NHỮng vưỚng mắc trong việc nâng cao chất lưỢng dạy tiếng anh


Vai trò của động lực và thái độ của người học trong học ngoại ngữ



tải về 0.57 Mb.
trang4/21
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích0.57 Mb.
#36700
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

2.4. Vai trò của động lực và thái độ của người học trong học ngoại ngữ


Trước kia, các nhà nghiên cứu về quá trình học ngôn ngữ thứ hai thường gắn thành công của việc học ngoại ngữ với phương pháp học ngoại ngữ của người học (learner strategies) (ví dụ Rubin, 1975; Stern, 1975; Naiman, Frohlich, Stern và Todesco, 1978; Chamot, 1987; Oxford, 1990; Chamot và O’Malley, 1994). Kết quả nghiên cứu của các tác giả này nhìn chung đều khẳng định những người học ngoại ngữ thành công là những người có phương pháp học tập thích hợp. Tuy nhiên gần đây các nhà nghiên cứu đã có những phát hiện mới về những yếu tố có liên quan đến sự thành bại trong học ngoại ngữ. Ames (1986) cho rằng hiệu quả của người học cần được xem xét trong mối quan hệ với những đức tin hay tự tính bất thoái và những cảm nhận giúp người học có thể trở nên tích cực tham gia học tập, độc lập trong học tập và tự tin trong học tập. Đồng ý kiến về vấn đề này McCombs (1990) đưa ra ý kiến rằng thái độ và đức tin có thể có những tác động đến phương pháp học tập và nỗ lực học tập của cá nhân. Quan điểm hiện nay coi thái độ của người học có vị trí trung tâm trong toàn bộ quá trình học ngoại ngữ. Lý do các nhà nghiên cứu đưa ra là thái độ của người học đối với việc học ngoại ngữ là điều kiện của hành vi học ngoại ngữ hay còn gọi là phương pháp học ngoại ngữ. Thái độ gồm ba yếu tố cấu thành là: yếu tố nhận thức, yếu tố tình cảm và yếu tố hành vi (Mantle-Bromley, 1995; Wenden, 1998; Zimbardo & Leippe, 1991). Yếu tố nhận thức của thái độ bao hàm những điều cá nhân biết hoặc tin tưởng về đối tượng của thái độ. Yếu tố tình cảm là mức độ thích hay không thích, chấp thuận hay không chấp thuận liên quan đến đối tượng thái độ như giáo viên hay lớp học. Yếu tố hành vi là thái độ khiến người ta hành động theo một cách thức nhất định nào đó. Nghiên cứu của Gan, Humpreys và Hamp-Lyons trên các sinh viên đại học của Trung Quốc lục địa và Hồng Kông cho thấy những sinh không đạt kết quả tốt trong học tiếng Anh là những sinh viên có thái độ tiêu cực với việc học tiếng Anh. Họ thấy chán nản với cách dạy của giáo viên; họ cho rằng giáo viên không những không giúp đỡ họ mà thậm chí còn khó gần. Họ thấy mất lòng tin vào việc học tiếng Anh vì họ cho rằng giáo viên không có khả năng giúp đỡ họ đạt kết quả trong kỳ thi tiếng Anh. Tuy nhiên mối quan hệ giữa ba yếu tố thái độ trong mô hình trên lại không được đề cập đến. Chúng ta không biết được ba yếu tố cấu thành thái độ này tác động qua lại với nhau như thế nào. Nghiên cứu trên đây của Gan, Humpreys và Hamp-Lyons cho thấy tác động qua lại giữa chất lượng giảng dạy với thái độ của học sinh, vậy còn quan hệ tác động giữa các yếu tố khác thì sao? Liệu thái độ tích cực có tự động chuyển thành hành vi tích cực không là vấn đề chưa rõ.

Động lực của người học (learner motivation) là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại trong học tập của người học (Hidi & Harackiewicz, 2000; Ryan & Connell, 1989; SterNam Việterg & Wagner, 1994) vì động lực sẽ gieo vào người học hạt giống của sự tự tin. Theo quan niệm truyền thống động lực học ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ được chia thành hai loại: động lực hội nhập (integrative) và động lực phương tiện (instrumental) (Gardner & Lambert, 1972), hay động lực nội sinh (insstrinsic) và động lực ngoại sinh (extrinsic) (Deci, 1975). Tuy nhiên trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, các nhà nghiên cứu về động lực học ngoại ngữ đi theo một hướng nghiên cứu mới nhờ có những tiến bộ mới trong tâm lý giáo dục (Dorney & Skehan, 2003). Ví dụ, một số nhà nghiên cứu tin rằng quá trình học ngoại ngữ đều có tác động của các yếu tố điều phối thuộc về người học và những yếu tố thuộc về ngoại cảnh (Noels, 2001; Noels, Pelletier, Clement, & Vallerand, 2000; Chen, Warden, & Chang, 2005). Các nhà nghiên cứu này tập trung nghiên cứu mô hình động lực của người học trong môi trường văn hóa-xã hội và giáo dục nhất đinh. Họ nhấn mạnh rằng động lực chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố ngoại cảnh (Dorney, 1998; Ehrman, 1996; Noels, 2001). Động lực của người học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường học tập trong trường và trong lớp học, giáo viên và chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như kết quả học tập của người học (Guay, Vallerand, & Blanchard, 2000; Hardre, 2003; Deci & Ryan, 1985, 2002; Pintrich & Schunk, 1996; Reeve, 1996; Reeve et al., 2004; Ames, 1992; Ames & Archer, 1988).

Ellis (1996) cho rằng động lực học tập tiếng Anh của học sinh Việt Nam được hình thành chủ yếu do phương pháp giảng dạy của giáo viên và do kết quả thi tốt. Tương tự như vậy, Trần Thị Lý thấy rằng động lực học viết tiếng Anh của sinh viên đại học ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh và do nhu cầu ngôn ngữ của họ cũng như của phương pháp giảng dạy và tổ chức lớp học và nhiệt huyết giảng dạy của giáo viên. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thu Trang và Baldauf Jr (2007) trên 100 sinh viên năm thứ hai tại một trường đại học kinh tế ở miền Trung Việt Nam cho thấy sinh viên đại học Việt Nam mất động lực học tiếng Anh do nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân đó được xếp thành hai nhóm: nhóm nguyên nhân liên quan đến bản thân người học và nhóm nguyên nhân liên quan đến các yếu tố ngoại cảnh. Nhóm một gồm các nguyên nhân như thái độ của sinh viên đối với tiếng Anh, thất bại của họ trong việc học tiếng Anh và lòng tự trọng của sinh viên. Nhóm hai gồm các nguyên nhân liên quan đến chất lượng, tinh thần trách nhiệm, thái độ và phương pháp giảng dạy của giáo viên, môi trường học và các nguyên nhân ngoại cảnh khác như sinh viên phải học nhiều môn khác không có thì giờ học tiếng Anh, sự can thiệp, ép buộc của bố mẹ, bắt buộc phải học tiếng Anh. Theo ý kiến của Hussin, Maarof và D’s Cruz (2001) thì tự tin, thành công và sự hài lòng và quan hệ thầy-trò và quan hệ bạn bè tốt đẹp là ba yếu tố cụ thể giúp người học tăng thêm động lực học tập.

Theo lý thuyết hoạt động (Leontiev, 1978 trích trong Lantolf, 2000) thì động cơ của con người trước hết xuất phát từ nhu cầu nhưng nhu cầu chỉ có thể trở thành động cơ một khi nhu cầu hướng vào một đối tượng cụ thể. Ví dụ, đói không thể trở thành động cơ cho đến khi con người quyết định di tìm thức ăn. Tương tự như vậy ta có thể nói nhu cầu học tiếng Anh của học sinh không thể chuyển thành động lực hay động cơ học tập nếu người học không chịu học. Động cơ theo Leontiev chỉ được thực hiện trong các hành động cụ thể nhằm đạt được mục đích nhất định và thực hiện các hành động đó trong những điều kiện về thời gian và không gian nhất định hay Leotiev gọi là các thao tác bằng những công cụ hay phương tiện thích hợp. Như vậy một hoạt động bao gồm ba cấp độ: cấp độ động lực, cấp độ hành động và cấp độ điều kiện. Tuy nhiên Leontiev cũng lưu ý rằng không thể xác định được động cơ và mục đích của những hoạt động cụ thể thuần túy thông qua những việc làm cụ thể vì cùng một hoạt động quan sát được có thể liên quan đến những động cơ và mục đich khác nhau. Tương tự như vậy những hoạt động cụ thể có thể có quan hế tới những động cơ và mục đích giống nhau. Chúng tôi cho rằng lý thuyết về động cơ của Lenotive là rất hữu ích để lý giải tại sao có người thấy việc học tiếng Anh là cần thiết những lại không cố gắng để đạt kết quả học tập tốt.




tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương