NHỮng vưỚng mắc trong việc nâng cao chất lưỢng dạy tiếng anh


Căn cứ chọn phương pháp nghiên cứu



tải về 0.57 Mb.
trang7/21
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích0.57 Mb.
#36700
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   21

3.3. Căn cứ chọn phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu giải quyết vấn đề làm thế nào để tìm được bằng chứng mà chúng ta tin là chúng ta biết được hay có thể từng bước biết được (Guba và Lincoln, 1994; Schwandt, 1994). Gall và các tác giả khác (1999) định nghĩa phương pháp nghiên cứu trong giáo dục là “việc thu thập và phân tích hệ thống những thông tin để từ đó đưa ra những miêu tả, dự đoán, can thiệp hay lý giải liên quan đến những khía cạnh khác nhau của giáo dục” (tr.3). Tương tự như vậy, Gay (1987) nhận xét rằng nghiên cứu giáo dục là việc áp dụng một cách hệ thống theo chuẩn mực phương pháp khoa học để nghiên cứu các vấn đề của giáo dục, nhưng Gay cũng chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa nghiên cứu giáo dục với các nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác. Sự khác biệt đó chính là bản chất của các hiện tượng giáo dục được nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố như ý thức, ngoại cảnh và văn hóa (kể cả ngôn ngữ). Việc khống chế kiểm soát , lý giải, và dự đoán vấn đề nghiên cứu liên quan đến con người là hết sức khó khăn. Làm thế nào để vượt qua được những rào cản của các yếu tố đó để có thể thu thập được những thông tin chính xác cần cho mục đích nghiên cứu luôn luôn là mối quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu giáo dục.

Từ đầu thế ký XX, các nghiên cứu giáo dục chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng như là những phương pháp nghiên cứu chủ đạo, sử dụng việc phân tích mang tính chất tính toán để thiết lập các quy luật và nguyên lý phổ quát (Denzin và Lincoln, 1998; Rossman và Wilson, 1985). Tuy nhiên, từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay các nhà nghiên cứu giáo dục chú trọng nhiều hơn đến việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính với các công cụ thu thập số liệu như phỏng vấn, dự giờ quan sát, viết nhật ký.

Phương pháp nghiên cứu định tính cũng như phương pháp nghiên cứu định lượng, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng (Peshkin, 1993). Phương pháp nghiên cứu định lượng được đối chứng và mang tính khách quan. Với phương pháp này người nghiên cứu “có thể đo được những phản ứng của nhiều đối tượng đối với một số lượng câu hỏi có hạn định. Do vậy nó cho pháp người nghiên cứu so sánh và tập hợp bằng con đường thống kê xác suất các số liệu” (Patton, 1990, tr.165). Ngược lại, phương pháp nghiên cứu định tính mang tính tự nhiên, không đối chứng, mang tính chủ quan và quan sát được quá trình của hiện tượng. Phương pháp này giúp người nghiên cứu thu thập được những số liệu phong phú ngay cả với một số lượng người tham gia rất nhỏ. Do vậy, tuỳ theo vấn đề cần nghiên cứu mà người nghiên cứu có thể thực hiện nghiên cứu sâu trên một số lượng đối tượng nhỏ để có thể hiểu tường tận về các vấn đề cụ thể (Reichardt và Cook, 1979).

Do cả hai phương pháp nghiên cứu trong giáo dục: phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính, đều có những ưu, nhược điểm riêng, cho nên trong những năm gần đây, người ta thường kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu này và gọi chung dưới một cái tên là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (mixed methodology) (Creswell, 2003; Hammersley, 1992). Việc kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu có nhiều ưu điểm (Fraser, 1994; Reichardt & Cook, 1979). Nghiên cứu giáo dục khác với nghiên cứu trong khoa học tự nhiên và các ngành khoa học khác ở chỗ nghiên cứu giáo dục mang tính đa mục đích, quan tâm tìm hiểu cả quá trình giáo dục lẫn kết quả giáo dục. Do vậy việc phân tích đánh giá tác động của giáo dục và việc lý giải quan hệ nhân quả trong giáo dục đỏi hỏi phải tiến hành nhiều công việc mà chỉ có thể thực hiện được một cách có hiệu quả bằng cách kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Hơn nữa, các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính bổ sung cho nhau, chứ không loại trừ nhau. Ví dụ, việc lựa chọn một công cụ thống kê phù hợp với số liệu, rút ra được những kết luận ẩn trong kết quả nghiên cứu thu được và khái quát hóa kết quả nghiên cứu thu được theo không gian nghiên cứu đòi hỏi người nghiên cứu phải dựa vào những thông tin định tính. “Rất đơn giản là người nghiên cứu không thể rút ra được những thông tin gì hữu ích từ những con số nếu người nghiên cứu đó không hiểu được những con số đó nói lên điều gì theo lẽ thường tình” (Reichardt & Cook, 1979, tr.23). Ngoài ra, việc thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau để các số liệu đó bổ sung cho nhau cho phép người nghiên cứu đưa ra những suy luận một cách tin tưởng hơn (Denzin & Lincoln, 1998; Mathison, 1988). Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp rõ ràng khó khăn hơn đối với người nghiên cứu nhưng phương pháp nghiên cứu này ngày càng được đánh giá cao trong nghiên cứu giáo dục (Fraser, 1994; Gogolin & Swartz, 1992; Schulman, 1997).

Mục đích của nghiên cứu này không phải nhằm thử nghiệm một lý thuyết hay một phương pháp giảng dạy cụ thể nào mà mục đích của nó là tìm hiểu thực tế những yếu tố tác động đến chất lượng dạy và học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông. Walker và Tedick (2000) cho rằng “những câu hỏi nghiên cứu liên quan đến nội dung, phương thức, nguyên nhân, hoàn cảnh giáo dục chỉ có thể được trả lời khi đặt chúng vào một bối cảnh cụ thể” (tr.22). Vì vậy trong nghiên cứu này phương pháp nghiên cứu khảo sát miêu tả được sử dụng để đạt mục đích nghiên cứu đề ra.

3.4. Lý do chọn phương pháp nghiên cứu khảo sát miêu tả


Khảo sát miêu tả là một phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi trong giáo dục và ngôn ngữ học ứng dụng cũng như nhiều ngành khác. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để tìm hiểu nhiều vấn đề khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau nhằm mục đích miêu tả hoặc đo lường những đặc tính khái quát nhất của hiện tượng hoặc đối tượng được nghiên cứu. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu này là nó cho phép người nghiên cứu thu thập số liệu một lần cho nên mang tình hiệu quả về kinh tế. Nếu thực hiện khảo sát trên một mẫu đối tượng lớn, các kết quả khảo sát cho phép người nghiên cứu đưa ra những kết luận khái quát chung cho toàn bộ đối tượng được khảo sát.

Mục đích của nghiên cứu này là đi tìm những yếu tố tác động đến chất lượng dạy và học tiếng Anh ở một trường trung học phổ thông. Để đạt được mục đích đó người nghiên cứu không khống chế các biến của hiện tượng được nghiên cứu mà tìm hiểu bản chất của hiện tượng đó trong trạng thái tự nhiên, vốn có của nó. Cụ thể chúng tôi quan tâm tìm hiểu động lực, thái độ cũng như quan niệm về vấn đề học tiếng Anh của học sinh, tại sao các em lại có động lực và thái độ cũng như quan niệm như vậy. Trong một nhà trường phổ thông trung học giáo viên dạy như thế nào trong các giờ tiếng Anh, tại sao họ dạy như thế, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường cũng như điều kiện kinh tế-xã hội bên ngoài nhà trường. Với mục đích đó, chúng tôi cho rằng sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát miêu tả là hợp lý. Cụ thể trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng ba công cụ thu thập số liệu là phiếu câu hỏi khảo sát dành cho học sinh, dự giờ giảng của giáo viên và phỏng vấn giáo viên.




tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương