Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang62/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   62

311- Y Ngông Niê Kdăm (1922-2001): Là một trí thức, Bác sỹ, Nhà giáo Nhân dân người dân tộc Êđê. Ông sinh tại buôn Ea Sup, xã Kma Rang Prong, nay thuộc thị trấn Ea Pôk, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk. Ông mang họ mẹ Niê Kdăm theo phong tục mẫu hệ của người Ê Đê. Năm 1941, sau khi tốt nghiệp Y sỹ trường Y khoa Đông Dương, ông làm việc tại Đắk Lắk, tham gia Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Truyền bá Quốc ngữ của tỉnh. Tháng 5 năm 1945, ông làm Chủ nhiệm Việt Minh thị xã Buôn Ma Thuột. Tháng 8 năm 1945, ông tham gia Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Đắk Lắk, làm Phó Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Đắk Lắk. Ông từng giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội (liên tục từ khóa 1 đến khóa 9), Ủy viên Hội đồng Nhà nước, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Bí thư tỉnh ủy Đăk Lăk, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên. Ông mất năm 2001, hưởng thọ 79 tuổi.

312- Y Jut (1888-1934): Tên đầy đủ là Y Jut Hwing, là một nhân sỹ người Êđê. Ông là tác giả chính của bộ chữ viết Êđê ngày nay. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về quê hương dạy cho đồng bào mình. Lúc nhỏ, ông là học sinh Trường Tiểu học Pháp - Êđê Buôn Ma Thuột, sau đó ra Huế học, ông kết hợp với Y Ut, Y BLul tìm hiểu mẫu tự La tinh và vần Êđê, đặt ra bộ chữ viết Êđê. Bộ chữ này được đốc học Angtoamaki và Sabatier tu chỉnh lại vào năm 1920. Bộ chữ sớm đã được phổ cập rộng rãi trong cộng đồng người Êđê. Ông cùng với Y Ut tổ chức cho học sinh, công chức mà đông đảo là người Êđê đòi viên Công sứ Sabatier phải ra đi. Việc không thành, ông bí mật tập hợp lực lượng tổ chức ám sát viên Công sứ Sabatier. Nhưng ông chưa triển khai đã bị lộ và những người cùng chí hướng viết lá đơn kiện gửi đến Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung Kỳ, Tổng Thanh tra Đông Dương tố cáo những hành vi tội ác của Sabatier. Cuối cùng Sabatier buộc phải rời khỏi tỉnh Đắk Lắk.

B- Danh nhân tỉnh Đăk Nông

1- Vũ Văn Ba (1922-1996): Bí danh Hồng Ưng, sinh ra trong một gia đình nông dân tại xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông sớm giác ngộ cách mạng, tham gia phong trào đấu tranh dân chủ (1936-1939). Năm 1940, ông gia nhập Đảng Cộng sản, được phân công xây dựng cơ sở tại huyện Sơn Tịnh. Từ năm 1946 đến năm 1960, ông được đảm nhiệm các chức vụ: Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi, Ủy viên Mặt trận Liên khu V, Phó bí thư tỉnh ủy Gia lai-Kon Tum, Bí thư tỉnh ủy Đăk Lăk. Tháng 12 năm 1960, tỉnh Quảng Đức được thành lập, ông được phân công làm Bí thư đầu tiên của tỉnh. Năm 1968, ông làm Bí thư tỉnh ủy tỉnh Tuyên Đức- Đà Lạt. Trong thời gian làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Đức, ông đã lãnh đạo xây dựng căn cứ cách mạng, bảo vệ thông suốt đường hành lang chiến lược Tây Nguyên vào chiến trường miền Đông Nam Bộ. Ông được tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh.

2- N'Trang Lơng (1870-1935): Là tù trưởng người dân tộc M'Nông, nổi dậy kháng chiến chống Pháp ở Nam Tây Nguyên suốt 24 năm đầu XX (1911-1935). Ông thuộc bộ lạc Biệt ở Bu N’Trang, ngày nay là di tích bon Bu Nơr (tức là làng Bu Nơr) thuộc huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. Nhân sự bất mãn của người dân đối với việc Thực dân can thiệp vào địa bàn và phong tục cổ xưa, cuối năm 1911, ông kêu gọi dân làng nổi dậy chống lại các cuộc hành quân đóng đồn, cướp phá của người Pháp. Đầu năm 1914, cuộc khởi nghĩa của tù trưởng Lơng lan rộng khắp vùng cao nguyên M'Nông và lôi kéo được nhiều tù trưởng tài giỏi khác như R'Dinh, R'Ong (tù trưởng của các buôn Bu Jeng Chet, Bu Me Ra, Bu Nốp... thuộc tổng Dar Rtik, nay là tỉnh Đắk Nông). Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển, một loạt đồn của Pháp ở huyện Kracheh, tỉnh Kratié, Campuchia bị tấn công và triệt hạ. Quân khởi nghĩa dần kiểm soát lại được một địa bàn rộng hàng ngàn km2. Giữa tháng 5 năm 1935, quân Pháp tập trung lực lượng lớn, từ ba hướng Thủ Dầu Một đánh lên, từ Campuchia đánh sang, từ Đắk Lắk đánh xuống, tập trung tiến công đại bản doanh của nghĩa quân. Đêm 23 tháng 5 năm 1935, quân Pháp đã tập kích vào căn cứ, do sự phản bội của một quân sĩ tên là Bă Phnông Phê, Tù trưởng Lơng bị trọng thương, bị bắt và bị xử tử ngày 25 tháng 6 năm 1935.

3- N’Trang Gưh (1845-1914): Là tù trưởng buôn Cuah Kplang, một buôn của nhóm Êđê Bih khu vực Krông Knô. Tại đây, ông đã kiên cường cùng đồng bào đứng lên kháng chiến trong suốt 14 năm ròng (1900-1914), là một trong những cuộc kháng chiến lớn nhất ở Tây Nguyên thời bấy giờ. Ngày 31 tháng 1 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Darlac có lỵ sở đóng tại Buôn Đôn do Buorgeios làm Công sứ và xúc tiến các công việc “làm thí điểm trong công cuộc bình định Tây Nguyên”. Thế nhưng Buôn Đôn do những bất lợi của nó về vị trí địa lý, quá xa trung tâm tỉnh, nằm sát khu vực biên giới khiến cho Bourgeois không yên tâm và quyết định dời trụ sở tỉnh lỵ về Buôn Tur thuộc khu vực người Êđê Bih ở hạ lưu sông Krông Ana. Ngày 1 tháng 3 năm 1900, Bourgeois chỉ huy một lực lượng lính khố xanh tiến vào các làng người Bih ở Buôn Tur nhưng không thành. Hai ngày sau, tên này quay lại tấn công buôn Cua Kplang. N’Trang Gưh đã chỉ huy người dân chống trả quyết liệt rồi rút vào rừng chỉnh đốn lực lượng. Năm 1904, 600 nghĩa quân Bih tập kích đồn Buôn Tur rồi thừa thắng tiến công hạ các đồn Riăng, đồn Buôn Dur, đồn Phơty, đồn Buôn Trinh… Những hoạt động của nghĩa quân N’Trang Gưh ngay sát nách Buôn Ma Thuột khiến cho người Pháp không thể an tâm nhưng cũng không có cách nào đánh bại được chiến thuật du kích lợi hại của nghĩa quân. Vùng hạ lưu Krông Ana trong suốt 13 năm (1901-1913) luôn là khu vực bất khả xâm phạm của đồng bào Bih. Năm 1914, nhờ có sự chỉ điểm của một tên phản bội, thực dân Pháp bắt được N’Trang Gưh và giết ông lúc ông 69 tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH


  1. Bách khoa thư Hà Nội. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. 2009.

  2. Lịch sử Di tích cách mạng Nhà ngục Đăk Mil (1941-1943). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội -2013.

  3. Lịch sử ch Đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân huyện Đăk Nông (1945-1975). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội -2000.

  4. Phan Huy Chú. Lịch triều hiến chương loại chí. Nhà xuất bản Sử học. Hà Nội – 1961.

  5. Từ điển Bách khoa Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. 2005.






tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương