Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang25/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   62

58- Duy Tân (1900-1945): Tên thật là Nguyễn Vĩnh San, con thứ 8 vua Thành Thái. Thấy vua Thành Thái có thái độ yêu nước, Pháp truất ngôi, đưa hoàng tử Vĩnh San mới 8 tuổi lên ngôi, niên hiệu là Duy Tân. Biết Duy Tân không muốn làm vua bù nhìn, các nhà yêu nước như Trần Cao Vân, Thái Phiên cầm đầu Việt Nam Quang phục hội đã liên lạc với nhà vua rời cung điện, xuống chiếu kêu gọi nhân dân, quan lại, binh lính nổi dậy chống Pháp. Kế hoạch khởi nghĩa đã bị Pháp đàn áp đẫm máu. Vua Duy Tân bị bắt và đày ra đảo Rêuyniông (châu Phi). Thế chiến thứ hai, quân Anh đổ bộ lên đảo, Duy Tân gia nhập đội quân đồng minh chống phát xít của tướng Đờ Gôn, được phong thiếu tá. Cuối 1945, nghe tin nước nhà vừa độc lập, ông định về nước, không may bị chết trong một tai nạn máy bay ở châu Phi.

59- Bùi Ngọc Dương (1943-1968): Quê làng Thịnh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Ông từng được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tháng 1 năm 1968, Bùi Ngọc Dương dẫn đội công binh mở đường đánh vào căn cứ chỉ huy của Mỹ ở Khe Sanh. Bị thương nặng nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy trận đánh cho đến lúc hy sinh anh dũng.

60- Trần Hữu Dực (1910- 1993): Ông quê làng Dương Lệ Đông, tổng Gia An, nay là xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 15 tuổi, và trở thành đảng viên cộng sản của nhóm cộng sản đầu tiên ở Quảng Trị. Tháng 11 năm 1930, ông là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị. Từ năm 1940, ông được phân công tham gia công việc của xứ ủy, phụ trách 11 tỉnh Nam Trung kỳ. Trong thời gian hoạt động, ông bị Pháp bắt 3 lần, và bị chính quyền Nam triều kết án tổng số 29 năm tù giam, và 22 năm quản thúc tại các nhà lao Quảng Trị, Lao Bảo, nhà tù Ban Mê Thuột và nhà ngục Đăk Mil. Sau tháng 8 năm 1945, ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời Trung Bộ, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Trung Bộ. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông được giao nhiều trọng trách: Phó Thủ tướng Chính phủ, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp… Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I, II, III, IV và liên tục là đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng.

61- Đạm Phương (1881-1948): Tên lúc nhỏ là Công Tôn Nữ Đồng Canh, sinh ở làng An Cựu, huyện Hương Thủy (nay thuộc thành phố Huế), gọi vua Minh Mạng bằng ông nội. Bà là vợ ông Nguyễn Khoa Tùng, có con trai là Hải Triều Nguyễn Khoa Văn. Bà Đạm Phương vừa hoạt động văn hóa, hoạt động xã hội, rất có uy tín trong giới trí thức hồi đầu thế kỷ XX. Bà sáng lập ra Nữ công học hội ở Huế (1926), và là tác giả cuốn sách Giáo dục nhi đồng (1941). Ngoài ra, bà có nhiều thơ, văn đăng trên các báo Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Tràng An, Tiếng Dân lúc bấy giờ.

62- Bế Văn Đàn (1931-1954): Dân tộc Tày, quê xã Quang Vinh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, nhà nghèo, bố mất sớm, vào bộ đội năm 1949. Ông tham gia nhiều chiến dịch lớn trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc. Năm 1945, Ông đi chiến dịch Điện Biên Phủ, đại đội của ông đánh tiêu diệt địch ở Mường Pồn, địch ào ạt xông lên, Ông vác khẩu trung liên lên vai làm giá súng kê cao cho đồng đội bắn chặn địch và phản công giành thắng lợi. Ông nêu tấm gương hy sinh dũng cảm, được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

63- Tông Đản (thế kỷ XI): Danh tướng đời Lý, tham gia đạo quân của Lý Thường Kiệt, người dân tộc Tày. Năm 1075, làm Phó tướng chỉ huy cuộc tấn công căn cứ Ung Châu (nay là Nam Ninh, Quảng tây, Trung Quốc), phá vỡ kế hoạch xâm lược nước ta của quân Tống. Năm 1077, khi quân Tống lại tiến vào xâm lấn, ông chỉ huy chặn giặc ở biên giới.

64- Lê Quang Đạo (1921-1999): Tên thật là Nguyễn Đức Nguyện, sinh tại Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông vào Đảng Cộng sản năm 1940, từng là Ủy viên thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, tham gia Tổng khởi nghĩa ở Bắc Giang. Sau làm Bí thư Thành ủy Hà Nội-Hà Đông, Thường vụ liên khu ủy Khu III, Cục trưởng Cục Quân huấn, Phó chủ nhiệm chiến dịch Điện Biên Phủ, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chính ủy chiến dịch Đường 09, Bí thư - Chính ủy mặt trận giải phóng Quảng Trị. Ông được phong quân hàm trung tướng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh, truy tặng Huân chương Sao Vàng (2001).


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương