Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả



tải về 3.65 Mb.
trang14/22
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích3.65 Mb.
#36582
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   22

1.8.3. Vệ sinh môi trường


Hạn chế khai thác nước ngầm, giảm thiểu tối đa ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn, chất thải công nghiệp độc hại. Bảo đảm 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

Ngăn chặn tình trạng xả rác bừa bãi. Phấn đấu đến năm 2010, 100% khối lượng rác thải được thu gom, các mặt trong lĩnh vực hoạt động vệ sinh môi trường theo kịp các đô thị trong khu vực về thiết bị và công nghệ hiện đại. Trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp; trên 70% chất thải rắn công nghiệp nguy hại được xử lý bằng công nghệ tiên tiến.

Tăng diện tích cây xanh, cải thiện một cách căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố. Phấn đấu đạt mật độ mảng xanh công viên theo đầu người: 6-7m2/người.

1.8.4. Chiếu sáng công cộng


Phát triển mạng lưới chiếu sáng công cộng tạo nên diện mạo mới cho Thành phố đến năm 2010. Ngành chiếu sáng công cộng sẽ đẩy mạnh công tác duy tu bảo dưỡng, nâng cao sản lượng, tăng cường chất lượng hoạt động, đảm bảo sự ổn định, làm việc chính xác của hai hệ thống đèn chiếu sáng công cộng và tín hiệu giao thông. Phấn đấu nâng tỷ lệ chiếu sáng cho các tuyến đường của Thành phố lên 100% số tuyến.

1.8.5. Ngành điện


Đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 12-13%/năm. Dự kiến lượng điện thương phẩm tiêu thụ vào năm 2010 là 18,5-19 tỉ kwh, với mức tiêu dùng bình quân đầu người là 2.600 kwh/năm. Giảm tổn thất điện năng xuống 7,5% vào năm 2010.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh ngầm hóa lưới điện từ cao thế đến trung hạ thế, hệ thống điều chỉnh phụ tải.

Hoàn chỉnh sơ đồ kết cấu lưới điện theo từng cấp: cao, trung và hạ thế. Trong đó chú trọng xây dựng và cải tạo các đường dây hỗn hợp nhiều mạch, nhiều cấp điện áp để giảm thiểu hành lang an toàn lưới điện. Phấn đấu đến năm 2010 hoàn tất kết mạch vòng và đảm bảo dự phòng cho các tuyến dây truyền tải điện.

Từng bước chuyển dần cấp điện áp phân phối từ 15KV sang 22KV khi có điều kiện cho khu vực ngoại thành.


1.8.6. Bưu chính - Viễn thông


Các chỉ tiêu phát triển ngành đến 2010:

- Về bưu chính: số bưu cục phát triển đạt 3% hàng năm, bán kính phục vụ đạt 1,68km/bưu cục. Đồng thời phát triển thêm các đại lý bưu điện với tốc độ bình quân hàng năm là 10%. Phấn đấu đến 2010, tăng gấp đôi số bưu điện văn hoá xã để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở ngoại thành.

- Về viễn thông: phấn đấu đến năm 2010 đạt mật độ thuê bao Internet là khoảng 20 - 25/100 dân, mật độ điện thoại là 55 - 60 máy/100 dân, gấp đôi so với chỉ tiêu chung của cả nước.

2. Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

2.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2010

Đến năm 2010 dự báo dân số Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 7,2 triệu người, tăng so với năm 2005 khoảng 1,1 triệu người. Bên cạnh đó nhu cầu sử dụng đất cho phát triển phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố cũng rất lớn. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2010 như sau:



2.1.1. Đất phi nông nghiệp

a. Đất khu dân cư nông thôn

Các khu dân cư nông thôn của Thành phố Hồ Chí Minh phát triển theo hai hướng sau:

Các khu dân cư nông thôn trong vùng quy hoạch phát triển đô thị của Thành phố phát triển theo hướng hiện đại hóa hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, từng bước cải tạo làm thay đổi bộ mặt kiến trúc xây dựng theo định hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp thay đổi về cơ bản cơ cấu lao động;

Đối với các khu dân cư nông thôn còn lại: tập trung phát triển hạ tầng nông thôn như nước sạch, giao thông, nhà ở, phúc lợi công cộng, giữ gìn những làng nghề truyền thống. Khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động nông nghiệp, phát triển các loại hình sản xuất như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ, dịch vụ, thương nghiệp, vận tải, văn hóa, giáo dục,... Hình thành các trung tâm xã, hạn chế các điểm dân cư phân tán.

Dự kiến đến năm 2010 sẽ có khoảng 800.000 người sống trong các khu dân cư nông thôn trên địa bàn 5 huyện ngoại thành Thành phố với diện tích khu dân cư nông thôn đến năm 2010 từ 38.500 - 40.000 ha.

b. Đất đô thị

- Quy mô dân số và phân bố dân cư đô thị

Dự báo quy mô dân số của Thành phố đến năm 2010 là 7,2 triệu người, trong đó có 6.325.000 người sống trong khu vực nội thành và 75.000 người sống tại các thị trấn. Như vậy dân số đô thị là 6.400.000 người, ngoài ra còn một lượng lớn dân số nhập cư (chiếm khoảng 20 - 25% dân số) đăng ký tạm trú dài hạn và khách vãng lai, đây là số dân cần để tính nhu cầu đất xây dựng đô thị và đất ở đô thị.



- Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị

Theo quy hoạch chung đến năm 2020 (đã điều chỉnh) chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng đô thị bình quân toàn Thành phố trên 100 m2/người, trong đó đảm bảo chỉ tiêu đất giao thông 17 - 20 m2/người, đất cây xanh 10 - 15 m2/người và đất xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng 5 - 7 m2/người

Chỉnh trang cải tạo đô thị khu vực nội thành (13 quận cũ với diện tích 14.216 ha), chỉ tiêu đất đô thị hiện nay là 40 m2/người, năm 2010 còn 32 m2/người, tầng cao xây dựng trung bình 2,7 tầng, hệ số sử dụng đất 1 - 1,25 lần.

Đối với vùng phát triển khu đô thị mới (khu vực nội thành phát triển 33.000 - 35.000 ha và các khu vực đô thị ngoại vi 8.000 - 10.000 ha), chỉ tiêu đất đô thị đất năm 2010 từ 100 - 110 m2/người, đất dân dụng 70 m2/người (bình quân đất khu ở 25 - 28 m2, đất giao thông 17 - 20 m2, công trình công cộng 6 - 6,5 m2 và cây xanh 8 - 12 m2), mật độ xây dựng 25 - 35%, tầng cao xây dựng trung bình 3 - 3,5 tầng, hệ số sử dụng đất 0,6 - 0,9 lần.

- Dự báo sử dụng đất đô thị

Bên cạnh việc chỉnh trang, cải tạo đô thị hiện có trong giai đoạn tới Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển đô thị như sau:

- Tiếp tục đền bù, thu hồi đất để xây dựng Khu đô thị Nam Thành phố với quy mô diện tích vào khoảng 3.000 ha (trên địa bàn các quận, huyện: quận 7, quận 8 và huyện Bình Chánh).

- Quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, với quy mô diện tích 737 ha, trong đó khu đô thị phát triển mới 657 ha, khu đô thị chỉnh trang 80 ha.

Đô thị mới Thủ Thiêm là trung tâm mới hiện đại của Thành phố Hồ Chí Minh, với chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp; là trung tâm văn hoá, nghỉ ngơi, giải trí; đảm nhiệm một số chức năng mà trung tâm hiện hữu còn thiếu và hạn chế phát triển.

- Quy hoạch phát triển khu đô thị Tây Bắc Thành phố có chiều dài khoảng 18km, chiều rộng từ 3 – 5 km, cách trung tâm thành phố 30 km, quy mô diện tích khoảng 6.000 ha.

Khu đô thị Tây Bắc là một trung tâm khu vực cấp vùng bao gồm: trung tâm dịch vụ, thương mại, y tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, nghỉ ngơi giải trí…đáp ứng các nhu cầu phát triển của Thành phố các tỉnh: Tây Ninh, Long An, Bình Dương; bên cạnh đó đóng vai trò trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các nước trong khu vực.

- Triển khai Dự án lấn biển tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ với quy mô dự kiến khoảng 2000 ha, giai đoạn từ nay đến năm 2010 khoảng 600 ha.

Như vậy đến năm 2010, tổng diện tích đất đô thị đến năm 2010 toàn Thành phố đạt khoảng 70.000 - 72.000 ha (với 18.500 ha đất ở đô thị).

c. Đất chuyên dùng

Trên cơ sở thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh, dự báo sử dụng đất chuyên dùng của Thành phố như sau:

Đất chuyên dùng đến năm 2010 vào khoảng 45.000 - 46.000 ha, gồm:

- Đất trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp: 600 - 650 ha;

- Đất quốc phòng an ninh: 2.200 - 2.300 ha;

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 15.000 - 16.000 ha, trong đó:

+ Đất khu – cụm công nghiệp: 7.700 – 7.800 ha.

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 7.700 – 8.000 ha (bao gồm đất dành cho kho tàng bến bãi, đất cho phát triển siêu thị, trung tâm thương mại...).

+ Đất cho hoạt động khoáng sản: 50 – 100 ha.

+ Đất cho sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: giữ nguyên quy mô 172,7 ha.

- Đất có mục đích công cộng: 26.500 - 27.500 ha, trong đó:

+ Đất giao thông: 14.000 - 15.000 ha.

+ Đất thuỷ lợi: 2.900 - 3.000 ha (bao gồm cả hệ thống kênh thoát nước đô thị và hệ thống đê ngăn lũ).

+ Đất cơ sở văn hoá: 3.500 – 4.000 ha.

+ Đất cơ sở y tế: 700 - 800 ha.

+ Đất cơ sở giáo dục và đào tạo: 2.500 - 3.000 ha.

+ Đất cơ sở thể dục thể thao: 1.500 - 2.000 ha.

+ Đất chợ: 150 - 200 ha.

+ Đất bãi thải, xử lý chất thải: 1.100 - 1.500 ha.

- Đất tôn giáo tín ngưỡng: 350 - 400 ha;

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1.100 - 1.200 ha;

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 32.000 - 33.000 ha;

- Đất phi nông nghiệp khác: 700 - 800 ha.



2.1.2. Đất nông nghiệp

Định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 là:

- Phát triển nền nông nghiệp sinh thái đô thị theo hướng tạo ra nhiều nông sản thực phẩm hàng hóa có giá trị và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho Thành phố và xuất khẩu; bảo vệ môi trường xanh sạch, tạo cảnh quan tươi đẹp kết hợp với khai thác phục vụ du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng theo chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội chung của Thành phố.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và các hoạt động dịch vụ nông lâm ngư. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hoa, cây ăn trái và cây công nghiệp tập trung với những sản phẩm chất lượng, có giá trị kinh tế và thị trường tiêu thụ ổn định. Phát triển nhanh công nghiệp chế biến cùng với hệ thống thương mại, dịch vụ nông nghiệp đa dạng hình thành chuỗi sản xuất tiêu thụ khép kín và trong mối quan hệ liên kết chặt chẽ với các tỉnh vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, với nông nghiệp của các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long.

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn qua các khâu cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, sử dụng giống mới, đồng thời thực hiện đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi, nâng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả kinh tế. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm nhanh diện tích năng suất lúa thấp, tăng nhanh diện tích, sản kượng rau an toàn, hoa cảnh, cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn trái.

- Phát triển và định hình các vùng sản xuất giống cây, giống con chất lượng cao. Nâng cao trình độ và năng suất lao động nông nghiệp, từng bước đào tạo nghề, nâng cao trình độ văn hóa để chuyển dần lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

- Trên cơ sở bảo vệ nghiêm ngặt vốn rừng hiện có (33.857 ha), sẽ tiếp tục đầu tư trồng mới theo quy hoạch phát triển 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng kinh tế), chăm sóc, phục hồi rừng, hình thành các khu du lịch sinh thái, lâm công viên văn hóa, lịch sử và khai thác tổng hợp, phát triển các mảng xanh với hệ sinh thái đa dạng của cây rừng miền Đông Nam bộ, vùng Đồng băng sông Cửu Long mà chức năng chủ yếu là phòng hộ môi trường, tăng tỷ lệ che phủ cây xanh làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế đô thị bền vững, đảm bảo mật độ cây xanh cho Thành phố.

Dự báo đến năm 2010, đất nông nghiệp khoảng 104.000 - 105.000 ha, được sử dụng như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 57.000 - 58.000 ha, trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm khoảng 27.500 - 28.500 ha (đất trồng lúa 8.000 - 9.000 ha).

+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 29.500 - 30.000 ha

- Đất lâm nghiệp: 36.000 - 36.500 ha

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 9.000 - 10.000 ha

- Đất làm muối: 1.000 - 1.100 ha



2.1.3. Khai thác đất chưa sử dụng

Năm 2005 toàn Thành phố còn 2.264 ha đất chưa sử dụng. Giai đoạn 2006 - 2010 đầu tư khai thác đưa vào sử dụng các mục đích khoảng 2.000 ha, trong đó: sản xuất nông nghiệp khoảng 320 ha, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 140 ha, lâm nghiệp khoảng 1.540 ha, các mục đích phi nông nghiệp khoảng 5 ha. Đất chưa sử dụng định hướng đến năm 2010 còn lại khoảng 250 -300 ha.

2.2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất

2.2.1. Nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích đến năm 2010

Căn cứ các quyết định phê duyệt quy hoạch của các ngành, nhu cầu sử dụng các loại đất cụ thể như sau:



a. Đất giáo dục – đào tạo

Theo quyết định số 02/2003/QĐ-UB ngày 03/01/2003 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo Thành phố đến năm 2020 định mức đất dành cho giáo dục - đào tạo được tính như sau:

+ Khu vực 1 gồm: Các quận 1, 3, 4 , 5, 10, 11, Phú Nhuận Tân Bình và Tân Phú; định mức khoảng từ 4m2 đến 5m2/chỗ học;

+ Khu vực 2 gồm: Các quận 6, 8, Gò Vấp và Bình Thạnh; định mức khoảng từ 6 m2đến 8 m2/chỗ học;

+ Khu vực 3 gồm: Các quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân và Thủ Đức; định mức khoảng từ 8 m2đến 10 m2/chỗ học;

+ Khu vực 4 gồm: Các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ; định mức khoảng từ 10 m2 đến 15 m2/chỗ học;

Định mức này được áp dụng cho tất cả các cấp học, ngành học.

Các ngành học khác: Mỗi quận, huyện có 1 trường giáo dục thường xuyên, 1 trường khuyết tật, 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề; Quy mô từ 1 ha đến 3 ha/cơ sở.

Xây dựng mới 4 trường trung học chuyên nghiệp tại: Quận 9, Quận Tân Bình, Huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi (theo tiêu chuẩn 10m2/chỗ học). Theo hiện trạng diện tích đất tại Tân Bình khó bố trí, đề xuất nghiên cứu tìm đất bố trí tại quận 12.

Nâng cấp các trường trung học hiện có thành trường cao đẳng (Trung học kinh tế, trung học sư phạm Mầm non, trung học kỹ thuật nghiệp vụ Lý Tự Trọng).

Nâng cấp trường cao đẳng sư phạm Thành phố thành trường Đại học Sài Gòn với diện tích 29,5 ha tại Quận 7 (đã có quyết định của UBND Thành phố).

* Ngoài ra trên địa bàn các quận huyện còn dự kiến bố trí đất cho giáo dục đại học, với diện tích khoảng 800 – 900 ha.

Như vậy đến năm 2010 diện tích đất giáo dục khoảng 2.080 ha, tăng 1.050 ha so với hiện trạng.

b. Đất công viên cây xanh

Diện tích công viên cây xanh công cộng đô thị đến năm 2010 theo Quyết định số 661/QĐ-UB-ĐT ngày 26/01/2001 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh đạt bình quân 6-7m2/người (không kể cây xanh đường phố, cây xanh cách ly khu công nghiệp, cây xanh khuôn viên nhà ở) trong đó:

+ Khu vực nội thành cũ (13 quận): 3 - 4m2/người.

+ Khu vực 6 quận mới và đô thị ngoại vi: 8 – 10 m2/người

Diện tích dự kiến khoảng từ 2.600 – 3.000 ha (không kể diện tích rừng Cần Giờ).

c. Đất y tế

Theo quyết định số 165/2004/QĐ-UB ngày 02/07/2004 của UBND Thành phố về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 chỉ tiêu diện tích đất trung bình dành cho hoạt động khám và điều trị của ngành Y tế thành phố là 0,5 – 0,7m2/người.

- Khu vực nội thành (13 quận cũ): việc tổ chức mạng lưới y tế trên cơ sở kế thừa tận dụng những công trình hiện hữu, chấp nhận chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở y tế thấp so với quy chuẩn hiện hành.

- Khu vực 6 quận mới và các huyện ngoại thành: do có quỹ đất nên việc quy hoạch tổ chức mạng lưới y tế phải theo đúng quy mô, quy chuẩn hiện hành.

- Lĩnh vực y tế dự phòng: Diện tích đất cần bố trí là 34,5 ha, đảm bảo tất cả các quận huyện đều có Trung tâm y tế dự phòng vào năm 2010.

- Lĩnh vực khám chữa bệnh: Đảm bảo tất cả các xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế, quy mô diện tích bố trí tối đa trong điều kiện của từng địa phương.

- Các Trung tâm Viện trường và các cơ sở y tế tại 4 cửa ngõ của thành phố: dự kiến 332 ha, diện tích phân bố như sau (phấn đấu đến năm 2010 bố trí đạt 50% diện tích dự kiến):

* Khu vực phía Đông: 65 ha (gồm quận 2, 9 và Thủ Đức)

* Khu vực phía Tây: 92 ha (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh)

* Khu vực phía Nam: 75 ha (quận 7, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ)

* Khu vực phía Bắc: 100 ha (xã Tân An Hội huyện Củ Chi)

- Bố trí đất xây dựng Viện điều dưỡng 50 ha tại Cần Giờ

Dự kiến diện tích đất Y tế đến năm 2010 đạt khoảng 540 ha

d. Chỉ tiêu đất TDTD

Căn cứ vào Quy hoạch phát triển mạng lưới ngành thể dục thể thao Thành phố đến năm 2020 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh phân thành 4 khu vực với các chỉ tiêu đất TDTT khác nhau như sau:



+ Khu vực 1: 8 quận gồm: quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11 và Phú Nhuận: Chỉ tiêu đất TDTT bình quân trên đầu người dân dự kiến là 0,6 m2/người (trong đó đối với cấp phường, quận là 0,3 m2/người).

+ Khu vực 2: 5 quận ven gồm: quận 8, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú và Bình Thạnh: Chỉ tiêu đất TDTT bình quân trên người dân dự kiến là 1,0 m2/người (trong đó đối với cấp phường, quận là 0,6 m2/người)

+ Khu vực 3: 6 quận mới gồm: quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân và Thủ Đức: Chỉ tiêu đất TDTT bình quân trên đầu người dân dự kiến là 3,0 m2/người (trong đó cấp phường, quận là 0,8 – 1 m2/người).

+ Khu vực 4 – ngoại thành: 5 huyện như huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, chỉ tiêu đất TDTT bình quân trên người dân dự kiến là 2,7 m2/người (trong đó đối với cấp xã, huyện là 0,8-1 m2/người).

Dự kiến nhu cầu đất dành cho hoạt động TDTT năm 2010 bình quân khoảng 1,4 m2/người (không tính diện tích bố trí các sân Golf và khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc).

Đến năm 2010 diện tích đất TDTT khoảng 900 ha (không kể 03 sân golf tổng diện tích khoảng 700 ha).

e. Đất ở

Căn cứ quyết định 123 của Chính phủ, định mức đất đô thị đối với Thành phố Hồ Chí Minh là 100 m2/người, trong đó diện tích đất ở từ 17 – 20 m2/người.

Theo định mức trên với dân số dự kiến vào năm 2010 khoảng 7,2 triệu người (tăng so với năm 2005 khoảng 1,1 triệu người), diện tích đất ở tăng khoảng 2.800 – 3.000 ha.

f. Đất Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Theo Điều chỉnh quy hoạch các khu – cụm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 diện tích là 8.996 ha (không kể diện tích các cụm công nghiệp và làng nghề xen cài hoạt động có thời hạn).

Đến năm 2010 diện tích khoảng 7.650 ha, tăng so với hiện trạng khoảng 3.720 ha.

g. Đất sản xuất kinh doanh: tăng 2.270 ha đạt khoảng 7.800 ha vào năm 2010.

h. Đất an ninh quốc phòng:

+ Đất an ninh tăng khoảng 21 ha chủ yếu để bố trí trụ sở công an các phường và các nhu cầu khác.

+ Đất quốc phòng tăng 200 ha (chuyển trường bắn của Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố từ Đa Phước lên Củ Chi). Ngoài ra kiến nghị Thành phố thống nhất với Bộ Quốc phòng phương án sử dụng đất khu vực nhà máy Z751 và Z755 tại phường 10 Gò Vấp (khoảng 30 ha)

i. Các loại đất phi nông nghiệp khác

- Đất giao thông

+ Diện tích đất dành cho các công trình trọng điểm: Đường vành đai 1, 2, 3 các tuyến đường hướng tâm, các trục giao thông quan trọng khoảng 750 ha

+ Diện tích đất mở rộng hẻm theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”: 650 ha

+ Diện tích đất giao thông đối nội trong các dự án khu dân cư: khoảng 1.400 ha

Dự kiến đất giao thông tăng thêm là: 3.000 ha đạt 14.600 ha vào năm 2010.

-. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: tăng 240 ha, đồng thời giảm 40 ha (Bình Hưng Hòa), đạt 1.180 ha vào năm 2010.

- Đất chợ: tăng 68 ha, đạt khoảng 200 ha vào năm 2010.

- Đất di tích lịch sử: tăng 25 ha, đạt 155 ha vào năm 2010.

- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: tới năm 2010 là 637 ha, thực tăng 165 ha và chuyển 398 ha sang đất công viên (Thảo cầm viên – Củ Chi).

- Đất xử lý bãi thải:

Tăng khoảng 900 ha, nhiều nhất tại Củ Chi 565 ha và giảm khoảng 100 ha tại Bình Tân (đóng cửa bãi rác Gò Cát và cải tạo hồ xử lý nước thải thành hồ sinh thái).

- Đất thủy lợi (bao gồm cả hệ thống thoát nước đô thị và hệ thống đê bao): tăng khoảng 150 ha, tập trung chủ yếu vào các công trình cải tạo hệ thống thoát nước khu vực phía nam Thành phố (Tham Lương – Bến Cát) và hệ thống đê bao sông Sài Gòn. Đến năm 2010 diện tích đất thủy lợi khoảng 2.570 ha.

- Đất chuyển dẫn năng lượng và truyền thông: tăng khoảng 45 ha, đạt 107 ha vào năm 2010.

- Đất mặt nước chuyên dùng: tăng 312 ha, bố trí các hồ điều hòa tại Củ Chi (Khu đô thị Tây bắc) và Bình Chánh, đạt 33.560 ha vào năm 2010.

2.2.2. Khả năng đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đất

Như đã nêu ở phần trước, quỹ đất dự trữ cho phát triển của Thành phố, bên cạnh đất chưa sử dụng, là diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả. Với diện tích 123.517,07 ha đất nông nghiệp, khả năng đáp ứng khoảng 20.000 ha cho phát triển kinh tế - xã hội và đô thị của Thành phố trong giai đoạn 2006 – 2010 là hoàn toàn có thể. Vấn đề đặt ra là xác định được mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn trước mắt và lâu dài phù hợp với quá trình phát triển của Thành phố.

Theo số liệu của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phần lớn diện tích trong số 47.198,90 ha đất trồng cây hàng năm, đặc biệt là đất trồng lúa, cho năng xuất thấp và kém hiệu quả. Vì vậy, việc chuyển mục đích một phần diện tích đất trên sang các mục đích sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp là cần thiết góp phần ổn định đời sống nông dân ngoại thành.

Bên cạnh đó, phần diện tích đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư cũng là quỹ đất dự trữ quan trọng cho phát triển đất ở nông thôn và đất ở đô thị.



3. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

3.1. Phương án 1: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất căn cứ nhu cầu của quận, huyện

Căn cứ nhu cầu sử dụng đất do các quận huyện đề nghị với Sở Tài nguyên và Môi trường (theo văn bản gửi về sở từ 13/01 đến 20/1/2006), sau khi tiến hành tổng hợp và phân tích kết quả nhu cầu tăng thêm các loại đất của các quận huyện như sau:



Bảng 3.4. Tổng hợp các dự án sử dụng đất theo nhu cầu các quận huyện đến năm 2010 (đơn vị tính ha)

STT

Đơn vị hành chính

Đất trụ sở cơ quan

Đất An ninh quốc phòng

Đất công nghiệp

Đất cơ sở sản xuất KD

Đất giao thông

Đất thuỷ lợi

Đất năng lượng TT

Đất văn hoá

Đất Ytế

1

Quận 1

0,11

12,00




17,97

4,74







0,54

0,02

2

Quận 2

14,73

5,04

106,00

148,50

592,83




2,00

189,63

9,61

3

Quận 3

1,43

0,02




0,30

2,53







0,92

0,17

4

Quận 4

0,75







4,24

21,32







7,00




5

Quận 5

0,12







8,43

2,46







2,78

0,61

6

Quận 6

1,24

0,29




17,01

26,02

2,99




0,23




7

Quận 7

8,08







23,90

177,25




7,46

81,31

6,54

8

Quận 8

8,27







1,18

11,46







33,82

3,40

9

Quận 9

18,59

5,21




506,52

1.292,95

4,50

3,48

766,68

24,81

10

Quận 10

0,10

0,05




11,60

14,03







3,42

1,16

11

Quận 11

0,41







0,52

11,59







4,41

1,15

12

Quận 12

8,04

5,94




484,72

275,26

11,64

0,43

39,07

23,66

13

Phú Nhuận

0,62

0,06




3,38

14,08







0,19

0,07

14

Tân Bình

1,74










54,08




0,25

0,20

0,20

15

Bình Thạnh

1,03







0,62

69,83

12,37




54,81

2,87

16

Thủ Đức

0,37







22,33

211,45







30,00

0,10

17

Gò Vấp

1,26







9,70

140,88




0,12

21,75

0,30

18

Tân Phú

0,63

1,27







96,34







32,62

6,55

19

Bình Tân

10,76




131,49

5,02

283,82

19,28




144,59

1,68

20

Củ Chi

20,57

100,00

1.018,17

997,77

413,17

27,51

5,35

418,21

108,07

21

Bình Chánh

5,51

4,73

1.378,60

92,00

977,46

229,47

2,97

44,61

49,32

22

Hóc Môn

7,74




1.086,00

32,34

3,36

1,55




6,92

4,80

23

Nhà Bè

37,33







318,05

129,78







8,60

2,80

24

Cần Giờ

4,70

18,00




7,93

68,45

120,00




1.063,80

5,50

Каталог: hinhanhposttin -> 2012-6
hinhanhposttin -> Mẫu số: 03-msns-btc bộ, ngành; Tỉnh/TP
hinhanhposttin -> Mẫu số 06-msns-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> BỘ TÀi chính số: 107/2008/tt-btc
hinhanhposttin -> Số: 1076/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
hinhanhposttin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập – Tự do – Hạnh phúc
hinhanhposttin -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương