NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin


THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC



tải về 1.61 Mb.
trang2/17
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.61 Mb.
#25175
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC

CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
Thế giới quanh ta là gì? Nó có bắt đầu và có kết thúc hay không? Sức mạn nào chi phối sự tồn tại và biến đổi của thế giới?

Con người là gì? Nó được sinh ra từ đâu? Quan hệ giữa con người với thế giới bên ngoài ra sao? Vì sao có người tốt kẻ xấu? Cuộc sống của con người có ý nghĩa gì?

Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì vị trí, vai trò của con người đối với giới tự nhiên như thế nào? Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận thức của con người với giới tự nhiên ra sao?

Những câu hỏi như trên được đặt ra với những mức độ khác nhau đối với con người từ thời nguyên thuỷ cho đến ngày nay và mai sau.

Toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới đó, về chính bản thân cuộc sống của con người hợp thành thế giới quan của con người, cộng đồng người trong một tời đại nhất định.

Vậy thế giới quan là gì?



Thế giới quan là toàn bộ hệ thống những quan niệm chung nhất của con người về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới nhằm giải đáp những vấn đề về mục đích, ý nghĩa cuộc sống của con người.

Nhân sinh quan là gì?

Nhân sinh quan tức toàn bộ những quan niệm về cuộc sống của con người và loài người.

Bản thể luận là gì?

Bản thể luận theo tiếng Hy Lạp nó bắt nguồn từ từ “On” Ontos và “Logos”: Khoa học; tồn tại. Đây là một danh từ của triết học chỉ khoa học về tồn tại.

Nhận thức luận là gì?

Nhận thức luận theo tiếng Hy Lạp là “Gnonis” và “Logos” : Tri thức, lời nói, học thuyết. Hay còn gọi là lý luận về nhận thức. Học thuyết triết học về con người có khả năng nhậnh thức được hiện thực, tìm ra chân lý; lý luận về những nguồn gốc của nhận thức và về những hình thức của quá trình nhận thức.

Trong lịch sử nhân loại đã tồn tại 3 hình thức thế giới quan cơ bản là:

- Thế giới quan thần thoại. Đây là hình thức thế giới quan của người nguyên thuỷ trong giai đoạn sơ khai của lịch sử và nó còn tồn tại lâu dài đến nhiều thế kỷ sau đó. Đặc trưng của thế giới quan thần thoại, nó phản ánh những kết quả cảm nhận ban đầu của con người về thế giới mà trong đó các yếu tố hiện thực và tưởng tượng, cái có thật và cái hoang đường, tư duy và xúc cảm hoà quyện vào nhau.

- Thế giới quan tôn giáo: Đó là sự phản ánh hiện thực một cách hư ảo, đặc trưng của thế giới quan tôn giáo là niềm tin vào sự tồn tại và sức mạnh của một đấng siêu nhiên, của thần thánh. Tôn giáo tin vào lực lượng trên trời, vào đấng sáng thế.

Ôguytxtanh (350 – 430) đã nói, Chúa hoàn toàn làm chủ và định đoạt số phận của con người và số phận của thế giới. Chúa ban phát cho con người nguồn sống. Vì vậy, con người không thể kỳ vọng vào điều gì khác ngoài sự ân sảng của chúa. “Con người chỉ là kẻ bộ hành trên trái đất, là cây nêu trước gió mạnh”.

- Thế giới quan triết học: (Như khái niệm trên)

+ Nguyên nhân của mưa là gì? Nó thuộc vấn đề của khí tượng học. Nhưng cái gì là nguyên nhân và kết quả của mưa thì lại thuộc về vấn đề triết học.

+ Trái đất vận động như thế nào? Thuộc về vấn đề của vật lý địa cầu. Nhưng trái đất vận động là do nó tự vận động hay là do cái hích bên ngoài, có hay không lực thúc đẩy thì đây lại thuộc về vấn đề của triết học.

Quan niệm của người Trung Quốc hiện đại về Cuộc đời:

1 trung tâm: Sức khoẻ

2 một chút: Thoải mái một chút, Hồ đồ một chút

3 quên: Quên tuổi tác, quên bệnh tật, quên hận thù

4 có: Có bạn tri âm, có bạn đời, có nhà ở, có sổ tiết kiệm,

5 phải: Phải vận động, phải biết hoà nhã lịch sự, phải biết cười, phải biết kể chuyện, phải biết mình là người bình thường.

Triết học là gì?

Triết học: Nguyên trong tiếng Hy Lạp Philosophie. Philos có nghĩa là “người yếu quý” “người bạn” và sophie có nghĩa là “trí khôn”, “khôn khéo”, “khôn ngoan”.

Mấy nghĩa này không hoàn toàn khác nhau vì theo người Hy Lạp ngày xưa có hiểu biết thời đại mới là không ngoan, nhờ đó mà có thể hành động khôn khéo, không hiểu biết thì không thể thành công.

Khái niệm triết học thay đổi theo lịch sử Đông – Tây, nhưng thường có hai yếu tố:

- Yếu tố nhận thức

Tri thức về vũ trụ và con người, giải thích bằng một hệ thống tư duy

- Yếu tố nhận định

Đánh giá về mặt đạo lý để có thái độ, hành động.

Triết học là một hệ thống quan điểm chung về thế giới (Tự nhiên, xã hội) và vai trò của con người trong thế giới đó”.

Triết học là một trong những hình thái ý thức xã họi; là hệ thống những quan điểm, quan niệm chung nhất của con người về thế giới; về mối quan hệ giữa tồn tại và nhận thức; về vị trí và vai trò của con người trong thế giới đó; về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy”.




Chương I

CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

1. Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

Triết học với tư cách là thế giới quan bao gồm vấn đề của rất nhiều lĩnh vực (tự nhiên, xã hội và tư duy nhân loại), rất nhiều phương diện (bản thể luận, nhận thức luận, giá trị luận, nhân sinh quan, phương pháp luận), nhưng trong đó có một vấn đề xuyên suốt các lĩnh vực và phương diện quyết định toàn bộ tính chất hệ thống triết học và có tác dụng chi phối đối với việc giải quyết các vấn đề triết học, đó chính là vấn đề cơ bản của triết học.



a. Nội dung và ý nghĩa của vấn đề cơ bản của triết học

Trong tác phẩm L.Feuerbach và sự cáo chung của Triết học cổ điểm Đức” F.Engels đã chỉ rõ: “Vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại” (Toàn tập, t21,tr.403).

Trong thế giới có vô vàn hiện tượng nhưng chung qui lại chúng ta chỉ phân làm hai loại, một là, những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là, những hiện tượng tinh thần (tư duy, ý thức). Do vậy, vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được goi là “vấn đề cơ bản lớn nhất” hay “vấn đề tối cao” của triết học. Vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và là điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học.

+ Tự nhiên – tinh thần

+ Tồn tại – tư duy

+ Vật chất – ý thức



* Vấn đề cơ bản của triết học đó là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Bởi vì:

- Vật chất và ý thức là hai hiện tượng rộng lớn nhất của đời sống con người

- Đây là vấn đề xuyên suốt trong mọi hệ thống triết học.

- Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nó là cơ sơ để phân định lập trường triết học của các trường phái, các khuynh hướng, các hình thức của triết học.



Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt:

- Mặt thứ nhất (mặt bản thể luận) trả lời câu hỏi: trong mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào sinh ra cái nào, cái nào quyết định cái nào? (Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì vị trí và vai trò của con người đối với giới tự nhiên như thế nào?)

- Mặt thứ hai (mặt nhận thức luận) trả lời câu hỏi: tư duy con người có khả năng nhận thức thế giới chung quanh hay không? (Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận thức của con người với giới tự nhiên ra sao?)



b. Sự đối lập giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

- Chủ nghĩa duy vật là trào lưu triết học cho rằng tồn tại (tự nhiên, vật chất) có trước tư duy (tinh thần, ý thức), và quyết định ý thức.

Chủ nghĩa duy vật có những hình thức lịch sử cơ bản: chủ nghĩa duy vật ở phương Đông và Hy Lạp cổ đại, chủ nghĩa duy vật Tây Âu thế kỷ XVII, XVIII và chủ nghĩa duy vật biện chứng do K.Marx và F.Engels sáng lập.

- Chủ nghĩa duy tâm là trào lưu triết học cho rằng tư duy, ý thức có trước vật chất, sinh ra và quyết định vật chất.

Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức: Chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có một lực lượng siêu tự nhiên (ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới, Trời, Thượng đế) có trước, sinh ra và quyết định thế giới vật chất. Những đại biểu của trào lưu này là Platon, G.V.Hegel, Thomas Aquinas (Tômát Đacanh), v.v.. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng cảm giác, ý thức quyết định vật chất, vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào cảm giác, ý thức. Những đại biểu của trào lưu này là George Berkeley (Beccơli), David Hume (Đavít Hium).



2. Các hình thức phát triển của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử

Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã được hình thành và phát triển với ba hình thức cơ bản là: chủ nghĩa duy vật chất phác. chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.



a. Chủ nghĩa duy vật chất phác

Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của vũ trụ.

Tuy còn nhiều hạn chế nhưng chủ nghĩa duy vật thời kỳ cổ đại đã có nhiều đóng góp cho lịch sử phát triển của tư tưởng nhân loại vì nó đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, nó không viện đến thần linh hay một đấng sáng tạo nào để giải thích thế giới.



b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Chủ nghĩa duy vật siêu hình xuất hiện từ khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của cơ học vì vậy nó đã ảnh hưởng lớn tới quan điểm của các nhà triết học thời kỳ này. Chủ nghĩa duy vật trong giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ điển. Họ nhận thức thế giới như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây nên.

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng do K.Marx và F.Engels xây dựng, sau đó được V.I.Lênin và những người kế tục bảo vệ và phát triển. Kế thừa những tinh hoa trong lịch sử triết học của nhân loại và vận dụng những thành tựu của khoa học tự nhiên đương thời K.Marx và F.Engels đã xây dựng nên những quan điểm, nguyên lý, quy luật cơ bản nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn.

II. QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

1. Vật chất

a. Phạm trù vật chất

Việc khám phá ra bản chất và cấu trúc tồn tại của thế giới xung quanh ta, mà trước hết là thế giới của những vật hữu hình là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lịch sử nhận thức của nhân loại. Hầu hết các trường phái triết học đều bằng cách này hay cách khác giải quyết vấn đề này. Và bởi vậy trong triết học phạm trù vật chất xuất hiện.



Phạm trù là gì? Phạm trù là khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung cơ bản của các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực hiện thực nhất định gọi là phạm trù.

* Khái quát quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Marx về vật chất

- Chủ nghĩa duy tâm: phủ nhận vật chất với tính cách là thực tại khách quan. Cho rằng thế giới vật chất là tạo vật của thượng đế, hoặc là “sự kết hợp” những cảm giác của con người.

- Chủ nghĩa duy vật cổ đại: đồng nhất vật chất với những dạng tồn tại cụ thể của vật chất:

+ Thales (Talét): nước

+ Anaximenus (Anaximen): Không khí

+ Heraclitus: Lửa

+ Anaximanđrơ cho rằng, thực thể của thế giới là một bản nguyên không xác định được về mặt chất và vô tận về mặt lượng.

+ Lơxíp và Democrite: Nguyên tử. Các ông coi đây phần tử cực kỳ nhỏ, cứng, truyệt đối không thâm nhập được, không quan sát được và nói chung không cảm giác được, chỉ có thể nhận biết nhờ tư duy. Democrite hình dung nguyên tử có nhiều loại, sự kết hợp hoặc tách rời giữa chúng theo các trật tự khác nhau của không gian sẽ tạo nên toàn bộ thế giới.

+ Triết học Ấn Độ: Đất, nước, lửa, gió

+ Thuyết Âm dương - Ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.

- Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII đồng nhất vật chất với nguyên tử và khối lượng.

- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một loạt phát minh khoa học như:

+ Năm 1895 W.Conrad Roentgen (1845 – 1923) phát hiện ra tia X, một loại sóng điện từ có bước sóng từ 0,01 đến 100.10-8 cm

+ Năm 1896 Antoine Henri Becquerel (1852-1908) phát minh ra hiện tượng phóng xạ trong chất uranium và sau đó Marie Curie (1867-1934) tiếp tục phát triển. Với phát hiện này, người ta hiểu ra rằng quan niệm về sự bất biến của nguyên tử là không chính xác.

+ Năm 1897 Sir Joseph Thomson (1856 – 1940) phát hiện ra điện tử và chứng minh được rằng điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử. Nhờ phát minh này, lần đầu tiên trong khoa học sự tồn tại của nguyên tử được chứng minh.

+ Năm 1901 Kaufman, nhà bác học người Đức đã chứng minh được khối lượng của điện tử không phải là khối lượng tĩnh mà nó sẽ thay đổi theo tốc độ vận động của điện tử.

+ Năm 1905 Albert Eisntein (1879-1955) đã phát minh ra thuyết tương đối hẹp (E = mc2) là nền tảng cho sự phát triển năng lượng nguyên tử và là một trong những cơ sở khoa học của các lý thuyết hiện đại về vũ trụ.

Các phát minh khoa học này gây ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý học. Một số các nhà vật lý học giải thích một cách duy tâm các hiện tượng vật lý: vật chất tiêu tan mất. Các nhà triết học duy tâm chủ quan đã lợi dụng quan điểm này để tấn công, phủ nhận vật chất và chủ nghĩa duy vật. Tình hình đó đòi hỏi Lênin phải đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật.



Tóm lại, các nhà triết học trước Marx đại đều không trả lời được câu hỏi, bản chất của thế giới là gì? Mà họ lại đi vào nghiên cứu, tìm hiểu cấu tạo của vật chất. Do vậy, họ đã khẳng định vật chất là cái bất biến, cái cụ thể nào đó. Quan niệm này đã tồn tại suốt nhiều thế kỷ trong lịch sử triết học.

* Quan niệm của K.Marx và F.Engels về vật chất

K.Marx và F.Engels cho rằng, vật chất là cái tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. Thế giới vật chất luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng, ở đâu có vật chất là có vận động và vận động không ngừng.

* Định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất; nội dung và ý nghĩa.

* Định nghĩa

Kế thừa tư tưởng của K.Marx và F.Engels, trên cơ sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX về mặt triết học, trên cơ sở phê phán những quan điểm duy tâm và siêu hình về vật chất, V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa vật chất như sau:

Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. (Tập 18, tr.151)

* Những nội dung cơ bản

- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan....

Phạm trù vật chất là phạm trù khái quát nhất, rộng nhất của lý luận nhận thức. Do đó:

+ Phạm trù vật chất phải được xem xét dưới góc độ triết học chứ không phải dưới góc độ của các khoa học cụ thể. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được sai lầm khi đồng nhất phạm trù vật chất trong triết học với các khái niệm vật chất thường dùng trong các khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày.

+ Chúng ta không thể định nghĩa phạm trù vật chất theo phương pháp thông thường. Về mặt nhận thức luận, theo V.I.Lênin, chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất trong mối quan hệ đối lập với nó, đó là phạm trù ý thức.

 Khi định nghĩa phạm trù vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, V.I.Lênin đã bỏ qua những thuộc tính riêng lẻ, cụ thể, nhiều màu, nhiều vẻ của các sự vật, hiện tượng mà nêu bật đặc tính nhận thức luận cơ bản nhất, phổ biến nhất có ở tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực khách quan. Đó chính là “thực tại khách quan”.

Thực tại khách quan đó chính là tất cả những gì tồn tại ở bên ngoài và không lệ thuộc vào ý thức của con người. Đặc tính này là dấu hiệu cơ bản để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Vật chất – cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.

 Phạm trù vật chất trong định nghĩa của V.I.Lênin phải được hiểu là bao gồm tất cả những gì tồn tại và không lệ thuộc vào ý thức.

Như vậy, vật chất với tư cách là phạm trù triết học, nó chỉ thực tại khách quan nói chung, nó là vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi. Còn vật chất với tư cách là một phạm trù khoa học cụ thể, đó là những dạng tồn tại cụ thể của vật chất, đều có giới hạn, sinh ra mất đi để chuyển hoá thành cái khác. Vì vậy, không thể qui vật chất về vật thể, không thể đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của vật chất giống như quan niệm của các nhà triết học trước Marx.

- “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”

Điều này khẳng định với chúng ta rằng, vật chất là cái có trước, cảm giác (ý thức) là cái có sau, vật chất là cái đóng vai trò quyết định đến nguồn gốc và nội dung khách quan của ý thức. Bởi vì, thực tại khác quan (vật chất là thực tại khách quan) đưa lại cảm giác cho con người chứ không phải cảm giác (ý thức) sinh ra thực tại khách quan. Đến đây định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã giải quyết được mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

- “Thực tại khách quan được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

Điều này đã khẳng định rằng, con người có khả năng nhận thức được thế giới hiện thực khách quan. Đến đây định nghĩa vật chất của V.I.Lênin tiếp tục giải quyết được mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Điều này chứng minh rằng:

+ Vật chất không tồn tại một cách vô hình, thần bí mà tồn tại một cách hiện thực, được biểu hiện dưới các dạng sự vật, hiện tượng cụ thể mà giác quan của chúng ta có thể nhận biết một cách trực tiếp hay gián tiếp. Do đó, về nguyên tắc không có đối tượng vật chất không thể nhận thức được, mà chỉ có những đối tượng vật chất chưa thể nhận thức được mà thôi.

+ Nguồn gốc của cảm giác là từ thế giới bên ngoài, khi sự vật tác động vào giác quan của con người thì con người có cảm giác về chúng. Bằng các phương pháp nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh) con người có thể nhận thức được thế giới vật chất.



Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết, đồng thời chỉ ra rằng, vật chất phải được hiểu là tất cả những gì tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.

* Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin

- Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã giải quyết một cách đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời đã khắc phục được tính trực quan, siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Marx, chống lại chủ nghĩa duy tâm và thuyết không thể biết.

- Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin là cơ sở thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn cho các nhà khoa học trong nghiên cứu thế giới vật chất, định hướng và cổ vũ họ ở khả năng nhận thức của con người, tiếp tục đi sâu vào khám phá những thuộc tính mới của thế giới vật chất, tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật thể trong thế giới.

- Định nghĩa này còn là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quan điểm duy vật biện chứng trong lĩnh vực xã hội, đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử.



b. Phương thức vận động, hình thức tồn tại của vật chất

* Vận động là gì?

- Vận động là mọi biến đổi nói chung , chưa nói lên khuynh hướng cụ thể: đi lên hay đi xuống, tiến bộ hay lạc hậu

F.Engels viết: “Vận động, đem ứng dụng vào vật chất, thì có nghĩa là sự biến hóa nói chung”. (Tập 20, tr742). “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” (Tập 20, tr 519).



- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất

“Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào cũng không có và không thể có vật chất mà không có vận động”. (F.Engels)

+ Vật chất chỉ có thể tồn tại trong vận động, bằng cách vận động, không thể có vật chất không vận động, cũng như không thể có vận động ngoài vật chất.

“Vật chất không có vận động, cũng như vận động không có vật chất, đều là điều không thể hình dung nổi” (Tập 20, tr 89).

+ Các thuộc tính của vật chất chỉ biểu hiện thông qua vận động.

Ví dụ: Thuộc tính của kim loại là: dẫn điện, dẫn nhiệt, có khả năng dát mỏng, kéo thành sợi... Nhưng những thuộc tính này chỉ được biểu hiện thông qua sự vận động của sự vật đó là: Thuộc tính dẫn điện của kim loại chỉ được bộc lộ ra khi chúng ta đặt nó trong sự chênh lệch về điện áp. Thuộc tính dẫn nhiệt của sự vật chỉ được bộc lộ ra khi chúng ta đặt nó trong sự chênh lệch về nhiệt độ.

Tiền chỉ đẻ ra tiền khi chúng ta đưa nó vào trong quá trình sản xuất. (Bản thân tiền không tự đẻ ra tiền, ngay cả khi chúng ta đưa nó vào quá trình lưu thông).

“Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động; thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận động; về một vật thể không vận động thì không có gì mà nói cả” (F.Engels, Tập 20, tr 743).

- Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất

+ Vận động là cái vốn có của vật chất, gắn liền với vật chất, không do ai sinh ra và không bao giờ bị tiêu diệt.

+ Vận động được bảo toàn cả về lượng và về chất.

F.Engels khẳng định: “Cần phải hiểu tính bất diệt của vận động không chỉ đơn thuần về mặt số lượng mà cần phải hiểu cả về mặt chất lượng nữa” (Tập 20, tr 479).



* Các hình thức vận động của vật chất

Theo F.Engels, có 5 hình thức vận động cơ bản:

- Vận động cơ giới là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.

- Vận động vật lý (thay đổi trạng thái vật lý) là vận động của phân tử, của các hạt cơ bản, vận động của nhiệt, ánh sáng, điện, trường, âm thanh.

- Vận động hóa học (thay đổi trạng thái hóa học) là sự vận động của các nguyên tử; sự hóa hợp và phân giải của các chất.

- Vận động sinh vật: vận động của các cơ thể sống như sự trao đổi chất, đồng hóa, dị hóa, sự tăng trưỏng, sinh sản, tiến hóa.

- Vận động xã hội: mọi hoạt động xã hội của con người; sự thay thế các hình thái kinh tế -xã hội từ thấp đến cao.


Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương