Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả



tải về 3.65 Mb.
trang8/22
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích3.65 Mb.
#36582
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   22

9. Quản lý tài chính về đất đai


- Các khoản thu từ đất bao gồm: thu từ đấu giá quyền sử dụng đất (mục 5.1 phần này); thu ngân sách từ đất đai (mục IV. 5 phần này);

- Chi bồi thường giải phóng mặt bằng (mục IV.3 phần này).


- Hàng năm, Thành phố bố trí một nguồn ngân sách lớn cho công tác quản lý đất đai như đo đạc bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Cụ thể nguồn kinh phí dành cho sở Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn 2000 – 2005 là 374,4 tỷ đồng, chia ra các năm như sau:


+ Năm 2000: 35,8 tỷ đồng;

+ Năm 2001: 51,0 tỷ đồng;

+ Năm 2002: 75,6 tỷ đồng;

+ Năm 2003: 61,7 tỷ đồng;

+ Năm 2004: 82,6 tỷ đồng;

+ Năm 2005: 67,6 tỷ đồng;

Nguồn kinh phí trên chưa tính đến ngân sách của các quận - huyện, phường - xã dành cho công tác này.

10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Thi hành các quy định pháp luật về đất đai hiện nay, Thành phố luôn quan tâm, bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất như: các thủ tục hành chính liên quan đất đai được hướng dẫn cụ thể và công khai hóa nơi công sở, kết hợp với tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ chuyên môn, nên đã góp phần giải quyết hành chính theo yêu cầu của nhân dân kịp thời, hạn chế phiền hà cho nhân dân.

Tất cả các công sở trên địa bàn Thành phố đã áp dụng mô hình hành chính “một cửa”, góp phần giảm bớt phiền hà cho người, hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu của đội ngũ công chức. Tuy nhiên so với các quy định còn có bất cấp, cần cải cách triệt để hơn.

Còn nhiều trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng sử dụng không theo quy hoạch có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.



Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất từ năm 2003 đến 2005:

Bảng 2.2. Kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký việc thực hiện

các quyền của người sử dụng đất


Năm

Hồ sơ đăng bộ chuyển quyền sở hữu nhà ở và QSDĐỞ

Hồ sơ đăng ký thế chấp bảo lãnh


Tổng cộng

2003

23.257

252

23.509

2004

17.345

21.606

38.951

2005

12.790

17.898

30.688

04 tháng 2006

2.963

9.537

12.500

Tổng cộng

56.355

49.293

105.648

Ngoài ra, còn giải quyết các hồ sơ xóa đăng ký, cung cấp thông tin, thay đổi đăng ký thế chấp, bảo lãnh:

Năm 2004: 3.001 hồ sơ

Năm 2005: 11.069 hồ sơ

11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai


Từ sau Luật Ðất đai 1993 và đặc biệt từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực, cơ quan Ðịa chính - Nhà đất Thành phố (nay là Tài nguyên và Môi trường Thành phố) và cấp huyện đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra định kỳ, đột xuất cũng như theo sự chỉ đạo cụ thể của Ủy ban nhân dân thành phố. Thanh tra việc quản lý sử dụng đất tại một số khu vực, cụm công nghiệp; thanh tra việc quản lý sử dụng kho bãi, việc quản lý sử dụng đất của một số tổ chức; thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở; kiểm tra công tác thu hồi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Ngoài ra còn phối hợp với một số ban, ngành thành phố, trung ương như Ðoàn công tác liên ngành của Chính phủ, Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố giải quyết các vụ khiếu kiện đông người, kiểm tra việc sử dụng vốn, sang nhượng đất đai.

Thực hiện Kế hoạch số 05-KH/TW ngày 10 tháng 9 năm 2003 của Bộ Chính trị; Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ; sự chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố. Việc kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch được tiến hành thường xuyên và nằm trong chương trình công tác hàng năm của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, Thành phố đã thành lập 50 đoàn thanh tra, kiểm tra việc đầu tư xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bao gồm:

- 15 đoàn thanh tra của thành phố;

- 18 đoàn thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- 17 đoàn thanh tra của quận, huyện.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã tiến hành thu hồi đất đối với một số đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng trái pháp luật và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai góp phần ổn định trật tự an ninh, xã hội, tạo niềm tin của nhân dân vào pháp luật.

Kết quả thanh tra kiểm tra, Ủy ban nhân dân Thành phố xử lý theo hình thức thu hồi đất, hủy bỏ việc giao đất tổng cộng 28 dự án chậm hoặc không triển khai thực hiện, với tổng diện tích đất 504 ha.Trong đó, riêng năm 2005 Ủy ban nhân dân Thành phố xử lý theo hình thức thu hồi đất, hủy bỏ việc giao đất tổng cộng 05 dự án chậm hoặc không triển khai thực hiện, với tổng diện tích đất khoảng 100 ha; thu hồi 03 khu đất không sử dụng, để hoang hóa hoặc bị lấn chiếm, với tổng diện tích khoảng 12,2 ha. Hiện Thành phố đang tiếp tục thanh tra, kiểm tra làm rõ để có cơ sở xử lý 10 dự án với tổng diện tích khoảng 35ha.

Việc thường xuyên thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đất đai góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án.



12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Với chủ trương giải quyết đơn thư đúng chức năng thẩm quyền, khắc phục việc để đơn thư tồn đọng kéo dài và vận động, giải thích, hướng dẫn nhân dân hiểu pháp luật, sống và làm theo pháp luật, Thành phố đã ban hành quy trình tiếp dân, trong đó quy định đối với công dân khi thực hiện quyền tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và việc tiếp nhận đơn thư của tổ chức và công dân.

Trong năm 2005, tại Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 1.130 đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, hồ sơ tồn năm 2004 là 291hồ sơ. Ðến nay đã giải quyết được 1.212 hồ sơ (đạt 85%) và đang tiến hành giải quyết tiếp 209 hồ sơ.

13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên triển khai mô hình dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Năm 1998, thành lập Trung tâm Kiểm định bản đồ và Tư vấn Nhà đất. Năm 2002, Thành phố thành lập Trung tâm Đăng ký nhà đất với chức năng là thực hiện việc đăng ký các hợp đồng giao dịch nhà đất như Văn phòng đăng Ký quyền sử dụng đất hiện nay. Đầu năm 2003, thành lập Trung tâm Thu hồi Khai thác quỹ đất phục vụ đầu tư với chức năng như Tổ chức Phát triển Quỹ đất quy định trong Luật Đất đia 2003. Các Trung tâm này đều trực thuộc Sở Địa chính – Nhà đất (nay thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường). Từ kết quả thực hiện mô hình dịch vụ công tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc hội đã quyết định đưa mô hình này vào Luật đất đai năm 2003 để thực hiện nhân rộng trên toàn quốc.

Đến nay đã có 10/24 quận huyện thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất.

Theo kết quả Kiểm kê đất đai năm 2005, tổng diện tích tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh là 209.554,47 ha, chiếm 8,90% diện tích tự nhiên vùng Ðông Nam Bộ và 0,64% diện tích tự nhiên toàn quốc. Trong số 24 quận, huyện của Thành phố thì huyện Cần Giờ có diện tích tự nhiên lớn nhất 70.421,58 ha, chiếm 33,61%; quận 4 có diện tích tự nhiên nhỏ nhất 417,08 ha, chiếm 0,20%.



Bình quân diện tích tự nhiên năm 2005 trên đầu người Thành phố Hồ Chí Minh là 0,036 ha/người, trong khi bình quân chung cả nước là 0,40 ha/người.

1
.1. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2005 TP. Hồ Chí Minh

- Diện tích đất đang khai thác, sử dụng là 207.290,80 ha, bằng 98,92% diện tích tự nhiên diện tích tự nhiên, gồm:

+ Ðất nông nghiệp: 123.517,01 ha, bằng 58,94% tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Ðất phi nông nghiệp: 83.773,79 ha, bằng 39,98% tổng diện tích đất tự nhiên.



- Ðất chưa sử dụng: 2.263,67 ha, bằng 1,08% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 2.3 Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2005

Thứ tự

Chỉ tiêu



Diện tích

Cơ cấu theo từng nhóm đất

Cơ cấu theo Tổng DT tự nhiên

(ha)

(%)

%

 

Tổng diện tích đất tự nhiên

 

209.554,47

100

100

1

Ðất nông nghiệp

NNP

123.517,01

100,00

58,94

1.1

Ðất sản xuất nông nghiệp

SXN

77.954,87

63,11

37,20

1.2

Ðất lâm nghiệp

LNP

33.857,88

27,41

16,16

1.3

Ðất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

9.765,19

7,91

4,66

1.4

Ðất làm muối

LMU

1.471,32

1,19

0,70

1.5

Ðất nông nghiệp khác

NKH

467,76

0,38

0,22

2

Ðất phi nông nghiệp

PNN

83.773,79

100,00

39,98

2.1

Ðất ở

OTC

20.520,69

24,5

9,79

2.1.1

Ðất ở tại nông thôn

ONT

5.262,73

25,65

2,51

2.1.2

Ðất ở tại đô thị

ODT

15.257,96

74,35

7,28

2.2

Ðất chuyên dùng

CDG

28.534,93

34,06

13,62

2.3

Ðất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

400,29

0,48

0,19

2.4

Ðất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

924,57

1,1

0,44

2.5

Ðất sông suối và mặt nước CD

SMN

33.250,02

39,69

15,87

2.6

Ðất phi nông nghiệp khác

PNK

143,29

0,17

0,07

3

Ðất chưa sử dụng

CSD

2.263,67

100,00

1,08

3.1

Ðất bằng chưa sử dụng

BCS

2.258,27

99,76

1,08

3.2

Ðất đồi núi chưa sử dụng

DCS

5,4

0,24

0,00

1.2. Quỹ đất của Thành phố được phân theo tính chất của đơn vị hành chính như sau

- Các quận có diện tích 49.382,07 ha, bằng 23,56% diện tích tự nhiên toàn Thành phố.

- Các huyện có diện tích 160.172,40 ha, bằng 76,44% diện tích tự nhiên toàn Thành phố.

Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 phân theo quận, huyện

Thành phố
quận, huyện

Tổng diện tích tự nhiên




Ðất đang sử dụng

Ðất chưa sử dụng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%) so với TP

Diện tích (ha)

% so với DT TN của quận, huyện

Diện tích

(ha)


% so với DT TN của quận, huyện

Toàn Thành phố

209.554,47

100,00

207.290,80

98,92

2.263,67

1,08

1. Quận 1

772,61

0,37

772,61

100,00







2. Quận 2

5.017,56

2,39

5.017,56

100,00







3. Quận 3

492,88

0,24

492,88

100,00







4. Quận 4

417,08

0,20

417,08

100,00







5. Quận 5

426,79

0,20

426,79

100,00







6. Quận 6

714,46

0,34

714,46

100,00







7. Quận 7

3.546,79

1,69

3.546,79

100,00







8. Quận 8

1.917,47

0,92

1.917,47

100,00







9. Quận 9

11.389,62

5,44

11.327,37

99,45

62,25

0,55

10. Quận 10

571,81

0,27

571,81

100,00







11. Quận 11

513,94

0,25

513,94

100,00







12. Quận 12

5.274,90

2,52

5.274,90

100,00







13. Q. Phú Nhuận

486,34

0,23

486,34

100,00







14. Q. Bình Thạnh

2.070,67

0,99

2.070,67

100,00







15. Quận Gò Vấp

1.975,85

0,94

1.975,85

100,00







16. Quận Tân Bình

2.239,01

1,07

2.239,01

100,00







17. Quận Tân Phú

1.600,97

0,76

1.600,97

100,00







18. Quận Bình Tân

5.188,42

2,48

5.181.71

99,87

6,71

0,13

19. Quận Thủ Ðức

4.764,90

2,27

4.764,24

99,99

0,66

0,01

20. H. Bình Chánh

25.255,28

12,05

24.960,80

98,83

294,48

1,17

21. Huyện Cần Giờ

70.421,58

33,61

69.267,64

98,36

1.153,94

1,64

22. Huyện Củ Chi

43.496,58

20,76

42.852,12

98,52

644,46

1,48

23. H. Hóc Môn

10.943,37

5,22

10.884,38

99,46

58,99

0,54

24. Huyện Nhà Bè

10.055,57

4,80

10.013,39

99,58

42,18

0,42

Qua bảng trên nhận thấy trong tổng số 19 quận có 16 quận tỷ lệ đất đã đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích kinh tế - xã hội đạt 100% diện tích tự nhiên của quận. Kết quả trên phản ánh mức độ sử dụng đất hợp lý và hiệu quả trong điều kiện đất đai ngày càng có giá trị, quỹ đất có hạn mà nhu cầu của con người ngày càng lớn đặc biệt là đất ở và đất sản xuất kinh doanh.

Riêng Quận 9 đất chưa sử dụng còn 62,25 ha, thực chất là đất bỏ hoang. Các huyện đều còn đất chưa đưa vào sử dụng, tuy nhiên diện tích này nhỏ, chỉ chiếm 1,08% và tập trung ở các huyện Cần Giờ (chiếm 1,64% diện tích tự nhiên); huyện Củ Chi (1,48%); huyện Bình Chánh (1,17%).



2. Hiện trạng sử dụng các loại đất

2.1. Ðất nông nghiệp

Ðất nông nghiệp năm 2005 có 123.517,01 ha, chiếm 58,94% tổng diện tích tự nhiên. Tập trung ở huyện Cần Giờ (44.075 ha), Củ Chi (33.320 ha) và Bình Chánh (19.356 ha):

Ðất nông nghiệp phân theo đối tượng sử dụng và quản lý là 123.517,01 ha:

- Hộ gia đình, cá nhân: 81.802,16 ha, chiếm 66,23% diện tích đất nông nghiệp.

- Các tổ chức trong nước: 40.277,19 ha, chiếm 32,61% diện tích đất nông nghiệp.

- Nhà đầu tư nước ngoài 171,69 ha, chiếm 0,05% diện tích đất nông nghiệp.



- UBND cấp xã quản lý: 1.265,97 ha, chiếm 1,02% diện tích đất nông nghiệp.

Bảng 2.5. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2005

Thứ tự

Chỉ tiêu



Diện tích

Cơ cấu loại đất

Cơ cấu so với nhóm đất nông nghiệp

(ha)

(%)

(%)

1

Ðất nông nghiệp

NNP

123.517,01

 




1.1

Ðất sản xuất nông nghiệp

SXN

77.954,87

63,11

63,11

1.1.1

Ðất trồng cây hàng năm

CHN

47.198,86

60,55

38,21

1.1.1.1

Ðất trồng lúa

LUA

36.738,21

77,84

29,74

1.1.1.2

Ðất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC

1.533,82

3,25

1,24

1.1.1.3

Ðất trồng cây hàng năm khác

HNK

8.926,83

18,91

7,23

1.1.2

Ðất trồng cây lâu năm

CLN

30.756,01

39,45

24,90

1.1.2.1

Ðất trồng cây công nghiệp lâu năm

LNC

3.752,42

12,2

3,04

1.1.2.2

Ðất trồng cây ăn quả lâu năm

LNQ

2.841,55

9,24

2,30

1.1.2.3

Ðất trồng cây lâu năm khác

LNK

24.162,04

78,56

19,56

1.2

Ðất lâm nghiệp

LNP

33.857,88

27,41

27,41

1.2.1

Ðất rừng sản xuất

RSX

2.168,21

6,4

1,76

1.2.1.1

Ðất có rừng tự nhiên sản xuất

RSN

139,17

6,42

0,11

1.2.1.2

Ðất có rừng trồng sản xuất

RST

2.029,04

93,58

1,64

1.2.2

Ðất rừng phong hộ

RPH

31.689,67

93,6

25,66

1.2.2.1

Ðất có rừng tự nhiên phòng hộ

RPN

11.347,50

35,81

9,19

1.2.2.2

Ðất có rừng trồng phòng hộ

RPT

20.342,16

64,19

16,47

1.3

Ðất nuôi trồng thủy sản

NTS

9.765,19

7,91

7,91

1.3.1

Ðất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn

TSL

6.465,45

66,21

5,23

1.3.2

Ðất nuôi trồng thủy sản nước ngọt

TSN

3.299,74

33,79

2,67

1.4

Ðất làm muối

LMU

1.471,32

1,19

1,19

1.5

Ðất nông nghiệp khác

NKH

467,76

0,38

0,38

2.1.1. Ðất sản xuất nông nghiệp

Ðất sản xuất nông nghiệp toàn Thành phố hiện có 77.954,87 ha, chiếm 63,11% diện tích đất nông nghiệp và bằng 37,20% tổng diện tích tự nhiên. Ðất sản xuất nông nghiệp được sử dụng như sau:



- Ðất trồng cây hàng năm: Toàn Thành phố có 47.198,86 ha, trong đó đất trồng lúa 36.738,21 ha, chiếm 77,84% diện tích trồng cây hàng năm (đất chuyên trồng lúa nước 24.395,57 ha).

Diện tích đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.533,82 ha, chiếm 3,25% diện tích trồng cây hàng năm. Diện tích trồng cỏ của Nông trường Bò Sữa xã An Phú huyện Củ Chi 450 ha, huyện Hóc Môn 211 ha...

Diện tích đất trồng cây hàng năm khác 8.926,83 ha (tập chung chủ yếu ở các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Quận 12), chiếm 18,91% diện tích đất trồng cây hàng năm.

- Ðất trồng cây lâu năm: Có 30.756,01 ha, chiếm 39,45% diện tích đất sản xuât nông nghiệp, trong đó: chủ yếu là diện tích đất trồng cây lâu năm khác phân tán ở rải rác các huyện ngoại thành với diện tích 24.162,05 ha; đất trồng cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cao su tập trung ở Củ Chi (2900 ha) và rải rác các nơi khác diện tích 3.752,41 ha; diện tích cây ăn quả tập trung như: dừa, nhãn, mãng cầu, chuối, xoài ...chiếm diện tích nhỏ 2.841,55 ha.

Do quá trình đô thị hóa, đất sản xuất nông nghiệp của Thành phố càng ngày càng bị thu hẹp, phần lớn diện tích đất bị nhiễm phèn, mặn, bạc màu hoặc úng ngập theo nước triều do mặt đất thấp. Công trình thủy lợi Kênh Ðông giúp việc cải tạo đất, tăng vụ cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Củ Chi. Một số diện tích thuộc huyện Nhà Bè, Cần Giờ lại bị nhiễm mặn cao đã chuyển sang nuôi tôm sú có hiệu quả cao. Trong những năm trước mắt cũng như lâu dài cần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện biện pháp thâm canh,... để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; chuyển diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp để trồng rau sạch, hoa, cây cảnh, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.



2.1.2. Ðất lâm nghiệp

Toàn Thành phố hiện có 33.857,88 ha đất lâm nghiệp có rừng (không kể diện tích đất rừng trên phần đất do quân đội quản lý khoảng 480 ha đựoc thống ke vào đất quốc phòng), chiếm 27,41% diện tích đất nông nghiệp. Bình quân đất lâm nghiệp 55,84 m2/ người thấp hơn nhiều so với các tỉnh trong vùng và cả nước.

Đất rừng sản xuất chiếm 6,40% diện tích đất lâm nghiệp có rừng, phân bố chủ yếu ở các huyện Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và một phần nhỏ ở quận 9; Diện tích rừng sản xuất chủ yếu là rừng trồng sản xuất với diện tích 2.029,04 ha và trồng các loại cây keo, tràm và bạch đàn.

Ðất có rừng phòng hộ có diện tích 31.689,65 ha, chiếm 93,60% diện tích đất lâm nghiệp có rừng, phân bố chủ yếu ở huyện Cần Giờ và một phần nhỏ ở Bình Chánh, Củ Chi; phần lớn là rừng trồng phòng hộ với diện tích 20.342,16 ha, các loại cây chủ yếu tràm, đước.

Đất lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí và vai trò quan trọng, nhằm mục tiêu bảo tồn nguồn gien, cải tạo môi trường sinh thái ngày một tốt hơn, trong những năm qua Thành phố đã duy trì kế hoạch khôi phục rừng Cần Giờ - đây là nơi có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn, dự trữ sinh quyển của thế giới; cải tạo các khu rừng di tích lịch sử văn hóa ở phía Bắc huyện Củ Chi, xây dựng các khu rừng nghiên cứu thực nghiệm ở Lê Minh Xuân thuộc huyện Bình Chánh. Ðồng thời đẩy mạnh phong trào trồng cây lâm nghiệp phân tán trong khu dân cư và khu vực công cộng.



2.1.3. Ðất nuôi trồng thủy sản

Toàn Thành phố hiện có 9.765,19 ha đất nuôi trồng thủy sản, chiếm 7,91% diện tích đất nông nghiệp. Chủ yếu là do nuôi tôm ở huyện Cần Giờ, Nhà Bè; nuôi cá, ba ba, cá sấu ở huyện Củ Chi, Bình Chánh, Quận 12 và các khu vực ven sông Sài Gòn; nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ với diện tích 6.465,45 ha (diện tích này không tính những phần diện tích ven biển, ven sông nuôi nghêu, sò tại huyện Cần Giờ). Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tập trung lớn ở huyện Cần Giờ (6.400 ha), Bình Chánh (1.161 ha), Nhà Bè (846 ha). Bên cạnh đó tận dụng các ao, hồ nhỏ trong các khu dân cư nuôi thả cá, ếch, ba ba kết hợp tích trữ nước và tạo cảnh quan môi trường phân bố chủ yếu ở các huyện ngoại thành.



2.1.4. Ðất làm muối

Toàn Thành phố hiện có 1.471,32 ha đất làm muối, chiếm 1,19% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích phân bố ở huyện Cần Giờ chủ yếu theo mô hình nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Diện tích này có xu hướng ngày càng giảm do hiệu quả kinh tế thấp nên có xu hướng chuyển sang nuôi tôm.



2.1.5. Ðất nông nghiệp khác

Ðất nông nghiệp khác có diện tích 467,76 ha, chiếm 0,38% diện tích đất nông nghiệp, tập trung ở 5 huyện và chủ yếu là diện tích vườn ươm, cơ sở sản xuất cây giống, con giống.



2.2. Ðất phi nông nghiệp

Năm 2005 diện tích đất phi nông nghiệp có 83.773,79 ha, chiếm 39,98% tổng diện tích tự nhiên và bao gồm các loại đất chính:


Bảng 2.6. Diện tích và cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2005


Thứ tự

Chỉ tiêu



Diện tích

Cơ cấu

Cơ cấu theo tổng diện tích đất PNN

(ha)

(%)

(%)

2

Ðất phi nông nghiệp

PNN

83.773,79

 




2.1

Ðất ở

OTC

20.520,69

24,5

24,50

2.1.1

Ðất ở tại nông thôn

ONT

5.262,73

30,04

6,28

2.1.2

Ðất ở tại đô thị

ODT

15.257,96

69,96

18,21

2.2

Ðất chuyên dùng

CDG

28.534,93

34,06

34,06

2.2.1

Ðất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

856,77

2,98

1,02

2.2.2

Ðất quốc phòng, an ninh

CQA

2.046,92

7,12

2,44

2.2.3

Ðất sản xuất, kinh doanh PNN

CSK

9.603,59

33,4

11,46

2.2.3.1

Ðất khu công nghiệp

SKK

3.794,21

40,27

4,53

2.2.3.2

Ðất cơ sở sản xuất, kinh doanh

SKC

5.636,58

58,69

6,73

2.2.3.3

Ðất cho hoạt động khoáng sản

SKS

0,13

0

0,00

2.2.3.4

Ðất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

SKX

172,66

1,8

0,21

2.2.4

Ðất có mục đích công cộng

CCC

16.027,65

56,5

19,13

2.2.4.1

Ðất giao thông

DGT

10.817,03

66,6

12,91

2.2.4.2

Ðất thuỷ lợi

DTL

2.516,02

16,81

3,00

2.2.4.3

Ðất để chuyển dẫn năng lượng, TT

DNT

63,56

0,39

0,08

2.2.4.4

Ðất cơ sở văn hóa

DVH

413,41

2,55

0,49

2.2.4.5

Ðất cơ sở y tế

DYT

205,56

1,27

0,25

2.2.4.6

Ðất cơ sở giáo dục - đào tạo

DGD

942,18

5,8

1,12

2.2.4.7

Ðất cơ sở thể dục - thể thao

DTT

472,37

2,91

0,56

2.2.4.8

Ðất chợ

DCH

126,79

0,78

0,15

2.2.4.9

Ðất có di tích, danh thắng

LDT

129,65

0,8

0,15

2.2.4.10

Ðất bãi thải, xử lý chất thải

RAC

340,58

2,1

0,41

2.3

Ðất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

400,29

0,48

0,48

2.4

Ðất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

924,57

1,1

1,10

2.5

Ðất sông suối và mặt nước CD

SMN

33.250,02

39,69

39,69

2.6

Ðất phi nông nghiệp khác

PNK

143,29

0,17

0,17

2.2.1. Ðất ở

Năm 2005 toàn Thành phố có 20.520,69 ha đất ở, chiếm 24,50% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 9,79% tổng diện tích tự nhiên. Các quận, huyện có diện tích đất ở lớn trên 1.000 ha là: quận 2 (1.402 ha); quận 7 (1.267 ha); quận 9 (1.495 ha); quận 12 (1.592 ha); quận Bình Tân (1.219 ha); quận Thủ Ðức (1.321 ha); huyện Củ Chi (1.773 ha); huyện Hóc Môn (1.169 ha); huyện Bình Chánh (1.761 ha).



- Ðất ở tại nông thôn: Có diện tích 5.262,73 ha, chiếm 30,04% diện tích đất ở. Bình quân đất ở nông thôn đạt 58,94 m2/người (do trong năm đã chuyển một số xã vùng nông thôn thành phường và thị trấn).

Tỷ lệ đất ở nông thôn so với diện tích tự nhiên toàn Thành phố là 2,51%. Huyện có tỷ lệ cao nhất là Hóc Môn (8,11%) và huyện có tỷ lệ thấp nhất là Cần Giờ (1,01%).



- Ðất ở đô thị: Có 15.257,96 ha, chiếm 69,96% diện tích đất ở. Bình quân diện tích đất ở đô thị là 29,51 m2/người. Các quân có diện tích đất ở đô thị lớn là: quận 12 (1.592 ha), quận 9 (1.495 ha), quận 2 (1.402 ha), quận Thủ Ðức (1.321 ha), quận Bình Tân (1.219 ha). Các đơn vị có chỉ tiêu bình quân cao là các huyện và các quận mới.

2.2.2. Ðất chuyên dùng

Năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 28.534,93 ha đất chuyên dùng, chiếm 34,06% diện tích đất phi nông nghiệp. Ðất chuyên dùng được sử dụng vào các mục đích như sau:



- Ðất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Có 856,77 ha, bằng 2,98% diện tích đất chuyên dùng.

- Ðất quốc phòng, an ninh: Có 2.046,92 ha, bằng 7,12% diện tích đất chuyên dùng, trong đó tập trung ở Củ Chi (677,82 ha) và Tân Bình (256,67 ha).

- Ðất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Có 9.603,59 ha, chiếm 33,40% diện tích đất chuyên dùng và được sử dụng vào các mục đích như sau:

+ Ðất khu công nghiệp: gồm 15 khu công nghiệp tập trung, 01 khu công nghệ cao và các cụm công nghiệp với tổng diện tích 3.794,21 ha, trong đó có một số khu công nghiệp lớn như Tân Thuận (Quận 7), Tân Tạo (Q.Bình Tân), Hiệp Phước (H. Nhà Bè), Tân Phú Trung (H.Củ Chi) và khu công nghệ cao (Q.9 với diện tích 913ha).

+ Ðất cơ sở sản xuất, kinh doanh: 5.636,59 ha, phân bố hầu hết các quận, huyện của Thành phố, tập trung lớn ở các Quận 2 (249 ha), Quận 9 (343 ha), Quận 7 (347 ha), Quận 12 (318 ha), Thủ Ðức (518 ha), Củ Chi (758 ha), Bình Chánh (608 ha). Hiện tại toàn Thành phố có 35.096 cơ sở sản xuất công nghiệp.

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản và vật liệu xây dựng , gốm sứ: 172,79ha.



- Ðất có mục đích công cộng: Có 16.027,65 ha, chiếm 56,50% diện tích đất chuyên dùng. Tình hình sử dụng đất cho các mục đích công cộng năm 2005 như sau:

+ Ðất giao thông: Có 10.816,03 ha, chiếm 66,60% diện tích đất có mục đích công cộng, tỷ lệ đất giao thông so với diện tích tự nhiên toàn Thành phố đạt 5,16%. Diện tích tập trung lớn ở các công trình trọng điểm như đại lộ Đông Tây, đường Xuyên Á, Quốc lộ 1A, cảng Sài Gòn, cảng Nhà Bè, cảng Cát Lái và sân bay Tân Sơn Nhất…

+ Ðất thuỷ lợi: Có 2.516,02 ha, chiếm 16,81% diện tích đất có mục đích công cộng. Diện tích đất thủy lợi phân bố phần lớn diện tích ở hai huyện Củ Chi và Bình Chánh. Chức năng của hệ thống thủy lợi của Thành phố Hồ Chí Minh là tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp do được hưởng lợi từ hệ thống kênh Ðông của thủy lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) và điều hòa tiêu thoát nước thải cho Thành phố đặc biệt trong mùa mưa.

+ Ðất để truyển dẫn năng lượng, truyền thông: Có 63,56 ha, chiếm 0,39% diện tích đất có mục đích công cộng. Diện tích tập trung lớn ở các quận 7 (4,63 ha); quận 9 (4,13 ha); quận Bình Tân (11,03 ha); huyện Nhà Bè (28,04 ha).

+ Ðất cơ sở văn hóa: Có 413,41 ha, chiếm 2,55% diện tích đất công cộng, phân bố chủ yếu ở Quận 1 (45,39 ha), Quận 9 (69,64 ha), Quận Gò Vấp (54,66 ha), huyện Củ Chi (57,04 ha).

+ Ðất cơ sở y tế: Có 205,56 ha, chiếm 1,27% diện tích đất công cộng, phần diện tích đất này chủ yếu thuộc các Bệnh viện lớn, Trung tâm y tế kỹ thuật cao, trạm y tế của các phường. Diện tích đất cơ sở y tế tập trung phần lớn ở hai quận 5 (25,98 ha) và Bình Tân (45,70 ha).

+ Ðất cơ sở giáo dục - đào tạo: Có 942,18 ha, chiếm 5,80% diện tích đất có mục đích công cộng. Chỉ tiêu diện tích đất bình quân cho một học sinh (ở các cấp lớp) là còn thấp. Ðặc biệt các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn Thành phố quy mô còn hạn chế, nhiều trường không có ký túc xá cho sinh viên nội trú. Diện tích tập trung ở Quận 9 (130,84 ha), quận Thủ Ðức (149,18 ha), huyện Củ Chi (153,22 ha).

+ Ðất cơ sở thể dục - thể thao: Có 472,37 ha, chiếm 2,91% diện tích đất công cộng, gồm đất xây dựng các sân vận động, khu thể dục thể thao, các nhà thi đấu đa năng, bãi tập, sân bóng, sân tennis. Ðặc biệt để phục vụ cho đợt SEA Games cuối năm 2003 nhiều công trình thể thao lớn được duy tu sửa chữa và xây dựng mới như sân Thống Nhất, nhà thi đấu Lan Anh, nhà thi đấu thể dục, thể thao Phú Thọ...

+ Ðất chợ: Có 126,79 ha, chiếm 0,78% diện tích đất công cộng, gồm đất xây chợ trung tâm (chợ Bến Thành, chợ Lớn, chợ đầu mối nông sản Tam Bình - quận Thủ Đức; chợ đầu mối Bình Điền - huyện Bình Chánh, chợ đầu mối Tân Xuân – huyên Hóc Môn...) và các chợ nhỏ phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa, trao đổi mua bán của người dân.

+ Ðất có di tích, danh thắng: Có 129,65 ha, chiếm 0,80% diện tích đất công cộng tập trung nhiều nhất ở huyện Củ Chi (91,83 ha), quận 1 (13,04 ha) là diện tích các di tích, danh thắng quốc gia như: Ðịa đạo Củ Chi, đền Bến Dược, dinh Thống Nhất, bến Nhà Rồng...

+ Ðất bãi thải, xử lý chất thải: Có 340,58 ha, chiếm 2,10% diện tích đất công cộng, tập trung chủ yếu ở các quận, huyện: Bình Tân (Gò Cát), Củ Chi (Phước Hiệp), Hóc Môn (Đông Thạnh) và các bô rác trung chuyển được phân bố rải rác trên địa bàn các quận huyện...

Trong các bãi xử lý rác tập trung nêu trên bãi Đông Thạnh đã đóng cửa chỉ tiếp nhận xà bần, bãi Gò Cát đã đạt công suất và nằm tại quận mới đang phát triển nên cần thiết sớm đóng cửa, bãi Phước Hiệp phải phát triển tiếp giai đoạn 2 và mới ở bước khởi công.

2.2.3. Ðất tôn giáo, tín ngưỡng

Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng toàn Thành phố năm 2005 có 400,29 ha, chiếm 0,48% diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích này nằm rải rác ở các quận, huyện. Ðây là phần diện tích thuộc các đền, chùa, miếu, nhà thờ, nơi thực hiện các nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân.



2.2.4. Ðất nghĩa trang, nghĩa địa

Diện tích loại đất này có 924,57 ha, chiếm 1,10% diện tích đất phi nông nghiệp và chủ yếu phân bố ở quận Bình Tân, quận 9 (66,38 ha – trong đó có đất nghĩa trang Thành phố, đất nghĩa trang liệt sĩ...), huyện Củ Chi (290,39 ha), huyện Hóc Môn (157,77 ha), huyện Bình Chánh (92,09 ha),...



2.2.5. Ðất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Năm 2005 loại đất này có 33.250,02 ha, chiếm 39,69% diện tích đất phi nông nghiệp, phần lớn là diện tích sông Sài Gòn.



2.2.6. Ðất phi nông nghiệp khác

Ðất phi nông nghiệp khác chủ yếu là đất trồng hoa lan, cây cảnh có 143,29 ha, chiếm 0,17% diện tích đất phi nông nghiệp phân bố rải rác ở các quận.



2.3. Ðất chưa sử dụng

Năm 2005 toàn Thành phố còn 2.263,67 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,08% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là diện tích đất bằng chưa sử dụng (2.258,27 ha, chiếm 99,76% diện tích đất chưa sử dụng). Phần lớn tập trung ở huyện Cần Giờ (1.148,54 ha), huyện Củ Chi (644,46 ha), Quận 9 (62,25 ha).

Каталог: hinhanhposttin -> 2012-6
hinhanhposttin -> Mẫu số: 03-msns-btc bộ, ngành; Tỉnh/TP
hinhanhposttin -> Mẫu số 06-msns-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> BỘ TÀi chính số: 107/2008/tt-btc
hinhanhposttin -> Số: 1076/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
hinhanhposttin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập – Tự do – Hạnh phúc
hinhanhposttin -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương