Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả



tải về 3.65 Mb.
trang3/22
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích3.65 Mb.
#36582
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

2.2.1 Tài nguyên nước


2.2.1.1 Nước mặt

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng hạ lưu của hệ sông Đồng Nai - Sài Gòn, giáp với biển Đông, nên nguồn nước ngọt của sông Đồng Nai là nguồn nước ngọt chính với diện tích lưu vực khoảng 45.000 km2, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước. Trong thời gian qua, một số các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện được xây dựng chỉ làm thay đổi lượng nước theo mùa nhưng không thay đổi về tổng lượng nói chung.

Nước mặt trên địa bàn Thành phố hiện nay chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ với lưu lượng khoảng 100 triệu m3/năm.

2.2.1.2. Nước dưới đất

Nguồn nước dưới đất phân bố khá rộng, nước dưới đất ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pliocen ở độ sâu 100 - 300 m, cá biệt có nơi 20 - 50 m. Tập trung tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, phía Bắc huyện Bình Chánh, các quận Tân Bình, Gò Vấp... trữ lượng khai thác ước tính 300 - 400 m3/ngày.

Nước dưới đất đã được khai thác và sử dụng từ những năm đầu thế kỷ XX và bùng nổ việc khai thác từ sau năm 1991. Tổng lưu lượng nước hiện đang khai thác khoảng 600.000 m3/ngày, chiếm trên 30% nhu cầu nước sinh hoạt của Thành phố. Hiện nay, Thành phố đang mở rộng mạng lưới cấp nước, tăng khai thác nước mặt để dần dần giảm khai thác lượng nước dưới đất.


2.2.2. Tài nguyên rừng


Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 33.857,86 ha đất lâm nghiệp; chiếm 16,16% diện tích đất tự nhiên.

Rừng phân bố tập trung ở Cần Giờ, Bình Chánh và Củ Chi, trong đó chủ yếu là diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ (chiếm khoảng 94% diện tích rừng). Số diện tích còn lại phân bố ở Bình Chánh và Củ Chi dưới dạng rừng thứ sinh tự nhiên và rừng trồng, với các loại thực vật chủ yếu là bạch đàn và keo lá tràm.

Rừng Cần Giờ không những là rừng phòng hộ mà còn là khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận. Động thực vật chủ yếu là các chủng loại chịu mặn (đước, sú, vẹt,...; khỉ, chim, cá,...).

2.2.3. Tài nguyên biển


Thành phố Hồ Chí Minh duy nhất ở huyện Cần Giờ là có biển với chiều dài bờ biển khoảng 15 km kéo dài từ tỉnh Tiền Giang đến giáp ranh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (ngược) với hai vịnh lớn nhất là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.

Nguồn lợi từ biển chủ yếu là nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt gần bờ và khai thác muối. Việc khai thác, đánh bắt xa bờ còn hạn chế do đầu tư chưa đúng mức.



Hiện nay Thành phố đang có chủ trương tận dụng các bãi biển và chuyển đổi cơ cấu từ lúa năng suất thấp đất làm muối năng suất không ổn định sang nuôi trồng thuỷ hải sản, đồng thời đầu tư tàu công suất lớn phục vụ khai thác, đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải được xem xét nghiêm túc tránh tình trạng xảy ra hiện tượng xâm mặn.

2.2.4. Tài nguyên khoáng sản


Theo các tài liệu hiện có về tiềm năng khoáng sản và hiện trạng khai thác mỏ, Thành phố Hồ Chí Minh có các loại khoáng sản sau:

- Than bùn: Là một dạng nhiên liệu hóa thạch gồm mùn hữu cơ và bùn sét. Phân bố rải rác ở Láng Le (Bình Chánh), Nhị Bình (Hóc Môn), Tam Tân (Củ Chi), Long Phước, Tăng Nhơn Phú (Quận 9) và các điểm than bùn ở huyện Cần Giờ. Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 3.390.000 tấn.

- Kaolin: Loại đất sét mịn, trắng, là nguyên liệu chính để sản xuất gốm, sứ, gạch men, sản xuất sơn, giấy, chất độn cho một số dược phẩm, thuốc trừ sâu,… và có thể chế biến tạo thành zeolit. Phân bố ở khu vực huyện Củ Chi, Thủ Đức với chất lượng không đồng đều, độ thu hồi từ 20 - 80%, tinh quặng kaolin có chất lượng chủ yếu thuộc hạng IV. Trữ lượng thăm dò cho các mỏ Rạch Sơn, Bàu Chứa, Linh Xuân (cấp B + C1): 4.223.168 tấn. Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo (cấp P): 12.734.340 tấn.

- Đá xây dựng: Phân bố rải rác ở một số nơi như ấp Hàm Luông, bến đò Long Bình và ấp Giồng Chùa. Tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 25 triệu m3. Mỏ đá Long Bình đã khai thác được khoảng 1 triệu m3.

- Cát xây dựng: Chủ yếu từ các thành tạo trầm tích Pleistocen muộn và Pleistocen giữa - muộn ở các khu vực Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn và trên các tuyến sông. Cát xây dựng chưa được đánh giá trữ lượng. Riêng đoạn sông từ cầu Đồng Nai đến ngã ba sông Sài Gòn (ngã ba Đèn đỏ) với chiều dài khoảng 40 km, tổng trữ lượng tài nguyên cấp C là 37.500.000 m3.

- Sét gạch ngói: Phân bố nhiều nơi trên địa bàn tThành phố với 2 kiểu nguồn gốc trầm tích và phong hóa. Mỏ sét phong hóa Long Bình đã được khai thác hết với trữ lượng 11.000.000 m3. Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo trên 50.000.000 m3, trong đó điển hình mỏ Tân Quy (17.000.000 m3), Vĩnh Lộc (13.365.000 m3), Tân Túc (7.764.000 m3), Nhị Bình (7.200.000 m3),…

- Sét Keramzit: Là loại vật liệu làm từ sét có tính trương phồng khi nung nhanh ở nhiệt độ thích hợp, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất bê tông nhẹ xây dựng nhà cao tầng, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chất độn xà phòng, dung dịch khoan, ngoài ra còn có rất nhiều ứng dụng khác. Chỉ ghi nhận được được một điểm Keramzit ở Cần Giờ với trữ lượng cấp C2 = 3.200.000 m3, tổng trữ lượng tài nguyên dự báo cấp P là 23.190.000 m3.

- Đất Laterit: Phân bố rộng rãi ở phía Bắc và Tây Bắc thành phố (Quận 9, Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn). Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn thành phố có 17 điểm Laterit, trong đó có 7 mỏ đã được điều tra đánh giá trữ lượng tài nguyên cấp P là 14.200.000 m3.

2.2.5. Tài nguyên nhân văn


Thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử hơn 300 năm với nhiều công trình kiến trúc cổ như đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát Lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên,...), hệ thống các Nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...), hệ thống chợ Sài Gòn, Bà chiểu, Bình Tây…

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc, ở đây Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911). Gắn liền với sự kiện đó là các di tích quan trọng như cảng Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định là sự hội tụ nhiều dòng văn hoá giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá Đông Tây.

Thành phố có nhiều dân tộc Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Chăm,... với nền văn hoá phong phú, đa dạng. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm Văn hoá của Miền Nam. Đây là nơi ra đời báo Quốc ngữ đầu tiên, là trung tâm hoạt động và giao lưu văn hoá, văn học, nghệ thuật nên có ảnh hưởng lớn về văn hoá đối với cả nước.

3. Thực trạng môi trường

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Mối liên quan giữa việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường đôi khi lại bị bỏ qua hoặc không được chú ý đúng mức do không có công cụ hoặc giải pháp thích hợp. Do vậy, khi lập quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh cần phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề chính về môi trường dưới đây.



3.1. Môi trường không khí

Từ năm 1995, Thành phố đã thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng môi trường không khí bán tự động; năm 1996 bổ sung thêm 01 trạm. Các thông số đo đạc bao gồm: NO2, CO, bụi, chì và tiếng ồn. Đến tháng 8 năm 2000 với sự tài trợ của UNDP, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường không khí tự động được thiết lập; tiếp đó đến tháng 8 năm 2002 với sự tài trợ của NORAD – Na Uy bổ sung thêm 5 trạm. Các thông số đo đạc: PM10, SO2, NOx, CO, O3. Ngoài ra còn có 6 trạm quan trắc không khí bán tự động để quan trắc chất lượng không khí ven đường.

Kết quả quan trắc chất lượng không khí cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm không khí đo được trong khu dân cư đạt tiêu chuẩn cho phép (nồng NO2 và SO2 dao động trong khoảng từ 2,3 – 40,49 g/m3 và 2,52 – 86,65 g/m3, đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937: NO2 = 100 g/m3 và SO2 = 300 g/m3; nồng độ bụi trung bình tháng dao động trong khoảng 32,78 – 148,56 g/m3 đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937: bụi = 160 g/m3).

Về chất lượng không khí ven đường, nồng độ bụi tổng từ năm 2000 đến nay có xu hướng giảm (nhưng vẫn còn ở mức cao); nồng độ CO vào một số thời điểm vượt tiêu chuẩn cho phép (tại 2 trạm vòng xoay Hàng Xanh và ngã tư Điện Biên Phủ – Đinh Tiên Hoàng, nồng độ CO đôi khi vượt tiêu chuẩn trung bình 1,05 – 1,21 lần).

3.2. Môi trường nước

3.2.1 Môi trường nước mặt

Phần lớn nước mặt nằm trong ranh giới hành chính của Thành phố có chất lượng nước không đạt yêu cầu khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt .

Hiện nay, nguồn nước mặt có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu lấy từ sông Đồng Nai với khả năng khai thác khoảng 600.000m3/ngày, từ hệ thông kênh Đông Củ Chi với khả năng khai thác khoảng 250.000m3/ngày. Tuy nhiên lưu lượng khai thác từ 2 nguồn này phụ thuộc vào việc tích - xả cuả hồ Dầu Tiếng và xâm nhập mặn, hiện nay đang có dự án mở rộng việc khai thác nước kênh Ðông để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho Thành phố.

Do Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phần hạ lưu của lưu vực sông Ðồng Nai, chất lượng nguồn nước mặt bị ảnh rất lớn của hoạt động kinh tế ở thượng nguồn, do khu vực khai thác nằm ngoài địa phận nên khó kiểm soát chất lượng nước và phụ thuộc vào địa phương bạn về bảo vệ nguồn nước.



Bảng 1.1. Thống kê lưu lượng nước khai thác phục vụ sinh hoạt (Đvt: m3)

Thời gian

Trước 1950

1960

1996

1998

1999

Hiện nay

Q khai thác

80.000

130.000

357.628

475.492

524.456

600.000

Hệ thống quan trắc:

Từ năm 1993, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước mặt và thủy văn được thiết lập bao gồm 8 trạm Phú Cường, Bình Phước, Phú An (sông Sài Gòn), Hoá An (Đồng Nai), Nhà Bè, Bình Điền, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn. Đến năm 2001, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước của TP. Hồ Chí Minh bổ sung 10 trạm quan trắc chất lượng của các kênh rạch chính trong nội thành gồm: Nhiêu Lộc - Thị Nghè (tại cầu Lê Văn Sỹ, cầu Điện Biên Phủ), Bến Nghé - Tàu Hủ – Đôi - Tẻ (cầu Chà Và, cầu Nhị Thiên Đường, bến Phú Định, rạch Ruột Ngựa), Tân Hoá - Lò Gốm (cầu Ông Buông, Hoà Bình) và Tham Lương - Bến Cát (cầu Tham Lương, cầu An Lộc) với tần suất 02 lần trong năm vào mùa khô (tháng 4) và mùa mưa (tháng 9).

Hệ thống quan trắc chất lượng nước dưới đất bắt đầu hoạt động từ năm 2001 gồm 11 trạm. Các thông số đo đạc gồm pH, T­0C, EC, TDS, Cl-, NO3-, NH4+, TOC, kim loại nặng (Pb, Cu, Zn, Ni, Cr, Cd, Hg, Al, Fe, As), tổng Phospho và tổng Coliform.

Kết quả phân tích chất lượng nước năm 2004 cho thấy chất lượng nước tại trạm Hoá An (sông Đồng Nai) bị ô nhiễm hữu cơ, dầu và vi sinh; chất lượng nước tại trạm Phú Cường (sông Sài Gòn) bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh; chất lượng nước tại các trạm khu vực Nhà Bè và Cần Giờ đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước loại B, tuy nhiên đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, dầu và vi sinh. Chất lượng nước khu vực Cần Giờ đang bị ảnh hưởng bởi dòng nước bẩn từ sông Thị Vải.

Kênh rạch tại Thành phố bị ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh, mùa khô ô nhiễm nặng hơn mùa mưa do khả năng tự làm sạch của thủy vực trong mùa mưa tốt hơn (nồng độ BOD5 ở kênh rạch nội thành TP. Hồ Chí Minh vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B TCVN 5942 – 1995 từ 6,2 – 12,1 lần; nồng độ Coliform tại các trạm quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B khoảng từ 50 – 1.000 lần).

3.2.2 Nước dưới đất:

Thành phố Hồ Chí Minh có 3 tầng chứa nước chính là tầng Pleistocen Q I-II, Pliocentrei N22 và Pliocen dưới N21. Khoảng phân nửa diện tích thành phố nước dưới đất lại mặn, ranh mặn hình vòng cung nằm ở phía Nam đi qua các huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, 2, 9. Tổng trữ lượng của tầng chứa nước khoảng 600.000 m3/ngày

Nguồn nước dưới đất chưa được bảo vệ và khai thác một cách hợp lý. Thể hiện ở chỗ việc khai thác nước dưới đất một cách bừa bãi, các giếng khai thác lại quá tập trung một khu vực, nhiều giếng kết cấu không đảm bảo việc cách ly chống ô nhiễm do thông tầng. Công tác quản lý nguồn nước dưới đất đã được quan tâm từ lâu, song việc đầu tư cho công tác quản lý vừa thiếu lại vừa yếu.

Do còn một số những bất cập trên, nguồn nước dưới đất đang bị ô nhiễm cả về quy mô và độ ô nhiễm, nhất là đối với tầng chứa nước gần mặt đất. Mực nước đang cạn kiệt, nhiều nơi mực nước đã hạ thấp đến trên 30 m so với mặt đất và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn với tốc độ từ 2 – 3 m/năm. Chính sự hạ thấp mực nước lớn như vậy, hiện tượng xâm nhập mặn đã và đang xảy ra khu vực phía Tây, Tây Nam thành phố đối với các tầng chứa nước Pliocen trên và dưới. Trong vùng phễu hạ thấp mực nước hiện tượng trồi ống chống các giếng khoan đã và đang xảy ra.

- Chất lượng nước dưới đất tầng nông đang ở mức báo động, bị ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh và nhiễm mặn ở một số khu vực. Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất trong 6 tháng đầu năm cho thấy giá trị pH tại các trạm dao động từ 4,4 – 6,8; đa số các mẫu đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước dưới đất (TCVN 5994-1995: pH: 6,5 – 8,5); tổng cacbon hữu cơ dao động từ 0,6 – 89,8 mg/l, thấp hơn so với khuyến cáo (nồng độ cacbon hữu cơ phải nhỏ hơn 2 mg/l).


Каталог: hinhanhposttin -> 2012-6
hinhanhposttin -> Mẫu số: 03-msns-btc bộ, ngành; Tỉnh/TP
hinhanhposttin -> Mẫu số 06-msns-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> BỘ TÀi chính số: 107/2008/tt-btc
hinhanhposttin -> Số: 1076/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
hinhanhposttin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập – Tự do – Hạnh phúc
hinhanhposttin -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương