu, tương đương 1000 ~1500 tàu từ 1.000 đến 50.000 DWT và tàu dịch vụ (thực tế hiện nay đã có 1500 tàu, chủ yếu là tàu nhỏ).

Mỗi tàu cần trung bình 20 thuyền viên (tàu lớn tàu nhỏ bù trừ lẫn nhau) thì năm 2020 cần: 1.500 x 20 = 30.000 thuyền viên

b) Nhu cầu năm 2030 vận tải biển tăng 1,5 lần ~ 2 lần so với năm 2020, có nghĩa là nhu cầu thuyền viên cũng tăng gấp hai lần con số trên: 30.000 x 2 = 60.000 thuyền viên.

2. Xuất khẩu thuyền viên:

- Để phấn đấu đưa vận tải biển có thu nhập vào hàng thứ 2 của kinh tế biển vào năm 2020 và hàng thứ nhất vào năm 2030 thì ngoài thu nhập cước vận tải và dịch vụ, còn phải tăng số lượng thuyền viên xuất khẩu để tăng nguồn thu nhập của ngành vận tải biển tức là tăng GDP.

- Mặt khác phải nhận thấy rằng, nếu số lượng thuyền viên xuất khẩu được nhiều thì cũng có nghĩa là chất lượng thuyền viên trên đội tàu quốc gia cũng được nâng cao tương ứng. Vì vậy phải xây dựng mục tiêu xuất khẩu thuyền viên năm 2020 và định hướng năm 2030 ngang tầm với việc đào tạo cho đội tàu nội địa và ưu tiên cho tàu nội địa.

- Phấn đấu năm 2020, số lượng thuyền viên xuất khẩu lao động (TVXKLĐ) gần bằng số lượng thuyền viên trên đội tàu quốc gia vào năm đó, nghĩa là năm 2020 phấn đầu với chỉ tiêu 20.000 TVXKLĐ, năm 2030 có 40.000 TVXKLĐ. Đây là một chỉ tiêu tiên tiến cần phấn đấu trong những năm tới.

7.2 Thực trạng công tác đào tạo phát triển Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam, Sỹ quan kiểm tra tàu biển nước ngoài

7.2.1. Tổng quan về công tác tổ chức đào tạo, huấn luyện

Căn cứ theo Mục 5 của Biên bản ghi nhớ thỏa thuận khu vực Tokyo MOU về các chương trình huấn luyện và các hội thảo thì “Các Chính quyền hành chính sẽ nỗ lực để thiết lập các chương trình đào tạo và hội thảo cho Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển”, do đó các Chính quyền hàng hải phải có trách nhiệm tổ chức đào tạo cho các PSCOs của mình. Bên cạnh đó nhằm nâng cao năng lực của các PSCOs và hài hòa, thống nhất cách thức thực hiện kiểm tra tàu cũng như thiết lập mạng lưới liên lạc giữa các quốc gia, Ban thư ký Tokyo MOU thường tổ chức các khóa huấn luyện, hội thảo... cho các PSCOs. Từ khi tham gia tổ chức Tokyo MOU Cục Hàng hải Việt Nam dựa vào những nỗ lực của mình và sự hỗ trợ từ Ban thư ký Tokyo MOU đã tổ chức nhiều khóa đào tạo các Sỹ quan kiểm tra Nhà nước cảng biển trong nước cho các nhân viên cảng vụ, cụ thể như:

- Hàng năm cử cán bộ tham dự khóa tập huấn đào tạo PSCOs của Tokyo MOU tổ chức như General Trainning Course, seminar, special training course.

- Mời chuyên gia của các nước có kinh nghiệm về triển khai thực hiện PSC sang Việt Nam tổ chức các khóa đào tạo giúp các PSCOs của Việt Nam.

- Đăng cai các khoá huấn luyện của Tokyo MOU tại Việt Nam để Việt Nam cử được nhiều cán bộ PSCOs tham dự khóa tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với các nước trong khu vực về thực hiện công tác PSC.

- Trong những năm gần đây, Việt Nam cử một số sỹ quan kiểm tra tàu biển có năng lực, ngoại ngữ tốt tham dự một số khóa huấn luyện do Paris MOU tổ chức cho các thnafh viên của thỏa thuận Paris MOU.

- Bên cạnh việc cử người tham dự các khóa tập huấn tại nước ngoài, Cục Hàng hải Việt Nam cũng chú trọng huấn luyện cán bộ kiểm tra tàu biển trong nước theo cách tổ chức các khóa huấn luyện kiểm tra tàu biển: tháng 2/1998 tại Hải Phòng; tháng 11/2002 tại Nha Trang; tháng 9-10/2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh; tháng 11/2009 tại Cần Thơ; tháng 7/2012 tại Đà Nẵng; tháng 12/2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh… Hàng năm thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu để các cán bộ làm công tác kiểm tra tàu có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

Kết quả là Cục Hàng hải Việt Nam đã cấp thẻ Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam cho 103 cán bộ và cấp thẻ Sỹ quan kiểm tra Nhà nước cảng biển cho 125 cán bộ.

Tuy nhiên, một thực tế là hiện tại Cục Hàng hải Việt Nam chưa thiết lập được trung tâm đào tạo các PSCOs theo đúng chương trình chuẩn của IMO. Việc đào tạo hiện nay có thể nói còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt là các yêu cầu, đòi hỏi đối với các PSCOs rất chuyên sâu về chuyên môn, sự hiểu biết rộng về các quy định của công ước quốc tế về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây do sự phát triển của ngành hàng hải, các quy định về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của IMO, ILO… ngày càng được nâng cao và được cập nhật bổ sung liên tục. Điều này đòi hỏi các PSCOs cũng cần được cập nhật, bỏ sung những kiến thực về những quy định mới này.

7.2.2. Tiêu chuẩn của Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển; Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam

Mặc dù những quy định hiện nay của Việt Nam trong việc thực hiện công tác kiểm tra nhà nước cảng biển khá đầy đủ; căn cứ theo hướng dẫn của Tổ chức Tokyo MOU và các quy định liên quan khác của Việt Nam thì đã có những tiêu chuẩn cho Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển và Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam như: tiếng Anh thành thạo, tốt nghiệp đại học chuyên ngành Điều khiển tàu biển hoặc Máy tàu biển tại các trường đào tạo về hàng hải, là người có kinh nghiệm đi biển… Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể để đảm bảo tiêu chuẩn đào tạo theo quy định của Công ước quốc tế.



7.2.3. Những bất cập trong hoạt động tổ chức đào tạo và tiêu chuẩn Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển, Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam hiện nay.

.1. Những bất cập trong hoạt động tổ chức đào tạo

Căn cứ theo hướng dẫn của Ban thư ký Tokyo MOU, tất cả các khóa đào tạo cho Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển đều phải do các chuyên gia của Tổ chức đề cử. Các bài giảng chưa được thống nhất, hầu hết đều từ các kinh nghiệm của các PSCO đúc kết lại. Việc đào tạo Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam cũng gặp phải khó khăn tương tự khi hầu hết các bài giảng, các khóa tập huấn đều do các PSCO có kinh nghiệm giảng dạy, không theo một khuôn mẫu cụ thể, đa phần theo cách như trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.

Việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính còn nhiều bất cập, việc xin tổ chức các khóa đào tạo có yếu tố nước ngoài (nằm trong dự toán hàng năm) mất rất nhiều thủ tục và thời gian. Kinh phí dành cho tổ chức các khóa đào tạo còn rất hạn chế (thực tế trong những năm gần đây Cục Hàng hải rất chú trọng công tác đào tạo PSCO nhưng mỗi năm cũng chỉ có 2 khóa tập huấn).

Đào tạo được Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển theo như hướng dẫn của Tokyo MoU hiện tại gặp nhiều khó khăn, việc tuyển dụng các thuyền viên có năng lực trình độ và kinh nghiệm đi biển về làm PSCO còn rất khó khăn về thực tế chế độ đãi ngộ cho các công chức, viên chức nhà nước còn quá thấp so với mức lương của sỹ quan thuyền viên làm việc trên tàu biển. Ngoài ra khả năng ngoại ngữ của các PSCOs của Việt Nam còn hạn chế, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp khi làm việc trên tàu. Cán bộ được đào tạo trở thành PSCO hiện nay đều có rất ít kinh nghiệm đi biển (trừ mốt số Cảng vụ Hàng hải), điều này cũng ảnh hưởng tới chất lượng của các đợt kiểm tra.

Một số PSCO giỏi về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, sau một thời gian ngắn công tác được cất nhắc, bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý do đó ít có thời gian đi kiểm tra thực tế dưới tàu. Biên chế cho đội ngũ làm công tác an toàn và thanh tra hàng hải ở các cảng vụ hàng hải còn quá ít, trong đó không ít cán bộ được tuyển dụng từ lâu năm có một số điểm chưa đáp ứng được với yêu cầu mới của công việc. Việc đào tạo đội ngũ cán bộ này đòi hỏi phải cs một quá trình vứi những nội dung đào tạo phù hợp, đa dạng.

.2. Những bất cập trong tiêu chuẩn Sỹ quan kiểm tra Nhà nước cảng biển, Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam hiện nay.

Những bất cập rõ nhất đối với vấn đề này chính là việc thiếu sót những văn bản của Việt Nam để hướng dẫn chi tiết, quy định những tiêu chuẩn cụ thể của Sỹ quan kiểm tra Nhà nước cảng biển; Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam. Do đó, cần thiết phải xây dựng bộ tiêu chuẩn Sỹ quan kiểm tra Nhà nước cảng biển và Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam. Từ đó có thể xây dựng khung chương trình đào tạo, trong đó có yêu cầu về đầu vào của học viên để dần dần nâng cao chất lượng của đội ngũ Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển và Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam.



7.3 Thực trạng công tác đào tạo phát triển đăng kiểm viên

.1. Công tác đào tạo

Công tác đào tạo của Cục Đăng kiểm Việt Nam do Trung tâm đào tạo thực hiện, phối hợp với các phòng chức năng và các chi cục lớn. Đăng kiểm viên sau khi được tuyển dụng mới sẽ được cử đi thực tập ở các nhà máy đóng tàu trong thời gian 1 năm, sau đó sẽ được cử đi thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm ở các chi cục đăng kiểm lớn. Trong thời gian đó hoặc sau khi hoàn thành thời gian thực tập, đăng kiểm viên thực tập sẽ được tham gia các lớp học nghiệp vụ, lớp học tiếng Anh chuyên nghành. Đăng kiểm viên thực tập sẽ được bổ nhiệm đăng kiểm viên chính thức sau khi được xem xét hồ sơ khoa học và đánh giá nghiệp vụ thỏa mãn.

Cục Đăng kiểm Việt Nam thường xuyên mở các lớp đào tạo tiếng Anh chuyên nghành Đăng kiểm, lớp đào tạo nâng cao, cập nhật nghiệp vụ Đăng kiểm viên tàu biển nhằm nâng cao trình độ cho các Đăng kiểm viên.

Đến ngày 27/12/2011 Bộ Giao thông vận tải ban hành thông tư 65/2011/TT-BGTVT: quy định về đăng kiểm viên tàu biển. Trong đó yêu cầu đăng kiểm viên phải thỏa mãn yêu cầu sau:

- Yêu cầu hiểu biết:

+ Các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan đến công tác đăng kiểm phương tiện;

+ Các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm, quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm liên quan đến nhiệm vụ được giao;

+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam;

+ Chức năng, hoạt động của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu quốc tế (IACS), Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu Châu Á (ACS), các chính quyền hàng hải và các tổ chức công nghiệp hàng hải.

- Yêu cầu trình độ:

+ Tốt nghiệp đại học thuộc một trong các chuyên ngành có liên quan đến đóng mới, sửa chữa, khai thác tàu biển, công trình biển và chế tạo sản phẩm công nghiệp;

+ Hoàn thành các khóa đào tạo mới, đào tạo bổ sung, cập nhật cho đăng kiểm viên tàu biển về nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp do Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức;

+ Có ngoại ngữ Anh văn trình độ B trở lên, biết tiếng Anh chuyên ngành đăng kiểm tàu biển;

+ Có trình độ tin học để sử dụng các phần mềm văn phòng và các phần mềm nghiệp vụ có liên quan;

+ Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá đăng kiểm viên trước khi công nhận đăng kiểm viên tàu biển và đánh giá hàng năm;

+ Có thời gian đào tạo, thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển tối thiểu 02 năm.

Thông tư 65/2011/TT-BGTVT cũng yêu cầu đăng kiểm viên bậc cao phải thỏa mãn yêu cầu sau:

- Yêu cầu hiểu biết:

Ngoài những yêu cầu hiểu biết như đối với đăng kiểm viên tàu biển, đăng kiểm viên tàu biển bậc cao còn phải đáp ứng những yêu cầu sau:

+ Nắm được chủ trương, đường lối phát triển của đơn vị, của ngành đăng kiểm và nhu cầu của xã hội;

+ Có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế để giảng dạy, đào tạo và hướng dẫn đăng kiểm viên tàu biển về văn bản quy phạm pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ;

+ Có khả năng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm.

- Yêu cầu trình độ:

+ Tốt nghiệp đại học thuộc một trong các chuyên ngành có liên quan đến đóng mới, sửa chữa, khai thác tàu biển, công trình biển và chế tạo sản phẩm công nghiệp;

+ Hoàn thành các khóa đào tạo mới, đào tạo bổ sung, cập nhật cho đăng kiểm viên tàu biển bậc cao về nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp do Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức;

+ Có ngoại ngữ Anh văn trình độ C trở lên, có khả năng làm việc độc lập với người nước ngoài về công tác đăng kiểm;

+ Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá đăng kiểm viên trước khi công nhận đăng kiểm viên tàu biển bậc cao và đánh giá hàng năm;

+ Có tổng cộng thời gian giữ hạng đăng kiểm viên tàu biển tối thiểu 06 năm.

Thực hiện Thông tư 65/2011/TT-BGTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tiến hành chuyển đổi hạng đăng kiểm viên từ hệ thống hạng đăng kiểm viên cũ sang hệ thống hạng đăng kiểm viên mới.

+ Đăng kiểm viên bậc cao: các đăng kiểm viên hạng I (bất kể thời gian giữ hạng) và đăng kiểm viên hạng II (với thời gian giữ hạng ít nhất là 3 năm) hiện có sẽ được xem xét và đề nghị chuyển đổi thành đăng kiểm viên bậc cao.

+ Đăng kiểm viên: các đăng kiểm viên hiện có còn lại sẽ được xem xét và đề nghị chuyển đổi thành đăng kiểm viên.

Việc chuyển đổi hạng đăng kiểm viên phải căn cứ vào kết quả sát hạch về tiếng Anh và nghiệp vụ đăng kiểm.

Tất cả đăng kiểm viên tàu biển đều phải thi tiếng Anh để có một trong các chứng chỉ quốc tế: TOEIC, TOEFL, IELTS theo cấp độ điểm như sau:

Đăng kiểm viên: TOEIC: 381-540; TOEFL: 126-175; IELTS: 3.5-4.5

Đăng kiểm viên bậc cao: TOEIC: > 541; TOEFL: >176, IELTS: > 5.0

Trung tâm Đào tạo đã phối hợp với đơn vị tổ chức thi tiếng Anh IIG tổ chức thành công 2 đợt thi cho các đăng kiểm viên vào tháng 06/2012 và tháng 07/2012. Sau đó, căn cứ vào yêu cầu của các đơn vị, Trung tâm Đào tạo cùng với các đơn vị lập kế hoạch tổ chức các đợt thi tiếng Anh tiếp theo.

Sát hạch nghiệp vụ đăng kiểm đối với tất cả đăng kiểm viên. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận đăng kiểm viên của đơn vị, Cục sẽ thành lập hội đồng sát hạch nghiệp vụ đăng kiểm viên tại đơn vị. Việc sát hạch đăng kiểm viên bao gồm:

+ Thi lý thuyết theo hình thức trắc nghiệm, nội dung thi nằm trong Mô đun đào tạo lý thuyết tổng quát. Người thi đạt yêu cầu nếu đạt được số điểm ít nhất bằng 70% số điểm quy định.

+ Thi vấn đáp những hạng mục đăng kiểm viên đăng ký được thực hiện thẩm định thiết kế và/hoặc kiểm tra.

+ Giám sát tại hiện trường (đối với đăng kiểm viên kiểm tra).

Kết quả thi vấn đáp và giám sát hiện trường đăng kiểm viên phải đạt yêu cầu tối thiếu từ 1 hạng mục trở lên trong phụ lục giấy chứng nhận đăng kiểm viên.

Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức Đào tạo bổ sung, cập nhật thường xuyên cho đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế. Theo yêu cầu công việc của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế phải lập kế hoạch và thực hiện đào tạo bổ sung về hạng mục đào tạo cụ thể, dựa trên kết quả của việc giám sát hoạt động và đánh giá năng lực chuyên môn của đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế. Thủ trưởng đơn vị đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế phải đưa các nội dung sau đây vào các thời điểm thích hợp, ví dụ như trong các cuộc họp về chuyên môn, để cập nhật các kiến thức cho đăng kiểm viên thực hiện công tác thẩm định thiết kế:

+ Các sửa đổi, bổ sung đối với quy chuẩn, quy phạm, công ước và các hướng dẫn liên quan.

+ Các vấn đề kỹ thuật liên quan được giới thiệu tại các hội thảo kỹ thuật trong và ngoài ngành.

+ Các vấn đề kỹ thuật cần thiết khác (các tai nạn, hư hỏng, sự cố, tàu bị lưu giữ bởi chính quyền cảng/ chính quyền tàu mang cờ…).

Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức Đào tạo bổ sung, cập nhật thường xuyên cho đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra. Thủ trưởng đơn vị phải lập kế hoạch đào tạo thực hành, cho mỗi đăng kiểm viên đã được công nhận năng lực chuyên môn của đơn vị, bao gồm cả đăng kiểm viên mới được cử đến đơn vị, để họ có thể duy trì và nâng cao năng lực chuyên môn. Thủ trưởng đơn vị quyết định phạm vi và cách thức đào tạo thực hành cho mỗi đăng kiểm viên với sự quan tâm thỏa đáng đến năng lực chuyên môn hiện có của từng người, công việc thực tế của đơn vị, ý kiến phản hồi của khách hàng, …. Việc lập kế hoạch và đào tạo thực hành cho đăng kiểm viên xuất phát từ các kết quả đánh giá của các phòng nghiệp vụ và/hoặc kết quả kiểm tra của chính quyền cảng/ chính quyền tàu mang cờ liên quan đến tàu mà người đó tham gia kiểm tra thì phải có hướng dẫn từ phòng nghiệp vụ.



.2. Phát triển nguồn nhân lực

Trong năm 2012, Cục Đăng kiểm Việt Nam phấn đấu hoàn thành việc đào tạo lại, đánh giá, sát hạch và công nhận đội ngũ đăng kiểm viên tàu biển theo đúng các tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư số 65/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải “Quy định về đăng kiểm viên tàu biển”, đảm bảo có đủ nguồn nhân lực với chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công việc trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển. Thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo cập nhật nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ phù hợp với các quy định của IMO, ILO và IACS.



Каталог: Uploads -> Articles03
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles03 -> BỘ TÀi chính nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Articles03 -> Phụ lục 1 danh sách các nhân vật lịch sử, ĐỊa danh bổ sung Quỹ tên đường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Articles03 -> Các doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại (sau đây gọi chung là nông dân); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương