Những tài liệu tham khảo: 1/ Lối vào Nhân minh học


I-Ba thành tố của nhận thức tỷ lượng



tải về 368.73 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích368.73 Kb.
#30002
1   2   3   4   5

I-Ba thành tố của nhận thức tỷ lượng
Mọi nhận thức tỷ lượng đều gồm 3 thành tố: chủ ngữ Lô gíc, vị ngữ Lô gíc và nhân (the reason) hay là dấu hiệu kết hợp chủ ngữ và vị ngữ lại.
Ví dụ: (Tôn) Âm thanh là vô thường
Âm thanh: gọi là Tôn y tiền trần, Tiền trần, Hữu pháp, Tự tướng, Sở biệt.
là Vô thường: gọi là Tôn y hậu trần (Tôn nghĩa), Hậu trần, Pháp, Sai biệt, Năng biệt.
Âm thanh là vô thường: gọi là Tôn thể.
Dharmottara nhận xét rằng, chủ ngữ lô gíc ở đây có một vị trí riêng biệt được nhận thức trực tiếp, còn vị ngữ là phần không nhận thức trực tiếp được và sẽ được nhận thức bằng tỷ lượng. Nếu dùng từ ngữ của Aristotle, nhà Lôgíc học Hi Lạp, thì chủ ngữ lôgíc là thành tố thứ yếu (the minor term). Còn vị ngữ Lôgíc là thành tố chủ yếu (the major term). Còn cái Nhân (the reason) thì ứng với thành tố trung gian (the middle term), và là thành tố quan trọng nhất của Nhận thức tỷ lượng. Công thức S là P, do M là công thức biểu hiện tỷ lượng (S chỉ chủ ngữ: Subject; P vị ngữ: Predicate) 
II- Các định nghĩa khác nhau về tỷ lượng theo Logic học Phật giáo
Nhận thức tỷ lượng là một nhận thức một sự vật, ngang qua dấu hiệu của nó (mark). Nguồn gốc của nhận thức tỷ lượng ở đây là cái dấu hiệu của sự vật bị che dấu. Cho nên, theo Dharmottara, định nghĩa trên đây không phải là định nghĩa về bản chất của tỷ lượng mà đúng hơn là về nguồn gốc của tỷ lượng.
Nhận thức tỷ lượng là nhận thức cái bị che dấu, cái không hiện hữu. Cái hiện hữu được nhận thức bằng hiện lượng. Khác với cái không hiện hữu, bị che dấu, được nhận thức bằng tỷ lượng. Một định nghĩa thứ ba nhấn mạnh mối liên hệ nhân quả tất yếu giữa cái nhân với sự vật được nhận thức tỷ lượng. Tức tỷ lượng là cái kết quả của nhận thức có mối liên hệ tất yếu giữa hai sự kiện (lửa và khói), bởi một người trước đây từng quan sát thấy có mối liên hệ tất yếu đó. Tất nhiên, không phải một người mà nhiều người từng quan sát và thấy như vậy. Một định nghĩa thứ tư là tỷ lượng nhận thức cái chung, cái khái quát còn hiện lượng nhận thức cái cá biệt. Định nghĩa tỷ lượng vừa rồi được các nhà Lôgic học Phật giáo đánh giá như là cơ bản, bởi lẽ theo Dignāga (Trần Na), chỉ có hai loại đối tượng. Đối tượng cá biệt do hiện lượng nắm bắt, và đối tượng chung, khái quát, do tỷ lượng nắm bắt.
 III- Giới hạn của thực nghiệm
Mọi thực nghiệm dù là khẳng định hay phủ định, theo Dharmakīrti, đều không thể tạo ra nhận thức về mối liên hệ tất yếu giữa hai sự vật. Vì sự liên hệ này nảy sinh từ hai luật tắc: luật tắc nhân quả và luật tắc đồng nhất (law of causality -  law of identity). Dharmakīrti muốn nói là thực nghiệm chỉ cung cấp dữ liệu cần thiết để tri thức tạo ra khái niệm, trong đó khái niệm về luật nhân quả và luật đồng nhất. Trí thức không những tạo ra khái niệm mà còn sắp xếp chúng, đem lại trật tự và hệ thống cho những khái niệm đó. Sự sắp xếp đó có thể tiến hành theo tuyến dọc, và chúng ta có luật nhân quả, hay là theo tuyến ngang và chúng ta có luật đồng nhất. Ở đây, Dhamakirti không nói tới luật mâu thuẫn (the law of contradiction), nhưng Dhamakirti từng nói luật mâu thuẫn là nguyên lý của mọi phán xét có tính phủ định.
Thí dụ:
Tôn: Ở đây không có cái bàn
Nhân: Vì không thấy, mặc dù các điều kiện thấy có đầy đủ.
Sự kiện không thấy có cái bàn mâu thuẫn với sự kiện cái bàn hiện hữu, đó tức là áp dụng quy luật mâu thuẫn trong nhận thức tỷ lượng.
Như vậy có thể nói ba luật:
1. Nhân quả 
2. Đồng nhất 
3. Mâu thuẫn 
Ba luật này là sở hữu vốn có của tri thức con người (the understanding). Chúng là những chân lý phổ quát và tất yếu. Theo nhận thức luận Phật giáo thì trí thức con người vốn trực cảm nắm những luật tắc đó, chứ không phải chỉ là tờ giấy trắng tinh, không có gì hết, trước khi thực nghiệm gieo vào đó những ấn tượng của nó. Cũng như, không cần qua thực nghiệm, con người biết phân biệt màu xanh với những màu không phải là màu xanh
Tuy nhiên, đây là nói những sự vật và hiện tượng trong phạm vi của thế giới hiện tượng mà tri thức có khả năng nắm bắt. Còn những đối tượng siêu hình, siêu thời gian và không gian, thì tri thức con người là bất lực.
IV- Định nghĩa Tỷ lượng của Dharmakīrti
Trong cuốn “Một giọt lô gíc” (Nyāya bindu), trước khi định nghĩa thế nào là tỷ lượng, Dharmakīrti giải thích là có hai loại tỷ lượng: Tỷ lượng cho bản thân (inference for oneself hay internal inference) hay tự tỷ lượng. Loại tỷ lượng thứ hai là tỷ lượng cho người khác (inference for others) hay tha tỷ lượng. Như chúng ta sẽ rõ trong chương Tam chi tác pháp hay Tam đoạn luận, tỷ lượng cho người khác chỉ là một tên gọi khác của Tam chi tác pháp hay Tam đoạn luận mà thôi. Nó gồm một số mệnh đề trình bày quan điểm của người lập thuyết, nhằm thuyết phục người nghe tán thành quan điểm đó. Muốn vậy, nó phải tạo điều kiện cho người nghe có được một nhận thức tỷ lượng tương tự như nhận thức tỷ lượng của mình, nhận thức tỷ lượng đã giúp mình có thuyết hay quan điểm mà mình tin là đúng đắn. Do vậy, mà Tam chi tác pháp hay Tam đoạn luận chỉ là một hình thức của tỷ lượng cho người khác mà thôi. Vấn đề này sẽ rõ hơn trong chương giảng về Tam đoạn luận hay Tam chi tác pháp. Còn bây giờ, chúng ta hãy xem xét định nghĩa tỷ lượng của Dharmakīrti.
Luận “Một giọt lô gíc” viết: “A cognition which is produced (in-directly) through a mark that has threefold aspect and which refers to an object (not perceived but) inferred is internal inference” Dịch là: Một nhận thức được tạo ra (gián tiếp) nhờ một dấu hiệu có ba đặc điểm và nhắm tới một đối tượng (không được nhận thức trực tiếp) nhưng mà suy diễn biết được, đó là nhận thức tỷ lượng nội tại.
Trong định nghĩa trên hãy chú ý từ dấu hiệu (mark) chỉ cho cái Nhân (the reason) trong định nghĩa chữ Hán của Sankarasvamin. Ba đặc điểm là ba tướng của Nhân. Từ ngữ thì có khác, nhưng nội dung là một. Chính cái dấu hiệu có ba đặc điểm tạo ra Nhận thức tỷ lượng, hay nói cách khác là nguồn gốc của Nhận thức tỷ lượng.
Chúng ta sẽ có dịp trở lại với định nghĩa tỷ lượng này của Dharmakīrti. Nhưng bây giờ để tiện so sánh, chúng ta hãy xét đến định nghĩa tỷ lượng của luận sư Sankarasvamin trong bộ luận Nhân minh nhập chánh lý luận.
V- Định nghĩa tỷ lượng của Sankarasvamin
Vì cuốn sách của Sankarasvamin, “Nhân minh nhập chánh lý luận” có trong Đại Tạng kể cả bản sớ giải của Trí Húc, lại có bản Việt dịch của thầy Thiện Siêu, và thầy Nhất Hạnh cho nên chúng ta sẽ dẫn đầy đủ, để tiện đối chiếu với định nghĩa của Dharmakīrti: “Ngôn tỷ lượng giả, vị tạ chúng tướng nhi quán ư nghĩa. Tướng hữu tam chủng, như tiền dĩ thuyết, do bĩ vi nhân, ư sở tỷ nghĩa, hữu chánh trí sanh, liễu tri hữu hỏa, hoặc vô thường đẳng, thị danh tỷ lượng”. Dịch: Nói tỷ lượng là dựa vào các tướng mà quan sát nghĩa, tướng có ba loại, như trên đã nói. Do dựa vào các tướng đó làm nhân, so sánh đối chiếu với nghĩa mà có chánh trí sanh, biết là có lửa, hay là nghĩa vô thường. Đó gọi là tỷ lượng.
Bình: Trong Nhận thức tỷ lượng, sự vật không hiện hữu, nhưng các tướng của nó thì hiện hữu, vì chính nhờ quan sát các tướng này mà biết là nó hiện hữu.
Thí dụ, lửa không nhận thấy được trên đồi xa. Nhưng khói là một tướng của lửa thì hiện hữu, qua khói hiện hữu mà so sánh biết là lửa hiện hữu.
Một thí dụ khác, làm sao biết cái bình là vô thường? Vì nó có cái tướng bị làm ra, do nó có cái tướng bị làm ra, và tất cả mọi sự vật bị lảm ra đều vô thường cho nên biết cái bình là vô thường.
Trong đoạn văn trên có nhắc đến ba tướng, như trước đây đã nói. Đó là ba tướng của nhân là cái dấu hiệu Lôgic qua đó, chúng ta có thể Nhận thức tỷ lượng đối với đối tượng bị che dấu. Ba tướng đó, theo cách trình bày chữ Hán trong bộ luận của Sankarasvamin là:
1. Biến thị tôn pháp tánh
2. Đồng phẩm định hữu tánh
3. Dị phẩm biến vô tánh

Đó là ba tướng của Nhân theo cách diễn đạt chữ Hán của Sankarasvamin


Luận sư Dharmakīrti giải thích ba tướng của Nhân một cách đơn giản như sau:
- Tướng thứ nhất của Nhân (Biến thị tôn pháp tánh) là phải hiện hữu ở đối tượng được nắm bắt bằng tỷ lượng (tức là pháp ở trong tôn), (Its presence in the object cognized by inference)
- Tướng thứ hai của Nhân (Đồng phẩm định hữu tánh) là tất yếu hiện hữu ở mọi trường hợp Đồng phẩm, (Its presence only in similar cases).
- Tướng thứ ba của Nhân (Dị phẩm biến vô tánh) là nhất thiết vắng mặt trong trường hợp dị phẩm, (Its absolute absence in dissimilar cases is necessary).
Ví dụ:
Tôn: Âm thanh là vô thường.
Nhân: Vì âm thanh là cái được làm ra.
Dụ Đồng phẩm: Cái ly sành.
Dụ Dị phẩm: Hư không
Trong ba trường hợp trên, thì chỉ có tướng thứ nhất của nhân là cách diễn đạt của Dharmakīrti và của Sankarasvamin có đôi chút khác nhau. Trong khi Dharmakīrti chỉ nhấn mạnh mối liên hệ giữa đối tượng được nắm bắt bằng tỷ lượng và cái nhân, thì trong cách diễn đạt của Sankarasvamin có nói tới tôn pháp, tức là chỉ có nghĩa là pháp của tôn, và như vậy cũng giống cách diễn đạt của Dharmakīrti xác định mối liên hệ giữa pháp, tức đối tượng được nắm bắt bằng tỷ lượng và nhân.
Lời giải của Trí Húc đối với tướng thứ nhất của nhân có thể gây hiểu lầm khi ông viết: “Tôn cập hữu pháp chi tánh”. Hữu pháp khác với pháp. Trong tướng thứ nhất của nhân, mối liên hệ chủ yếu là giữa nhân và pháp chứ không phải giữa nhân và hữu pháp.
Trong cuốn “Nhân minh nhập chánh lý luận” của Sankarasvamin, có sự phân tích ba tướng của Nhân: “Nhân hữu tam tướng. Vị biến thị Tôn pháp tánh. Đồng phẩm định hữu tánh. Dị phẩm biến vô tánh”Dịch: Nhân có ba tướng. Ba tướng đó là gì? Tức luôn luôn là thuộc tánh của pháp trong tôn. Nó luôn hiện hữu trong trường hợp Đồng phẩm. Nó bao giờ cũng vắng mặt trong trường hợp dị phẩm.
Bình: Nhân là dấu hiệu (Dharmakīrti dùng từ the mark, dấu hiệu) giúp phát hiện ra cái bị che dấu. Nếu chứng minh được cái nhân đó có thuộc tính không bao giờ tách rời đối tượng bị che dấu đó, thì rõ ràng cái nhân đó một khi được chứng minh là hiện hữu, thì vật bị che dấu đó tức khắc cũng hiện hữu. Đó là vai trò của tướng thứ nhất của Nhân: Biến thị tôn pháp tánh.
Tuy nhiên, Trí Húc lại giảng: “Nhất giả, tu yếu biến thị tôn cập hữu pháp chi tánh”. Dịch nghĩa: Một là đó phải thuộc tánh của khắp Tôn và Hữu pháp.
Bình: Hữu pháp và Pháp khác nhau. Giải thích như Trí Húc, Tôn pháp nghĩa là Tôn và Hữu pháp e không đúng nghĩa. Điều phải chứng minh là khói (Nhân) là thuộc tánh không tách rời của lửa (cái bị che dấu) trong Tôn: Trên đồi có lửa (cái bị che dấu); Nhân, vì có khói.
Nếu chứng minh được khói gắn liền không tách rời lửa là đủ. Có cần gì nói trên đồi tức hữu pháp.
Ngài Thái Hư trong bài giảng Logic học giải thích tướng thứ nhất của Nhân:
“Biến thị tôn pháp tánh giả, vị sở dụng nhân, kỳ tánh chất tất tu hoàn toàn thị tôn thượng hữu pháp sở hữu chi sai biệt nghĩa-pháp” (Thái Hư toàn tập – Bộ Pháp tướng Duy thức IV,trg 1100). Dịch: Biến thị tôn pháp tánh giả là cái Nhân được dùng phải có thuộc tánh của hữu pháp ở trong Tôn, tức là phải có cái nghĩa sai biệt của Hữu pháp, tức là Pháp.
Bình: Thuộc tánh của cái Nhân đó phải là thuộc tánh của Hữu pháp ở nơi tôn, mà thuộc tánh của Hữu pháp chính là Pháp. Nếu Nhân đó có thuộc tính của Pháp thì có thể kết luận Tôn lập ra là đúng. “Âm thanh” đúng là “vô thường” vì “âm thanh” là cái bị làm. Bên địch tuy ban đầu không công nhận “âm thanh” là “vô thường”, nhưng vì công nhận cái gì bị làm ra đều là “vô thường”, “âm thanh” cũng là cái bị làm ra cho nên cũng là “vô thường”.
Cũng như lập Tôn: Trên đồi có lửa. Vì trên đồi có khói.
Tuy bên địch luận lúc ban đầu không công nhận có lửa, nhưng bên lập chứng minh là trên đồi có khói, mà đã có khói là có lửa, cho nên bắt buộc thừa nhận là trên đồi có lửa. Về đặc điểm thứ nhất của Nhân, Dharmakīrti được Stcherbatsky dẫn chứng (xem Buddhist Logic,tr.244-255) có sự điều chỉnh và giải thích như sau: “Sự hiện hữu tất yếu của cái nhân trong toàn bộ chủ thể”
Câu tiếng Anh của Stcherbatsky như sau: “The necessary presence of the Reason in the subjects totality
Từ “Subjects” nên viết là “Subject’s” (sở hữu cách), để nói lên ý tứ là cái Nhân (the reason) phải là thuộc tính không phải của một bộ phận mà là toàn bộ chủ ngữ (subject), tức Tiền trần. Ví dụ sau đây cũng của Dharmakīrti cho thấy vì sao ông phải thêm từ “toàn bộ”. 
Những người thuộc đạo Jain lập Tôn:
Tôn: Cây cỏ là sinh vật
Nhân: Bởi vì chúng đều ngủ ban đêm
Một cái nhân như vậy là không đúng, bởi lẽ chỉ có một số cây, chứ không phải toàn bộ cây cỏ có hiện tượng ban đêm rũ lá hay là uốn lá, như ngủ vậy.
Thế nào là đồng phẩm định hữu tánh?
Đồng phẩm định hữu tánh. Đây là tướng thứ hai của Nhân, với một Nhân có giá trị, thì đồng phẩm phải có cái tướng của Nhân, không thể khác được, nếu khác thì cái Nhân đó không có giá trị. Cái Nhân đó chỉ hiện hữu trong những trường hợp đồng phẩm mà thôi, không thể hiện hữu trong trường hợp dị phẩm.
Hãy trở lại thí dụ của khói và lửa.  Vật đồng phẩm là tất cả những gì có lửa như cái bếp lò, cái bếp lò phải có khói. Đã là đồng phẩm với lửa thì phải có cái tướng khói.
Vật dị phẩm là gì?
Là mọi vật không có lửa, sẽ nhất định không có khói. Đó là tướng thứ ba của nhân, mà trong bộ luận diễn đạt là Dị phẩm biến vô tánh. Mặt nước hồ không có lửa, cho nên nhất định không có khói, mặc dù buổi sáng trên mặt hồ, nước có thể bốc hơi, nhưng đó là hơi nước, không phải là khói. Hai tướng thứ hai và thứ ba của Nhân diễn đạt ra chữ Hán là như vậy, nhưng diễn đạt và giải thích bằng Anh ngữ trong bản của Dharmakīrti, qua bản dịch của Stcherbatsky thì như thế nào? Sự so sánh này là cần thiết để chúng ta hiểu vấn đề sâu hơn. 
Dharmakīrti viết: “Its presence only in similar cases”.Từ đồng phẩm chữ Hán dịch ra Anh ngữ là similar case, dịch là trường hợp Đồng phẩm, hay trường hợp tương tợ. Nếu dịch cả câu là: Sự tồn tại của nó chỉ xảy ra trong những trường hợp Đồng phẩm.
Giải thích rộng ra trong ví dụ khói và lửa thì chỉ ở nơi nào có lửa mới có khói, như cái bếp lò.
Dharmottara giải thích như sau: “The second aspect of the logical mark consist in its necessary presence only in similar cases” (Trang 55 Nyāya bindu). Dịch: Tướng thứ hai của dấu hiệu Lô gíc (tức là Nhân) là sự tồn tại tất yếu của nó chỉ xảy ra trong trường hợp Đồng phẩm.
Stcherbatsky gạch dưới hai từ necessary là tất yếu và từ only nghĩa là chỉ. Dharmottara nói, là cái dấu hiệu Lô gíc tức là cái Nhân đó chỉ tồn tại trong những trường hợp Đồng phẩm mà thôi. 
Khói chỉ tồn tại ở những nơi nào có lửa, tức là Đồng phẩm, và sẽ tuyệt đối không tồn tại ở những nơi nào Dị phẩm, nghĩa là không có lửa. Dharmottara tiếp tục giải thích: Điều này không có nghĩa là trong tất cả mọi trường hợp Đồng phẩm đều có dấu hiệu Lô gíc đó, mà chỉ có nghĩa là khói chỉ hiện hữu nơi nào có lửa, và tuyệt đối không có mặt những nơi nào không có lửa. Tướng thứ hai của Nhân không có đòi hỏi là ở mọi trường hợp Đồng phẩm đều phải có cái Nhân đó. Mọi nơi có khói đều có lửa, nhưng vẫn có trường hợp có lửa mà không có khói.
Điều này thấy rõ trong thí dụ:
Tôn: Âm thanh là vô thường,
Nhân: Vì nó bị làm ra
Dấu hiệu “bị làm ra” không áp dụng cho tất cả những sự kiện vô thường, như chớp, sấm đều vô thường, nhưng chúng không có dấu hiệu bị làm ra. Tuy nhiên, tất cả mọi sự kiện vĩnh cửu như hư không, đều tuyệt đối không có dấu hiệu bị làm ra
Với từ tất yếu, chúng ta loại bỏ mọi dấu hiệu Lô gíc, mà chúng ta không thể đảm bảo là nó hiện hữu tất yếu cùng với vị ngữ (the predicate). Xin nhắc lại vị ngữ tức là Tôn y hậu trần, như trên đồi có lửa thì lửa là vị ngữ. Nếu chúng ta không chắc chắn là khói bao giờ cũng tồn tại với lửa thì cái nhân khói đó là không giá trị.
Ví dụ sau đây cho thấy một cái Nhân không có giá trị:
Tôn: Âm thanh đều do ý chí người mà nảy sinh.
Nhân: Vì chúng là vô thường.
Nhân mọi âm thanh là vô thường do nảy sinh từ ý chí là không có giá trị vì sấm chớp là vô thường mặc dù không nảy sinh từ ý chí.
Thế nào là dị phẩm?
Tướng thứ ba của Nhân, theo bản Hán là “Dị phẩm biến vô tánh”, dịch là: trong trường hợp Dị phẩm tuyệt đối không có tướng Nhân đó. Như trong trường hợp khói và lửa, trường hợp dị phẩm là nơi nào không có lửa như mặt hồ, thì cũng không có khói. Bản Anh ngữ của Dharmakīrti viết: “Its absolute absence in dissimilar cases is necessary.” Dịch: sự vắng mặt tuyệt đối của Nhân) trong những trường hợp Dị phẩm là tất yếu.
Giải thích rõ hơn các từ “đối tượng của tỷ lượng” (object of inference), đồng phẩm và dị phẩm.
Dharmakīrti viết: “The object cognized in inference is here the substratum whose property it is desired to cognize”. Nghĩa của vấn đề thì không khó, tuy nhiên văn phong của tác giả khúc mắc, khiến cho khó hiểu.
Đối tượng của tỷ lượng là cái vật thể (substramtum) mà chúng ta muốn tìm hiểu thuộc tính. Trong trường hợp lửa và khói, đối tượng của tỷ lượng chính là lửa (the substratum). Chúng ta cần biết thuộc tính của lửa, để qua nó, biết là có lửa hiện hữu, dù chúng ta không trực tiếp thấy có lửa.
Còn đồng phẩm là gì?
Dharmakīrti viết: “A similar case is an object which is similar through the common possession of the inferred property.” Dịch: Trường hợp đồng phẩm là một đối tượng tương tự, do sở hữu chung thuộc tính được biết bằng tỷ lượng.
Như trong trường hợp lửa và khói, thì tất cả mọi vật có lửa đều là đồng phẩm vì chúng đều có khói.
Còn dị phẩm là gì?
Dharmakīrti viết: “A case which is not similar is dissimilar-it can be different from it contrary to it, or its absence.” Dịch: Trường hợp không phải đồng phẩm thì gọi là dị phẩm-nó là khác biệt hoặc là trái ngược hay là không hiện hữu.
Thí dụ, trong trường hợp lửa và khói. Trường hợp dị phẩm có thể là cái khác biệt với lửa như là đất, hay trái ngược như là nước, hay đơn giản vì không có lửa.
Ba loại nhân. Xếp loại các Tỷ lượng
Dharmakīrti viết: “And there are only three varieties of the three aspected mark” Dịch: Và chỉ có ba loại dấu hiệu (ba tướng) mà thôi.
Vì nhân có ba tướng, như trên đã giảng cho nên Dharmakīrti viết: The three aspexted mark (chỉ có ba loại nhân mà thôi).
Negation, Identity and causation”. Dịch: Nhân có tính phủ định, nhân có tính đồng nhất và nhân có tính nhân quả
Dharmakīrti sau đó dẫn chứng một ví dụ, minh họa thế nào là nhân có tính phủ định:
Thesis: On some particular place, there is no jar
Reason: Because it is not perceived, although the conditions of perception are fulfilled”. 
Dịch: 
Tôn: Ở một nơi nào đó, không có cái chum.
-  Nhân: vì rằng không thấy cái chum, mặc dù các điều kiện để thấy đều có đầy đủ
Tiếp đó, Dharmakīrti giải thích thế nào là “tất cả các điều kiện thấy hay nhận thức”. Ông viết: “The presence of all the conditions of cognition consists in the presence of an individual entity anf the totality of all other conditions of cognition”. Dịch: Sự hiện hữu của tất cả mọi điều kiện của nhận thức có nghĩa là sự hiện hữu của một đơn vị cá biệt và toàn bộ các điều kiện khác nhau của nhận thức.
Tiếp đó, Dharmakīrti giả thích thế nào là đơn vị cá biệt (an individual entity). Ông viết: “It is a thing which, being present, is necessarily perceived when all other conditions of perceptibility are fulfilled” Dịch: Đó là một vật, mà nếu hiện hữu thì nhất thiết sẽ được nhận thức một khi tất cả mọi điều kiện khác của nhận thức có đầy đủ. Tiếp theo, Dharmakīrti giải thích thế nào là nhân có tính đồng nhất.
Identity is a reason for deducing a property when the subject alone is by isself sufficient for that deduction”. Dịch: Nhân đồng nhất với cái nhân giúp suy diễn ra một thuộc tánh, khi một mình bản thân chủ ngữ (the subject) cũng đủ để suy diễn ra (thuộc tánh đó).
Ý nghĩa là bản thân một sự vật cũng đủ là một nhân có giá trị rồi. Ví dụ sau đây sẽ làm rõ:
Tôn: Đây là một cái cây
Nhân: Vì rằng đó là cây Vô Ưu (Asoka).
Cây Vô Ưu bản thân nó là một cái nhân có giá trị, chứng minh tôn được thành lập là đúng đắn: Ở đó là cái cây.
Tiếp đó, Dharmakīrti đưa ra ví dụ về cái Nhân có tính nhân quả: “The effect is as follow” (Cái nhân có tính nhân quả là như sau).
Thí dụ:
Tôn: Ở đây có lửa (Here is fire)
Nhân: Vì có khói. (because there is smoke).
Tiếp theo, Dharmakīrti giải thích nhận thức có hai loại phủ định và khẳng định: “Cognition is either affirmative or negative, and affirmation is double, as founded either on Identity or on Causation”. Dịch: Nhận thức và khẳng định hay phủ định. Nhận thức khẳng định cũng có hai loại, một loại dựa trên tính đồng nhất, một loại dựa trên tính nhân quả.
Because one thing can convey the existence if an another one when it is existentially dependent on the latter” Dịch: Vì rằng một sự vật có thể dẫn tới sự hiện hữu của một sự vật khác, khi nó tùy thuộc vào sự vật khác này mà tồn tại.
Vì sao sự hiện hữu của khói dẫn tới sự hiện hữu của lửa, đơn giản chỉ vì khói tùy thuộc vào lửa mà tồn tại.
Because a fact which is not so dependent upon another one, cannot be invariably and necessarily concomitant with the latter”. Dịch: Vì rằng, một sự kiện không có tùy thuộc như vậy vào một sự kiện khác, thì không thể luôn luôn và tất yếu cùng tồn tại với sự kiện khác này.
“It cannot be necessarily dependent upon it” (Nó sẽ không thể tất yếu phụ thuộc vào sự kiện khác đó)
Bình: Chỉ có hai trường hợp khiến cho một sự vật này tất yếu phụ thuộc vào một sự vật khác. Trường hợp I là nó đồng nhất với sự vật khác đó, trường hợp II là nó là sản phẩm do sự vật khác đó tạo ra.
This is the dependence of the logical reason upon the fact which is deduced from it (upon the predicate)”. Dịch: Đó là sự phụ thuộc của cái nhân lô gíc đối với sự kiện được suy diễn ra từ cái nhân đó (sự kiện đó tức là bản thân vị ngữ, tức là vật bị che dấu).
Because as regards ultimate reality, the entity underlying the logical reason is either just the same as the entity underlying the predicate, or it is causally derived from it”. Dịch: Vì rằng, nói về thực tại cứu kính, thì thực thể cơ sở của cái nhân lô gíc hoặc là đồng nhất với cái thực thể cơ sở của vị ngữ, hay là kết quả của vị ngữ đó.
Because, when a fact is neither existentially identical with another one, nor it is a product of the latter, it cannot be necessarily dependent upon it”. Dịch: Vì rằng, khi một sự kiện không đồng nhất về mặt tồn tại với một sự kiện khác, và cũng không phải là sản phẩm của sự kiện khác này, thì nó cũng không tất yếu phụ thuộc vào sự kiện này.
It is simply because Identity and Causation (Causal origin) belong just either to a comprehended property or to an effect. Inferential reference to reality is possible exclusively on this base”. Dịch: Đấy đơn giản là do, tính đồng nhất và tính nhân quả (có nhân làm nguồn gốc) thuộc về hoặc là do đó là thuộc tính sở hữu của một sự vật, hay đó là kết quả do sự vật đó tạo ra. Xét đoán tỷ lượng liên hệ tới một thực tại chỉ có thể dựa trên cơ sở đó mà thôi. Câu trên của Dharmakīrti khá phức tạp nhưng trong phần chú giải cuối trang, Stchebatsky đã giải thích khá rõ: Nói tính đồng nhất là đồng nhất với cái đó. Nói tính nhân quả là nói lấy cái đó làm nhân. Sự kiện là cái cây được bao gồm trong sự kiện là cây Vô Ưu (Asoka). Cái cây hay là cái cây Vô Ưu là đồng nhất. Nói có cây Vô Ưu tức là đồng thời nói có cây rồi.
Tất cả các câu tiếng Anh trích dẫn ở trên trong quyển “Một giọt Lô gíc” – Nyāya Bindu, tác giả Dharmakīrti (Pháp Xứng), người dịch bản Anh ngữ: Viện sĩ Nga T.Stcherbatsky. Cách giải thích Tỷ lượng của Dharmakīrti không mâu thuẫn, mà chỉ bổ sung cho cách giải thích Tỷ lượng của Thương Yết La Chủ trong cuốn “Nhân minh nhập chánh lý luận” (Gs Minh Chi).

Tám mục chính của Logic học Phật giáo được thấy thông qua cuốn “ Nhân minh nhập chánh lý luận” mở đầu với câu sau:


Năng lập dự năng phá, cập tợ, duy ngộ tha. Hiện lượng dự tỷ lượng, cập tợ, duy tự ngộ. Như thị tổng nhiếp chư luận yếu nghĩa”.
Nghĩa là: Năng lập và năng phá và tương tợ (lập và phá), chỉ nhằm giác ngộ cho người khác. Hiện lượng và tỷ lượng và tương tợ (hiện và tỷ lượng)  chỉ nhằm tự giác ngộ cho mình. Như vậy là đã bao quát toàn bộ nghĩa chủ yếu của các bộ luận.

Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%206
Hoc%20Ky%206 -> Bài 6: quan đIỂm giáo lý CỦA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (40 48)
Hoc%20Ky%206 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Hoc%20Ky%206 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da

tải về 368.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương