Những tài liệu tham khảo: 1/ Lối vào Nhân minh học



tải về 368.73 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích368.73 Kb.
#30002
1   2   3   4   5

Bốn pháp thuộc Tự ngộ:

1. Chân hiện lượng


2. Chân tỷ lượng
3. Tợ hiện lượng
4. Tợ tỷ lượng

Bốn pháp thuộc Ngộ tha:

1. Chân năng lập


2. Chân năng phá
3. Tợ năng lập
4. Tợ năng phá

Đó chính là 8 mục, 4 mục chân, 4 mục tợ và của Nhân minh học. Tợ là tương tợ, tợ như phải mà thật ra là sai. Lập thuyết đúng gọi là chân năng lập. Phản bác đúng gọi là chân năng phá. Còn lập thuyết sai, gọi là tợ năng lập. Phản bác sai gọi là tợ năng phá. Năng lập dù là chân hay tợ, năng phá dù là chân hay tợ, cũng đều nhằm mục đích giác ngộ cho đối phương. Mục đích như vậy, còn tất nhiên, nếu là tợ năng lập hay tợ năng phá cũng đều không đạt được mục đích ngộ tha.

Đối với chân hiện lượng, tợ hiện lượng, chân tỷ lượng, tợ tỷ lượng, tình hình cũng như vậy. Chân hiện lượng là nhận thức trực tiếp đúng đắn. Chân tỷ lượng là nhận thức gián tiếp đúng đắn. Tợ hiện lượng và tợ tỷ lượng là hiện tượng sai và tỷ lượng sai. Nhưng dù cho hiện lượng sai hay đúng, tỷ lượng sai hay đúng cũng đều nhằm mục đích giác ngộ cho mình (tự ngộ), tuy nhiên về mặt kết quả, thì tợ hiện lượng hay tợ tỷ lượng đều không đạt được mục đích tự ngộ.

Năng lập và năng phá là hai thuật ngữ của Nhân minh học. Năng lập là bên đề xuất vấn đề, được xem như là chân lý mà họ bảo vệ, có thể gọi họ là bên lập cũng được. Còn năng phá là bên phản bác, gọi họ là bên phá cũng được. Tuy nhiên, cũng có thể đồng nhất năng lập với ngôn luận của bên lập, và năng phá với ngôn luận của bên phá. Năng lập là thuyết được lập ra. Còn năng phá là thuyết dùng để phản bác.



1- Năng lập

Năng lập cũng như năng phá có chân (đúng đắn), có tợ (sai lầm). Chân năng lập là công thức lập luận đúng đắn, có sức thuyết phục đối phương. Những điều kiện của một lập luận đúng đắn, tức chân năng lập là như sau:

a- Cả ba chi tôn, nhân, dụ đều không có lỗi (Tôn không có 9 lỗi, nhân không có 14 lỗi, và dụ không có 10 lỗi).


b- Nhân có đầy đủ ba tướng, tức ba điều kiện, không phạm 14 lỗi.
c- Dụ không phạm 10 lỗi.

Các lỗi nêu trên đây cũng như ba tướng của nhân sẽ được thuyết minh sau này. Nói chung, một chân năng lập phải có tác dụng ngộ tha, thuyết phục đối phương.



2- Tợ năng lập

Lập luận sai, không có tác dụng thuyết phục đối phương gọi là tợ năng lập. Vấn đề này sẽ được sáng tỏ trong phần nói lên các lỗi.

3- Chân năng phá

Phá là phản bác lập luận của đối phương. Có hai cách phản bác, một là mình tự đề xuất chủ trương của mình, ngược lại với chủ trương của địch, hai là làm rõ, phơi bày sai lầm cùa đối phương mà thôi. Cách thứ nhất, nhân minh gọi là lập lượng phá. Lượng ở đây là một thuật ngữ của Nhân minh học, chỉ cho một lập luận, một mệnh đề.

4- Tợ năng phá

Người lập luận không có sai, lập luận của anh ta là chân năng lập, thế mà đối phương cứ phản bác, cứ phá, cho nên gọi là tợ năng phá.

5- Chân hiện lượng và tợ hiện lượng

Lượng, từ Sanskrit là pramãna. Từ gốc là ma, động từ với nghĩa đo lường hay tiêu chuẩn, chuẩn mức. Dần dần lượng mang nghĩa là hoạt động nhận thức.

Nhận thức có thể đúng (chân). Có thể sai (tợ). Nhận thức trực tiếp bằng cảm quan gọi là hiện lượng. Như thầy khói biết là khói, thì đó là chân hiện lượng. Thấy khói mà cho đó là mây mù, thì đó là tợ hiện lượng.



6- Chân tỷ lượng và tợ tỷ lượng

Tỷ lượng là không trực tiếp cảm giác được nhưng suy lý mà biết thì gọi là tỷ lượng. Suy lý đúng thì gọi là chân tỷ lượng. Suy lý sai thì gọi là tợ tỷ lượng. Thí dụ, thấy mây bao phủ núi, bèn suy đoán sai là trên núi đang mưa lớn, nhưng thực tế thì không phải. Mây phủ núi là chuyện thường xảy ra, dù trời tạnh hay có mưa.

Trong 8 mục của Nhân minh học Phật giáo, tuy đều quan trọng, nhưng chiếm vị trí hàng đầu là Chân năng lập, tức là lập luận hay lập thuyết đúng đắn, bởi lẽ, lập luận hay lập thuyết đúng đắn bao hàm cả nghĩa tư duy hay nhận thức đúng đắn.


Chân năng lập bao gồm ba bộ phận như sau: Tôn, Nhân, Dụ. 

Lập tôn

Tôn ở đây là một thuật ngữ của Logic học, với các nghĩa: cái được đề cao, cái được ưa thích, được chủ trương, được thành lập. Tôn là đối tượng tranh cãi của bên lập và bên phá, bên chủ và bên khách còn gọi là Tôn y (từ ngữ hiện đại có thể là mệnh đề proposition).

Tôn gồm hai phần: Logic học gọi là Tôn y tiền trần và Tôn y hậu trần. Ví dụ sau đây cho thấy sự phân biệt giữa hai bộ phận đó. 

Thí dụ: (Lập tôn) Âm thanh là vô thường. Tôn y tiền trần: Âm thanh chỉ sự vật. Tôn y hậu trần : vô thường chỉ thuộc tính của sự vật đó. Cũng như trong ngữ pháp, Tôn y tiền trần là chủ ngữ, Tôn y hậu trần là vị ngữ. Sư liên kết hai tôn y tiền trần và hậu trần lại gọi là tôn thể. Tôn thể mới là bản chất của vấn đề tranh luận. Hai bên không tranh cãi nhau về “Âm thanh” hay về “Vô thường”. Hai bên tranh cãi nhau về: Âm thanh là vô thường hay không phải là vô thường. Nếu như, trên cả hai khái niệm âm thanh và vô thường, hai bên còn bất đồng thì không thể lập tôn: âm thanh là vô thường. Trước hết phải cùng nhau nhất trí về nội dung hai khái niệm “Âm thanh” và “Vô thường”.
* Quan hệ giữa Tôn y tiền trần và Tôn y hậu trần như thế nào ?

Nhân minh học phân biệt có ba loại quan hệ: Logic học dùng thuật ngữ sau đây để nói lên ba lớp quan hệ đó:


 

(Tiền trần)                                                     (Hậu trần)

1- Tự tánh                                                      Sai biệt
2- Hữu pháp                    -------                     Pháp                                                
3- Sở biệt                                                       Năng biệt
 

1. Nói về mối quan hệ thứ nhất: Tiền trần là tự tánh thì hậu trần là sai biệt. Trong thí dụ âm thanh là vô thường. Thì từ âm thanh chỉ cho một sự vật (Logic học gọi theo thuật ngữ riêng là tự tánh). Còn vô thường là thuộc tánh của âm thanh nhưng đồng thời cũng là thuộc tánh của nhiều sự vật khác, như cái bình, cái bàn, cái ghế, ngôi nhà. Do đó, nhân minh mới gọi là “vô thường” là sai biệt. Hơn nữa, thuộc tánh (sai biệt) giúp phân biệt âm thanh với các sự vật khác, thí dụ với hư không.

Nói chung lại: hậu trần có phạm vi rộng hơn tiền trần. Vì khác với âm thanh, thuộc tính vô thường bao gồm nhiều sự vật khác, như cái bàn, cái bình, cái ghế.

2. Lớp quan hệ thứ hai giữa tiền trần và hậu trần: tiền trần gọi là hữu pháp thì hậu trần gọi là pháp. Hữu pháp là cái có thuộc tánh. Thuộc tánh là pháp. Âm thanh (hữu pháp) có thuộc tính (pháp)  là vô thường.

3. Lớp quan hệ thứ ba giữa tiền trần và hậu trần: tiền trần gọi là cái sở biệt thì hậu trần gọi là cái năng biệt. Nhờ có tính vô thường mà phân biệt được âm thanh khác với hư không là cái thường trú, thường hằng. Còn tiền trần tức là âm thanh là cái được phân biệt (sở biệt).

Tiền trần là đối tượng tranh luận của hai bên lập và phá. Cho nên, Logic học gọi tiền trần là thể. Còn hậu trần được Nhân minh học gọi là nghĩa, tức là thuộc tánh của thể. Bên lập và bên phá tranh luận về âm thanh có thuộc tính đó hay không, về thể (âm thanh) có nghĩa vô thường hay không.

Đặc tính của một Tôn đúng đắn, đăc tính đó là trái ngược với bên đối phương, và thuận hợp với chủ ý của mình. Nếu không trái với quan niệm đối phương thì cần gì phải chứng minh Tôn của mình với Nhân và Dụ.

Dưới con mắt của Luận sư Dignaga, ông Tổ sáng lập ra Logic học Phật giáo, Tam đoạn luận chỉ là cái đuôi của nhận thức luận mà thôi, tuy rằng cái đuôi ấy cũng quan trọng. Bởi lẽ, vấn đề không phải là tự mình nhận thức đúng đắn, mà còn phải diễn đạt nhận thức đúng đắn đó làm cho người khác cũng nhận thức đúng đắn như mình. Đạo Phật trong quá trình truyền bá khắp nơi trên thế giới từ Á sang Âu Mỹ, từ Đông sang Tây, tuyệt đối không bao giờ  dùng bạo lực, mà chỉ thuyết phục và thuyết phục. Mà vũ khí chính để thuyết phục là Logic học hay Nhân minh học.


 

Trong cuốn “Triết học Ấn Độ“ tập II (Indianphilosophy), tiến sĩ Radhakrishnan, ngay trong bài dẫn nhập ở trang 17 đã nói rõ: “Đối với các tư tưởng gia Phật giáo lớn, Logic học là kho vũ khí chủ yếu, tạo ra những vũ khí phê phán hủy diệt phổ biến


Phê phán gì và hủy diệt gì ? Tác giả viết tiếp: “Phật giáo phục vụ như 1 liều thuốc tẩy quét sạch tâm thức khỏi hậu quả xơ cứng của những trở ngại cổ xưa…”

Nguyên bản:” For the great Buddhist thinkers, logic was the main arsenal, where were forged the weapons of universal destructive criticism..Buddhism served as a cathartic in clearing the mind of the cramping effects of ancient obstructions…”,p.17 (sách đã dẫn).


 

Với môn Logic học hay Nhân minh học Phật giáo được hoàn chỉnh bởi Luận sư Trần Na (Dignaga) vào thế kỷ VI Công Nguyên, sự nghiệp giác tha của đạo Phật được đẩy lên một bước mới. Công trình Logic học đồ sộ của ông,”Pramana samuccaya” (Hán dịch: Tập lượng luận) là một tập hợp nhiều công trình Logic học của ông viết rãi rác trong một thời gian dài, được ông soạn thông nhất trong một bộ sách duy nhất, có bản sớ giải của Jinerdrabuddhi. Đáng tiếc là bản Hán dịch của Nghĩa Tịnh đã bị thất lạc. Sự nghiệp truyền bá đạo Phật của Dignaga, thông qua các công trinh logic học của ông và học trò ông đã được nổi tiếng một thời với danh xưng “chinh phục thế giới” (“ The conquest of the world”, “Buddhist logic-trang 34.Th Scherbatsky). Cũng như bậc Chuyển Luân Vương chinh phục toàn cõi Ấn Độ, và đặt Ấn Độ dưới quyền thống trị của mình, Luận sư Dignaga cũng chinh phục thế giới tức là toàn cõi Ấn Độ, và đặt Ấn Độ dưới sự thống trị của Phật giáo.


 

Điểm khác biệt chủ yếu giữa Tam đoạn luận của Nhân minh học và Tam đoạn luận của phương Tây .

Tam đoạn luận (syllogism) của phương Tây chủ yếu là của Aristotle.Tuy phương Đông hay phương Tây (Aristotle) đều dùng từ Syllogism, tức Tam đoạn luận, nhưng giữa hai bên có một sự khác biệt căn bản, cần lưu ý ngay từ đầu.

Tam đoạn luận của Aristotle là ba phần hay ba mục của quá trình tư duy, để tìm ra sự thật cho chính bản thân mình. Nếu nói theo từu ngữ Phật giáo, thì Tam đoạn luận của Aristotle nhằm mục đích tự ngộ. Hãy dùng một ví dụ quen thuộc của Logic học phương Tây:

1. Đại tiền đề: Tất cả mọi người đều phải chết .(mục I)
2. Tiểu tiền đề: Socrates là người .(mục II)
3. Kêt luận: Cho nên Socrates cũng chết.(mục III)

Mục I của Tam đoạn luận gọi là Đại tiền đề (tiếng Anh là Major premise). Mọi người đều phải chết là một chân lý mọi người đều phải đồng thuận .

Mục II là Tiểu tiền đề cũng là một chân lý nữa mà mọi người đều phải đồng thuận 
Xuất phát từ hai tiền đề lớn và nhỏ nói trên,chúng ta đi dến kết luận là Socrates, vì cũng là người cho nên cũng phải chết.

Nói chung lại, tam đoạn luận là quá trình tư duy đi từ cái đã biết đến cái chưa biết.Một quá trình tưu duy logic, nhằm giải quyết một vấn đề mà bản thân còn phân vân.Socrates, bậc vĩ nhân Hy lạp cổ đại, thầy dạy của Platon và bao nhiêu danh nhân khác phải chăng là Thần thánh là bất tử ?

Nhưng đâu có phải, Socrates cũng chỉ là con người, tuy là con người vĩ đại, và như tất cả mọi người, ông cũng phải chết, không thể là bất tử.

Tam đoạn luận của Phật giáo không phải xuất phát từ một vấn đề mà mọi người đồng thuận, trái lại xuất phát từ một vấn đề đang tranh luận, ít nhất là giữa lập thuyết và đối phương. Hãy trở lại ví dụ đã dẫn chứng.

Người lập thuyết nói: Trên đồi đàng xa có lửa.
Đứng đàng xa, không ai thấy có lửa cả.Nhiều người đặt nghi vấn và phân vân,không rõ là co lửa hay không có lửa, cho nên cãi nhau.Người lập thuyết bèn nói :Trên đồi, đúng là không thất có lửa, nhưng chúng ta thấy có khói.Mà nơi nào có khói là có lửa.Anh ta nói :
Nơi nào có khói là có lửa. Trên đồi có khói cho nên ở đấy có lửa.

Như chúng ta thấy, điểm xuất phát của Tam đoạn luận Phật giáo là một điểm tranh luận, trong khi điểm xuất phát của Tam đoạn luận của logic học của Aristotle là một điểm đồng thuận.

Ngoài ra, còn có một số điểm khác biệt nữa, như trong từ ngữ sử dụng. Trong khi ba mục chủ yếu của Tam đoạn luận Phật giáo là Tôn, Nhân, Dụ, thì ba mục của Tam đoạn luận của Aristotle là Đại tiền đề, tiểu tiền đề và kết luận.

Về các lỗi Logic trong Tam đoạn luận Phật giáo:

Vì Tam đoạn luận của Nhân minh học Phật giáo được sáng lập để phục vụ những cuộc tranh luận khoa học công khai giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo, lúc bấy giờ, đang có chiều hướng phục hưng và bắt đầu công kích Phật giáo kịch liệt, cho nên, trong tranh luận, bên nào cũng phấn đấu giành thắng lợi bằng cách lập thuyết hoàn hảo, không phạm lỗi.

. Nhân minh học Phật giáo phân biệt có tất cả 33 lỗi lầm logic (logical fallacies), chia thành:
 

a. 9 lỗi của tôn (lập tôn cũng như nói lập thuyết vậy, và tôn thường được diễn đạt thành mệnh đề gồm có chủ ngữ logic – tôn y tiền trần và vị ngữ logic- tôn y hậu trần).


b. 14 lỗi của nhân là đạo lý được viện ra để chứng minh tôn hay là thuyết được lập ra là đúng đắn, không sai lầm.
c. 10 lỗi của dụ hay ví dụ được dùng để minh họa. khiến cho tôn và nhân thêm sức thuyết phục .

I/ Chín lỗi của tôn

Chín lỗi của tôn gồm có ba nhóm là: 1/ Năm lỗi tương vi; 2/ Ba lỗi bất cực thành; 3/ Một lỗi tương phù cực thành. 

1. Năm lỗi tương vi

a. Hiện lượng tương vi 

Lập một tôn, trái ngược với những sự vật ai cũng nhận thấy, gọi là hiện lượng tương vi. 

Thí dụ (Lập tôn): Rắn có chân
Hay là lập thuyết:
(Lập tôn): Các loài thú vật đều có hai chân (tôn)
Lập thuyết như vậy sai lầm ở nơi tôn, vì trái ngược với sự thật hiển nhiên nghe thấy, không cần kiểm nghiệm bằng nhân, dụ mà làm chi. Phạm lỗi như vậy gọi là hiện lượng tương vi.

b.  Tỷ lượng tương vi 

Hiện lượng là tri giac, nhận biết qua cảm quan như mắt, tai, mũi … một lối tri giác, nhận biết trực tiếp, thường được xem là đúng, chính xác. Tuy nhiên, trường hợp hiện lượng sai không ít, thí dụ như nhìn cái giây thừng mà tưởng lầm là con rắn. Còn trường hợp tỷ lượng sai, tỷ lượng tương vi cũng nhiều.

Thí dụ (Lập tôn): Âm thanh là thường tại, vì nghe được 
Hay (Lập tôn):  Con tôi sẽ không chết, vì nó đang sống v.v…
Nói những điều như vậy đều phạm lỗi tỷ lượng tương vi, mà chỉ cần suy nghĩ một chút cũng thấy sai rồi.

c. Tự giáo tương vi 

Người Phật giáo mà lập thuyết không có luân hồi, hay không có lý nhân quả thì đã phạm lỗi tự giáo tương vi rồi. Hay tín đồ hồi giáo mà lập thuyết nói Mohamet không phải là Tiên tri, hay Allah không phải là Thượng Đế tối cao thì cũng đều là tự giáo tương vi cả. Tự giáo tương vi là lập một thuyết trái ngược với giáo lý của tôn giáo mình.

d. Thế gian tương vi 

Lập một tôn trái ngược với nhận thức thông thường của thế gian

Thí dụ (Lập tôn): vật lý học hay hóa học đều là nói chuyện suông tất cả, không có cơ sở thực tế.
Lập một tôn như vậy rõ ràng là trái ngược với hiểu biết thông thường của thế gian, khiến cho tôn lập ra lập tức bị nhiều người phản đối.

e. Tự ngữ tương vi 

Đây là lỗi tự mình mâu thuẫn với chính mình ngay trong lời nói. 
Thí dụ (Lập tôn): Mẹ đẻ tôi là đàn bà đồng trinh. 
 (Lập tôn): Cha đẻ tôi chưa từng bao giờ dâm dục.

2. Ba lỗi bất cực thành

a. Năng biệt bất cực thành 

Năng biệt là thành phần thứ hai của Tôn, mà trong Logic học hay Nhân minh học gọi là hậu trần. Như trong tôn: Âm thanh là vô thường, thì vô thường là năng biệt. Tôn sở dĩ thành lập được là vì bên lập và bên đối phương đều nhất trí về hai thành phần của tôn. Ở đây, một bên không nhất trí được ở hậu trần của tôn, cho nên gọi lỗi này là năng biệt bất cực thành. Bất cực thành có nghĩa là không thành tựu, hay là không được địch luận (bên đối phương) công nhận.

Thí dụ (Tín đồ Gia Tô nói với tín đồ Phật giáo): Vạn vật là do Thượng Đế sáng tạo ra.
Đạo Phật tuy công nhận có vạn vật, nhưng không công nhận có Thượng Đế, không công nhận vạn vật là do Thượng Đế sáng tạo. Tín đồ Gia Tô lập thuyết như vậy là phạm lỗi “Năng biệt bất cực thành”.

b. Sở biệt bất cực thành 

Sở biệt là thành phần thứ nhất của Tôn. Trong tôn “Âm thanh là vô thường” thì sở biệt là Âm thanh. Một tôn được lập đúng đắn phải có cả hai thành phần tiền trần và hậu  trần của tôn đều được cả hai bên lập và phá công nhận. 


Thí dụ (tín đồ Gia Tô lập tôn nói với một tín đồ Phật giáo): “Thượng Đế là đấng tạo ra tất cả”. Phật giáo không công nhận có Thượng Đế, tôn này phạm lỗi “Sở biệt bất cực thành”. 
Một ví dụ khác, tín đồ Phật giáo lập tôn: “Trí tuệ Bát Nhã là siêu việt” trình bày tôn ấy với một tín đồ đạo Gia Tô vốn không thừa nhận có trí tuệ Bát Nhã. Đây cũng là phạm lỗi “Sở biệt bất cực thành”.

c. Câu bất cực thành 

Đây là một tôn mà cả hai thành phần năng và sở biệt đều không được cả hai bên công nhận.

Thí dụ (tín đồ Gia Tô lập tôn đối với Phật tử): “Thượng Đế chủ trì phiên xử án cuối cùng”.


Phật giáo không thừa nhận có Thượng Đế cũng không thừa nhận có phiên xử cuối cùng.

3. Tương phù cực thành 

Một tôn đúng đắn cả hai bên lập và phá đều nhất trí với tôn y tiền trần và hậu trần, nhưng trái lại phải có sự bất đồng đối với tôn thể, tức đối với sự kết hợp của hai tôn y. 
Thí dụ: Trong tôn âm thanh là vô thường, cả hai bên lập và phá đều nhất trí về thế nào là âm thanh, thế nào là vô thường, thế nhưng phải không nhất trí về tôn thể “âm thanh là vô thường”. Nếu cả đối với tôn y và tôn thể đều nhất trí tất cả thì còn lập tôn mà làm chi.
Nếu lập tôn “Âm thanh là cái có thể nghe” thì cả hai bên đều công nhận ngay. Lập tôn như vậy là phạm lỗi tương phù cực thành. Tương phù là phù hợp với nhau. Tương phù cực thành là hoàn toàn phù hợp với nhau. Đã hoàn toàn phù hợp với nhau thì còn lập tôn để làm bàn cãi gì nữa.

II. Mười bốn lỗi của nhân

Mười bốn lỗi của nhân chia làm ba nhóm: 4 lỗi bất thành, 6 lỗi bất định và 4 lỗi tương vi. 

1. Bốn lỗi bất thành

a. Lưỡng câu bất thành 

Đó là trường hợp lập nhân mà cả hai bên lập và phá đều thấy không có quan hệ gì với tiền trần của tôn. 

Thí dụ (Tôn): Âm thanh là vô thường (tôn) 


          (Nhân): Vì âm thanh có thể thấy (nhân).
Cả bên lập và phá đều không thừa nhận âm thanh là có thể thấy, như vậy phạm lỗi lưỡng câu bất thành.
Hay là lập Tôn: Người là tối linh trong vạn vật.
Nhân: Vì người bay được trên không trung.
Trừ phi là cưỡi máy bay, còn thì người không thể bay được. Cả hai bên lập và phá đều không công nhận.

b. Tùy nhất bất thành 

Lập một nhân mà một bên nhận, một bên không thì gọi là tùy nhất bất thành.
Thí dụ (Tín đồ Gia Tô nói với Phật tử): Người ác trong tương lai sẽ đau khổ 
                                                     Nhân: Vì bị Thần phạt 
Vì Phật không công nhận có chuyện Thần phát, mà chỉ công nhân tác dụng của luật nhân quả, mình gieo gió thì mình gặp bão v.v… Vì không công nhận chuyện Thần phạt, cho nên tín đồ Gia Tô lập nhận Thần phát là phạm lỗi tùy nhất bất thành.

c. Do dự bất thành 

Lập nhân là để có chứng cớ hay lý do vững vàng để bảo vệ tôn, thế nhưng bản thân cái nhân cũng không vững, do dự, bán tín bán nghi thì làm sao mà làm chứng cớ vững vàng cho tôn được. Thí dụ:


Lập tôn: Đằng núi kia có lửa cháy
Nhân: Vì rằng nghi có khói bay lên.
Tuy nhiên, bản thân người nói cũng không chắc đó là khói hay là mù, là mây. Lập nhân như vậy là phạm lỗi do dự bất thành.

d. Sở y bất thành 
Sở y chỉ cho tiền trần của tôn. Tiền trần của tôn cũng có tên gọi khác là sở biệt, còn hậu trần của tôn có tên gọi khác là năng biệt. Nếu phạm lỗi sở biệt bất cực thành thì hệ quả là nhân phạm lỗi sở y bất thành.
Thí dụ:
Lập tôn: Thần linh là công minh
Vì xử phạt người rất đúng (nhân)
Lập nhân như vậy là phạm lỗi sở biệt bất thành, nếu bên đối phương là Phật giáo vốn không công nhận có Thần linh xử phạt.

      2. Sáu lỗi bất định của nhân



Sáu lỗi bất định của nhân, bắt nguồn từ chỗ thiếu một trong hai tướng của nhân là đồng phẩm định hữu tánh và dị phẩm biến vô tánh. Nhân vốn là môi giới liên hợp tôn và đồng phẩm, do đó nhân phải có ít nhiều liên hệ với đồng phẩm. Nhưng mặt khác, đối với dị phẩm lại không được có quan hệ nào.

a. Cộng bất định 

Có lỗi này khi phạm vi của nhân quá rộng, bao quát cả đồng phẩm và dị phẩm. 

Thí dụ: 
Tôn: Cá voi và loài có vú.


Nhân: Vì là loại động vật.
Phạm vi nhân này quá rộng, vì cả đồng phẩm và dị phẩm loài động vật bao gồm có cả động vật có vú và không có vú. Với nhân rộng như vậy, không thể xác định cá voi là loài có vú hay không có vú.

b. Bất cộng bất định 

Trường hợp này ngược lại với trường hợp trên. Đây là trường hợp phạm vi của nhân quá hẹp, không bao gồm được cả đồng phẩm và dị phẩm. 

Như lập tôn: Âm thanh là thường trú.


Nhân: Vì âm thanh có thể nghe được 
Nhưng ngoài âm thanh ra, có cái gì nghe được đâu, kể cả những cái đồng loại hay khác loại âm thanh?

c. Đồng phần dị toàn bất định 

Đây là trường hợp phạm vi của Nhân mà đồng phẩm chỉ có một ít, dị phẩm chiếm đa số.


Thí dụ, lập tôn: Cô An là phụ nữ
Nhân: Vì không sanh con 
Đồng phẩm là phụ nữ có một số sinh con, một số không sinh con, nhưng dị phẩm là đàn ông thì hoàn toàn không sinh con. Lập nhân như vậy, thì một phần đồng phẩm có, nhưng toàn bộ dị phẩm thì có. Dị phẩm mà có cái nhân đó là phạm sai lầm Dị phẩm (đàn ông) đều có cái nhân không sanh con. Do vậy mới nói là đồng phần dị toàn.

d. Dị phần đồng toàn bất định 

Đây là trường hợp phạm vi của Nhân mà đồng phẩm chiếm đa số, dị phẩm chỉ có một ít.


Lập tôn: Tâm là đàn ông
Nhân: vì không sanh con
Lập nhân như vậy sai ở chỗ là đồng phẩm tức đàn ông không ai sinh con, cho nên gọi là đồng toàn, nhưng đàn bà dị phẩm thì có một số sinh con, một số không sinh con, cho nên nói dị phần, nghĩa là có một phần dị phẩm (đàn bà) có sinh con. Dị phẩm (đàn bà) mà có một phần có cái nhân đó tức là phạm sai lầm.

e. Câu phần bất định 

Đây là trường hợp phạm vi của Nhân mà đồng phẩm, dị phẩm đều có mặt một số ít.

Như lập tôn: Trí là đàn ông
Nhân: Vì là giáo viên 
Nhưng giáo viên có một số là đàn ông cũng có một số là đàn bà. Đồng phẩm hay dị phẩm đều có một phần là giáo viên và không phải giáo viên.

f. Tương vi quyết định 

Đây là trường hợp phạm vi của Nhân không đúng tôn chỉ của Logic học hay Nhân Minh Luận là: Tự lợi, Lợi tha “Sanh Nhân, Liễu Nhân” và thiếu hẳn mục đích của Nhân minh là: Tự ngộ, Ngộ tha “Chơn hiện, Chơn tỷ, Chơn Lập, Chơn phá”. Chỉ vì: Tợ hiện – Tợ tỷ - Tợ lập - Tợ phá”. Nguồn gốc của lỗi.

Nhưng nhân của hai bên đưa ra đều có đầy đủ ba tướng (tức là ba điều kiện của một nhân đúng đắn), khiến cho không quyết định được bên nào đúng, bên nào sai, mà hình thành lỗi bất định. 

      3. Bốn lỗi tương vi của nhân

a. Pháp tự tướng tương vi 

Pháp là hậu trần của tôn. Tự tướng là ý nghĩa bộc lộ rõ trên ngôn ngữ. Nếu ý nghĩa đó tương vi với nhân, tức mâu thuẫn với nhân, thì đó chính là lỗi này.

Thí dụ: 
Lập tôn: ông Hữu không chết 
Nhân: Vì ông là một sanh vật 
Rõ ràng, sanh vật là có sanh có chết, làm sao có thể chứng minh ông Hữu là không chết được. Pháp “không chết” rõ ràng mâu thuẫn (tương vi) với nhân là một sanh vật.

b. Pháp sai biệt tương vi 

Lỗi này do nhân mâu thuẫn với, tương vi với hậu trần của tôn. Đây là cái lỗi khó hiểu nhất trong các lỗi của Nhân minh học. Cái khó hiểu đó là do người lập luận muốn che dấu chủ đích của mình khi lập luận. 
Thí dụ: Tín đồ đạo Gia Tô muốn đề ra thuyết Thượng Đế sáng tạo vạn vật, nhưng lại không muốn nói Thượng Đế, vì nói Thượng Đế sẽ bị đối phương bác ngay. 

Lập tôn: Vạn vật phải do cái gì đó khác với vạn vật tạo ra.


Nhân: Vì bản thân mình không thể tự tạo ra bản thân được. 
Dụ: Cũng như máy móc phải do người tạo ra. 
Thế nhưng, chính cái nhân đó lại cũng bị bên phản bác lợi dụng để bác bỏ thuyết Thượng Đế tạo thế.
Tôn: Vạn vật không thể do Thượng Đế tạo ra 
Nhân: Vì tự bản thân mình không thể tạo ra mình được 
Dụ: Như người chế tạo ra cơ khí

Ý tứ là Vạn vật là do Thượng Đế tạo ra, không thể tạo ra từ hư không được, mà là từ những cái có sẵn trong Thượng Đế. Và đã có sẵn thì tạo ra làm gì. Đây chính là lỗi tương vi mà các tôn giáo khác có thể dùng để bác thuyết Thượng Đế tạo thế.



Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%206
Hoc%20Ky%206 -> Bài 6: quan đIỂm giáo lý CỦA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (40 48)
Hoc%20Ky%206 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Hoc%20Ky%206 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da

tải về 368.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương