NHỮng vưỚng mắc trong việc nâng cao chất lưỢng dạy tiếng anh



tải về 0.57 Mb.
trang8/21
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích0.57 Mb.
#36700
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21

3.5. Cách chọn mẫu nghiên cứu


Trong việc chọn trường để nghiên cứu, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù mục đích của nghiên cứu này không nhằm vào việc đi tìm ra những câu trả lời chung về các yếu tố tác động đến chất lượng dạy và học tiếng Anh ở tất cả các trường trung học phổ thông ở Việt Nam nhưng ý định của chúng tôi là tìm được ba trường đại diện cho ba miền Bắc, Trung và Nam theo tính chất địa lý của nước ta. Chúng tôi đã liên hệ với nhiều trường ở ba vùng miền nhưng đều bị khước từ vì giáo viên không muốn cho dự giờ. Đây có lẽ là một khó khăn chung cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam (Phạm Hòa Hiệp, 2006). Nhìn chung giáo viên các trường trung học không muốn có người đến dự giờ của mình. Ở một số trường thậm chí lãnh đạo trường cũng không muốn có người ngoài đến dự giờ của giáo viên trường mình.

Rất may sau đó thông qua quan hệ cá nhân của một số học viên cao học chúng tôi cũng đến dự giờ, phỏng vấn giáo viên và làm khảo sát trên học sinh được ba trường tại ba vùng địa lý khác nhau như ý định ban đầu. Cụ thể một trường ở đồng bằng Bắc bộ, một trường ở vùng duyên hải miền Trung và một trường ở đồng bằng sông Mê Kông (Nam bộ). Thông tin chi tiết về các trường này được trình bày dưới đây. Trong báo cáo này, tên ba trường này sẽ được gọi là Trường Bắc Việt, Trường Trung ViệtTrường Nam Việt theo thứ tự kể trên. Để đảm bảo tính nặc danh trong nghiên cứu, tên của các trường này là những tên trường được thay đổi, không phải là tên thật của trường. Về mặt địa lý, ba trường này nằm ở ba vùng Bắc, Trung, Nam theo thứ tự đã kể.



Trường Bắc Việt

Trường được thành lập năm 1970. Năm học 2007-2008 nhà trường có 60 lớp trong đó có 16 lớp 10 (726 học sinh), 19 lớp 11 (947 học sinh) và 25 lớp 12 (1272 học sinh). Tổng số giáo viên tiếng Anh là 12 người (1 nam), trong đó số giáo viên có bằng sư phạm tiếng Anh chính quy là 4; số có bằng sư phạm tiếng Anh tại chức là 2; số giáo viên tiếng Nga được đào tạo lại là 6. Tuổi đời trung bình của giáo viên tiếng Anh là 46.

Tổ ngoại ngữ của trường được trang bị một bộ máy tính gồm cả máy quét (scanner) và ba phòng học chức năng được trang bị đầu video, máy tính và máy chiếu (projector). Tuy nhiên theo giáo viên ở đây cho biết việc sử dụng các phòng này là rất hạn chế vì đa số giáo viên không muốn sử dụng. Trường có một thư viện nhỏ chủ yếu để phục vụ giáo viên với khoảng 40 đầu sách tham khảo cho giáo viên không kể sách giáo khoa. Các sách tham khảo chủ yếu là sách bài tập bổ trợ, sách ngữ pháp hay sách hướng dẫn soạn giáo án, không có sách tham khảo về phương pháp dạy học.

Về mặt địa lý trường nằm ở vùng đô thị, rất gần Thủ đô Hà Nội. Kinh tế khá phát triển và trình độ dân trí thuộc loại cao so với cả nước. Học sinh một phần là con em nông dân, một phần là con cán bộ viên chức nhà nước hoặc con các gia đình buôn bán nhỏ.



Trường Trung Việt

Đây là trường thuộc vùng duyên hải miền Trung. Toàn trường có 2174 học sinh và 81 giáo viên, trong đó có 9 giáo viên tiếng Anh (8 nữ, 1 nam). Một nửa giáo viên tốt nghiệp sư phạm chính quy ngành tiếng Anh, còn một nửa là tại chức vốn là giáo viên tiếng Nga được đào tạo lại để dạy tiếng Anh. Tuổi đời trung bình của giáo viên tiếng Anh là 33.5. Hơn một nửa lớp học của trường được xây kiên cố, số còn lại trong nhà xây bằng gạch, nhưng đã cũ. Những lớp học trong các toà nhà kiên cố rất sang trọng và sáng sủa nhưng những lớp học trong các nhà gạch cũ thì chật hẹp, cửa số hầu hết bị hỏng, trời mùa đông ngồi rất lạnh. Cả phòng học chỉ có một ổ cắm điện để ngay ở cửa ra vào nên khi dạy nghe giáo viên phải dùng một dây điện dài vắt ngang qua lớp từ trái sang phải để đến bàn giáo viên. Sách tiếng Anh trong thư viện của trường hết sức nghèo nàn bao gồm 11 cuốn Tuyển tập đề thi tiếng Anh Olympic lần thứ VII, xuất bản năm 2003; 2 cuốn Giới thiệu đề thi tuyển sinh môn tiếng Anh; 1 quyển Bài tập tiếng Anh và 1 quyển các đề thi trắc nghiệm tiếng Anh. Thiết bị dạy tiếng Anh duy nhất là 2 máy cát-xét.

Trường cách trung tâm của một trong những thành phố lớn của miền Trung khoảng 18km. Ở vùng này người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và đánh bắt hải sản. Các điều kiện kinh tế-xã hội của người dân nhìn chung chưa cao.

Trường Nam Việt

Đây là trường phổ thông trung học được thành lập năm 1985 với 28 lớp và 69 giáo viên lúc đầu. Hiện tại số học sinh của trường là 2068 được phân vào 46 lớp (18 lớp 10; 14 lớp 11; và 14 lớp 12). Đây là trường phổ thông trung học lớn thứ ba trong tỉnh với 25 phòng học, trong đó có 15 phòng học được xây kiên cố. Cả trường có một máy chiếu projector dùng chung cho các môn. Tổ tiếng Anh có 2 máy cát-xét dùng để dạy nghe. Trong thư viện của trường hầu như không có một quyển sách tiếng Anh nào. Do đó giáo viên cũng không có khái niệm sử dụng thư viện.

Toàn trường có 13 giáo viên tiếng Anh với tuổi đời trung bình là 31.5. Trong số đó 9 giáo viên tốt nghiệp sư phạm chính quy ngành Anh văn, số còn lại là tốt nghiệp đại học tại chức. Tất cả đều là nữ.

Trường nằm cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 15 km.Đây là vùng kinh tế nông nghiệp, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa. Một số ít gia đình tham gia kinh doanh nhỏ.


3.6. Phương pháp thu thập số liệu


Đối với một nghiên cứu khảo sát miêu tả, người nghiên cứu thường tiến hành thu thập số liệu tại một thời điểm nhất định với ý định miêu tả bản chất của điều kiện tồn hữu hoặc xác định các chuẩn để sử dụng chúng cho mục đích so sánh với các điều kiện tồn hữu. Các công cụ được sử dụng để thu thập số liệu được sử dụng phổ biến là phỏng vấn, phiếu khảo sát, quan sát, các thang đo thái độ, hay các bài trắc nghiệm chuẩn. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng ba công cụ thu thập số liệu là: phiếu khảo sát đối với học sinh, quan sát giờ dạy của giáo viên và phỏng vấn giáo viên.

Phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát (questionnaire) được dùng để tìm hiểu thái độ, động lực, điều kiện học tập và sử dụng tiếng Anh cũng như những vấn đề vướng mắc theo ý kiến của học sinh. Phiếu câu hỏi gồm 3 phần. Phần I là những thông tin cá nhân như học sinh đang học lớp mấy, trình độ tiếng Anh của cá nhân theo sự tự đánh giá của học sinh và mục đích học tiếng Anh của cá nhân học sinh. Phần 2 gồm 12 câu hỏi được trình bày theo thang đo thái độ của Likert. Tuy nhiên trong phiếu này chúng tôi chỉ sử dụng 4 bậc đo thái độ từ Rất không đồng ý, Không đồng ý đến Rất đồng ý thay vì 5 bậc như cách đo thông thường. Điều này là để tránh người trả lời không chịu suy nghĩ mà chỉ chọn bậc Không biết. Các câu hỏi trong phần này nhằm tìm hiểu thái độ, động lực, điều kiện học tập và sử dụng tiếng Anh cũng như ý kiến đánh giá của học sinh về việc dạy và học tiếng Anh ở trường. Ví dụ về thái độ và động lực học tiếng Anh của học sinh chúng tôi sử dụng những câu hỏi như sau:






Rất không đồng ý

Không đồng ý


Đồng ý

Rất đồng ý

4. Nếu vì lý do nào đó môn tiếng Anh không được dạy ở trường nữa thì em sẽ rất buồn.













15. Em muốn Bộ Giáo dục tăng thêm số giờ học tiếng Anh trong tuần ở trường trung học phổ thông.













Các câu hỏi này được mã hóa bằng số khi phân tích với 1 là Rất không đồng ý và 4 là Rất đồng ý. Câu nào có điểm trung bình (mean) cao là câu được sự đồng thuận cao của người trả lời. Đối với những câu có nghĩa tiêu cực thì cách tính và ý nghĩa ngược lại.

Phần III gồm hai câu hỏi mở để học sinh tự trả lời tự do theo suy nghĩ của các em. Câu hỏi 1 hỏi ý kiến của học sinh về những điều các em hài lòng và chưa hài lòng về việc dạy và học tiếng Anh ở trường. Câu 2 hỏi ý kiến của các em về những giải pháp có thể thực hiện ở trường trung học phổ thông để giúp học sinh học tiếng Anh tốt hơn. Tất cả câu hỏi này đều được phát cho học sinh ở ba khối lớp 10, 11 và 12 của ba trường ở ba miền được chọn để nghiên cứu. Trước khi Phiếu câu hỏi được sử dụng chính thức, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trên 50 học sinh, sau đó về chỉnh sửa câu chữ một số câu theo kết quả của thử nghiệm. Ví dụ câu số 6 hỏi về mục đích học tiếng Anh, lúc đầu chúng tôi có một phương án trả lời là “để sau này sử dụng vào mục đích học tập của em”. Sau khi xử lý kết quả thứ nghiệm chúng tôi thấy có vẻ như học sinh hiểu nhầm câu hỏi này nên tiến hành hỏi lại học sinh thì quả đúng là họ hiểu đây là việc học tiếng Anh ở trường nên chúng tôi sửa lại là “vì tiếng Anh là một môn học bắt buộc ở trường”.



Phỏng vấn

Berg (1989) và Lincoln và Guba (1985) miêu tả phỏng vấn là “một cuộc trò chuyện có mục đích” và mục đích của chúng tôi trong nghiên cứu này là để hiểu rõ hơn ý kiến của giáo viên về những khó khăn và thuận lợi của họ trong việc giảng dạy tiếng Anh cũng như đánh giá của họ về thái độ, động lực học tập của học sinh. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành trong nghiên cứu này là bán linh hoạt (semi-structured). Lựa chọn phương thức phỏng vấn này chúng tôi được linh hoạt trong việc thu thập số liệu từ người trả lời phỏng vấn. Trong khi tiến hành phỏng vấn chúng tôi và người được phỏng vấn có thể đi sâu vào những vấn đề cần quan tâm mà khi lên kế hoạch chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn chúng tôi không thể lường tới được. Như vậy chúng tôi có thể thu thập được những thông tin sâu về tình hình giảng dạy trong trường theo cách nhìn nhận của giáo viên là những người trong cuộc, những khó khăn, vướng mắc họ gặp phải cũng như cách đánh giá về tinh thần, thái độ học tập của học sinh. Tuy nhiên phương thức phỏng vấn bán linh hoạt có một bất lợi là việc xác định những ý kiến theo xu hướng chung là rất khó vì mọi ý kiến của người được phỏng vấn đều mang tính cá nhân.



Dự giờ, quan sát lớp học

Dự giờ, quan sát lớp học là một trong những phương pháp nghiên cứu phổ biến trong giáo dục nói chúng và trong giáo dục ngoại ngữ nói riêng. Phương pháp này được đề xuất vào những năm 1920 và 1930 tại Hoa Kỳ để nghiên cứu hiệu quả của các thủ pháp sư phạm mà giáo viên sử dụng trong lớp học. Số liệu thu thập được qua dự giờ, quan sát lớp học cho phép người nghiên cứu thu thập được số liệu trực tiếp và chính vì ưu điểm này dự giờ, quan sát lớp học được coi là một trong ba phương pháp nghiên cứu thực nghiệm cơ bản (Dorrnei, 2007).

Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành dự giờ 2 giáo viên ở mỗi trường nghiên cứu. Mỗi giáo viên được dự hai giờ trong hai tuần khác nhau. Việc chọn giáo viên để dự giờ hoàn toàn dựa theo sự tự nguyện của giáo viên đồng thời được phép của Hiệu trưởng nhà trường. Giáo viên được dự giờ do vậy đã biết trước giờ dạy của mình có người dự và họ tự chọn bài dạy cho dự giờ. Cũng cần phải nói rằng việc xin phép dự giờ của giáo viên là hết sức khó khăn vì giáo viên luôn tìm cách từ chối. Thực tế chúng tôi chỉ có thể dự giờ được ở hai trường, một trường ở miền Nam và một trường ở miền Trung, còn trường ở miền Bắc thì giáo viên không muốn có người dự giờ và lãnh đạo nhà trường cũng không đồng ý. Do những giáo viên tự nguyện cho chúng tôi dự giờ không thấy thoải mái với việc ghi hình hoặc ghi âm lại giờ dạy của họ cho nên chúng tôi thực hịên việc dự giờ và ghi chép (fieldnotes) càng chi tiết càng tốt. Số liệu được phân tích theo các sự kiện quan trọng trong giờ học mà chúng tôi quan sát được, ví dụ như việc giáo viên giảng cấu trúc ngữ pháp, hoạt động của học sinh theo sự hướng dẫn của giáo viên, phương pháp quản lý lớp học của giáo viên và giao tiếp giữa giáo viên và học sinh trên lớp.



tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương