Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả


Bảng 1.2. Biến động dân số TP Hồ Chí Minh 2000 - 2004



tải về 3.65 Mb.
trang6/22
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích3.65 Mb.
#36582
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Bảng 1.2. Biến động dân số TP Hồ Chí Minh 2000 - 2004


Đơn vị

hành chính

2000

2001

2002

2003

2004

Quận 1

227.578

227.805

230.544

201.117

199.247

Quận 2 (a)

101.545

108.497

108.141

117.633

123.968

Quận 3

221.068

223.897

224.579

206.550

201.425

Quận 4

196.662

197.583

199.925

187.486

182.493

Quận 5

211.108

210.989

212.410

176.706

171.966

Quận 6

258.014

262.379

265.806

248.605

241.902

Quận 7 (b)

114.490

117.149

132.319

148.166

156.895

Quận 8

336.201

341.913

347.262

351.868

359.194

Quận 9 (a)

152.268

156.647

160.012

186.836

199.150

Quận 10

244.028

245.904

247.465

236.312

235.442

Quận 11

241.138

244.189

246.217

235.260

229.837

Quận 12 (c)

178.200

193.224

215.476

265.284

282.864

Quận Tân Phú (d)













361.747

Quận Bình Tân (e)













384.889

Quận Gò Vấp

331.266

345.420

370.814

412.802

443.419

Quận Tân Bình

611.045

634.995

664.149

728.329

392.521

Quận Bình Thạnh

409.332

407.758

410.305

420.854

422.875

Quận Phú Nhuận

183.596

184.482

185.081

176.695

175.668

Quận Thủ Đức

214.924

223.866

234.190

305.367

329.231

Huyện Củ Chi

257.805

255.844

260.702

284.376

287.807

Huyện Hóc Môn

207.591

210.358

214.952

239.658

243.462

Huyện Bình Chánh

352.589

365.580

430.766

604.553

298.623

Huyện Nhà Bè

64.857

66.586

67.688

68.856

72.271

Huyện Cần Giờ

59.480

60.389

52.271

64.183

66.097

Tổng


5.174.785

5.285.454

5.481.074

5.867.496

6.062.993

Ghi chú: - Nguồn: Niên giám Thống kê TP Hồ Chí Minh 2004

(a) thuộc Thủ Đức cũ; (b) thuộc Nhà Bè cũ; (c) thuộc Hóc Môn cũ; (d) thuộc Tân Bình cũ; (e) thuộc Bình Chánh cũ

Theo báo cáo “Tình hình biến động dân số TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 1999-2004” của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh tháng 02/2006, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm là 3,57%, trong đó, tỷ lệ tăng tự nhiên 1,27%, tỷ lệ tăng cơ học 2,30%.

Qua số liệu thống kê, dân số của Thành phố có xu hướng giảm ở các quận trung tâm, nội thành; tăng nhiều ở các quận mới; tăng chậm ở các quận ven và các huyện. Năm 1999, dân số tại khu vực nội thành cũ (13 quận cũ kể cả quận Tân Phú tách ra từ quận Tân Bình) chiếm 67,18% tổng dân số thành phố, đến tháng 10/2004 tỷ lệ này giảm còn 59,3%; dân số 06 quận mới chiếm 14,69% tổng dân số thành phố, đến tháng 10/2004 tỷ lệ này tăng lên 22,13%. Đây là kết quả bước đầu trong việc thực hiện chủ trương giãn dân của Thành phố trong những năm qua.

Cũng theo báo cáo trên, dân nhập cư tính tới ngày 01/10/2004 là 1.767.290 người chiếm 28,9% dân số Thành phố (diện KT3, KT4).



4.2. Lao động, việc làm và mức sống dân cư

Năm 2004 dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố Hồ Chí Minh là 4.168.308 người, chiếm 68,75% tổng dân số toàn Thành phố. Dân số trong độ tuổi lao động tập trung chủ yếu ở thành thị với số lượng 3.550.981 người, chiếm 85,19% dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố.


Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh sang các ngành công nghiệp (34.9%) và dịch vụ (58,8%). Năng suất lao động chung các ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố tăng bình quân 8,5%/năm.

Cơ cấu lao động nông nghiệp có sự dịch chuyển khá nhanh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp hiện chỉ còn chiếm 6,3% tổng lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố và 25% số lao động đang sinh sống ở nông thôn.

Số lao động được giới thiệu việc làm bình quân đạt 215.000 người/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 190.000 người/năm. Số lượng việc làm mới tạo ra hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước; giai đoạn 2001-2005 đã tạo ra được khoảng 350.000 việc làm mới cho người lao động. Bình quân hàng năm có trên 50.000 người có việc làm mới thông qua hoạt động kinh doanh, dịch vụ cá thể, kinh tế hộ gia đình. Trong khu vực nông thôn ngoại thành, nhiều ngành nghề được khôi phục và phát triển đã tạo việc làm ổn định cho lao động, đưa nhanh tỷ lệ sử dụng lao động trong nông nghiệp tăng đều qua các năm. Những nỗ lực tích cực tạo việc làm mới trong thời gian qua đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn Thành phố có xu hướng giảm xuống, từ mức 6,8% trong năm 2001 xuống còn 6,1% trong năm 2004.

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Nếu tính theo tỉ giá cố định năm 1994 là 1 USD = 7.500 VNĐ thì GDP bình quân đầu người của Thành phố năm 2000: 1.365 USD/người/năm; năm 2001: 1.460 USD; năm 2002: 1.558 USD; năm 2003: 1.675 USD; năm 2004: 1.800 USD (năm 2005 dự ước 1920USD(1)). Thu nhập ngày càng cao khiến cho cơ cấu chi tiêu của người dân chuyển dịch theo hướng tích cực: chi cho ăn uống ngày càng giảm và tương ứng là sự gia tăng tỷ phần chi tiêu cho các hoạt động mua sắm, giải trí khác.

Công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả hết sức tích cực khả quan. Về cơ bản, đến cuối năm 2003, Thành phố đã không còn hộ nghèo theo chuẩn cũ. Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 145/2004/QĐ-UB ngày 25/5/2004 phê duyệt chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo Thành phố giai đoạn 2 (2004-2010). Trên cơ sở đó, các cấp các ngành đã có kế hoạch triển khai thực hiện, trước mắt đề ra mục tiêu tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo nâng mức thu nhập đầu người trên 4 triệu đồng/năm và giảm hộ nghèo trong 2 năm 2004-2005. Kết quả thực hiện đến cuối năm 2005 cho thấy Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo ở mức thu nhập này. Hiện Thành phố đang phấn đấu giảm nghèo theo tiêu chuẩn mới (6 triệu đồng/người/năm) xuống còn 6,6%.

5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Với bình quân diện tích đất tự nhiên gần 3500 m2/người, do dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở 13 quận nội thành với mật độ 25.911 người/km2, trong khi đó mật độ dân số của 6 quận ven chỉ khoảng 4.992 người/km2 và mật độ dân số của 5 huyện ngoại thành khoảng 610 người/km2; Căn cứ vào lịch sử hình thành và phân bố dân cư, có thể phân làm 03 khu vực phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn như sau:



Khu vực trung tâm: Có quá trình định hình và phát triển hàng trăm năm, do vậy hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị hình thành từ lâu với quy mô nhỏ, không còn đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Toàn bộ diện tích đất đều đã được sử dụng với mật độ xây dựng rất cao.

Dân số tăng thấp hơn dự báo là 186.150 người (4,8%). Theo số liệu thống kê năm 2005 đất dân dụng bình quân 25,5m2/ người, tăng so với chỉ tiêu dự báo là 22,7m2/người. Đất công trình công cộng và cây xanh đạt rất thấp 3,5m2/người so với chỉ tiêu là 4,7m2/người. Đất giao thông và bãi đậu xe đạt 2,97m2/người so với chỉ tiêu là 3,0m2/người.



Khu vực 6 quận ven: tuy mật độ dân số thấp hơn so với 13 quận nội thành, nhưng còn bất cập về phát triển không gian đô thị, hạ tầng kỹ thuật không theo kịp với tốc độ đô thị hóa và phát triển còn mang tính tự phát.

Dân số tăng hơn so với dự báo là 73.023 người. Năm 2005, đất dân dụng bình quân 89,2m2/người so với chỉ tiêu dự báo là 92,0m2/người.



Khu vực 5 huyện ngoại thành: Mật độ dân số khá thấp, các khu vực dân cư phân tán, thuận lợi cho việc phát triển các khu đô thị mới. Dân số tăng so với dự báo là 153.065 người. Năm 2005, đất dân dụng bình quân 95,7m2/người tăng so với chỉ tiêu dự báo là 85,6m2/người.

Thành phố đã và đang triển khai nhiều khu đô thị mới hiện đại trên địa bàn các quận ven và huyện ngoại thành như: Khu đô thị mới Thủ Thiêm tổng diện tích khoảng 772 ha; Khu Nam Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô khoảng 3.000 ha; Khu đô thị mới Tây Bắc Thành phố với quy mô khoảng 6.000 ha....



6. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

6.1. Giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hàng không)

Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện và đa dạng so với các tỉnh trong khu vực.

- Thành phố hiện có một sân bay Tân Sơn Nhất, thuận tiện cho việc giao lưu giữa TP. Hồ Chí Minh với các vùng trong nước và quốc tế. Qua nhiều thời kỳ phát triển, diện tích sân bay đã bị thu nhỏ lại từ 1500 ha xuống còn 886,3 ha.

- Đường sắt khu vực Thành phố và vùng phụ cận nếu tính từ ga Trảng Bom về ga Hòa Hưng dài 56 km. Tổng diện tích chiếm đất của các nhà ga trên địa bàn Thành phố là 238,4 ha. Mạng lưới đường sắt và hệ thống ga chưa đáp ứng yêu cầu chuyên chở của khu vực phía Nam.



- Mạng lưới đường bộ của Thành phố bao gồm các trục quốc lộ do Trung ương quản lý và các đường tỉnh, đường liên tỉnh, đường nội đô do Thành phố quản lý có tổng chiều dài khoảng 3.038 km; tổng diện tích chiếm đất là 2.373,2 ha.

Trong những năm qua Thành phố đã từng bước nâng cấp mở rộng và xây dựng các đoạn của các tuyến đường vành đai như: đường Nguyễn Văn Linh (thuộc Vành đai 1 và 2), Xa lộ Đại hàn (Vành đai 2)....

Thành phố hiện có 1.350 nút giao thông; các nút giao thông đều giao cắt đồng mức nên dễ ùn tắc. Để điều hòa giao thông, tại các giao lộ có đèn tín hiệu giao thông, nhưng chưa đủ theo yêu cầu.

- Trên địa bàn Thành phố hiện có khoảng 190 cầu các loại với tổng chiều dài hơn 16.215 m. Khoảng 14% là các loại cầu sắt, xi măng, gạch xây, gỗ, phần lớn tập trung nhiều ở các quận ven và các huyện ngoại thành, bị hư hỏng nhiều, có nguy cơ sụp đổ. Đây là một nhu cầu cấp bách và rất nặng đòi hỏi Thành phố phải giải quyết trong 5 - 10 năm tới.

- Hệ thống bến-bãi đỗ xe ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm có :



+ Các bến xe liên tỉnh: 5 bến (bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây, bến xe Chợ Lớn, bến xe Cần Giuộc và bến xe Hóc Môn), tổng diện tích khoảng 18,18 ha.;

+ 1 bến xe buýt chính bố trí ở khu vực chợ Bến Thành;

+ 3 bãi đỗ xe tải bố trí ở vành đai 2 tại khu vực quận 12, An Lạc (Bình Tân) và Hóc Môn, với tổng diện tích 3,8 ha;

+ 7 bãi đỗ xe taxi, với tổng diện tích khoảng 3,2 ha;

+ 6 bến kỹ thuật dành cho xe búyt, với tổng diện tích khoảng 8 ha.

Nhìn chung, số lượng và diện tích bến-bãi còn ít. Đa số các bến xe liên tỉnh do tập trung ở trong nội đô, có vị trí không phù hợp, bị hạn chế về mặt bằng nên làm phức tạp thêm cho giao thông đô thị. Hệ thống bến ô tô tải còn thiếu nhiều so với nhu cầu, nhưng chưa có dự án đầu tư cụ thể.

- Về giao thông vận tải đường thuỷ:

+ Tổng chiều dài các tuyến sông, kênh trên địa bàn Thành phố khoảng 867,5 km. Hầu hết các sông và kênh đào được khai thác sử dụng từ lâu, nhưng chưa được nạo vét, mở rộng, cải tạo.

+ Hệ thống cảng sông, biển khu vực Thành phố gồm 10 cảng biển và 3 cảng sông; với 29 cầu cảng biển có chiều dài 5.968 m, và 7 cầu cảng sông với chiều dài 486 m. Các cảng chính là Sài Gòn, Bến nghé, Tân Thuận đều nằm sâu trong nội thành nên lượng xe tải ra vào rất lớn, gây ùn tắc gaio thông và ô nhiễm môi trường. Trong tương lai hệ thống cảng này phải được di dời.

Diện tích đất dành cho giao thông trên địa bàn Thành phố chiếm 10.816,93 ha, bằng 5,16% diện tích tự nhiên, chiếm 37,62% diện tích đất chuyên dùng, chiếm 66,6% so với đất có mục đích công cộng.



6.2. Thuỷ lợi (đê điều, hồ chứa nước, kênh mương, công trình đầu mối)

Chức năng của hệ thống thủy lợi và mặt nước chuyên dùng của Thành phố Hồ Chí Minh là tưới tiêu cho nông nghiệp và điều hoà tiêu thoát nước thải cho Thành phố. Diện tích đất thủy lợi theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 là 2.516,52 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 33.250,02 ha .

Trên địa bàn Thành phố có khoảng trên 1.200 km kênh rạch, trong đó có 234 km do Công ty thoát nước đô thị quản lý dùng cho chức năng thoát nước. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chịu tác động của chế độ bán nhật triều không đồng đều của biển Đông, nên gây khó khăn cho việc thoát nước của cả hệ thống cống - kênh rạch - sông lớn. Lòng lạch bị bồi lắng, làm khả năng tiêu thoát nước tự nhiên của hệ thống này bị giảm đi khoảng 50 - 60%.

Hệ thống cống ngầm được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19, sau đó được phát triển thêm vào cuối những năm 1960, vừa thu nước thải, vừa thu nước mưa, đến nay phát triển mang tính chắp vá và phân bố tập trung ở các quận trung tâm. Các quận mới như quận 2, quận 9, quận 12, quận Bình Tân, hệ thống thoát nước còn ít. Nhiều khu tập trung dân cư ở các quận ven, trong nội thành chưa có cống thoát nước. Nước thải được thải trực tiếp xuống mặt đất, chảy tràn lan và tự thấm gây ô nhiễm môi trường.

Về cống thoát nước có khoảng 931 km, gần 200 cửa xả trên diện tích lãnh thổ khoảng 650 km2, phục vụ thoát nước cho 140km2 nội thành và 510 km2 khu vực xung quanh. Mật độ mạng lưới bình quân là 0,143 m/ha. Chất lượng cống rất kém do xây dựng từ lâu, hay bị tắc nghẽn, riêng các cống tròn và cống hộp đa số mới xây dựng nên chất lượng còn tốt.

Các công trình, hệ thống thủy lợi chính của Thành phố gồm:

- Công trình thủy lợi đầu tư chủ yếu phục vụ cải tạo đất phèn, mặn, đất hoang hóa để đưa vào xản xuất, xây dựng các nông trường quốc doanh vùng ven kênh Thày Cai, An Hạ, kênh Xáng, kênh Ngang, kênh A, B, C (khu Tây Băc thành phố, diện tích 20.000ha với tổng chiều dài kênh chính 100km, kênh cấp 1, 2: trên 300km)

- Các công trình ngăn mặn, tạo nguồn nước ngọt cho vùng đất thấp, nhiễm mặn theo mùa ven sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Cần Giuộc.... như các hệ thống: đê bao ven Rạch Tra - kênh Xáng, Thầy Cai, An Hạ, sông Chợ Đệm, ven sông Sài Gòn - Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Cần Giuộc – Cây Khô.... với tổng chiều dài 190km

- Hệ thống tưới tiêu các vùng triền, gò thiếu nước tưới với các giếng tưới công nghiệp, bán công nghiệp.... phục vụ phát triển rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày: Bến Mương - Láng The, Cây Xanh - Bà Bếp (Củ Chi), Rạch Chiếc – Trau Trảu (Quận 2, 9), Rạch Gò Dưa - Rạch Đĩa (Quận Thủ Đức)....tổng chiều dài 65km

- Các công trình khai thác nguồn nước của hồ Dầu Tiếng Tây Ninh (hệ thống kêng Đông Củ Chi), lượng nước xả các hồ Trị An, Thác Mơ (giảm mặn mùa khô, tăng lượng tưới, các công trình ngăn triều cường gây úng ngập mùa mưa)

Từng bước nâng cấp, bê tông hóa, hiện đại hóa và đồng bộ hóa các công trình thủy lợi như kiên cố hóa kênh Đông Củ Chi, xây dựng hệ thống thủy lợi Hóc Môn-Bắc bình Chánh, công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển Cần Giờ, các công trình tiêu thoát nước, phòng chống úng ngập.

6.3. Giáo dục - đào tạo

Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố hiện có 1.425 trường học với khoảng 1,2 triệu học sinh, sinh viên các ngành học, bậc học. Số cán bộ và giáo viên là 52.534 người (Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

Để tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng cao, Thành phố đã thực hiện thành công và tiếp tục triển khai chương trình đào tạo 300 thạc sỹ và tiến sỹ, chương trình đào tạo 1.000 giám đốc các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tính đến tháng 9 năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 556 trường giáo dục mầm non, 443 trường tiểu học, 228 trường trung học cơ sở, 115 trường trung học phổ thông và 29 trường trung học chuyên nghiệp, trong đó có 17 trường trung học chuyên nghiệp do Thành phố quản lý và 54 trường đại học – cao đẳng (Báo cáo tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tháng 9/2005).

Phần lớn các trường tiểu học của Thành phố, nhất là ở khu vực nội thành không đạt chuẩn quốc gia theo Quyết định số 1366/GD-ĐT ngày 26/4/1996 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về cơ sở vật chất trường lớp nhìn chung tuy đã cải thiện nhiều, nhất là vài năm gần đây, nhưng so với mục tiêu đào tạo mới được Luật Giáo dục quy định thì vẫn còn bất cập; chất lượng kiến trúc trường khá cách biệt giữa nội thành - ngoại thành.

- Bình quân 1,4 xã/ phường có 1 trường THCS ; tương ứng khoảng 26.776 dân và đạt khoảng 53 học sinh cấp 2/1.000 dân ; tỷ lệ lớp bình quân/1 trường là 31,40; cơ sở vật chất của các trường tương đối tốt.

- Bình quân 2,7 xã/phường có 1 trường THPT, tương ứng khoảng 51.640 dân và đạt 27 học sinh THPT/1.000 dân (tỷ lệ này giảm dần từ nội thành ra ngoại thành). Kiến trúc các trường khá tốt, đảm bảo tiêu chuẩn cho việc dạy và học.

Thành phố đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2002. Hiện đang tiến hành phổ cập giáo dục bậc trung học, đã có 129/317 phường xã đạt chuẩn phổ cập bậc trung học (đạt 40,7%). Dự kiến đến hết năm 2005 sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học các quận nội thành. Năm 2005, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi cấp trung học cơ sở ước đạt 86,4% và phổ thông trung học ước đạt 53,6% (Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

Đầu tư cho giáo dục tăng dần (24% trong ngân sách chi thường xuyên của Thành phố được đầu tư cho giáo dục và khoảng 20% tổng ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản giành để xây dưng trường lớp), công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng đạt hiệu quả tốt và được sự hưởng ứng, đồng tình của xã hội (Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

Hiện nay, tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp: trường tiểu học có 20/443 trường (chiếm 4,51%); trường trung học cơ sở có 7/228 trường (3,07%); trường trung học phổ thông có 1/115 (0,86%) đạt chuẩn quốc gia. Chủ yếu là do các trường ở thành phố không bảo đảm chuẩn tối thiểu về diện tích/mỗi học sinh. Tổng số diện tích trường học thuộc hệ thống giáo dục phổ thông (Mầm non, Tiểu học, trung học cơ sởtrung học phổ thông) trên địa bàn Thành phố hiện nay mới có 515,24 ha. Trong đó diện tích bình quân một trường, đối với tiểu học là 0,4 ha; đối với trung học cơ sở là 0,55 ha và đối với trung học phổ thông là 0,87 ha; diện tích bình quân trên một học sinh tương ứng với các cấp là 4,27 m2; 3,99 m2; 6,30 m2 (Báo cáo tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tháng 9/2005).

- Về Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), học tập cộng đồng (HTCĐ). Hiện nay Thành phố có 26 trường GDTX, 24 HTCĐ. Trong đó có một số trung tâm lớn như: Trung tâm GDTX Chu Văn An - Trung tâm cấp Thành phố với khoảng trên 3.000 học viên, cơ sở vật chất đang cần tu sửa nâng cấp để có thể đáp ứng yêu cầu học tập của khoảng trên 5.000 học viên; Trường Bổ túc dân chính Lê Quí Đôn (lớp đêm): khoảng 800 học viên, chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức, nhưng không có cơ sở riêng, phải mượn địa điểm của trường THPT Lê Quý Đôn - Quận 3; Ngoài ra mỗi quận, huyện còn có 1 Trung tâm GDTX với qui mô từ 600 - 2.000 học viên. Một số quận, huyện như Nhà Bè, Quận 4 chưa có Trung tâm GDTX

- Về giáo dục trung học chuyên nghiệp (THCN): Trên địa bàn thành phố hiện nay có 29 trường Trung học Chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, 12 trường đại học, cao đẳng có hệ THCN trực thuộc nhiều Sở, Bộ ngành quản lý. Hầu hết các trường này được thành lập từ sau ngày giải phóng 1975. Từ năm 1990 trở lại đây có 10 trường THCN (8 trường thuộc thành phố và 2 trường thuộc Trung ương) được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại hoặc nâng cấp từ các trường nghiệp vụ, trường trung học nghề. Tất cả các trường THCN đều là loại trường đào tạo theo hệ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật cùng các loại bồi dưỡng, dạy nghề ngắn hạn.

- Về cơ sở dạy nghề: Thành phố thành lập và đăng ký mới trên 100 cơ sở, nâng tổng số cơ sở dạy nghề đến cuối năm 2005 đóng trên địa bàn là 290 cơ sở. Mạng lưới này phân bố ở khắp 24 quận, huyện, có quy mô đào tạo trên 30 nghìn học sinh công nhân kỹ thuật và 300 nghìn học viên ngắn hạn (Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

- Về giáo dục đại học, sau đại học: Công tác giáo dục đại học và sau đại học không chỉ phục vụ cho nhu cầu Thành phố mà còn cho các tỉnh phía Nam. Số trường đại học-cao đẳng (ĐH-CĐ) trên địa bàn Thành phố tăng nhanh từ năm 1994-1998 (năm 1990 có 21 trường, năm 1994 tăng lên 25 trường, năm 1995 tăng lên 29 trường, năm 1997 tăng lên 37 trường và năm 1998 là 38 trường).Tính đến nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có 54 trường ĐH-CĐ, trong đó TP quản lý 2 trường ĐH và 8 trường CĐ. (Báo cáo tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tháng 9/2005).

- Trong những năm qua thành phố thực hiện chủ trương xã hội hóa bằng nhiều hình thức đa dạng như huy động các thành phần kinh tế trong và ngòai nước đầu tư xây dựng các trường dân lập, tư thục và bán công. Hiện thành phố có 85 trường bán công (chiếm 6,3%), 244 trường dân lập (chiếm 18,1%) và một số trường đại học tư thục mới vừa được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập.



6.4. Y tế

Hoạt động y tế Thành phố trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, ngày càng thể hiện vai trò trung tâm y tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Nam bộ. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày càng phát triển, mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và phát triển, công tác xã hội hóa y tế đã đạt được những kết quả khả quan.

Loại hình y tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 8 loại với tổng số 398 cơ sở trong đó trạm y tế phường xã là 317 cơ sở, chiếm 79,65%; bệnh viện 38 cơ sở, chiếm 9,54; phòng khám khu vực 29 cơ sở, chiếm 7,28%; còn lại là các loại cơ sở khác như nhà điều dưỡng, trại phong, nhà hộ sinh….

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn có 10.849 cơ sở Y tế tư nhân hoạt động và một số bệnh viện tư nhân (24 bệnh viện tư nhân) trong và ngòai nước. Tuy nhiên chỉ có 03 bệnh viện (Việt Pháp, Tâm Đức, Triều An) là đầu tư mới với quy mô lớn, các bệnh viện còn lại đều sử dụng mặt bằng nhà ở hoặc cơ sở kinh doanh trong khu vực nội thành nên quy mô rất nhỏ .

Trên địa bàn Thành phố còn có cơ sở đào tạo đại học y dược do Bộ Y Tế quản lý và trường trung học y tế, trường nữ hộ sinh trung cấp là nguồn cung cấp cán bộ hỗ trợ, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên môn ngành y.

Số giường bệnh trên 10.000 dân ở các bệnh viện công lập đã tăng từ 30 giường năm 2000 lên 32,5 giường năm 2004 (Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

Cơ sở vật chất ngành y tế không ngừng được nâng cấp và mở rộng trong thời gian qua, đã khánh thành và đưa vào hoạt động nhiều cơ sở y tế như Trung tâm y tế chuyên sâu của bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cơ sở mới của bệnh viện Hùng Vương, Khoa thận của bệnh viện Nhân dân 115, Trung tâm y tế quận 12.

6.5. Văn hoá

Trong những năm gần đây, Thành phố đã thực hiện tốt các chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về “ Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” được thực hiện rộng khắp; các chương trình “Năm trật tự đô thị”, “Năm kỷ cương, văn minh đô thị” được khiển khai đã có kết quả bước đầu, góp phần xây dựng môi trường văn hóa đô thị và diện mạo văn hóa mới cho Thành phố.

Năm 2004, Thành phố có 21 rạp chiếu bóng - video, 25 thư viện (trong đó cấp quận, huyện là 24), 9 bảo tàng, 10 nhà truyền thống, 12 di tích lịch sử và khá nhiều đình, chùa, miếu, nhà thờ, có 4 nhà văn hoá gắn với hoạt động đối ngoại nhằm mở rộng giao lưu văn hoá thế giới. Ngành văn hóa thông tin có nhiều cố gắng phục vụ nhu cầu của xã hội nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tầm cỡ của một thành phố lớn. Mạng lưới văn hóa thông tin phân bổ không đều, nhiều cơ sở có từ trước giải phóng, các quận huyện mới thì thiếu, các quận nội thành sử dụng không hết công suất. Cơ sở xuất bản, in ấn báo chí trên địa bàn Thành phố khá nhiều, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo.

Chủ trương xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa xã hội được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả cao, huy động được tiềm lực vật chất và tinh thần của nhân dân, có ý nghĩa sâu rộng trên các mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

6.6. Thể dục thể thao

Hoạt động thể dục thể thao, đặc biệt là phong trào thể thao nhân dân tiếp tục sôi động, lan rộng theo hướng xã hội hóa ngày càng tốt hơn.

Trong những năm gần đây, ngành thể dục thể thao của Thành phố rất được các cấp, các ngành quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần. Năm 2005, số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 20% số dân. Hình thức nội dung tập luyện thể dục thể thao của quần chúng ngày càng đa dạng phong phú và rộng khắp, các hoạt động thể dục thể thao quần chúng gắn với các ngày lễ lớn của đất nước đã trở thành truyền thống.

Công tác đào tạo vận động viên (VĐV) trong giai đoạn 2001 - 2005 được tổ chức đào tạo ở 38 môn và được phân thành 4 tuyến: dự tuyển, năng khiếu tập trung, dự bị tập trung và trọng điểm. Hệ thống đào tạo ngày càng hoàn thiện và có tính khoa học cao đã đáp ứng được chất lượng đào tạo trong giai đoạn phát triển của xã hội nói chung và ngành thể dục thể thao nói riêng. Công tác đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao cũng được chú trọng thông qua việc tổ chức tập huấn nước ngoài, mời chuyên gia cho các đội thể thao. Sự đầu tư chuyên môn tăng đều hàng năm ở cả số lượng môn và số lượng nhân sự tập huấn.

Sự đầu tư tài năng thể thao Thành phố trong giai đoạn 2001 - 2005 mang lại kết quả rất khả quan thông qua thành tích thi đấu tại các giải trong nước và quốc tế. Cụ thể: đạt hạng nhất toàn đoàn tại hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ VI năm 2004 tại Huế; đoạt 15 HCV, 20 HCB; 20 HCĐ trong các giải thi đấu quốc tế năm 2001; 42 HCV, 29 HCB; 28 HCĐ trong các giải thi đấu quốc tế năm 2004. Đặc biệt, trong giai đoạn này thể thao Thành phố đã đóng góp nhiều cán bộ, HLV, VĐV tham dự các kỳ SEA Games (năm 2001 & 2003), Olympic 2000 và Asiad 2002 hơn 22 môn thể thao và đã đạt được kết quả rất cao, đặc biệt hơn là năm 2003 nước ta là nước chủ nhà của SEAGames 22, các VĐV Thành phố đóng góp vào đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu 24/32 môn và đã đạt được 25 HCV - 19HCB - 22HCĐ.

Cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành thể thao Thành phố cũng được cải thiện đáng kể, một số cơ sở sân bóng chuyền, bóng rổ, sân quần vợt, sân cầu lông, sân bóng bàn, bóng ném được làm mới và nâng cấp cải tạo thường xuyên, các cơ sở lớn như: SVĐ Thống Nhất, SVĐ Quân khu 7, Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Nhà thi đấu Phú Thọ, Trung tâm TDTT Thành long, Hồ bơi Yết Kiêu - Lam Sơn - Tân Sơn Nhất có khả năng phục vụ thi đấu trong nước và quốc tế.

Lợi thế của Thành phố là có 3 cơ sở lớn về đào tạo chuyên ngành thể dục thể thao là: Trường Đại học Thể dục Thể thao II - Thủ Đức; Trường Cao đẳng sư phạm thể dục thể thao II - Nguyễn Trãi; Trường Nghiệp vụ thể dục thể thao thuộc Sở Thể dục Thể thao Thành phố, là nơi đào tạo cung ứng lực lượng vận động viên thi đấu chủ yếu cho Thành phố và quốc gia (Những năm qua 1/3 số vận động viên cấp quốc gia được đào tạo từ đây).

Thực hiện chủ trương xã hội hóa, hiện nay nhiều cơ sở ngòai công lập đã phát triển như đầu tư sân bóng đá, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, thể dục thẩm mỹ và hồ bơi … Tuy nhiên do chi phối bởi Luật Doanh nghiệp nên việc quản lý về chuyên môn nhằm đảm bảo an tòan, sức khỏe cho người đến tập luyện chưa được chặt chẽ.

6.7. Năng lượng

Nhu cầu tiêu thụ điện của Thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, trong đó bên cjcạnh nhu cầu điện sử dụng cho sản xuất kinh doanh, điện phục vụ cho tiêu dùng dân cư cũng rất cao. Tính chung tốc đọ tăng trưởng tiêu dùng điện năng toàn Thành phố cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP.

Nguồn cấp điện tại chỗ của Thành phố là nhiệt điện với các nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, Chợ Quán, Hiệp Phước. Tuy nhiên nguồn điện trên chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của Thành phố, vì vậy trong cơ cấu điện năng phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp từ các tỉnh lân cận, như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình phước....

Hệ thống cung cấp điện của Thành phố khá phát triển với trạm nguồn 500 kV tại Phú Lâm, các trạm nguồn 220 kV Phú Lâm, Hóc Môn, Nhà Bè, Sài Gòn, Cát Lái, Tao Đàn và hệ thống trạm nguồn 110kV, 66kV bố trí đều khắp địa bàn (30 trạm). Hiện Thành phố có kế hoạch cải tạo các trạm 66 kV lên 110 kV đẻ thuận tiện trong việc quản lý, vận hành và sửa chữa.



6.8. Bưu chính viễn thông

Xác định bưu chính viễn thông là chìa khóa trong hội nhập quốc tế và là một tiền đề tăng khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư, thời gian qua Thành phố rất quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa công nghệ. Tốc độ tăng trưởng bưu chính, viễn thông luôn đạt mức 20-21%/ năm, đáp ứng phần lớn nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

Hiện nay, Thành phố có 03 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định phục vụ khoảng 880.000 thuê bao và 05 đơn vị cung cấp điện thoại di động sử dụng công nghệ khác nhau (GSM, CDMA, iPASS) với dung lượng thuê bao khoảng 1.900.000. Mật độ thuê bao điện thoại đạt 45 máy/100 dân.

Tốc tăng trưởng cung cấp và thuê bao Internet rất cao: 100-200%/ năm, với quy mô khoảng 800.000 thuê bao quy đổi và khoảng 10.000 thuê bao ADSL.

Hệ thống bưu điện trung tâm, các bưu cục và các điểm bưu điện văn hóa quan tâm đầu tư và phân bổ rộng khắp địa bàn dân cư.

Tổng diện tích đất dành cho chuyển dẫn năng lượng và truyền thông đạt 63,56 ha.



6.9. Khoa học và công nghệ

Thành phố Hồ Chí Minh, với vai trò trung tâm khoa học và công nghệ phía Nam đã và đang tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu các đề tài ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế và mọi mặt đời sống. Hiện nay Thành phố đang tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao như: thông tin, sinh học, cơ khí – tự động, vật liệu mới nhằm mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Công viên Phần mềm Quang trung, với quy mô sử dụng đất 44 ha, đã thu hút 68 doanh nghiệp hoạt động (có 31 doanh nghiệp nước ngoài), tổng vốn đăng ký 1.000 tỷ đồng với trên 3.300 người đang làm việc và học tập.

Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai đầu tư xây dựng trên quy mô diện tích 913 ha, hiện đã có 17 dự án đầu tư, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài có 10 dự án với số vốn 712,5 triệu USD và 7 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 933,6 tỷ đồng.

Sự gắn kết giữa khoa học và công nghệ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội có bước tiến bộ mới, tỷ lệ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học khoảng 60-80%. Sự liên kết giữa doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước được hình thành, thị trường khoa học công nghệ được tạo lập góp phần tăng năng lực cạnh tranh và lợi nhuận cho các doanh nghiệp.

7. Quốc phòng, an ninh

Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò then chốt trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, do đó tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, tiếp tục giữ vững và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo môi trường ổn định cho đầu tư, sản xuất - kinh doanh; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố và khu vực Nam bộ luôn được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.

Hiện Thành phố đã giành 490 khu vực với diện tích khoảng 2.047 ha để bố trí các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh

8. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai

Những phân tích trên về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong 5 năm qua đã phản ánh những áp lực đối với qui mô đất đai của thành phố. Đó là tác động của các yếu tố sau:

- Sự đề cao các mục tiêu về số lượng, chưa chú trọng đầy đủ các yếu tố về chất lượng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trước đây đã làm cho các ngành, các cấp, các địa phương của thành phố chưa quan tâm đúng mức về chất lượng phát triển nói chung và môi trường sống của cư dân nói riêng.

- Một số các công trình, chương trình trọng điểm về phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị triển khai chậm, làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế của thành phố và cải thiện chất lượng đô thị. Tính đồng bộ các công trình chưa được đề cao. Chất lượng một số công trình đầu tư chưa đạt yêu cầu, nhanh xuống cấp.

- Công tác quy hoạch đô thị, quản lý thực hiện quy hoạch của bộ máy Chính quyền các cấp còn yếu kém làm phát sinh tình trạng xây dựng tự phát trong dân cư, thiếu kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội chung của thành phố, làm phát sinh những vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường, giao thông, tiện ích công cộng và các vấn đề xã hội khác. Các quy hoạch dài hạn liên quan đến phát triển đô thị bền vững còn thiếu.

- Sự gia tăng dân số nhanh, chủ yếu là tăng cơ học đang gây áp lực rất lớn về nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị, đặc biệt ở các quận nội thành. Trong đó đáng kể là nhu cầu đất cho các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tăng cao. Sự phối hợp phát triển với các tỉnh xung quanh còn chậm, chưa phát huy đầy đủ vai trò của thành phố như là hạt nhân của Vùng, vừa hợp tác vừa hỗ trợ các tỉnh phát triển, kết nối hạ tầng đồng bộ trong Vùng còn nhiều bất cập.

- Việc nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang đô thị phục vụ cho mục tiêu hiện đại hoá, công nghiệp hoá cũng yêu cầu diện tích đất không nhỏ, đi kèm với giải quyết hàng loạt vấn đề về như bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dời các cơ sở ô nhiễm, xây dựng các khu tái định cư...

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm biến đổi cơ cấu sử dụng đối với đất đai. Với chiến lược phát triển kinh tế lấy công nghiệp làm then chốt, chủ đạo, dịch vụ làm mũi nhọn thì hàng loạt các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ đang và sẽ được xây dựng là tiền đề cho việc chuyển một khối lượng đất đai tương đối từ mục đích sử dụng vào nông nghiệp sang đất đô thị, có đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Từ sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất hiện có dẫn đến đòi hỏi phải có giải pháp chiến lược cho vấn đề này.

- Chính sách thị trường bất động sản luôn thay đổi tác động đến quan hệ cung cầu, chất lượng hàng hóa bất động sản trên thị trường, gây áp lực lên quỹ đất, về cả phương diện qui mô diện tích cũng như cơ cấu sử dụng.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu và lưu vực sông Đồng Nai nên vừa chịu tác động của sản xuất và sinh hoạt tại địa bàn, vừa bị tác động đến môi trường sống từ các hoạt động trên của toàn lưu vực.

- Với vị trí, vai trò của một Thành phố lớn, đối với vùng ngoại thành, yêu cầu tăng cường diện tích đất cho phát triển thủy lợi, giao thông, cải tạo lại các khu dân cư nông thôn theo hướng đô thị hoá tại chỗ là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, một khi lao động nông nghiệp chưa chuyển kịp theo yêu cầu tại chỗ thì việc mất đất canh tác sẽ là một áp lực lớn phải tính đến trong việc cơ cấu lại việc sử dụng quỹ đất đai.




Phần II

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ

TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Каталог: hinhanhposttin -> 2012-6
hinhanhposttin -> Mẫu số: 03-msns-btc bộ, ngành; Tỉnh/TP
hinhanhposttin -> Mẫu số 06-msns-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> BỘ TÀi chính số: 107/2008/tt-btc
hinhanhposttin -> Số: 1076/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
hinhanhposttin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập – Tự do – Hạnh phúc
hinhanhposttin -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương