NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin


b.Tiền công trong chủ nghĩa t­ư bản



tải về 1.61 Mb.
trang9/17
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.61 Mb.
#25175
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17

b.Tiền công trong chủ nghĩa t­ư bản

* Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản

Tiền công là biều hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động, là giá cả của hàng hoá sức lao động. Tuy vậy, dễ có sự lầm tưởng, trong xã hội tư bản, tiền công là giá cả của lao động. Bởi vì:

- Thứ nht, nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hoá;

- Th hai, tiền công được trả theo thời giam lao động (Giờ, ngày, tuần, tháng..) hoặc theo số lượng hàng hoá đã sản xuất được.

Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động mà là sức lao động. Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, mà chỉ là giá trị hay giá cả của hàng hoá sức lao động.

- Cơ sở khoa học để nghiên cứu vấn đề tiền công: là phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm “Sức lao động”“Lao động”.



+ Sức lao động là gì? Sức lao động – năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí lực mà con người có và sử dụng trong quá trình sản xuất của cải vật chất. (Từ điển KTCT học, tr.389).

+ Lao động là gì? Lao động – quá trình hoạt động tự giác, hợp lý của con người, nhờ đó con người làm thay đổi các đối tượng tự nhiên và làm cho chúng thích ứng để thoả mãn nhu cầu của mình. (Từ điển KTCT học, tr.222).

Lao động là điều kiện đầu tiên và cơ bản của sự tồn tại con người. Nhờ lao động con người đã tách khỏi thế giới động vật, đã có thể chế ngự lực lượng tự nhiên và bắt chúng phục vụ lợi ích của mình, biết chế tạo công cụ lao động, có thể phát huy khả năng và kiến thức của mình; tất cả những điều đó gộp lại đã quyết định sự phát triển tiến bộ hơn nữa của xã hội.




- Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này: Nhằm bổ sung và hoàn thiện lý luận giá trị thặng dư, phê phán luận điệu “kẻ có của, người có công”.



* Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản

Tiền công thường được trả theo hai hình thức cơ bản là:

- Tin công tính theo thi gian là hình thức tiền công tính theo thời gian lao động công nhân dài hay ngắn (giờ, ngày, tuần, tháng).

- Tin công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm đã làm ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong 1 thời gian nhất định.

Mỗi một sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định, gọi là đơn giá tiền công. Để quy định đơn giá tiền công, người ta lấy tiền công trung bình một ngày của một công nhân chia cho số lượng sản phẩm của một công nhân sản xuất ra trong một ngày lao động bình thường.

Tiền công tính theo sản phẩm, mt mt, giúp cho nhà tư bản trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn; mt khác, kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để thu được lượng tiền công cao hơn.



* Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế

- Tin công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.

- Tin công thc tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoà tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.

Tiền công danh nghĩa là giá cả hàng hoá sức lao động, nó có thể tăng lên hay giảm xuống tuy theo sự biến động trong quan hệ cung cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền công thực tế giảm xuống hay tăng lên.

Quy luật vận động của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là: tiền công danh nghĩa cao có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó thường không theo kịp mức tăng của giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ. Do vậy, tiền công thực tế có xu hướng hạ xuống.

II. SỰ SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG D­Ư

1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư­

Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa, cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trước hết, nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng dư.

Vậy, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. C.Mác viết: “Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hoá; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá” (TB, Q1, Tập1, tr.233).

Quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hoá sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất giá trị thặng dư có hai đặc điểm:



Một , công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản

Hai , sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.

Để hiểu rõ quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta lấy việc sản xuất sợi của một nhà tư bản làm ví dụ. Nó là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình lớn lên của giá trị hay là quá trình sản xuất giá thị thặng dư.



Ví dụ:

Lấy một việc sản xuất sợi của nhà tư bản, để làm rõ quá trình tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.

Quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hoá SLĐ và TLSX để sản xuất ra giá trị thăng dư luôn có 2 đặc điểm:

->Người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản.

->Sản phẩm là ra thuộc sở hữu nhà tư bản.

Vì vậy, để sản xuất giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng ra một lượng tư bản ban đầu để mua các yếu tố của sản xuất ( mua TLSX và SLĐ ), giả định việc mua, bán này đúng giá trị: chẳng hạn như nhà tư bản dệt:

-Để xản xuất ra 10 kg sợi nhà tư bản phải ứng ra:

->20 USD mua 10 kg bông

->3 USD để thuê công nhân/ 1 ngày

->2 USD cho hao mòn máy móc, nhiên liệu.

Trong quá trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng và lao động cụ thể, người công nhân dệt đã chuyển hết 10 kg bông thành sợi hoàn toàn trong vòng 4 giờ, thì nhà tư bản sẽ thu được một lượng sợi giá trị là 25 USD.

Nếu chỉ dừng lại ở đây thì nhà tư bản không thu được gì cả, nên nhà tư bản sẽ kéo dài thời gian lao động thêm 4 giờ nữa. Trong 4 giờ lao động này nhà tư bản chỉ bỏ ra : -> 20 USD để mua: 10kg bông

-> 2 USD cho hao mòn máy móc, nhiên liệu.

Trong 4 giờ lao động này, người công nhân cũng chuyển hết 10 kg bông thành sợi hoàn toàn, thì giá trị lượng sợi nhà tư bản thu được là 25 USD

Nếu thời gian ngày lao động là 8 giờ, thì lượng tư bản mà nhà tư bản ứng ra ban đầu là 47 USD . Nhưng giá trị lượng sợi mà anh ta thu được là 50 USD

Phần 3 USD dôi ra đó chính là giá trị thặng dư (m).



Nhận xét:

- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá trị vượt khỏi điểm mà tại đó đã tạo ra một lượng giá trị mới ngang bằng giá trị sức lao động.

- Từ ví dụ trên đây ta kết luận: giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mi dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê to ra, kết qu lao động không công ca công nhân cho nhà tư bản. Cho nên, C.Mác viết: “Bí quyết của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác” (Tập 23, tr.753).

- Sở dĩ nhà tư bản chi phối được số lao động không công ấy vì nhà tư bản là người sở hữu tư liệu sản xuất. Còn người công nhân phải bán sức lao động vì họ không có tư liệu sản xuất.

- Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa trước hết là quá trình lao động, là chung cho mọi xã hội, đồng thời là quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, là cái riêng (đặc thù) trong đó người công nhân bị nhà tư bản thống trị, sản phẩm làm ra không thuộc về anh ta mà thuộc nhà tư bản. Hay nói cách khác, ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết và lao động trong khoảng thời gian đó là lao động cần thiết. Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư.

- Sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta nhận thấy mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết: việc chuyển hoá của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá đặc biệt đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyển thành tư bản.

Việc nghiên cứu giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào đã vạch ra rõ ràng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nhưng trong điều kiện hiện nay, do sự phát triển của công ty cổ phần, mà trong đó một bộ phận nhỏ công nhân cũng có cổ phiếu và trở thành cổ đông, đã xuất hiện quan niệm cho rằng không còn bóc lột giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi bản chất. Dựa vào đó một số học giả tư sản đưa ra thuyết “Chủ nghĩa tư bản nhân dân”. Song, trên thực tế, công nhân chỉ có một số cổ phiếu không đáng kể, do đó họ chỉ là người sở hữu danh nghĩa không có vai trò chi phối doanh nghiệp, phần lớn lợi tức cổ phần vẫn nằm trong tay các nhà tư bản, thu nhập của công nhân chủ yếu vẫn là tiền lương.

2. Khái niệm t­ư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến

a. Khái niệm t­ư bản

- Tư bản là gì?

Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Đây là định nghĩa mang tính chung nhất về tư bản, nó bao hàm cả tư bản ở hình thức sơ khai và tư bản hiện đại.

Qua việc nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư như đã nêu ở trên, chúng ta có được định nghĩa như sau về tư bản: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê.

Như vậy, tư bản biểu hiện ở tiền, tư liệu sản xuất, sức lao động nhưng bản chất của tư bản là một quan hệ xã hội, quan hệ bóc lột lao đông làm thuê.

b. Tư­ bản bất biến và t­ư bản khả biến

Muốn tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là biến tư bản tiền tệ thành các yếu tố của quá trình sản xuất, thành các hình thức tồn tại khác nhau của tư bản sản xuất. Các bộ phận khác nhau đó của tư bản có vai trò nhất định trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư.

- Trong quá trình sản xuất, giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người công nhân chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng không đổi. Bộ phận tư bản ấy được C.Mác gọi là tư bản bất biến, ký hiệu bằng c.

Tư bản bất biến là gì? Tư bản bất biến là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất, giá trị của nó được bản toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị trong quá trình sản xuất.

- Đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì tình hình lại khác. Trong quá trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không những đủ bù đắp lại giá trị sức lao động của anh ta, mà còn có giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do vậy, bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã có sự biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất. Bộ phận tư bản này được C.Mác gọi là tư bản khả biến và ký hiệu bằng v.



Tư bản khả biến là gì? Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng về lượng giá trị trong quá trình sản xuất.

Trong đời sống thực tế, có những xí nghiệp sử dụng máy móc và công nghệ hiện đại nên năng suất lao động cao hơn và do vậy thu được nhiều lơi nhuận hơn. Điều đó dễ gây ra một cảm tưởng sai lầm là máy móc sinh ra giá trị thặng dư. Trên thực tế, máy móc là nhân tố không thể thiếu của bất cứ quá trình sản xuất nào, nhưng nó không thể sinh ra giá trị thặng dư, nó chỉ là phương tiện để nâng cao sức sản xuất của lao động.

Máy móc dù có hiện đại như thế nào cũng chỉ là lao động chết. Nó phải được lao động sống “cải tử hoàn sinh” để biến thành nhân tố của quá trình lao động. Nó chỉ là phương tiện nhờ đó sức sản xuất của lao động tăng lên.

- Như vậy, tư bản bất biến (c) chỉ là điều kiện, còn tư bản khả biến (v) mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.

Giá trị hàng hoá: W = c + v + m

Trong đó:

c – Là giá trị tư liệu sản xuất, gọi là tư bản bất biến, là giá trị cũ (hay lao động quá khứ, lao động vật hoá) được chuyển vào giá trị sản phẩm.

v – Là giá trị sức lao động, gọi là tư bản khả biến, là lao động sống tạo ra giá trị mới .

m – Là giá trị thặng dư, là một bộ phận giá trị mới được tạo ra trong quá trình lao động.

3. Tuần hoàn và chu chuyển của t­ư bản. T­ư bản cố định và t­ư bản l­ưu động

a. Tuần hoàn của tư­ bản

* Khái niệm tuần hoàn tư bản

Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản qua 3 giai đoạn, lần lượt qua 3 hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi lại quay trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.

Từ định nghĩa nêu trên chúng ta thấy, tư bản luôn luôn vận động, trong quá trình vận động mới tạo ra giá trị thặng dư. Phân tích sự vận động theo công thức chung của tư bản (T- H- T’) có thể chia quá trình vận động của tư bản làm ba giai đoạn sau:



Giai đoạn thứ nhất: Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường với tư cách người mua, thực hiện hành vi T - H. Giai đoạn này diễn ra trong phạm vi lưu thông, H ở đây bao gồm tư liệu sản xuất (TLSX) và sức lao động (SLĐ). Từ tư bản tiền tệ đã chuyển thành tư bản sản xuất, trong đó T - SLĐ là yếu tố quyết định việc tạo ra giá trị thặng dư và chuyển tiền thành tư bản. Quá trình này có thể trình bày theo công thức sau:


SLĐ


T – H
TLSX







Giai đoạn th hai: Nhà tư bản tiêu dùng các hàng hoá đã mua, tức là tiến hành sản xuất. Kết quả nhà tư bản có được một hàng hoá có giá trị lớn hơn giá trị tư bản ban đầu (giá trị lớn hơn giá trị các yếu tố sản xuất ra hàng hoá đó). Giai đoạn này diễn ra trong phạm vi sản xuất, từ tư bản sản xuất lại có sự chuyển hoá thành tư bản hàng hoá. Đây là giai đoạn tạo ra giá trị thặng dư. Có thể trình bày quá trình này theo công thức sau:

Giai đoạn th ba: Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng hoá, thực hiện hành vi H - T. Giai đoạn này diễn ra trong phạm vi lưu thông, tiến hành trao đổi theo đúng quy luật giá trị, nhà tư bản cũng thu về được giá trị thặng dư. Cuối cùng tư bản hàng hoá lại quay trở về hình thái ban đầu là tư bản tiền tệ. Mục đích của sự vận động của tư bản đã được thực hiện. Quá trình này có thể biểu hiện bằng công thức:

H T

m li, tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản qua ba giai đoạn, chuyển qua ba hình thái thực hiện ba chức năng để trở về hình thái ban đầu với giá trị tăng lên.

Công thức tổng quát của tuần hoàn của tư bản là:


SLĐ SLĐ
T – H ...... SX ...... H’ – T’ – H .... SX’ .... H’’
TLSX TLSX

Tuần hoàn TB T T

Tuần hoàn TB SX

Tuần hoàn TB HH
Công thức tuần hoàn của từng hình thái tư bản:

Tuần hoàn của tư bản tiền tệ (viết gọn): T T

Tuần hoàn của tư bản sản xuất: SX H T- H SX’

Tuần hoàn của tư bản hàng hoá: H T H SX H’


Trong đó, tuần hoàn của tư bản tiền tệ là phiến diện nhất nhưng cũng đặc trưng nhất cho sự vận động của tư bản. Một mặt, nó che giấu quan hệ bóc lột, mặt khác, lại phản ánh rõ mục đích, động cơ vận động của tư bản. Sự vận động của mỗi hình thái chỉ phản ánh hiện thực tư bản chủ nghĩa một cách phiến diện, do đó phải xem xét đồng thời cả ba hình thái mới nhận thức được đầy đủ sự vận động thực tế của tư bản và bản chất của tư bản.

Nhận xét:

- Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu sự thay đối về chất của tư bản trong quá trình vận động.

- Đặc trưng của tư bản là sự vận động liên tục. Điều kiện để sự vận động của tư bản được liên tục là:

+Th nht, tổng tư bản phải đồng thời tồn tại ở cả ba bộ phận (ba hình thái), với tỷ lệ phân chia nhất định phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

+Thhai, các bộ phận đều thực hiện vòng tuần hoàn của mình một cách liên tục.

b. Chu chuyển của t­ư bản

Khi nghiên cứu tuần hoàn của tư bản, vấn đề thời gian và tốc độ vận động, những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển và tác dụng của nó chưa được đề cập. Nhưng các vấn đề đó lại có tầm quan trọng để hiểu rõ hơn nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong điều kiện của kinh tế thị trường. Những vấn đề này thuộc nội dung của lý luận chu chuyển tư bản.



* Khái niệm chu chuyển tư bản

Tuần hoàn của tư bản lặp đi lặp lại một cách định kỳ gọi là sự chu chuyển của tư bản.

- Theo Mác: Tuần hoàn của tư bản khi được coi là một quá trình định kỳ chứ không phải là một hành vi cá biệt thì được gọi là vòng chu chuyển của tư bản.

- Nghiên cứu chu chuyển của tư bản là nghiên cứu tốc độ vận động của tư bản

- Nghiên cứu chu chuyển của tư bản là nghiên cứu sự thay đổi của tư bản về mặt lượng, sự tăng thêm về lượng.

- Những tư bản khác nhau chu chuyển với vận tốc khác nhau tuỳ theo thời gian sản xuất và lưu thông của hàng hoá



* Những nhân tố ảnh hưởng đển chu chuyển của tư bản:

Tốc độ vận động của tư bản phụ thuộc vào thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển của tư bản.

- Thi gian chu chuyển của tư bản là thời gian từ khi tư bản được ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi thu về dưới hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư. Là thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn (một chu kỳ vận động).

Thời gian chu chuyển = Thời gian sản xuất + Thời gian lưu thông.

- Thi gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất.

Thời gian sản xuất = Thời gian lao động + Thời gian gián đoạn lao động + Thời gian dự trữ sản xuất.

+ Thời gian lao động là thời gian người lao động sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Là thời gian duy nhất tạo ra giá trị và giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

+ Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động hoặc bán thành phẩm chịu sự tác động của tự nhiên, không cần tác động của con người hoặc tác động không đáng kể.



dụ: hạt giống gieo xong chờ nảy mầm, đồ gỗ sơn xong chờ khô.…Thời gian này có thể xen kẽ với thời gian lao động hoặc tách ra thành những thời kỳ riêng biệt tuỳ thuộc vào mỗi ngành sản xuất cụ thể.

+ Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian tư bản đã sẵn sàng làm điều kiện cho quá trình sản xuất nhưng chưa đưa vào sản xuất. Bộ phận tư bản này gọi là bộ phận tư bản hàng hoá (các yếu tố sản xuất đã được mua, dự trữ, để chờ sản xuất, chưa thực sự được sử dụng). Đây chính là điều kiện cho sản xuất được liên tục.

+ Thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư nên rút ngắn thời gian này có ý nghĩa quan trọng đối với nhà tư bản.

- Thời gian sản xuất dài hay ngắn là do tác động của nhiều yếu tố như:

+ Tính chất của ngành sản xuất, các ngành khác nhau có thời gian sản xuất khác nhau.

+ Vật sản xuất chịu sự tác động của quá trình tự nhiên dài hay ngắn. Thời gian này có thể ứng dụng khoa học kỹ thuật để rút ngắn.



d: dùng các loại giống ngắn ngày, dùng chất phụ gia trong xây dựng,…

+ Năng suất lao động và trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật.

+ Dự trữ sản xuất đủ, thiếu hay thừa.

- Thi gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian này bao gồm thời gian mua và thời gian bán, kể cả thời gian vận chuyển.

Thời gian lưu thông = Thời gian mua + Thời gian bán.

Trong thời gian này tư bản không làm chức năng sản xuất do đó không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Thời gian lưu thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó ba yếu tố chủ yếu là:

+ Tình hình thị trường xấu hay tốt.

+ Khoảng cách thị trường xa hay gần.

+ Giao thông khó khăn hay thuận lợi, phương tiện giao thông hiện đại hay thô sơ. Số vòng chu chuyển của tư bản:

Các tư bản khác nhau có tốc độ vận động khác nhau do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như ta đã nghiên cứu ở trên. Để so sánh tốc độ vận động của các tư bản, người ta tính số vòng chu chuyển của các tư bản trong cùng một thời gian nhất định, thông thường là một năm.

Công thức:

CH

n =


ch

Trong đó:

n - Số vòng chu chuyển của tư bản

CH - Thời gian trong một năm (360 ngày, 12 tháng)

ch - Thời gian chu chuyển của một tư bản nhất định (ngày, tháng)

Ví dụ: Một tư bản có thời gian chu chuyển là 8 tháng thì tốc độ chu chuyển trong năm là:

n = 12/ 8 = 1,5 (vòng) - tức là một năm quay 1,5 vòng.

Ta thấy, tốc độ vận động của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian một vòng chu chuyển. Muốn tăng tốc độ chu chuyển phải rút ngắn thời gian chu chuyển.


Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương