Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả



tải về 3.65 Mb.
trang22/22
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích3.65 Mb.
#36582
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

2.4. Kế hoạch sử dụng đất năm 2009


Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2009 dựa trên các căn cứ:

- Tình hình đầu tư và nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong năm;

- Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các công trình trọng điểm và các khu đô thị mới.



2.4.1. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất:

* Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 3.839 ha, gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 3.739 ha.

+ Đất trồng cây hàng năm khoảng: 2.906 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước khoảng 1.465 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 832 ha.

- Đất lâm nghiệp khoảng 10 ha (toàn bộ là đất rừng phòng hộ).

- Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 75 ha.

- Đất nông nghiệp khác khoảng 16 ha.



* Chu chuyển nội bộ đất nông nghiệp:

- Đất trồng lúa nước sang trồng cây lâu năm khoảng 153 ha.

- Đất trồng cây lúa nước chuyển sang trồng cây lâm nghiệp khoảng 88 ha.

* Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở:

- Đất chuyên dùng chuyển sang đất ở khoảng 25 ha,

- Đất sông suối có mặt nước chuyên dùng chuyển sang đất ở khoảng 1 ha.

2.4.2. Kế hoạch thu hồi:

* Đất nông nghiệp khoảng 3.788 ha, gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 3.692 ha.

+ Đất trồng cây hàng năm khoảng : 2.906 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước khoảng 1.465 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 786 ha.

- Đất lâm nghiệp khoảng 9 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 72 ha.

- Đất nông nghiệp khác khoảng 15 ha.

* Đất phi nông nghiệp khoảng 458 ha, trong đó:

- Đất ở khoảng 171 ha, gồm: Đất ở tại đô thị khoảng 139 ha, đất ở tại nông thôn khoảng 31ha.



- Đất chuyên dùng khoảng 166 ha, gồm:

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng 84 ha;

+ Đất quốc phòng, an ninh khoảng 14 ha;

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khoảng 62 ha;

+ Đất có mục đích công cộng khoảng 6 ha;

- Đất tôn giáo tín ngưỡng khoảng 1 ha.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa khoảng 2 ha.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng 118 ha.



2.4.3. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

Sử dụng cho các mục đích, cụ thể:

- Đất nông nghiệp khoảng 394 ha, gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 81 ha;

+ Đất lâm nghiệp khoảng 285 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng 29 ha.


2.5. Kế hoạch sử dụng đất năm 2010


Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2010 dựa trên các căn cứ:

- Tình hình đầu tư và nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong năm;

- Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

- Các công trình trọng điểm của Thành phố có kế hoạch triển khai.

- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các công trình trọng điểm và các khu đô thị mới.

2.5.1. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất:

* Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 3.200 ha, gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 3.115 ha.

+ Đất trồng cây hàng năm khoảng: 2.422 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước khoảng 1.221 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 693 ha.

- Đất lâm nghiệp khoảng 6 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 65 ha.

- Đất nông nghiệp khác khoảng 14 ha.



* Chu chuyển nội bộ đất nông nghiệp:

- Đất trồng lúa nước sang trồng cây lâu năm khoảng 144 ha.

- Đất trồng cây lúa nước chuyển sang trồng cây lâm nghiệp khoảng 66 ha.

- Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải rừng khoảng 142 ha.

* Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở:

- Đất chuyên dùng chuyển sang đất ở khoảng 31 ha, trong đó:

- Đất sông suối có mặt nước chuyên dùng chuyển sang đất ở khoảng 2 ha.

2.5.2. Kế hoạch thu hồi:

* Đất nông nghiệp khoảng 3.282 ha, gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 3.162 ha.

+ Đất trồng cây hàng năm khoảng: 2.422 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước khoảng 1.221 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm khoảng 740 ha.

- Đất lâm nghiệp khoảng 7 ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 102 ha.

- Đất nông nghiệp khác khoảng 11 ha.

* Đất phi nông nghiệp khoảng 335 ha, trong đó:

- Đất ở khoảng 122 ha, gồm: Đất ở tại đô thị khoảng 99 ha, đất ở tại nông thôn 23 ha.

- Đất chuyên dùng khoảng 125 ha, gồm:

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp khoảng 60 ha;

+ Đất quốc phòng, an ninh khoảng 16 ha;

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khoảng 44 ha;

+ Đất có mục đích công cộng khoảng 4 ha;

- Đất tôn giáo tín ngưỡng khoảng 1 ha.

- Đấtnghĩa trang, nghĩa địa khoảng 3 ha.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng 85 ha.



2.5.3. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

Sử dụng cho các mục đích, cụ thể:



- Đất nông nghiệp khoảng 320 ha, gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 84 ha;

+ Đất lâm nghiệp khoảng 214 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng 21 ha.

- Đất phi nông nghiệp khoảng 3 ha, trong đó:



+ Đất chuyên dùng khoảng 2 ha;

+ Đất có nghĩa trang, nghĩa địa khoảng 1 ha.

V. DỰ KIẾN CÁC KHOẢN THU CHI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI TRONG KỲ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.

1. Cơ sở tính toán các nguồn thu, chi từ đất

Căn cứ vào quy định hiện hành của Trung ương và của TP. Hồ Chí Minh, các nguồn thu từ đất được tính dựa trên các cơ sở sau đây:

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính Phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định 198/2004/ NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.

- Nghị định 142/2005/ NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền cho thuê đất.

- Thông tư 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất.

- Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về bồi thường và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư 114/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ về Phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Thông tư 120/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện nghị định 142/2005/NĐ-CP của Chính Phủ về thu tiền cho thuê đất.

- Quyết định số 316/2004/QĐ-UB ngày 28 tháng 12 năm 2004 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành bảng quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố.

2. Dự toán thu


2.1. Thu từ giao đất ở nông thôn: 1.179,43 tỷ đồng

2.2. Thu từ giao đất ở đô thị: 32.709,98 tỷ đồng

2.3. Thu từ cho thuê đất: 54.987,12 tỷ đồng

Tổng thu = 88.876,53 tỷđồng

3. Dự toán chi


3.1. Chi do đền bù đất nông nghiệp

- Đất sản xuất nông nghiệp: 32.945,76 tỷ đồng

- Đất lâm nghiệp: 28,26 tỷ đồng

- Đất nuôi trồng thủy sản: 124,05 tỷ đồng

- Đất làm muối: 0,12 tỷ đồng

3.2. Chi đền bù đất ở

- Đất ở nông thôn: 1.869,85 tỷ đồng

- Đất ở đô thị: 17.546,31 tỷ đồng

Tổng chi đền bù từ các loại đất = 52.514,35tỷ đồng


4. Cân đối thu chi


Sau khi cân đối giữa thu và chi từ đất kinh phí còn dư ra 36.362,18 tỷ đồng.

Các số liệu tính toán trên được xây dựng trên cơ sở bảng giá đất do Nhà nước quy định cho năm 2006, bảng giá sẽ có sự điều chỉnh hàng năm. Bên cạnh đó, trong thực tế triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng số chi còn phải tính thêm phần hỗ trợ nên số liệu trên mang tính chất tham khảo.



Phần IV

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Để đảm bảo quy họach, kế họach sử dụng đất khả thi cần phải có các giải pháp tổ chức thực hiện tốt và các cơ chế chính sách phù hợp như sau:

I. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Dựa trên những đánh giá phân tích về tình hình lập, triển khai thực hiện và quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, bằng phương pháp phân tích ma trận SWOT, các giải pháp đưa ra dựa trên nguyên tắc:

- Tận dụng cơ hội để phát huy thế mạnh.

- Nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt yếu.

- Phát huy mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ.

- Giảm các mặt yếu để ngăn chặn nguy cơ.

(Bảng phân tích ma trận SWOT theo phụ lục đính kèm)

1. Nhóm giải pháp về triển khai thực hiện quy họach, kế họach sử dụng đất:

- Để đảm bảo quy họach, kế họach sử dụng đất của Thành phố phù hợp với quy họach ngành, quy họach quận huyện và mang tính hiện thực, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và bảo vệ môi trường, trong quá trình tổ chức thực hiện cần phối hợp chặt chẽ với các ngành và quận, huyện trong việc phân bổ cụ thể quỹ đất về quy mô diện tích, địa điểm và thời gian thực hiện.

- Thành phố sớm ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong quy hoạch xây dựng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy họach xây dựng, khi lập các loại quy hoạch phải thống nhất sử dụng các loại bản đồ, số liệu hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở cho việc quản lý sử dụng đất thống nhất, xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách đồng bộ.

- Ưu tiên lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đất theo tiến độ kế hoạch sử dụng đất đề ra và quy hoạch chi tiết xây dựng phải thể hiện trên nền bản đồ địa chính để làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất.

- Phải có kế họach sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện dự án để tạo động lực phát triển khu vực theo dự án lớn. Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phải đầu tư trước một bước. Kế họach phát triển giao thông phải đầu tư tập trung và gắn với kế họach đô thị hóa.

- Xây dựng kế hoạch tạo nguồn tài chính khả thi và có cơ chế tài chính hỗ trợ nhà đầu tư trong nước thực hiện các dự án lớn.

- Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với quy hoạch xây dựng chi tiết và các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư của từng khu vực hoặc dự án.

- Thành phố chủ động triển khai thực hiện quy họach, kế họach sử dụng đất theo mục tiêu phát triển đô thị và phát triển kinh tế xã hội bằng cách tăng cường việc phát triển quỹ đất, cung ứng cho nhà đầu tư theo kế họach sử dụng đất đã đề ra với nhiều phương thức (đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, đổi đất, BOT,BT...), từng bước giảm bớt phương thức giao đất, cho thuê đất theo ranh giới đất nhà đầu tư đã thỏa thuận chuyển nhượng với người sử dụng đất để tránh trình trạng phát triển tự phát.

- Kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất các trường hợp không có trong kế họach sử dụng đất.

- Khi xem xét giải quyết giao đất, cho thuê đất cần phải tính đến năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư, nhằm đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ và khả thi.

2. Nhóm giải pháp về kiện toàn bộ máy và tổ chức quản lý quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất.

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để người dân sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả cao.

- Xây dựng cơ chế thống nhất giữa quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, như giữa sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường đất, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho của tổ chức và cá nhân trong quá trình quản lý sử dụng đất.

- Vấn đề bảo vệ môi trường đất phải được thực hiện trên lưu vực sông Sài Gòn Đồng Nai, vì đất đai thành phố chịu sự tác động mức của dòng chảy và nguồn nước từ 11 khu vực thượng nguồn.



- Mở lớp tập huấn bồi dưỡng về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo phương thức hợp nhất liên ngành cho cán bộ công chức làm công tác quy hoạch, kế hoạch và mời các đơn vị tư vấn có nhu cầu đào tạo tham dự.

- Bổ sung nhân sự đủ, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cho các cấp để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai.

- Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) để theo dõi, cập nhật, quản lý các biến động đất đai, đồng thời phát hiện và kiến nghị điều chỉnh những bất hợp lý trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai hợp lý có hiệu quả kinh tế cao.

- Hầu hết các dự án triển khai chậm hiện nay là do khâu bồi thường giải phóng mặt bằng do vậy các quận huyện phải có biện pháp tích cực hơn để hỗ trợ nhà đầu tư trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng. Tùy theo hiện trạng sử dụng đất, quy định thời hạn tối đa để các quận huyện tổ chức việc bồi thường giải phóng mặt bằng.

3. Nhóm giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Ưu tiên phân bổ quỹ đất cho các ngành mũi nhọn:

+ Ngành công nghiệp hiện đại, kỹ thuật cao, những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao: Cơ khí chế tạo (bố trí 343 ha tại huyện Củ Chi); điện tử - viễn thông – tin học (đầu tư mở rộng khu công nghệ cao 913 ha); công nghiệp hóa chất và dược phẩm (200 ha tại xã Tân An Hội huyện Củ Chi); chế biến lương thực thực phẩm giá trị tăng cao (bố trí trong khu công nghiệp Tây Bắc và các cụm công nghiệp).

+ Ngành dịch vụ cao cấp, dịch vụ hỗ trợ sản xuầt: Tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm (tập trung trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm); thương mại (đầu tư các trung tâm thương mại lớn như Khu Mã Lạng quận 1 khoảng 10 ha, quận 3 khoảng 6 ha, Gò Vấp khoảng 30 ha, các cao ốc văn phòng đầu tư tại các mặt bằng nhà xưởng di dời và tại các trục giao thông lớn); vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng (khu cảng Hiệp Phước 900 ha); bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin – truyền thông; kinh doanh tài sản – bất động sản (các khu đô thị mới và các khu vực nội thành chỉnh trang); dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ; du lịch (Khu đô thị sinh thái Cần Giờ, triển khai các chương trình hợp tác với các tỉnh); y tế (bố trí 4 viện trường tại các cửa ngõ của thành phố khoảng 210 ha và 50 ha viện điều dưỡng Cần Giờ); giáo dục – đào tạo chất lượng cao (bố trí làng đại học tại khu đô thị Tây Bắc khoảng 500 ha, làng đại học 150 ha tại quận 9, làng đại học phía Nam thuộc huyện Bình Chánh giai đoạn 1 khoảng 50 ha và nhiều trường đại học tư thục khác nằm trên địa bàn các quận 7, Gò Vấp, Huyện Bình Chánh, Củ Chi ….)

+ Tập trung đầu tư mạng lưới giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật xã hội khác nhau theo quy hoạch đến năm 2010, tạo động lực phát triển các khu kinh tế, công nghệip và đô thị mới.

- Thúc đẩy chương trình hợp tác kinh tế mới các tỉnh nhằm giảm áp lực đất đai của thành phố, nhưng quan trọng hơn là mở rộng phạm vi đầu tư, phối hợp các lực lượng sản xuất và lợi thế kinh tế xã hội của từng địa phương, phát triển thị trường đầu ra và sản phẩm công nghiệp lẫn thương mại dịch vụ.

+ Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Tây Ninh, Đồng Nai, LonAn đang triển khai 58 dự án.

+ Các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long: Tiền Giang, Cần Thơ đang triển khai 15 dự án.

+ Các tỉnh miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quãng Ngãi, Thừa Thiên Huế, PHú Yên , Bình Định, Khánh Hòa, Ninh thuận và Bình Thuận đang triển khai 60 dự án.

+ Các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông đang triển khai 44 dự án.

- Tiếp tục ký kết chương trình hợp tác với các các tỉnh trọng điểm như Bình Dương, Bình Phước, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Hậu Giang.
4. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ:

- Thực hiện cơ chế công khai các dự án đầu tư, từ lúc giao dự án đến quá trình triển khai thực hiện dự án để cộng đồng cùng kiểm tra giám sát.

- Đề ra cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ để thu hút và tập hợp các nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án lớn.

- Điều chỉnh các chính sách liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm thúc đẩy tiến độ bồi thường, đảm bảo dự án ít khiếu nại của người dân. Điều chỉnh giá bồi thường sát với giá thị trường, trước mắt điều chỉnh ngay giá đất nông nghiệp tại khu vực đô thị hóa, chuẩn bị trước quỹ nhà tái định cư.

- Thay đổi các khỏan thu liên quan đến đất đai chưa phù hợp như khỏan thu về tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất …

- Sớm soạn thảo và ban hành chiến lược phát triển thị trường bất động sản nhằm ổ định lại các thị phần đang giảm xúc và chuẩn bị thị trường cho giai đọan tăng cường hội nhập. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất vừa là nội dung xuyên suốt phát triển thị trường bất động sản.

- Quy định cơ chế chính sách cho từng loại dự án và điều kiện tham gia đầu tư. Điều chỉnh cơ chế quản lý khu đô thị mới, có phương thức quản lý các dự án, khu dân cư, khu đô thị có quy mô nhỏ
II. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIÊN CÁC LOẠI ĐẤT:

1. Phát triển đất sử dụng vào mục đích công cộng:

Để đảm bảo giữ được quỹ đất cho việc phát triển các công trình công cộng trong tương lai. Thành phố sẽ chọn một số khu đất từ quỹ “đất công” dự trữ để hóan đổi khi những người có đất trong khu quy họach có nhu cầu chuyển mục đích sang xây dựng nhà ở hoặc nhà nước sẽ nhận chuyển nhượng lại khi người sử dụng muốn chuyển nơi khác để ổn định cuộc sống.



1.1 Đất giao thông:

- Cùng lúc với việc nghiên cứu lập dự án đầu tư tuyến đường, nhà ga … cần phải lập kế họach khai thác quỹ đất xung quanh vào các mục đích kinh doanh như thương mại, dịch vụ, nhà ở. Nhà nước sẽ tiến hành bồi thường trước phần diện tích đất kinh doanh và giao cho các nhà đầu tư theo các phương thức đấu giá, đấu thầu hoặc đổi đất lấy cơ sở hạ tầng.

- Áp dụng phương thức điều chỉnh đất, để mở rộng hoặc quy họach lại các tuyến đường.

1.2 Đất giáo dục, y tế, văn hóa, đất thể dục thể thao

- Xác định các công trình bắt buộc phải do nhà quản lý. Nếu nhà nước chưa có vốn đầu tư ngay thì có thể kêu gọi các nhà đầu tư bỏ khai thác một thời gian sau đó chuyển giao lại cho nhà nước theo phương thức đầu tư BOT.

- Xã hội hóa tất cả các công trình không bắt buộc phải do nhà nước quản lý.

- Để đảm bảo các công trình đạt chuẩn quốc gia ngòai việc phải giữ quỹ đất như đã nêu trên thì tại các dự án nhà ở cần phải quy định một tỷ lệ đất nhà đầu tư được kinh doanh, nếu dự án được phê duyệt với tỷ lệ đất kinh doanh cao hơn quy định thì nhà nước sẽ thu thêm một khỏan tiền (ngòai tiền sử dụng đất phải nộp) để đầu tư các công trình hạ tầng xã hội tập trung tại địa điểm khác, ngược lại nếu thấp hơn thì nhà đầu tư sẽ được trừ vào số tiền sử dụng đất phải nộp.



1.3 Đất công viên cây xanh:

- Đối với khu vực trung tâm thành phố, cải tạo các khu nhà lụp xụp để xây dựng các khu chung cư cao tầng, cần dành một phần diện tích đất cho cây xanh công cộng và các công trình công cộng khác.

- Đối với khu dân cư ở các quận ven và ngọai thành, áp dụng phương thức điều chỉnh đất để tạo thêm các mảng xanh công cộng trong khu dân cư.

- Tiến hành trồng cây xanh tại các vĩa hè, lề đường ….

- Tại một số khu quy họach công viên cây xanh tập trung, kêu gọi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư công viên có kết hợp với thương mại, dịch vụ để nhà đầu tư khai thác kinh doanh một thời gian, sau đó bàn giao lại cho nhà nước để sử dụng vào mục đích công cộng.

2. Phát triển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:

- Cần xác định ngay ranh giới và tính chất về ngành nghề của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và thời hạn tồn tại của từng cụm công trình. Nhà nước tiến hành đầu tư hạ tầng đến ranh giới các khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

- Giảm tiền thuê đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp giảm ở mức thấp nhất. Khống chế mức giá cho thuê lại đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bên cạnh đó cần có biện pháp ngăn chặn xử lý việc đầu cơ đất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Thúc đẩy việc di dời chuyển dần các cơ sở sản xuất vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Chỉ giữ lại các cơ sở sản xuất nhỏ không ô nhiễm.



- Các mặt bằng di chuyển ưu tiên bố trí các công trình công cộng hoặc thương mại dịch vụ, hạn chế chuyển sang xây dựng khu nhà ở nhất là ở nội thành.

- Không giải quyết giao đất hoặc cho thuê đất để xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu dân cư. Trong thời gian các cụm công nghiệp chưa hình thành đầy đủ, chỉ giải quyết cho thuê đất để xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngòai khu công nghiệp, cụm công nghiệp với các điều kiện sau:

+ Quy mô nhỏ dưới 5.000 m2

+ Sản xuất sạch, kỹ thuật cao.

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu vưc đảm bảo.

+ Thời gian sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp là 05 năm. Sau đó phải chuyển sang mục đích sử dụng khác phù hợp quy họach.



3. Quy hoạch lại quỹ đất nghĩa trang, nghĩa địa:

- Giải tỏa đất nghĩa trang, nghĩa địa nằm trong khu vực các quận để sử dụng vào mục đích công cộng khác.

- Các khu vực nghĩa trang được quy hoạch tập trung và đầu tư theo mô hình công viên nghĩa trang. Không cho chôn cất tại đất tại đất vườn và ngưng chôn cất tại các nghĩa trang nhỏ lẻ.

4. Phát triển đất ở

- Tập trung đầu tư các khu đô thị mới, hạn chế việc giao đất phát triển tràn lan các dự án nhà ở kinh doanh nằm ngòai khu đô thị thuộc các quận ven và huyện ngọai thành. Khuyến khích các nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội và các dự án chỉnh trang đô thị nhất là tại các khu trung tâm.

- Cơ chế chính sách cho các khu đô thị mới:

1. Khu đô thị Thủ Thiêm: Mô hình quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm áp dụng giống như khu công nghệ cao, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm có trách nhiệm quản lý và điều phối việc đầu tư khai thác toàn bộ khu đô thị, không giao tòan bộ khu đô thị mới Thủ Thiêm cho một doanh nghiệp để đầu tư kinh doanh; Tiến hành đầu tư trước cơ sở hạ tầng kỹ thuật và một số hạng mục công trình tại khu vực trung tâm, sau đó tiến hành giao đất cho các nhà đầu tư thành phần theo phương thức đấu thầu dự án.

2. Khu đô thị Nam thành phố: Lập kế hoạch triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho toàn khu vực, các nhà đầu tư đã được giao đất có nghĩa vụ nộp khoản chi phí cho việc đầu tư này vì giá trị đất sẽ được tăng lên. Riêng đối với các khu vực, dự án chưa giao đất sẽ tiến hành giao đất theo phương thức đấu thầu hoặc đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, không giao đất chỉ định chủ đầu tư như hiện nay.

3. Khu đô thị Tây bắc thành phố, khu đô thị Hiệp Phước : do quy mô các khu đô thị này rất lớn, nên vốn đầu tư của thành phố không thể đáp ứng. Phải tập trung đẩy nhanh công tác phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000, sau đó mới gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia bồi thường giải phóng mặt bằng, thành phố sẽ giao lại một phần diện tích đất tương ứng trong khu vực đã bồi thường để nhà đầu tư khai thác kinh doanh.

4. Khu bán đảo Thanh Đa: Theo hiện trạng sử dụng đất của khu vực này cho thấy công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là hết sức phức tạp (không thể giải tỏa trắng như khu đô thị mới Thủ Thiêm). Do vậy cần phải quy hoạch dành một khu vực diện tích để hoán đổi theo tỉ lệ tương ứng với giá trị đất tăng thêm sau đầu tư cho người dân có đất trong khu vực bán đảo Thanh Đa.

- Cần sớm quy họach các điểm dân cư nông thôn, theo quy mô dân số, vùng chuyên canh và hệ thống giao thông trong tương lai.



5. Sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp:

- Hỗ trợ vốn cho các hộ trồng lúa chuyển đổi trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao (nhất là hoa kiểng, rau an toàn), các hộ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm chuyển đổi ngành nghề khác.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp: Tập trung và đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu Nông nghiệp công nghệ cao; Trung tâm Thủy sản thành phố ở Nhà Bè; Trung tâm Công nghệ sinh học, các trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn; Trung tâm Quản lý - Kiểm định giống và các dự án, chương trình đầu tư khác trong chương trình giống cây giống con chất lượng cao, đặc biệt xây dựng Trung tâm Giao dịch, triển lãm sản phẩm nông nghiệp ở huyện Củ Chi.

- Đầu tư xây dựng các công trình và hệ thống thủy lợi phục vụ chương trình chuyển đổi đất trồng lúa, năm 2006 tập trung đầu tư các xã điểm chuyển đổi.


6. Phát triển quỹ đất phục vụ đầu tư nước ngoài:

- Thành phố chuẩn bị quỹ đất trống (đã bồi thường giải phóng mặt bằng) để kêu gọi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngòai (FDI) đầu tư các công trình: Y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ, kho tàng bến bãi, khách sạn, cao ốc văn phòng nhất là ở các khu đô thị mới.

- Áp dụng cơ chế đổi đất lấy hạ tầng để kêu gọi nhà đầu tư nước ngòai tham gia đầu tư hệ thống giao thông của thành phố.

- Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh nhà ở, nhà đầu tư nước ngòai sẽ tham gia đầu tư các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, kỹ thuật xây dựng hiện đại, quản lý tiên tiến. Các khu vực cần thu hút vốn đầu tư nước ngòai là khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu bán đảo Thanh Đa, khu Nam thành phố, khu đô thị mới Hiệp Phước và khu Tây Bắc thành phố. Việc giao đất cho nhà đầu tư theo hình thức đấu giá hoặc đấu thầu để giao dự án.

- Mở rộng đối tượng được mua nhà ở cho người Việt Nam định cư ở nứơc ngoài, người nước ngoài nhằm nâng cao thị phần nhà ở tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
-----------------------------------------

KẾT LUẬN

1. Tính khả thi và hiệu quả

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của Thành phố Hồ Chí Minh là công cụ quan trọng hàng đầu để UBND Thành phố thực hiện thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, có ý nghĩa quan trọng để Thành phố thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội cả trước mắt và lâu dài, đặc biệt là thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 của thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong thời gian qua, đặc biệt là kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010; Tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm; Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số1060/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2004; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh 5 năm 2006 - 2010 nên các nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các mục đích phù hợp, đảm bảo tính khả thi cao.

Các chỉ tiêu sử dụng đất trong phương án điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hồ Chí Minh có xem xét, nghiên cứu đến định hướng chung của cả nước, của vùng Đông Nam Bộ, và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên xét về mặt vĩ mô nó không bị chồng chéo trong việc sử dụng đất đai của các ngành, các lĩnh vực.



2. Kiến nghị

Đề nghị Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, thông qua phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 với các chỉ tiêu chính như sau:



-Đất nông nghiệp: Có tổng diện tích là 104.284,79 ha, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp 57.047,01 ha, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo định hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị;

+ Đất lâm nghiệp đạt 36.275,99 ha tăng 2.418,13 ha (diện tích tăng thêm chủ yếu là rừng sản xuất tập trung tại Bình Chánh, Củ Chi);

+ Đất nuôi trồng thủy sản còn 9.472,72 ha;

+ Đất làm muối giảm còn 1.000,00 ha;

+ Đất nông nghiệp khác 489,07 ha.



- Đất phi nông nghiệp: Có diện tích là 105.005,90 ha, chia ra các loại đất chính như sau:

+ Đất ở tăng thêm 3.100,55 ha đạt diện tích 23.621,22 ha (trong đó đất ở đô thị là 18.047,38 ha), không chỉ đáp ứng được nhu cầu đất ở cho các hộ phát sinh mới mà còn thỏa mãn được nhu cầu tái định cư để phục vụ phát triển và đáp ứng thị trường bất động sản;

+ Đất chuyên dùng tăng 17.556,75 ha đạt 46.091,62 ha vào năm 2010, được tính toán quy hoạch cho mọi loại đất: xây dựng, công nghiệp, thương mại dịch vụ, giao thông, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... trên cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố;

+ Các loại đất phi nông nghiệp còn lại thay đổi không đáng kể.



- Đất chưa sử dụng: cơ bản được quy hoạch khai thác hết (giảm đáng kể 1999,89), chỉ còn 263,78 ha chủ yếu là đất biền ven sông rạch và núi đá tại Cần Giờ.

Để phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 có hiệu lực, đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao cho các Bộ, Ngành có trách nhiệm phối hợp với UBND Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng các chính sách, giải pháp phù hợp với địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh./.


ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


1 Nếu tính theo tỷ giá hiện hành thì GDP đầu người của Thành phố năm 2000 là 990 USD và tăng lên đến mức khoảng 1430 USD năm 2004 và năm 2005 khoảng 1650 USD.



Каталог: hinhanhposttin -> 2012-6
hinhanhposttin -> Mẫu số: 03-msns-btc bộ, ngành; Tỉnh/TP
hinhanhposttin -> Mẫu số 06-msns-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> BỘ TÀi chính số: 107/2008/tt-btc
hinhanhposttin -> Số: 1076/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
hinhanhposttin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập – Tự do – Hạnh phúc
hinhanhposttin -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương