NHỮng vưỚng mắc trong việc nâng cao chất lưỢng dạy tiếng anh


Các yếu tố liên quan đến chất lượng học ngoại ngữ



tải về 0.57 Mb.
trang3/21
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích0.57 Mb.
#36700
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

2.3. Các yếu tố liên quan đến chất lượng học ngoại ngữ


Các nhà nghiên cứu về quá trình học ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ từ lâu đã quan tâm đến việc nghiên cứu tìm ra những yếu tố quan trọng có thể giúp cho việc dự đoán thành công hay thất bại của quá trình học ngôn ngữ thứ hai. Mặc dù các nghiên cứu này không mang lại kết quả mong muốn nhưng khái quát lại có ba nhóm yếu tố được giả định cho là ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của việc học ngôn ngữ thứ hai. Đó là:

  1. Bối cảnh của người học hay điều kiện học tập bao gồm điều kiện học tập trong nhà trường và bên ngoài nhà trường, điều kiện được tiếp xúc với môi trường ngôn ngữ tự nhiên của ngôn ngữ đang học. (Beebe, 1985)

  2. Bối cảnh xã hội bao gồm thái độ và động lực học tập xuất phát từ môi trường chính trị, văn hoá và ngôn ngữ-xã hội. (Gardner, 1980)

  3. Đặc tính của người học bao gồm các biến số nhận thức như năng khiếu ngôn ngữ, trình độ hiểu biết và sử dụng tiếng mẹ đẻ, hệ số thông minh (IQ) cũng các đặc điểm mang tính cá nhân khác. (Cummins, 1979a, 1979b, 1980, 1981)

Willis (1996) cho rằng để học ngoại ngữ thành công, người học cần có bốn điều kiện (conditions). Những điều kiện đó là (a) tiếp xúc với ngôn ngữ đang học dưới dạng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết phù hợp với trình độ của người học để học có thể hiểu được nếu cố gắng một chút; (b) cơ hội để sử dụng ngoại ngữ bằng hình thức nghe, nói, đọc, viết để thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó; (c) động lực học ngoại ngữ (motivation) bao gồm động lực tìm cách xử lý những ngôn ngữ họ thu nhận được từ người khác mà bản thân chưa hiểu hết và động lực sử dụng ngoại ngữ một cách tích cực; (d) được học dưới sự hướng dẫn của giáo viên (instruction). Willis cho rằng trong bốn điều kiện trên thì ba điều kiện đầu là cốt yếu còn điều kiện thứ tư - sự hướng dẫn của giáo viên - chỉ là điều kiện mong muốn vì sự hướng dẫn của giáo viên chỉ có thể giúp người học học ngữ pháp mà thôi (tr.10-16). Quan điểm của Willis về vai trò của giảng dạy trong quá trình học ngoại ngữ chắc còn nhiều điều phải bàn thêm nhưng những điều kiện mà Willis đưa ra cần được tham khảo khi bàn đến các yếu tố tác động đến chất lượng học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.

Trong cuốn sách Understanding Second Language Acquisition (1985), tác giả cuốn sách là Ellis định nghĩa khái niệm thụ đắc ngôn ngữ thứ hai như sau: “Thụ đắc ngôn ngữ thứ hai được dùng như một thuật ngữ khái quát để chỉ cả quá trình thụ đắc [ngôn ngữ thứ hai] không qua con đường giảng dạy (hay tự nhiên) và quá trình thụ đắc thông qua giảng dạy (hay trong lớp học) (tr.5). Với nghĩa đó, các lý thuyết về quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai khẳng định quá trình học một ngoại ngữ hay ngôn ngữ thứ hai là một quá trình gian nan, vất vả vì người học đồng thời phải thực hành, luyện tập và phát triển nhiều kỹ năng liên quan đến năng lực sử dụng ngôn ngữ. Quá trình đó chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố hỗ trợ nhưng cũng có những yếu tố cản trở quá trình học ngoại ngữ. Ellis (1985) chia các yếu tố đó thành hai nhóm: nhóm các yếu tố cá nhân và nhóm các yếu tố chung. Theo cách lý giải của ông thì các yếu tố cá nhân gồm sự năng động, thái độ đối với giáo viên và môn học và thói quen học tập của cá nhân người học. Các yếu tố chung gồm tuổi, năng khiếu ngôn ngữ, kiểu nhận thức, động lực và tính cách của người học.

Cách phân chia các yếu tố của Ellis không phù hợp với mục đích của nghiên cứu này vì mục đích của nghiên cứu này không phải là tìm hiểu quá trình thụ đắc ngoại ngữ của người học mà mục đích chính là tìm ra những yếu tố tác động đến chất lượng dạy và học ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Anh ở trường trung học phổ thông của Việt Nam. Do vậy chúng tôi trong nghiên cứu này chỉ bàn đến các yếu tố liên quan đến hoạt động học và hoạt động dạy tiếng Anh ở trường trung học phổ thông Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm thái độ của học sinh đối với môn tiếng Anh, điều kiện học tập môn tiếng Anh trong trường trung học phổ thông và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi chia các yếu tố thành ba nhóm: nhóm các yếu tố liên quan đến người học như thái độ và động lực học tiếng Anh của học sinh; nhóm các yếu tố liên quan đến người dạy gồm trình độ chuyên môn (chủ yếu là khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp) và phương pháp giảng dạy trên lớp của họ; cuối cùng là nhóm các yếu tố về điều kiện vật chất phục vụ dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông như hiện trạng lớp học, số giờ lên lớp dành cho môn tiếng Anh, điều kiện tiếp xúc với ngoại ngữ, sách giáo khoa. Ba nhóm yếu tố trên đây có quan hệ biện chứng với nhau. Thái độ, động lực của người học đối với môn học (tiếng Anh) được hình thành, phát triển hoặc mất đi trong môi trường học tuỳ theo điều kiện học có tốt hay không, chất lượng bài giảng của giáo viên như thế nào. Chất lượng bài giảng của giáo viên chịu ảnh hưởng của thái độ, động lực và trình độ ngoại ngữ của người học cũng như cơ sở vật chất và môi trường học tập của nhà trường. Môi trường học tập của nhà trường lại chịu tác động của người học và người dạy.

Nghiên cứu này được dựa trên quan điểm cho rằng ngôn ngữ vừa mang tính cá nhân con người vừa mang tính xã hội. Việc tiếp thụ ngôn ngữ luôn diễn ra trong một môi trường xã hội cụ thể và chịu tác động của môi trường xã hội đó. Trong môi trường xã hội đó các yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị sinh hoạt hàng ngày và điều kiện tiếp xúc ngôn ngữ là những điều kiện quan trọng để xem xét vấn đề chất lượng dạy ngoại ngữ. (Brown, 2002)



Gorlach (1995) đưa ra bốn nguyên nhân của chất lượng học tiếng Anh thấp ở nhiều quốc gia đang phát triển. Bốn nguyên nhân đó quan hệ biện chứng với nhau, nguyên nhân này đẻ ra nguyên nhân kia. Đó là:

  1. sự hạn hẹp về ngân sách dẫn đến

  2. lớp học đông, học liệu không đầy đủ, giáo viên không được đào tạo bài bản mà mức lương của họ lại thấp cho nên

  3. tiếng Anh được sử dụng ngày càng xa chuẩn trong khi đó

  4. nhu cầu biết tiếng Anh không hề giảm đi do vị thế của tiếng Anh, sự cần thiết phải biết tiếng Anh để có việc làm ở trong nước cũng như ích lợi của tiếng Anh sau khi người ta định cư ở nước ngoài. (tr. 35)

Aduwa-Ogiegbaen (2006) tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát (questionnaire) trên 3000 học sinh trung học phổ thông của Nigeria để xác đinh các yếu tố tác động đến chất lượng dạy và học tiếng Anh ở trường trung học của Nigeria. Kết quả cho thấy chất lượng dạy và học tiếng Anh ở các trường trung học Nigeria thấp là do các nguyên nhân dưới đây:

  1. Thời lượng dạy trên lớp không đủ, thiếu học liệu cần thiết và phương pháp dạy của giáo viên chưa phù hợp với học sinh;

  2. Cơ sở vật chất của nhà trường quá thiếu thốn, nhà trường không

có thư viện hoặc nếu có thì sách vở của thư viện cũng quá ít ỏi, lớp học đông từ 70 đến 100 học sinh trong mỗi lớp.

Kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra của Hu (2005) trên 252 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông của Trung Quốc đang tham dự một khóa học nâng cao kỹ năng giao tiếp tại một trường đại học của Singapore cho thấy phương pháp dạy học của giáo viên trong lớp chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế-xã hội bên ngoài lớp học. Chất lượng dạy và học tiếng Anh khác nhau ở các vùng kinh tế khác nhau. Học sinh ở những vùng kinh tế khó khăn có thái độ, động lực học tiếng Anh yếu hơn và do đó kết quả học tiếng Anh cũng thấp hơn so với những học sinh ở các vùng có trình độ kinh tế phát triển cao hơn. Đồng thời chất lượng giáo viên ở những vùng kinh tế phát triển cũng cao hơn so với các vùng kinh tế khó khăn. Cơ sở hạ tầng của nhà trường cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học tiếng Anh. Những kết quả nghiên cứu của Hu cho thấy vấn đề chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục tiếng Anh nói riêng là một vấn đề phức tạp và đa diện, chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa.




tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương