Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả


Môi trường đất 3.3.1. Thoái hoá đất



tải về 3.65 Mb.
trang4/22
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích3.65 Mb.
#36582
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

3.3. Môi trường đất

3.3.1. Thoái hoá đất


Nhìn chung tình trạng thoái hoá đất ở Thành phố diễn ra khá phổ biến. Đất bị thoái hoá dưới các hình thức: Nhiễm mặn (Cần Giờ); nhiễm phèn (phía Nam huyện Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, Sài Gòn và Bắc Cần Giờ); xói mòn rửa trôi bề mặt ở các vùng có địa hình cao và dốc (Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn); sụt lún đất (Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Tân Bình, Quận 3, Quận 10); lầy hoá (Nhà Bè, Thủ Đức, Quận 8, Bình Chánh), xói lở bờ sông (ở một phần kênh rạch Nhà Bè).

3.3.2. Ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật

Các quan trắc trong đề án phân tích môi trường đất cho thấy các vùng trồng rau là một trong những trọng điểm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều. Riêng tại Hóc Môn, ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, bình quân một vụ rau được phun thuốc bảo vệ thực vật từ 10 đến 25 lần. Lượng thuốc sử dụng cho 1 ha trong một năm có thể đạt tới 100 thậm chí 150 lít.

Kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại một số điểm trong đợt quan trắc tháng 7 năm 1996 đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong tầng đất mặt tại 5 trong số 8 điểm quan trắc với hàm lượng từ 0,4 - 0,9 mg/kg, vượt quá Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-1995).

Trong các đợt phân tích hoàn toàn không phát hiện được dư lượng các nhóm thuốc khác mặc dù lượng sử dụng có thể đạt tới 50 - 100 lít thuốc thương phẩm trên một ha. Kết quả trên đây cho thấy hiện tượng ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật mang tính tạm thời.



3.3.3. Ô nhiễm đất do chất thải đô thị

Song song với quá trình đô thị hoá, lượng rác thải hữu cơ đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Theo số liệu thống kê tThành phố Hồ Chí Minh bình quân hàng năm có khoảng 6 triệu tấn rác thải, trong đó có khoảng hơn 4,5 triệu tấn rác thải sinh hoạt gồm phần lớn rác từ thực phẩm. Nếu có quy trình công nghệ chọn lọc và xử lý tốt thì lượng phế thải này có thể trở thành một nguồn phân hữu cơ quý góp phần cải tạo đất.

Theo số liệu điều tra tại địa bàn quan trắc thuộc xã Xuân Thới Thượng - Hóc Môn cho thấy bình quân mỗi vụ rau một ha đất gieo trồng có thể được bón từ 25 đến 80 tấn rác tươi. Dưới góc độ nông hoá học, không thể phủ nhận vai trò tích cực của hữu cơ trong việc cải tạo đất. Tuy nhiên, dưới góc độ môi trường, bên cạnh những ưu điểm, việc dùng phế thải đô thị thay thế phân hữu cơ không qua xử lý chọn lọc có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đất.

Tại các điểm quan trắc đã được xác lập từ năm 1996, kết quả quan trắc đến nay cho thấy vấn đề ô nhiễm một số kim loại nặng gây độc và vi sinh vật gây bệnh thật sự đã và đang còn tồn tại trong đất mặc dù từ năm 2000 đất tại vùng quan trắc không còn được bón phân rác do chính quyền đã nghiêm cấm. Kết quả quan trắc năm 2002 cho thấy hàm lượng Cu, Cr, Cd ở tầng đất mặt cao gần hoặc vượt mức báo động; mật độ Coliform dao động trong khoảng 132 - 170 MPN/g đất khô.



3.3.4. Ô nhiễm kim loại nặng tại vùng chịu ảnh hưởng của nước thải công nghiệp và đô thị

Nước thải công nghiệp và đô thị cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường đất. Môi trường đất tại một số khu vực sản xuất nông nghiệp bị ô nhiễm bởi nước thải sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và bùn thải của các cống rãnh đô thị. Kết quả phân tích các mẫu bùn lắng trong hệ thống sông, kênh rạch và các mẫu đất tại các vùng ven, khu vực sản xuất nông nghiệp cho thấy môi trường đất bị ô nhiễm dầu và ô nhiễm kim lọai nặng.

Thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngày các khu công nghiệp đã thải ra hơn 600 ngàn m3 nước thải với mức độ ô nhiễm khác nhau. Nước thải có thể xâm nhập vào đất trực tiếp do các cống thải bị vỡ thông qua hệ thống kênh rạch. Kết quả quan trắc ở vùng đất trong khu vực thuộc 2 huyện Nhà Bè và Bình Chánh là vùng đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải do các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt từ các quận nội thành (Quận 5, 6, 7, 11, Tân Bình) qua hệ thống kênh Tân Hoá - Lò Gốm tiếp nối với kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh Tẻ, kênh Bến Nghé và các hệ thống rạch nhỏ chằng chịt trong toàn bộ khu vực quan trắc (rạch Ông Lớn, Xóm Củi, Bà Lào...).

Kết quả điều tra, quan trắc cho thấy do bị ảnh hưởng của nước thải, việc ô nhiễm môi trường đất ở vùng quan trắc đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nông sản, vì vậy đến năm 2002 hầu hết diện tích đất trong vùng quan trắc đều bị bỏ hoang. Kết quả phân tích mẫu đất, nước tại 4 điểm quan trắc cho thấy có sự tích luỹ một số kim loại nặng như Pb, Cd, Co, Cr gần bằng hoặc vượt ngưỡng cho phép. Độ dẫn điện trong đất (EC) trong tầng đất mặt khá cao đến mức có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng.

3.3.5 Xử lý chất thải rắn:

Thành phố hiện có 01 Công ty Môi trường Đô thị Thành phố, 22 Công ty Dịch vụ công ích quận, huyện và 01 Hợp tác xã Công nông tham gia công tác thu gom, vận chuyển rác thải. Trong năm 2005, lượng rác sinh hoạt được thu gom là 1.733.351 tấn (bình quân 4.749 tấn/ngày); lượng rác xà bần là 305.328 tấn (bình quân 836,5 tấn/ngày). Chất thải rắn đô thị chỉ mới thu gom được khoảng 70-80%, còn một lượng rác xả trực tiếp xuống kênh rạch. Chất lượng vệ sinh môi trường trên đường phố và nơi công cộng chưa đáp ứng được yêu cầu của một thành phố văn minh, sạch đẹp. Chất thải rắn sinh hoạt và xà bần được chôn lấp tại 3 bãi rác: Phước Hiệp, Gò Cát và Đông Thạnh. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại chưa được thu gom triệt để và chưa được xử lý thích hợp.

3.3.6 Tình hình khai thác cát

Trong những năm trước đây, việc quản lý các hoạt động khai thác cát còn nhiều hạn chế đã dẫn đến tình trạng các công ty khai thác hoạt động không theo đúng thiết kế, khai thác quá độ sâu, quá gần bờ gây những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Theo quyết định số 2611/UB-CNN ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố, hoạt động khai thác cát đã bị đình chỉ trên các tuyến sông rạch thuộc địa bàn thành phố. Hiện chỉ có hoạt động nạo vét khơi thông luồng hàng hải trên một số đoạn sông có kết hợp tận thu cát. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại hiện tượng khai thác cát trái phép diễn ra hết sức phức tạp: các xáng cạp nạo vét không đúng vị trí khu vực được phép nạo vét, nạo vét quá độ sâu; một số đơn vị tổ chức thi công xây dựng duy tu cảng không có thông báo và đăng ký; hoạt động bơm hút cát trái phép trên các sông rạch



3.3.7 Tình hình lún và động đất

a. Lún đất

Công tác nghiên cứu lún mặt đất chưa được tiến hành có hệ thống. Mặc dù vậy, đã có một số báo cáo khoa học đề cập đến tình trạng lún đất do xây dựng các công trình dân dụng và do khai thác nước. Hiện nay trên địa bàn thành phố (vùng nội thành) đã xuất hiện một phễu hạ thấp mực nước với diện phân bố gần 400km2. Ngoài ra, cũng đã phát hiện thấy một số giếng khoan thuộc quận 6, 8, Bình Tân, Bình Chánh có hiện tượng lún. Vấn đề lún đất do khai thác nước dưới đất cần phải được tiếp tục nghiên cứu thêm. Xuất phát từ thực tế trên, từ năm 2005 Ủy ban nhân dân thành phố đã triển khai Đề án “Xây dựng trạm quan trắc lún đất do khai thác nước dưới đất vùng phía Nam TP. Hồ Chí Minh”.



b. Động đất

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, động đất cực đại khu vực thành phố Hồ Chí Minh có thể xảy ra từ 5-6 độ Ritchter với độ sâu tâm chấn từ 10-15km; kết hợp với đặc điểm địa chất công trình thì chấn động có thể đạt cấp VII-VIII. Các nhà khoa học cho rằng các đới đứt gãy phương Tây Bắc-Đông Nam, Sài Gòn-Vàm Cỏ Đông và đới đứt gãy phương kinh tuyến Lộc Ninh-Thủ Dầu Một-thành phố Hồ Chí Minh là các đứt gãy có khả năng sinh chấn.

Каталог: hinhanhposttin -> 2012-6
hinhanhposttin -> Mẫu số: 03-msns-btc bộ, ngành; Tỉnh/TP
hinhanhposttin -> Mẫu số 06-msns-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> BỘ TÀi chính số: 107/2008/tt-btc
hinhanhposttin -> Số: 1076/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
hinhanhposttin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập – Tự do – Hạnh phúc
hinhanhposttin -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương