Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả



tải về 3.65 Mb.
trang5/22
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích3.65 Mb.
#36582
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

4. Nhận xét chung:


4.1. Những thuận lợi, lợi thế

- Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao và năng động hàng đầu thế giới. Với vị trí địa lý của mình và lợi thế phát triển so với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển thành một đô thị hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực.

- Là trung tâm khu vực Nam bộ, trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực kinh tế phát triển nhất và hiệu quả nhất cả nước, với hệ thống giao thông huyết mạch, Thành phố Hồ Chí Minh có đủ điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ khoa học, viễn thông, cảng, vận tải, hậu cần... cho toàn vùng và khu vực.

- Hệ thống sông rạch tự nhiên phong phú góp phần làm giàu cảnh quan và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí hệ thống tiêu thoát nước đô thị.

- Địa hình, địa mạo tương đối bằng phẳng, quỹ đất đai còn có khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển đô thị trong tương lai.

- Đặc điểm khí hậu ôn hòa, ít chịu của thiên tai bão lụt của Thành phố Hồ Chí Minh thuận lợi cho môi trường sống dân cư.



4.2. Những khó khăn, hạn chế:

- Lượng mưa phân bố không đều trong các mùa đã ảnh hưởng lớn đến lưu lượng dòng chảy, xâm mặn... gây khó khăn trong công tác cấp thoát nước và ảnh hưởng tới nông nghiệp.

- Phần diện tích thấp, trũng có độ cao dưới 2 m và diện tích mặt nước chiếm đến 61% diện tích tự nhiên Thành phố lại nằm trong vùng có nền địa chất yếu đòi hỏi chi phí cao trong việc đầu tư xây dựng công trình.

- Nhìn chung, đất cho sản xuất nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh thuộc loại trung bình và xấu so với Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Để tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp lớn, cần phải có sự đầu tư, cải tạo đất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với quá trình đô thị hóa.

- Tuy Thành phố rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường với nhiều chương trình, dự án nghiên cứu, đánh giá tác động và đề xuất giải pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhưng nhìn chung mức độ ô nhiễm môi trường vẫn còn ở mức khá cao.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI


1. Tăng trưởng kinh tế

1.1. Kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng ngày càng cao


Thành phố đặt mục tiêu cho giai đoạn 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) cao hơn giai đoạn 5 năm trước, với mức tăng bình quân là 11%/năm.

Kết quả tăng trưởng kinh tế 5 năm 2001- 2005 cho thấy Thành phố đã đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra, đạt mức bình quân 11%/năm, cao hơn tốc độ tăng 10,3%/năm của giai đoạn 1996 - 2000.

Nét nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm qua ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước (năm 2005 ước đạt 12,2%, năm 2004 đạt 11,6%; năm 2003 đạt 11,4%; năm 2002 đạt 10,2%; năm 2001 đạt 9,5% và năm 2000 đạt 9,0%). Về giá trị tuyệt đối, trong năm 2005, GDP của thành phố theo giá hiện hành ước đạt 164 nghìn tỷ đồng (tương ứng với 10,4 tỷ USD).

1.2. Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng hiệu quả hơn


Kinh tế trên địa bàn Thành phố chủ yếu dựa vào 2 khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - thương mại:

- Khu vực công nghiệp - xây dựng luôn có tốc độ tăng giá trị gia tăng nhanh nhất, bình quân giai đoạn 2001-2005 là 12,6%/năm (kế hoạch đề ra là 13%);

- Khu vực dịch vụ - thương mại với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân là 9,8%/năm (kế hoạch đề ra là 9,5%);

- Khu vực nông nghiệp (bao gồm nông lâm nghiệp và thủy sản) có tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân 3,5%/năm (kế hoạch đề ra là 2%).

Với tốc độ tăng trưởng như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục diễn ra theo xu hướng như giai đoạn 1996-2000, tức là khu vực công nghiệp có tỷ trọng tăng dần trong cơ cấu GDP của Thành phố.



2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nếu cơ cấu kinh tế Thành phố năm 2000 là: nông nghiệp (khu vực I) 2,0%, công nghiệp (khu vực II) 45,4%, dịch vụ (khu vực III) là 52,6%. So với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố đến 2005 là: Nông nghiệp 1,4%; công nghiệp 48,8%; dịch vụ 49,8%. Nghĩa là cơ cấu kinh tế Thành phố xét về tỷ trọng thứ tự vẫn là dịch vụ- công nghiệp - nông nghiệp; trong đó khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thực tế tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh trong 10 năm qua, tỷ trọng khu vực công nghiệp ngày càng tăng do có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 khu vực và diễn biến này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển của Thành phố đang trong giai đoạn công nghiệp hóa nhanh.

Đến cuối năm 2005, trong cơ cấu GDP của Thành phố tỷ trọng khu vực I: 1,7%; khu vực II (công nghiệp - xây dựng): 47,5% và khu vực III (dịch vụ): 50,8%. Những kết quả đạt được phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố; đặc biệt, khu vực dịch vụ đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn kế hoạch đề ra.


2.1. Khu vực dịch vụ


Nét nổi bật trong cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005 là các ngành của khu vực dịch vụ đã bắt đầu phát triển khởi sắc. Tuy vậy các ngành dịch vụ cao cấp vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và hầu như không có sự thay đổi trong suốt thời qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,8%/năm so với 8,4%/năm của giai đoạn 1996-2000. Một điểm đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, từ 7,0% năm 2000 tăng lên 7,4% năm 2001, 9,3% năm 2002, 9,4% năm 2003, 11,1% năm 2004 và 12% năm 2005.

Xét về cơ cấu nội bộ các ngành dịch vụ, nhận thấy:



Các loại hình dịch vụ cao cấp: tài chính - ngân hàng, tín dụng bảo hiểm, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông có tốc độ phát triển rất cao (12,2 % năm 2001, 28,6 % năm 2002, 20,0% năm 2003, 18,7% năm 2004, và trên 20% năm 2005) nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá thấp. Thành phố Hồ Chí Minh khó có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ khi mà các dịch vụ cao cấp này chưa có sự phát triển mang tính đột phá.

Dịch vụ vận tải, kho bãi, cảng... chưa thực sự phát huy hết tác dụng và thực đạt đến trình độ tương xứng của một trung tâm lớn hiện nay. Tốc độ tăng trưởng các năm qua: 10,6% năm 2001, 12,8% năm 2002, 10,9% năm 2003, 9,4% năm 2004 và năm 2005 - 8%.



Dịch vụ thương mại nay đang trên đà phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực, (tăng 7,0% năm 2002, 9,4% năm 2003, 10,3% năm 2004 và năm 2005 - 11,6%); thị trường nội địa phát triển ổn định, hàng hóa phong phú, đa dạng, nhiều sản phẩm của Thành phố đã chiếm lĩnh được thị trường, giành được thị phần vững chắc; cơ sở vật chất, hạ tầng ngành thương mại đã được quan tâm đầu tư xây dựng, bước đầu phát huy tác dụng, góp phần tăng cường vai trò, vị trí trung tâm, đầu mối của Thành phố trong điều phối, cung ứng hàng hóa trong khu vực và ra nước ngoài qua nhiều kênh phân phối đa dạng và ngày càng lớn mạnh.

Xuất khẩu đã bước đầu cho thấy việc chuyển hướng chú trọng vào tinh chế, tăng giá trị, hàm lượng công nghệ, chuyển dần sản xuất gia công, chế biến thô về vùng nguyên liệu (khảo sát hai ngành dệt may và giày dép cho thấy tỷ trọng gia công trong xuất khẩu liên tục giảm qua các năm 2001-2005: dệt may giảm từ 78,8% xuống còn 73,4%; giày dép giảm từ 52,6% xuống còn 35,8%).

Các loại dịch vụ khác như du lịch, giáo dục, y tế... cũng tăng trưởng cao, với tốc độ tăng bình quân hơn 10%/năm trong 5 năm qua. Đây là những loại hình mà Thành phố thật sự có thế mạnh để phát triển phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các loại hình dịch vụ hiện đại.

2.2. Khu vực công nghiệp - xây dựng


Trong 5 năm 2001-2005, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng bình quân trên 15%/năm, chiếm tỉ trọng gần 30% so với công nghiệp cả nước. Tỷ trọng của công nghiệp chế biến trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005 có tăng lên nhưng không đáng kể (96,2% năm 2001 lên khoảng 97,2% năm 2005). Điều này cho thấy công nghiệp thành phố mới đạt được sự thay đổi về số lượng và còn chậm thay đổi về chất lượng. Những ngành có tỉ trọng lớn vẫn là những ngành thâm dụng lao động và hàm lượng giá trị gia tăng thấp; 4 lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao mà Thành phố chọn làm “mũi nhọn” (điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí chế tạo) chưa có sự phát triển vượt trội so với các ngành khác.

Ngành cơ khí chế tạo rất yếu kém, không làm được vai trò chủ đạo trong đổi mới thiết bị, do vậy hầu hết thiết bị mới đều phải nhập khẩu.

Đầu tư thiếu tầm nhìn dài hạn đã làm cho nhiều doanh nghiệp đầu tư không đúng nhu cầu. Trong công nghiệp thiếu các “nhạc trưởng” của từng lĩnh vực; mạnh ai nấy làm, nên xảy ra tình trạng nhập trùng lắp, cạnh tranh dìm lẫn nhau không cần thiết. Trong khi đó thị trường còn bỏ ngỏ để hàng ngoại nhập chiếm lĩnh.

Trong lĩnh vực xây dựng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt bình quân 11,86% trong giai đoạn 2001 – 2005. Tuy tốc độ có chậm hơn các ngành công nghiệp, nhưng vẫn cao hơn tốc độ của giai đoạn 1996 – 2000, chỉ đạt dưới 10%.


2.3. Khu vực nông nghiệp


Trong cơ cấu GDP, khu vực nông nghiệp cũng chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng ngành thủy sản và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp như sau: chăn nuôi 32,3%, thủy sản 29,5%, trồng trọt 27,9%, dịch vụ nông nghiệp 8%, lâm nghiệp 2,3%. Điểm nổi bật trong 5 năm qua là sự chuyển dịch mạnh sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hiệu quả hơn đối với quỹ đất nông nghiệp với sự phát triển của các ngành chăn nuôi, thủy sản, cây kiểng, cá kiểng ...

3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

3.1. Khu vực kinh tế công nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Năm 2004 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 101.962 tỷ đồng, tăng 15,07% so với năm 2003 (giá cố định 1994), chiếm 28,8% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước và chiếm 59,32% giá trị sản xuất công nghiệp vùng Đông Nam bộ.

Năm 2004, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 35.096 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó: 217 cơ sở sản xuất công nghiệp Nhà nước; 75 cơ sở sản xuất công nghiệp tập thể; 3.335 cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân; 30.891 cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể và 578 cơ sở kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong giai đoạn vừa qua, công nghiệp Thành phố mới đạt được sự thay đổi về lượng và còn chậm thay đổi về chất. Những ngành có tỷ trọng lớn vẫn là những ngành thâm dụng lao động, còn những ngành có hàm lượng chất xám cao (điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí chế tạo) tuy có tăng nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn.

Cụ thể là, công nghiệp trên địa bàn Thành phố tập trung chủ yếu là các ngành: chế biến thực phẩm và đồ uống (19,4%), nhựa-cao su (8,8%), hoá chất (8,3%), may mặc (7,5%), giày da (7,1%), dệt (5,0%), máy móc-thiết bị điện (5,0%). Trong nhóm công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm và đồ uống có tỷ trọng cao (chiếm 13,9%). Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn.

Tổng cộng có 15 khu công nghiệp tập trung đã hoạt động (gồm 12 khu công nghiệp, 03 khu chế xuất), đến nay đã triển khai đạt 2.752 ha.

Ngoài các khu công nghiệp - khu chế xuất, trên địa bàn Thành phố đã hình thành nhiều cụm công nghiệp – làng nghề được quy hoạch và xây dựng theo Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố nằm trong quy hoạch chung các quận huyện, với diện tích khoảng 940 ha (48 cụm, trong đó 36 cụm công nghiệp - làng nghề đã đi vào hoạt động ). Theo thống kê, diện tích lấp đầy khoảng 224,3 ha đạt 23,8% so với quy hoạch đợt đầu.

Ngành nghề phát triển chủ yếu ở các khu cụm công nghiệp do các quận huyện quản lý là cơ khí (chiếm khoảng 23,7% số doanh nghiệp đăng ký hoạt động), dệt, da, may (khoảng 26,9%), hoá chất, nhựa, cao su (khoảng 13,3%), giấy, gỗ (khoảng 14%), chế biến thực phẩm (khoảng 6,5%)…

Một số cụm công nghiệp bố trí xen cài trong các khu dân cư, đầu tư cơ sở hạ tầng không đồng bộ. Giữa khu sản xuất và khu dân cư không có khoảng cách ly để đảm bảo về vệ sinh, môi trường, an ninh, trật tự xã hội. Việc phát triển, xây dựng nhà ở sát các khu vực tập trung các xí nghiệp sản xuất công nghiệp là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư.

Các khu công nghiệp – chế xuất tập trung trên địa bàn Thành phố phần lớn là các khu công nghiệp tổng hợp, chưa phân định rõ ngành nghề chủ đạo khó kiểm soát chất lượng môi trường.

Định hướng quy hoạch xây dựng công nghiệp trong quy hoạch chung của Thành phố đến năm 2020 theo quyết định 123/1998/TTg chưa quan tâm đến việc bố trí các khu công nghiệp gắn với các khu dân cư, đặc biệt dân cư nông thôn nhằm thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Chính sách giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp chưa đồng bộ. Đặc biệt chương trình di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm trong nội thành vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung đã làm phát sinh thêm nhu cầu sử dụng đất tại các nơi này.

Ngành xây dựng

Giá trị sản xuất và GDP của ngành xây dựng liên tục tăng trong giai đoạn 2001 - 2004, năm năm 2001 đạt 12.497 tỷ đồng, năm 2002 đạt 17.866,4 tỷ đồng, năm 2003 đạt 21.282 tỷ đồng và đến năm 2004 đạt 23.436,2 tỷ đồng (giá thực tế); GDP của ngành xây dựng tương ứng với các năm trên là: 4.682 tỷ đồng; 5.118 tỷ đồng; 6.185 tỷ đồng và năm 2004 đạt 7.186 tỷ đồng (giá thực tế).



Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2004 đạt 34.986,4 tỷ đồng, phân theo ngành kinh tế: Ngành công nghiệp 11.009,5 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng cao nhất) 31,46%; ngành vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 5.664,3 tỷ đồng, chiếm 16,19%; ngành giáo dục đào tạo 1.115,5 tỷ đồng, chiếm 3,3%; khoa học công nghệ 928,5 tỷ đồng; ngành y tế và cứu trợ xã hội 664 tỷ đồng… Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xây dựng cơ bản liên tục tăng trong giai đoạn 2001 - 2004, năm 2001 là 13,35%; năm 2002 là 13,51%; năm 2003 là 14,78% và năm 2004 là 15,8%.

3.2. Khu vực kinh tế dịch vụ

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại - dịch vụ quan trọng của cả nước. Với nguồn lực về tài chính và mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp các vùng sản xuất nguyên liệu, các thành phố lớn, ngành thương nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh góp phần quan trọng trong việc kích thích sản xuất phát triển thông qua việc tiêu thụ sản phẩm. Mức độ ảnh hưởng của ngành thương nghiệp vượt ra khỏi phạm vi địa lý của một Thành phố với trên 6 triệu dân, ngành thương nghiệp trên địa bàn không chỉ phục vụ cho nhu cầu của Thành phố mà còn phục vụ cho nhu cầu của cả nước, nhất là các tỉnh Nam bộ.

Giá trị GDP của các ngành dịch vụ Thành phố năm 2004 đạt 68.349 tỷ đồng, chiếm 50,07% GDP của Thành phố. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2004 đạt 14,47%. Số cơ sở thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ là 258.428 cơ sở, trong đó: Có 136.844 cơ sở thương nghiệp; 36.676 cơ sở khách sạn, nhà hàng; 306 cơ sở du lịch và 84.602 cơ sở dịch vụ tiêu dùng (Niên giám Thống kê TP năm 2004).

GDP của ngành thương nghiệp năm 2004 đạt 17.443 tỷ đồng (chiếm 12,78%), chỉ đứng vị trí thứ hai sau ngành công nghiệp chế biến (chiếm 41,40%). Giai đoạn 1994 - 1996 có mức tăng trưởng nhanh nhất, tăng bình quân từ 12% - 23%/năm. Giai đoạn 1997 - 1999, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới và khu vực, sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng làm tăng trưởng chậm lại.

Ngành thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ của Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm. Năm 2004 ngành này đã thu hút được gần 637.362 lao động, chiếm 24,89% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

3.3. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Theo số liệu thống kê, tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản năm 2001 là 2.109,4 tỷ đồng, năm 2002 là 2.208,7 tỷ đồng; năm 2003 là 2.478,5 tỷ đồng và năm 2004 là 2.512,6 tỷ đồng (giá cố định 1994). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2004 đạt 7,6%.

Về lâm nghiệp: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2001 đạt 40.536 triệu đồng; 2002 đạt 48.195 triệu đồng; 2003 đạt 33.442 triệu đồng và năm 2004 đạt 35.819 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2004 giảm 2,2%.

Trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất năm 2004 của ngành nông lâm thuỷ sản, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 63,24%, ngành thuỷ sản 35,33%, ngành lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 1,43%.



4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

4.1. Dân số và tỷ lệ tăng dân số

Năm 2004, dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 6.062.993 người, chiếm 7,39% dân số cả nước. Trong đó dân số nội thành là 5.087.513 người, chiếm 84%; dân số ngoại thành 975.480 người, chiếm 16%. Mật độ là 2.920 người/km2.



Dân số nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ 4,13%; dân số phi nông nghiệp chiếm 95,87% (Niên giám thống kê Thành phố năm 2004).

Каталог: hinhanhposttin -> 2012-6
hinhanhposttin -> Mẫu số: 03-msns-btc bộ, ngành; Tỉnh/TP
hinhanhposttin -> Mẫu số 06-msns-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> BỘ TÀi chính số: 107/2008/tt-btc
hinhanhposttin -> Số: 1076/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
hinhanhposttin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập – Tự do – Hạnh phúc
hinhanhposttin -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương