Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang24/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   62

50- Lê Duẩn (1907-1986): Quê ở xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, là một trong những đảng viên lớp đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1931, ông là Ủy viên Ban Tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ, bị bắt ở Hải Phòng, giam ở Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo. Năm 1937, Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng cử lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ. Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng, rồi Tổng Bí thư của Đảng trong 26 năm liền. Ông còn là đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII, đề xuất được nhiều vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng chống Mỹ cứu nước. Lê Duẩn đã cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thành công năm 1975. Nhiều bài viết và tác phẩm của ông cho thấy, ông có nhiều suy nghĩ sâu sắc, giàu trí tuệ trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. Ông mất tại Hà Nội ngày 10 tháng 7 năm 1986.

51- Trần Nhật Duật (1255-1331): Là con thứ sáu vua Trần Thái Tông, nổi tiếng học rộng, thông thạo nhiều ngoại ngữ. Ông từng làm An phủ sứ lộ Đà Giang, thu phục được tù trưởng Giác Mật. Hai lần đánh quân Nguyên, lập chiến công vang dội trong trận Hàm Tử, được phong Tả Thánh Thái sư, góp phần không nhỏ vào sự tồn tại và hưng thịnh của nước Đại Việt thời nhà Trần. Ông còn là tác giả của nhiều bản nhạc, điệu múa nổi tiếng.

52- Phạm Thận Duật (1825-1885): Người xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, Ninh Bình, làm quan triều Nguyễn, trị nhậm nhiều năm ở Đoan Hùng, Tuần Giáo, Bắc Ninh. Năm 1856, ông về Huế làm Tả tham tri Bộ Lại, kiêm Phó đô ngự sử rồi là Hà đê sứ 6 tỉnh tả ngạn sông Hồng. Sau về triều làm Thượng thư Bộ Hình, Đại thần viện Cơ mật, Hiệp biện đại học sĩ. Năm 1885, tham gia Phong trào Cần Vương chống Pháp, đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, thảo Hịch Cần Vương. Việc không thành bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo, sau đưa đi đày ở quần đảo Tahiti và hi sinh trên đường, thi hài bị ném xuống biển Thái Bình Dương… Ông là nhà yêu nước, nhà Chính trị, Quân sự, Ngoại giao, Thủy lợi, Văn hóa, Giáo dục ở nước ta thế kỷ XIX. Tác phẩm có: Hưng Hóa ký tập, Quan thành văn tập, Vãng xứ Thiên Tân nhật ký, Hà đê tấu tập

53- Trần Khánh Dư (?-1339): Người huyện Chí Linh, nay thuộc tỉnh Hải Dương, được vua Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi, sau mắc lỗi bị đuổi về Chí Linh làm nghề đốt than. Quân Nguyên sang xâm lược, ông được dự Hội nghị Bình Than (1282) và được phong Phó đô Tướng quân. Ông lập chiến công lớn ở Vân Đồn, đánh tan hơn trăm chiến thuyền chở lương của giặc. Sau chiến thắng, ông được phong Phiêu kỵ tướng quân, tước Nhân Huệ vương.

54- Đỗ Đức Dục (1915-1993): Quê xã Xuân Tảo, Từ Liêm, Hà Nội. Ông đỗ Cử nhân Luật, Thư ký Tòa soạn báo Thanh nghị, gia nhập Đảng dân chủ Việt Nam từ thời kỳ bí mật, là đại biểu dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Sau cách mạng, ông làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Ủy viên Mặt trận Liên Việt. Hòa bình lập lại, là Thứ trưởng, thư kí Đảng Dân chủ, Ủy viên đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

55- Đặng Dung (?-1414): Quê xã Tả Hạ, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con trai cả của Quốc công Đặng Tất. Ông làm tướng cuối đời Trần, tham gia các trận Hàm Tử, Yên Mô, Chí Linh, Thái Giá năm 1413. Năm sau, ông và vua Trùng Quang bị quân Minh bắt, giải về Yên Kinh, cả hai đã nhảy xuống sông tự tử.

56- Mạc Đăng Dung (1483-1541): Là người sáng lập ra nhà Mạc, kéo dài từ năm 1527 đến năm 1592, trong thời kỳ Lê-Mạc phân tranh hay thời kỳ Nam-Bắc triều của Đại Việt. Nhà Mạc do ông dựng lên không những chỉ phải lo khôi phục sơn hà xã tắc đã suy kiệt từ cuối thời kỳ Lê sơ mà còn phải chống chọi lại với phản ứng rất mãnh liệt của phần lớn các cựu thần nhà Hậu Lê với tư tưởng trung quân của Nho giáo, do vậy các sửa đổi của ông về mọi quy chế trong nước là không nhiều.

57- Văn Tiến Dũng (1917-2002): Bí danh là Lê Hoài, là một vị Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông sinh ra tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1937, từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1953-1978), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980-1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984-1986). Ông được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9-Nam Lào (1971), Trị-Thiên (1972), Chiến dịch Tây Nguyên (1975). Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh). Từ 1979 đến 1986, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã dẫn dắt Quân đội Nhân dân Việt Nam chống lại quân Trung Quốc xâm lược trong cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) và Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc (1979-1990). Ông từ trần ngày 17/3 /2002.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương