Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang22/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   62

32- Lê Đình Chinh (1960-1978): Quê xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, trú quán tại nông trường Sông Âm, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Anh nhập ngũ ngày 16 tháng 2 năm 1975, thuộc trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang. Anh từng tham gia chiến đấu nhiều trận với quân Khmer Đỏ trong chiến tranh biên giới Tây Nam, lập được một số công trạng. Ngày 25 tháng 8 năm 1978, quân xâm lược Trung Quốc vượt biên giới sang Việt Nam hành hung cán bộ, phụ nữ và nhân dân địa phương. Lê Đình Chinh đã đánh trả, bằng tay không, hạ gục hàng chục kẻ địch nhưng cuối cùng đã hy sinh tại mặt trận huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn. Anh trở thành một trong những biểu tượng anh hùng của thế hệ thanh niên Việt Nam trưởng thành trong khói lửa chiến tranh vệ quốc, được truy phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

33- Phó Đức Chính (1908-1930): Người làng Đa Ngưu, huyện Vân Giang, tỉnh Hưng Yên, là một trong những người cùng Nguyễn Thái Học lập Việt Nam Quốc dân đảng. Trong cuộc khởi nghĩa tháng 2 năm 1930, ông trực tiếp chỉ huy đánh đồn Thông (Sơn Tây), nhưng không thành. Sau đó, ông bị Pháp đưa ra tòa Đề hình, kết án tử hình. Ông bị xử chém cùng với thủ lĩnh Nguyễn Thái Học và 11 đồng chí tại Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930.

34- Nguyễn Phúc Chu (1674-1725): Ông là chúa Nguyễn đời thứ 06, nối ngôi Nguyễn Phúc Trăn. Bắt đầu từ ông, họ Nguyễn tự xưng là Quốc chúa (1702), không chịu phong với nhà Lê Trịnh nữa. Nguyễn Phúc Chu quan tâm đến việc mở rộng bờ cõi phương Nam. Từ năm ông cầm quyền (1691) đến khi mất, bản đồ miền Nam có thêm phủ Bình Thuận, Trấn Biên dinh (sau là Biên Hòa), Phiên Trấn dinh (Gia Định).

35- Phan Huy Chú (1782-1840): Nhà bách khoa, nhà văn hóa nổi tiếng, là con của Phan Huy Ích, quê gốc Hà Tĩnh, sinh ở làng Thày (Sài Gòn), huyện Yên Sơn (nay là Quốc Oai, tỉnh Hà Tây). Ông chỉ đỗ sinh đồ, nhưng có thực tài, hay chữ, mở trường dạy học và soạn sách. Năm 1821, Minh Mạng bổ ông làm Biên tu Quốc sử giám, đi sứ nhà Thanh hai lần (1825-1831), Phủ thừa Phủ Thừa Thiên, Hiệp trấn Quảng Nam rồi bị cách chức bắt đi phục vụ đoàn thuyền sang Nam Dương quần đảo. Tác giả nhiều sách giá trị: Lịch triều hiến chương loại chí, Hoàng Việt dư địa chí, Hoa thiều ngâm lục.

36- Chử Đồng Tử là nhân vật huyền thoại, có vị trí đặc biệt trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư, phần ngoại kỷ, ghi: thời Hùng Vương, con gái Vua Hùng là Tiên Dung Mỵ Nương ra chơi cửa biển, khi thuyền đến bãi Chữ gia, đi bộ trên bãi gặp Chử Đồng Tử trần mình nấp dưới bụi lau. Tiên Dung tự cho thế là Nguyệt lão se duyên, nên cùng nhau thành vợ thành chồng. Vì sợ phải tội với vua cha nên ở tránh bên bờ sông, chỗ ấy thành nơi đô hội. Hùng Vương đem quân đến đánh, Đồng Tử và Tiên Dung sợ hãi. Chợt nửa đêm, mưa to, gió lớn kéo đến làm rung động cả nhà cửa, thổi bốc lên trời, chỉ còn lại cái nền giữa đầm. Người bấy giờ gọi bãi ấy là bãi Tự Nhiên, đầm ấy gọi là đầm Nhất Dạ.

37- Đặng Trần Côn: Quê ở vùng Kẻ Mọc, Hạ Đình, xã Khương Đình, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông đỗ Hương cống, làm tới Tri huyện Thanh Oai, sống khoảng đầu thế kỷ XVIII. Đặng Trần Côn giỏi thơ phú, đứng đầu Thanh Trì Tứ Hổ thời ấy, ông là tác giả Chinh phụ ngâm viết bằng chữ Hán, sau được nhiều người dịch sang chữ Nôm.

38- Võ Chí Công (1912-2011): Ông tên thật là Võ Toàn, sinh tại làng Tam Mỹ, tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ, nay là thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Cha ông là cụ Võ Nghiệm, một nhà nho yêu nước. Năm 1935, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, có nhiều thời gian hoạt động cách mạng tại miền Trung, Tây nguyên và Nam bộ. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó bí thư Trung ương Cục, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa 6, 7, 8. Ông qua đời năm 2011, hưởng thọ 100 tuổi.

39- Lương Định Của (1918-1975): Nhà Nông học Việt Nam hiện đại, sinh ở Sóc Trăng, Nam Bộ, tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Kyoto và Kiusiu, trở thành tiến sĩ thứ 96 của Nhật Bản. Năm 1954, ông về Sài Gòn, làm ở Viện Nghiên cứu canh nông, rồi ra chiến khu tập kết ra Bắc. Cả cuộc đời, ông cống hiến cho sự nghiệp lai tạo các loại giống cây trồng, đặt nền móng cho nền Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, làm Viện trưởng Viện Cây lương thực và thực phẩm, được phong Anh hùng lao động.

40- Nguyễn Văn Cừ (1912-1941): Quê làng Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, con một nhà nho nghèo. Tham gia cách mạng từ trẻ, năm 1928, Nguyễn Văn Cừ đi vô sản hóa ở mỏ Vàng Danh. Năm 1929, ông gia nhập Đông Dương Cộng sản đảng. Năm 1930, ông làm Bí thư đặc khu ủy Hồng Gai - Uông Bí. Năm 1932, ông bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1963, Nguyễn Văn Cừ trở về, được cử vào Xứ ủy Bắc Kỳ, thường vụ Trung ương Đảng. Từ 1938-1939, ông làm Tổng Bí thư Đảng, hoạt động ở Sài Gòn. Khi bị Pháp trục xuất, ông ra Hà Nội chỉ đạo mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. Ông là tác giả cuốn Tự chỉ trích bút danh Trí Cường, đấu tranh phê bình trong nội bộ Đảng. Năm 1940, ông bị Pháp bắt ở Sài Gòn, kết án tử hình và xử ông tại Bà Điểm - Hóc Môn ngày 28 tháng 8 năm 1941.

41- Dã Tượng: Là gia tướng của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, có tài thuần phục và chỉ huy đội voi, từng lập nhiều chiến công trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược 1285-1288.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương