Những tài liệu tham khảo: 1/ Lối vào Nhân minh học


c. Hữu pháp tự tướng tương vi



tải về 368.73 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích368.73 Kb.
#30002
1   2   3   4   5

c. Hữu pháp tự tướng tương vi 

Hữu pháp là tiền trần của tôn. Tự tướng là nghĩa suy diễn ra từ ngôn ngữ. Nếu đưa ra một nhân tướng vi với, tức mâu thuẫn với tiền trần trên mặt ngôn ngữ, tức phạm lỗi này. Chức năng của nhân là chứng minh giá trị của tôn được thành lập. Nếu dùng một cái nhân mâu thuẫn ngay với tiền trần của tôn thì làm sao chứng minh giá trị của tôn được.
Lập tôn: cây cỏ là sinh vật
Nhân: vì chúng ngủ ban đêm
Lập nhân như vậy rõ ràng là tương vi (ít nhất là một bộ phận) với số cây cỏ không có dấu hiệu gì là ngủ ban đêm cả.

d. Hữu pháp sai biệt tướng vi 

Như đã giải thích, hữu pháp là tiền trần của tôn. Sai biệt là hàm ý, hay ý nghĩa hàm chứa bên trong. Nếu lập một nhân mâu thuẫn với hàm ý bên trong của tiền trần của tôn, thì nhân đó phạm lỗi này. 

Ví dụ: 
Tôn: Con người làm gì cũng thành công.


Nhân: Vì con người là động vật lý trí.
Hàm ý của người lập tôn, khi nói con người là động vật chủ yếu có lý trí. Nhưng trên thực tế không phải như vậy, vì con người không phải chỉ có lý trí, mà còn có tình cảm, bản năng bẩm sinh v.v… Lập một nhân như vậy thật ra mâu thuẫn với tiền trần (con người) vốn phức tạp hơn nhiều.

III. Mười lỗi của Dụ 

    1. Ý nghĩa của dụ

Thành phần thứ ba của năng lập là dụ, tức ví dụ. Có thể minh họa:
Tôn: Âm thanh là vô thường 
Nhân: Vì âm thanh là cái bị làm ra 
Dụ: Như cái bình
Lấy cái bình làm ví dụ để chứng minh tôn: Âm thanh là vô thường. Vì cái bình cũng là vật bị làm ra cho nên là vô thường. Một ví dụ, muốn làm được chức năng chứng minh một tôn, thì phải có những điều kiện nhất định, chứ không thể đơn cử ví dụ một cách tùy tiện được.
Trước hết, cần phân biệt dụ có hai loại là đồng dụ (đồng phẩm) và dị dụ (dị phẩm).

     2. Hai loại của dụ



Tôn: Âm thanh là vô thường
Nhân: Vì âm thanh là vật bị làm ra
Dụ: như cái bình
Cái bình gọi là đồng dụ, không phải dị dụ. Dùng đồng dụ để chứng minh, thì Nhân minh học gọi là hợp tác pháp. Còn dùng dị dụ để chứng minh thì gọi là ly tác pháp. Cũng như đánh địch, có thể đánh trực diện, cũng có thể đánh từ trong lòng địch đánh ra. Cả hai mặt giáp công, địch nhất định thua. Đánh trực diện là hợp tác pháp. Đánh từ trong ra gọi là ly tác pháp.

Tôn: Âm thanh là vô thường


Nhân: Vì âm thanh là cái bị làm ra.
Dụ: Mọi vật bị làm ra đều vô thường, như cái bình v.v… (cái bình là đồng dụ).
Mọi vật không phải là vô thường, đều không phải bị làm ra như hư không (dị dụ)
Nói chung, sự phân biệt giữa hợp tác pháp và ly tác pháp đều ở nơi dụ, là thành phần thứ ba của năng lập.

3. Cách diễn đạt đồng dụ và dị dụ

Trước nhân sau tôn (đồng dụ) và trước tôn sau nhân (dị dụ). Với đồng dụ, thì trước nói nhân sau nói tôn. Tức là mọi vật có nhân như vậy (bị làm ra) thì sẽ có tôn (hậu trần của tôn) như vậy. Trong trường hợp nêu trên đây, thì hậu trần của tôn là vô thường. Đã là vật bị làm ra đều là vô thường như cái bình. 

Trái lại, trong trường hợp dị dụ, thì nói hậu trần của tôn trước. Phàm tất cả những cái gì không phải vô thường, đều không bị làm ra như hư không, đều không có cái nhân đó. Nói hậu trần của tôn trước, rồi mới nói tới nhân sau, tức là nói: Tất cả những gì là thường còn đều không bị làm ra như hư không.

Nói tóm lại, dụ của hợp tác pháp là dùng đồng phẩm của tôn, gọi là đồng dụ. Dụ của ly tác pháp là dùng dị phẩm của tôn, gọi là dị dụ. Bấy giờ, đơn cử một số ví dụ để minh họa rõ hơn đồng dụ và dị dụ:

Tôn: Đá kim cương có thể đốt cháy.


Nhân: Vì có chất than.
Đồng dụ: Phàm vật có chất than đều có thể bị đốt cháy, như củi, dầu.
Dị dụ: phàm như cái gì không bị đốt cháy đều không có chất than, ví dụ đá.
Hợp tác pháp là dùng đồng dụ, để chứng minh chân lý của tôn. Như dùng củi, dầu để chứng minh kim cương có thể bị cháy vì là chất than. Ly tác pháp là dùng dị dụ để chứng minh chân lý của tôn, như dùng đá, không phải chất than cho nên không cháy.

Một ví dụ khác như sau:


Tôn: con người không phải là không bị già, chết
Nhân: vì có cơ thể
Đồng dụ: Mọi vật có cơ thể đều già chết, như chim muông, động vật.
Dị dụ: Mọi cái không già chết đều không có cơ thể như nguyên tử vật chất.
(Riêng về ví dụ nguyên tử không bị hư hoại (già chết) vì không có cơ thể, thì không đúng nếu xét những phát hiện mới của vật lý hiện đại. Thật ra, nguyên tử cũng có cấu trúc (cơ thể) và nguyên tử cũng bị phá hủy, trong những điều kiện nhất định. Thậm chí, ngay cả những hạt cơ bản ở trong nội bộ của hạt nhân cũng có cấu trúc của chúng, cho nên cũng không phải là không bị hư hoại).

Trong các ví dụ trên, củi, dầu đều có thể bị cháy, đồng thời là những vật có chất than. Chim, động vật không phải là không chết, đồng thời cũng có cơ thể. Đá không cháy, vì là vật không có chất than. Nguyên tử vật chất không bị hoại, vì không có cơ thể. Như vậy, đồng dụ có đủ hai điều kiện, là đồng phẩm với tôn, và đồng phẩm với nhân. Cái bình đồng phẩm với tôn là vì vô thường, đồng phẩm với nhân vì là vật bị làm. Dị dụ cũng có hai điều kiện: một là dị phẩm với tôn, hai là dị phẩm với nhân. Trong ví dụ âm thanh vô thường, dị dụ là hư không là dị phẩm với tôn, vì hư không là thường trụ, vừa dị phẩm với nhân, vì hư không không bị làm ra. Có điều chú ý là: Nhân đồng phẩm bắt buộc có tôn đồng phẩm, vì là vật “sở tác”, tức bị làm ra, bắt buộc phải là vô thường, nhưng tôn đồng phẩm không nhất thiết là nhân đồng phẩm. Vì có những cái vô thường, như sấm, chớp, mưa nhưng không phải do người làm ra.


      
4. Mười lỗi của dụ

Có 10 lỗi của dụ, chia làm hai nhóm: 5 lỗi thuộc về đồng dụ và 5 lỗi thuộc về dị dụ.

        4.1. Năm lỗi về đồng dụ



a/ Năng lập bất thành

Năng lập là nhân . Tôn là sở lập, là cái được lập. Nhân dựa vào đồng dụ như là lực lượng hỗ trợ, để thành lập tôn. Nếu dụ không hỗ trợ được cho nhân trong việc thành lập tôn, thì dụ có lỗi. Đó là lỗi không hỗ trợ được cho nhân phát huy vai trò năng lập đối với tôn. 

Ví dụ:
Tôn: Làm người thì phải chết


Nhân: Vì người là động vật
Đồng dụ: Như cây cỏ.
Cây cỏ tất nhiên cũng chết, nghĩa là có thuộc tính của tôn (tiền trần) là đồng phẩm của tôn. Nhưng cây cỏ không phải là động vật, do đó không phải là đồng phẩm của nhân. Do đó không có hỗ trợ cho nhân thành lập tôn: Làm người thì phải chết. Lập dụ như vậy là phạm lỗi năng lập bất thành.

b/ Sở lập bất thành

Sở lập là hậu trần của tôn. Trong lỗi năng lập bất thành, đồng dụ chỉ là đồng phẩm với tôn (hậu trần của tôn), nhưng không phải đồng phẩm của nhân. Trong lỗi sở lập bất thành, đồng dụ là đồng phẩm của nhân, nhưng lại không phải là đồng phẩm của tôn.
Thí dụ:
Lập tôn: Âm thanh là thường trú
Nhân: Vì âm thanh không bị vật chất trở ngại
Đồng dụ: Mọi vật không bị vất chất trở ngại đều là thường trú, như tính giác (budhi) 
Nhưng tính giác không phải đồng phẩm của tôn, vì tính giác cũng vô thường. Do đó mà lập đồng dụ như vậy là phạm lỗi sở lập bất thành.

c/ Câu bất thành

Lỗi này là do đồng dụ vừa không phải đồng phẩm của nhân, vừa không phải đồng phẩm của tôn.

Một ví dụ: 


Lập tôn: Âm thanh là thường còn.
Nhân: Vì là không chất ngại.
Dụ: Cái gì không chất ngại đều là thường trú, như cái bình. Dụ cái bình vừa là vô thường (không phải đồng phẩm của tôn) vừa có chất ngại (không phải đồng phẩm của nhân). Tức phạm lỗi câu bất thành.

d/ Vô hợp 

Đây là lỗi thiếu sự hòa hợp giữa nhân và hậu trần của tôn. Thí dụ lập tôn: âm thanh là vô thường.


Nhân: Do âm thanh là cái bị làm ra.
Dụ: Ở nơi cái bình, thấy cả hai thuộc tính bị làm ra và vô thường.
Tức là trên bình diện ngôn ngữ, không kết hợp giữa nhân và hậu trần của tôn. Đáng lẽ phải nói: Mọi cái gì bị làm ra đều là vô thường như cái bình. Nói như vậy, mới có sự hòa hợp trên ngôn ngữ giữa nhân và hậu trần của tôn.

e/ Đảo hợp

Có hòa hợp, nhưng là hòa hợp đảo ngược. Hòa hợp đúng đắn là trước nhân sau tôn. Hòa hợp đảo ngược là trước tôn sau nhân. Thí dụ:
Tôn: làm người thì phải chết
Nhân: Vì người là động vật
Dụ: phàm là động vật thì phải chết, như con mèo v.v…
Đáng lẽ phải diễn đạt như trên mới đúng đắn, nhưng lại nói phàm những vật phải chết đều là động vật, như mèo. Diễn đạt như vậy tuy có hòa hợp nhưng là hòa hợp đảo ngược, vì đặt tôn trước nhân.

         4.2. Năm lỗi sau đây thuộc dị dụ



a/ Sở lập bất khiển 

Tôn là sở lập. Nhân là năng lập. Lập dị dụ mà có quan hệ với tôn là phạm lỗi sở lập bất khiển.
Thí dụ: Lập tôn: Âm thanh là thường trú
Nhân: vì âm thanh không có chất ngại.
Dị dụ: Mọi vật vô thường đều có chất ngại như cực vi.
Theo cả hai học phái Thanh Luận và Thắng Luận  đều thừa nhận cực vi là thường trú, do đó lập dị dụ như vậy là không loại bỏ được quan hệ giữa dị dụ với tôn, tức sở lập, tức phạm lỗi sở lập bất khiển (Cần hiểu tôn này lập ra trong bối cảnh có cuộc tranh cãi giữa hai học phái của Ấn Độ giáo là Thanh Luận và Thắng Luận).

b/ Năng lập bất khiến 

Năng lập chỉ cho nhân. Bất khiển có nghĩa là không bài trừ được, không loại trừ được. Từ chuyên môn trong sách Nhân minh là giả khiến. Các bạn đọc được chữ Hán cần hiểu nội dung chỉ có như vậy, không cần thắc mắc. Chức năng của dị dụ là bài trừ hay loại trừ.

Thí dụ:
Tôn: âm thanh là thường trú


Nhân: vì là không chất ngại.
Dị dụ: Tất cả những gì là vô thường đều có chất ngại, như nghiệp. Đúng là cả hai phái Thắng Luận và Thanh Luận đều thừa nhận nghiệp là không chất ngại, do đó không phải là dị phẩm của nhân. Phạm lỗi năng lập bất khiển (năng lập là nhân).

c/ Câu bất khiển 

Dị dụ trong trường hợp này phạm đồng thời cả hai lỗi năng lập bất khiển và sở lập bất khiển. Tức là dị dụ có quan hệ với cả hậu trần của tôn và nhân.
Lập tôn: Âm thanh là thường trú
Nhân: Vì không có chất ngại
Dị dụ: Như hư không
Lập hư không là dị dụ sẽ phạm cả hai lỗi, vừa quan hệ với hậu trần của tôn, vì hư không là trường trú, vừa quan hệ với nhân, vì hư không cũng là không chất ngại.
Ba lỗi trên của dị dụ đều quan hệ với cái gọi là tôn y, tức là hoặc là tiền trần hay hậu trần của tôn. Còn hai lỗi còn lại của dị dụ, thì quan hệ với tôn thể. Tôn thể, xin nhắc lại là sự kết hợp của hai tôn y.

d/ Bất ly 
Hai lỗi cuối cùng của dị dụ là lỗi về diễn đạt, không phải lỗi về nghĩa.

Thí dụ: 
Tôn: Âm thanh là thường trú


Nhân: Vì không có chất ngại
Dị dụ: Mọi cái vô thường đều có chất ngại, như cái bình.
Diễn đạt dị dụ như trên là đúng, nhưng lại diễn đạt Ở nơi cái bình, có hai đặc điểm là vô thường và có chất ngại.
Qua diễn đạt như vậy, người ta không thấy được một cách minh bạch sự cách ly giữa dị dụ với tôn và nhân. Do đó, phạm lỗi bất ly.

e/ Đảo ly 

Có cách ly giữa dị dụ với tôn và nhân, nhưng sự cách ly đó bị diễn đạt một cách đảo ngược, đáng lẽ là trước tôn sau nhân thì lại đặt nhân trước tôn.

Như lập tôn: âm thanh là thường còn.


Nhân: vì không chất ngại
Dị dụ: cái gì có chất ngại đều là vô thường
Đáng lẽ lập dị dụ như sau mới không phạm lỗi: Cái gì vô thường đều có chất ngại, như cái bình v.v…

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Trước hết có hai tư liệu tiếng Việt :
1. Lối vào Nhân minh học của Hòa Thượng Thiện Siêu do Viện Nghiên cứu Phật học xuất bản năm 1994. Xin nhắc là thầy Thiện Siêu từng học môn này với cụ cư sĩ Tâm minh Lê Đình Thám, vốn là Hội trưởng Hội Phật học Trung Kỳ và là người sáng lập ra Trường học Tăng Báo Quốc.
2. Trong cuốn sách của thầy Thiện Siêu , có đăng lại bài giảng của cụ Thám về Nhân minh học ở Trường Báo Quốc. Đồng thời cũng đăng bộ luận “Nhân minh nhập chánh lý luận “ của Ngài Thương Yết La Chủ kèm theo bản Việt dịch .
3. Cuốn “ Đông phương luận lý học “ của thầy Nhất Hạnh.
4. Cuốn “Nyaya bindu “ của luận sư Dharmakirti ”, sớ giải của luận sư Dharmottara. Bản dịch ra Anh ngữ của Viện sĩ Nga Th.Scherbatsky.
5. Cuốn “Buddhist logic “ của Viện sĩ Nga Th.Scherbatsky (Anh ngữ).
Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%206
Hoc%20Ky%206 -> Bài 6: quan đIỂm giáo lý CỦA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (40 48)
Hoc%20Ky%206 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Hoc%20Ky%206 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da

tải về 368.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương