Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang26/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   62

65- Trần Hưng Đạo (1231-1300): Tên thật là Trần Quốc Tuấn, quê huyện Mỹ Lộc, nay thuộc tỉnh Nam Định, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông. Ông là người chỉ huy hai cuộc kháng chiến đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông (1285-1288). Ông còn là tác giả Hịch tướng sĩ Binh thư yếu lược, được truy phong chức Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công, tước Nhân Võ Hưng Đạo Đại Vương. Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 9 năm 1300), thọ hơn 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.

66- Đoàn Thị Điểm (1705-1748): Hiệu “Hồng Hà nữ sĩ”, quê ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên. Từ nhỏ đã hay chữ, từng lên Thăng Long dạy cung nữ trong phủ Chúa. Bà lấy ông Nguyễn Kiều, tiến sĩ người làng Phú Xá (nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Bà là tác giả Truyền kỳ tân phả và dịch giả Chinh phụ ngâm.

67- Đinh Tiên Hoàng (924-979): Tức Đinh Bộ Lĩnh, quê ở động Hoa Lư, nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, nổi lên dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất non sông. Năm 968, ông lên làm vua, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, lập đô ở Hoa Lư, có công xây dựng nền móng độc lập, tự chủ cho đất nước ở thế kỷ X. Người đời tôn xưng ông là Vạn Thắng vương.

68- Nguyễn Thị Định (1920-1992): Quê ở tỉnh Bến Tre, tham gia cách mạng từ nhỏ, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1938. Năm 1960, bà là Bí thư tỉnh ủy Bến Tre, Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam (1965-1975), được phong quân hàm Thiếu tướng (1974), Ủy viên Trung ương Đảng (từ 1976). Năm 1980, bà là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới. Bà là Đại biểu Quốc hội từ khóa VI đến khóa VIII, Ủy viên Hội đồng Nhà nước từ 1981, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước từ 1987. Năm 1995, bà được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Việt Nam.

69- Trương Định (1820-1864): Trương Định quê huyện Bình Sơn, Quãng Ngãi, ngụ ở Gia Định. Ông làm quan nhưng không chịu theo lệnh triều đình hòa với Pháp, lập căn cứ Tân Hòa (Gò Công) chống giặc trong hai năm; bị thương và tự vẫn, không chịu rơi vào tay giặc.

70- Bùi Bằng Đoàn (1889-1995): Quê xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông, đỗ cử nhân khoa thi Hương năm 1906 tại trường thi Nam Định, sau chuyển sang Tây học. Ông tốt nghiệp trường Hậu bổ, ra làm quan, có tiếng thanh liêm. Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc và đưa về giam ở Hỏa Lò, Hà Nội, địch định ám hại, ông đã đưa tin ra ngoài để nhân dân phát động phong trào đấu tranh đòi trả cụ Phan. Năm 1933, ông giữ chức Thượng thư Bộ Hình, tham gia Viện Cơ mật của triều đình Huế. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được mời ra làm việc và được giao nhiều chức vụ như: Thanh tra đặc biệt của Chính phủ, Đại biểu Quốc hội khóa I, Trưởng ban Thường vụ Quốc hội, sau là Hội trưởng Hội Liên Việt.

71- Trần Thủ Độ (1194-1264): Quê huyện Hưng Hà, Thái Bình. Ông lập nên triều Trần bằng cách buộc Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, trở thành nhân vật trụ cột của triều đình, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất với câu nói “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Ông được truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung vũ Đại vương.

72- Lê Quý Đôn (1726-1784): Tên thật là Lê Danh Phương, hiệu Quế Đường, quê ở làng Phú Hậu, huyện Duyên Hà, Thái Bình. Ông đỗ Bảng nhãn, vào làm ở Hàn lâm viện, được giao soạn Quốc sử, đi sứ Trung Quốc, chúa Trịnh phong chức Bồi tụng, làm Hiệp trấn Nghệ An, rồi về triều giữ chức Công bộ Thượng thư. Ông là nhà Bác học, nhà Văn hóa lớn, để lại nhiều tác phẩm có giá trị về Văn, Sử, Triết, Kinh tế, Địa lý… như Phủ biên tạp lục, Vân đài loại ngữ, Kiến văn tiểu lục, Đại Việt thông sử… mang tính bách khoa toàn thư.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương