NHỮng vưỚng mắc trong việc nâng cao chất lưỢng dạy tiếng anh


Thực tế giảng dạy của giáo viên trong lớp



tải về 0.57 Mb.
trang15/21
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích0.57 Mb.
#36700
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21

4.11. Thực tế giảng dạy của giáo viên trong lớp


Toàn bộ giờ giảng của giáo viên mà chúng tôi ghi chép được qua quan sát giờ dạy được phân tích để tìm ra những đặc điểm nổi bật và chung nhất trong giờ dạy của giáo viên. Trên cơ sở đó khi phân tích chúng tôi đối chiếu với những số liệu thu thập được qua các công cụ khác như phiếu khảo sát và ý kiến trả lới phỏng vấn của giáo viên để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.

Một đặc điểm dễ nhận ra nhất trong cách dạy của giáo viên là sự phụ thuộc nặng nề vào sách giáo khoa. Tính sáng tạo của giáo viên đối với việc sử dụng sách giáo khoa là rất ít. Dưới đây là một đoạn trích về phần chính trong một giờ dạy nói (Grade 10 Unit 14 - The World Cup - Grade 10 - Speaking)



1

5



T: In World Cup 2006, the Italian team defeated the French team by 4 to 2. You all know about these teams, so now we come to Task 2 in the textbook. (Write on the board - Unit 14: Speaking) You have to look at the table on page 146 carefully. It has year, time, and all information of World Cup. Hãy xem bảng sau đó các em trò chuyện theo nhóm. Mỗi nhóm phải cử ra 1 interviewer. Các em hãy nhìn kỹ vào ví dụ của sách giáo khoa. (Students work in groups for around 5 minutes)




T: Now let’s talk. Group 1




(Group 1- S1 = interviewer) S1: When was the twelve world cup held?

10

S2: in Spain




S1: which teams played in the final match?




S3: Italy and West Germany




S1: Which team became the champion?




S4: Italy

15

S1: What was the score of the match?




S5: three one

(Các nhóm khác được gọi lên nói tiếp về những thông tin khác trong sách giáo khoa)

Hoạt động trên đây được ghi trong sách giáo khoa như sau:

1 Task 2: Work in pairs. Look at the table below. Ask and answer questions.

Example:

A: Where was the first World Cup held?

B: It was help in Uruguay.

5 A: Which teams played in the final match?



B: Urguay and Argentina.

A: Which team became the champion?

B: Urguay

A: What was the score of the match?

10 B: 4-2

Trong đoạn trích trên đây ta thấy giáo viên chỉ sử dụng các hoạt động trong sách giáo khoa một cách máy móc và vì vậy mặc dù đây là giờ nói nhưng thực chất những gì học sinh “nói” chỉ là đọc lại các câu mẫu trong sách giáo khoa. Đáng ra đây là một chủ đề rất dễ làm cho giờ học sôi động vì chủ đề của bài khá quen thuộc với các em. Từ dòng 9 đến dòng 16 trên đây, mặc dù toàn bộ hoạt động này là của học sinh nhưng thực chất đây là những câu nói của sách giáo khoa chứ không phải của học sinh. Nói cách khác học sinh không có cơ hội để sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những điều các em muốn nói một cách tự do và tự nhiên.

Phần tiếp theo giáo viên vẫn dạy theo một kiểu là bám chặt vào sách giáo khoa. Trong sách giáo khoa yêu cầu như sau:



Task 3: Work in groups. Take turns to talk about the World Cup winners, using the information in the table in Task 2.

Example: The first World Cup was held in Uruguay in 1930. The final match was between Uruguay and Argentina. Uruguay defeated Argentina by 4 to 2.

Và dưới đây là cách dạy hoạt động này của cô giáo.



1

T: Các em đã trả lời rất tốt. Bây giờ mỗi nhóm hãy cử ra một người nói về một kỳ world cup với các thông tin đã có (Học sinh chuẩn bị khoảng 3 phút)

5


Một học sinh trong nhóm 1: The 16th wworrld cup was held in France in 1998. The final match was between France and Brazil. France defeated Brazil by three nil.




T: very good

10


Một học sinh trong nhóm 2: The nine world cup was in Mexico. Its host country was Mexico. The final match between Brazil and Italy. The champion is Brazil. Brazil defeated Italy by four one.

(Observation 2)

Với cách dạy nói như trên thì học sinh chỉ cần bỏ sách giáo khoa ra là không nói được gì nữa. Đồng thời những học sinh khá giỏi có thể sẽ nghĩ rằng các em không cần đến lớp mà vẫn học được bài. Với số lượng 45 học sinh trong lớp mà dạy như thế này thì chỉ có khoảng 10 em có cơ hội được “đọc” sách giáo khoa. Số còn lại chắc sẽ không có việc gì để làm.

Dưới đây là một giờ dạy viết cho lớp 11 ở một trường khác. Yêu cầu của sách giáo khoa là học sinh viết một bài tiểu sử ngắn (biography) của Neil Armstrong theo các thông tin cho sẵn trong sách.

Bước đầu tiên giáo viên cho học sinh làm quen với 5 đơn vị từ vựng trong sách giáo khoa.



T: Let’s look at information before writing (viết lên bảng)

  • date/ place of birth

  • career

  • date of death

  • Quote = famous saying

Now open your textbook and look at Task 1. In the Task 1, there are five information in the box. Now you work in pairs to fill information of Neil Amstrong. (học sinh làm việc)

Bước tiếp theo giáo viên ghi các từ vựng và các đơn vị ngữ pháp cần thiết cho học sinh viết bài lên bảng.

1 T: Let’s pay attention to these when you write a biography.

(Viết trên bảng)

1. New words:

to be appointed to eg. He was appointed headmaster of ….

5 vice chairman: (n) (giải thích nghĩa bằng tiếng Việt)



Committee : (n) (giải thích nghĩa bằng tiếng Việt)

To investigate: to study

challenger shuttle disaster

giant leap

  1. Prepositions; articles, phrases, tenses

  2. prep: at, on, in, from… to, with

  3. articles: an/ a/ the

  4. phrases: to be known as….; work as …., receive from, resign from

e.g. He received his BS from Purdue University in 1955.

Tenses: simple present: the heading and the end

Past tense: the body

Who can translate the quote of Neil Amstrong?

(một học sinh xung phong dịch)

Bước tiếp là giáo viên giao cho học sinh viết bài.



T: Now I want you to write a biography of Neil Amstrong. Remember to use suggestion in Task 1 in the textbook and my guiding on the board. Time for you is 10 minutes. Let’s work in groups. (học sinh được chia thành 4 nhóm)

Sau 10 phút giáo viên yêu cầu các nhóm treo bài viết của mình lên bảng và cho nhận xét bài của một nhóm.

Và dưới đây là cách chữa bài viết cho học sinh của giáo viên

1 T: Look at the paragraph of Group 1, and I’ll underlie and correct some sentences.

T: ‘becomes first human’ is not correct. Who can correct?

One student: became the first human.

5 T: ‘receive’ is right or wrong.



Some students: wrong. It is ‘received’

T: We should use ‘the’ before ‘university’. The university of California…

T: Chúng ta không nói “he appointed” mà phải dùng ở dạng bị động là “he was appointed”. Các nhóm còn lại tự sửa lỗi cho nhau

(Observation 4)

Đối với kỹ năng nghe, sự phụ thuộc của giáo viên vào sách giáo khoa còn thể hiện rõ hơn. Giờ dạy nghe cũng giống như giờ dạy đọc hiểu thực chất là một giờ kiểm tra học sinh nghe hiểu và đọc hiểu chứ không phải dạy. Nghĩa là giáo viên chỉ quan tâm sao cho học sinh trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa là được, thậm chí nếu học sinh không nghe được thì giáo viên cho câu trả lời và bài học kết thúc. Khi dự giờ giáo viên có thể thấy giáo viên cũng thực hiện các bước lên lớp như tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho học sinh trước khi nghe hoặc đọc nhưng cách làm của giáo viên ở bước này chủ yếu chỉ là cung cấp từ vựng còn các hoạt động khác chỉ mang tính hình thức không gắn kết gì với những hoạt động chính trong bài. Dưới đây là một đoạn trích giờ dạy nghe (Lớp 10 - Unit 10).

1 T: Have you seen a forest fire?

Ss: No

T: Now we learn some new words before you listen (Viết các từ mới lên bảng: forest, forester, valuable, campfire, destroy, awful)

5 T: Who knows the meaning of these words?



(Một học sinh giơ tay; giáo viên chỉ định em đọc nghĩa các từ trên bằng tiếng Việt)

T: Now listen (Mở băng cho học sinh nghe)

T: Did you hear clearly ?

10 Ss: No



T: Let’s listen again.

T: (sau khi học sinh nghe xong lần thứ hai) I want you to look at Task 1 carefully and gues the order of the events. Các em thử đoán xem trình tự các sự kiện. Gọi một học sinh trả lời.

(Observation 1 )

Trong tất cả các đoạn trích giờ dạy của giáo viên trên đây hình như giáo viên chỉ quan tâm dạy sao cho hết bài trong sách giáo khoa còn học sinh học như thế nào thì có lẽ họ ít để ý tới. Quy trình lên lớp của giáo viên cũng rất máy móc chủ yếu tuân thủ theo các bước được tập huấn mà ít quan tâm đến mục đích của từng hoạt động đưa ra cho học sinh thực hiện. Việc điều chỉnh nội dung sách giáo khoa như thế nào cho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp là một thách thức lớn vượt ra ngoài năng lực sư phạm của giáo viên.




tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương