Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang20/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   62

11- Nguyễn Biểu (?-1413): Người xã Nội Diên, huyện Chi La, nay là Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ Thái học sinh đời Trần Trùng Quang, làm đến chức Điện tiền Thị ngự sử. Quân Minh sang xâm lược, ông về quê lập hương binh theo Trần Quý Khoáng khởi nghĩa (1409). Trương Phụ đánh Nghệ An, vua Trùng Quang cử ông sang trại giặc điều đình. Trước uy vũ dọa nạt của quân thù, ông điềm tĩnh ứng phó, ăn cỗ đầu người do quân Minh đưa ra thử. Chúng đã sát hại bằng cách buộc ông vào chân cầu sông Lam để thủy triều dâng lên dìm chết.

12- Nguyễn Bình (1906-1951): Quê xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, tên chính là Nguyễn Phương Thảo. Năm 1928, ông vào Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, ông bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Trong tù, ông giác ngộ đi theo chủ nghĩa cộng sản. Năm 1935, ông ra tù, về hoạt động ở quê nhà trong phong trào bình dân. Năm 1943, ông được Trung ương giao mua vũ khí và xây dựng cơ sở cách mạng ở Hải Phòng. Năm 1945, ông tham gia đánh đồn Bần, đồn Bí Chợ, Mạo Khê, chỉ huy chiến khu Đông Triều. Trong Cách mạng tháng Tám, ông tổ chức đánh chiếm thị xã Quảng Yên, cướp chính quyền ở Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương, được cử làm khu trưởng khu Duyên Hải Bắc Bộ. Tháng 10 năm 1945, Hồ Chủ Tịch cử ông vào Nam Bộ làm tư lệnh trưởng quân khu 7. Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Năm 1948, ông được phong Trung tướng, Tư lệnh chỉ huy quân đội và dân quân Nam Bộ. Ông có công thống nhất các lực lượng vũ trang của các giáo phái miền Nam đánh Pháp. Ông hy sinh trên đường ra Bắc báo cáo trung ương tại Campuchia, được truy tặng Liệt sỹ, Huân chương Hồ Chí Minh.

13- Nguyễn Thái Bình (1948-1972): Quê tại xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Anh là một sinh viên phản chiến Việt Nam bị bắn chết tại phi trường Tân Sơn Nhất sau khi khống chế một chiếc máy bay của địch. Anh trở thành một biểu tượng cho phong trào phản chiến của sinh viên miền Nam Việt Nam của thập niên 1970.

14- Trần Tử Bình (1907-1967): Quê xã Tiên Động Thượng, huyện Bình Lục, Hà Nam. Học trường dòng, năm 1925, ông tham gia để tang Phan Chu Trinh nên bị đuổi, về dạy học rồi đi đồn điền cao su Phú Riềng (Nam Bộ). Được giác ngộ cách mạng, ông tham gia hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1928), tham gia Đông Dương Cộng sản đảng (1929), vào Đảng Cộng sản (1930), ba lần bị Pháp bắt đày đi các nhà tù và Côn Đảo. Nhật đảo chính Pháp, ông vượt ngục trở về tiếp tục hoạt động, làm ủy viên thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, tham gia tổng khởi nghĩa ở Hà Nội. Ông lần lượt giữ các chức vụ phó bí thư Quân ủy Trung ương, Chính ủy Trường Sĩ quan lục quân, Tổng Thanh tra quân đội. Từ năm 1959, Trần Tử Bình là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ông được bầu làm Ủy viên ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, đại biểu Quốc hội nhiều khóa, quân hàm Thiếu tướng (1948), truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất (1967), Huân chương Hồ Chí Minh (2001), Huân chương Sao Vàng (2007).

15- Nguyễn Bính (1918-1966): Tên thật là Nguyễn Trọng Bính, là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Bài thơ được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ. Từ năm 1940, ông bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc. Năm 1947, ông tham gia Việt Minh. Năm 1954, theo Hiệp định Genève, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa.

16- Phan Kế Bính (1875-1921): Hiệu Bưu Văn, là nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học sinh tại làng Thụy Khuê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) trong một gia đình khoa cử. Đỗ cử nhân năm 1906, không ra làm quan, ông hưởng ứng phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục. Ông làm báo Đăng Cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc Tân văn. Ông còn là tác giả nhiều sách Văn - Sử: Nam Hải dị nhân, Hưng Đạo đại vương, Việt Nam phong tục, Việt Hán văn khảo… và dịch nhiều tác phẩm chữ Hán. Ông mất tại Hà Nội ngày 30/5/1921.

17- Mạc Thị Bưởi (1927-1951): Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê xã Tân Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Pháp về đóng bốt ở làng, chị bám trụ hoạt động phụ nữ, tham gia du kích, xây dựng cơ sở kháng chiến, vận động nhân dân chống đi phu, bắt lính, chống nộp thuế cho địch, một lần làm nhiệm vụ dẫn dân công vận chuyển lương thực phục vụ chiến dịch, chị bị bắt, không một lời khai và đã trung kiên hy sinh.

18- Tạ Quang Bửu (1910-1986): Là Giáo sư, nhà Khoa học Việt Nam, sinh ra trong một gia đình nhà giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khóa VI (1946-1981).

19- Hoàng Cầm (?-1996): Quê xã Trực Đại, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Trước năm 1945, ông ra Hà Nội làm đầu bếp cho một cửa hàng ăn. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược, ông vào bộ đội làm anh nuôi cho Đội phẫu thuật Sư đoàn quân Tiên phong, tận tụy phục vụ thương bệnh binh và trở thành Chiến sĩ thi đua toàn quân. Trong kháng chiến, để tránh máy bay địch phát hiện, Hoàng Cầm đã có sáng kiến cải tiến bếp nấu ăn hàng ngày thành bếp không khói, không phát sáng. Bếp Hoàng Cầm ra đời từ Chiến dịch Hoà Bình (1951-1952) là một sáng kiến độc đáo, bảo đảm cho bộ đội cơm ngon, canh nóng cả ngày lẫn đêm, ngay cả trong thời gian chiến đấu. Bếp Hoàng Cầm đã được áp dụng rộng rãi trong quân đội Việt Nam và quân đội giải phóng các nước anh em cũng áp dụng. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hoàng Cầm phục viên về sống ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), năm 1995 chuyển về Hà Nội và mất năm 1996. Kiểu bếp do Hoàng Cầm cải tiến được gọi tên “Bếp Hoàng Cầm”, đã được đưa vào giáo trình giảng dạy trong các trường sĩ quan hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời là một minh chứng sống động về tính sáng tạo của bộ đội ta trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước vĩ đại.

20- Lương Văn Can (1854-1927): Nhà nho yêu nước, người làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội, đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan. Ông là một trong nhóm sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục, hoạt động được chín tháng thì bị đóng cửa. Năm 1914, Pháp viện cớ kết án ông 10 năm biệt xứ sang Phnôm Pênh, đến 1921 đã phải thả.

21- Nguyễn Đức Cảnh (1908-1932): Cán bộ tiền bối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông sinh tại làng Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Học thành chung ở Nam Định, năm 1926, ông ra dạy học ở phố Bạch Mai, Hà Nội và làm thợ sắp chữ cho Nhà in Lê Văn Tân, giác ngộ cách mạng, tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1927, ông sang huấn luyện ở Quảng Châu, về nước cùng Chi bộ Hàm Long thành lập Đông Dương Cộng sản đảng ở 312 Khâm Thiên (tháng 6 năm 1920). Nguyễn Đức Cảnh từng là đại biểu chính thức của Hội nghị thành lập Đảng (1930), Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ. Tháng 4 năm 1931, ông bị bắt ở Vinh, Pháp giam ông tại Hỏa Lò, tòa đề hình xử ông án tử hình. Ngày 31 tháng 7 năm 1932, ông bị xử tử tại nhà lao Hải Phòng.

22- Trần Văn Cẩn (1910-1994): Quê Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tham gia tích cực các hoạt động hội họa phục vụ kháng chiến và giảng dạy. Ông từng là Hiệu trưởng trường Mỹ thuật Việt Nam, Viện sĩ Nước ngoài Viện Hàn lâm Mỹ thuật Đức, ông đã để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu: Em Thúy, Gội đầu, Xuống đồng … Ông từng được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh.

23- Văn Cao (1923-1995): Quê gốc ở huyện Vụ Bản, Nam Định nhưng sống ở Hải Phòng, là nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ nổi tiếng và là tác giả Quốc ca Việt Nam. Ông sáng tác nhiều ca khúc cách mạng nổi tiếng như Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Nam, Hải quân Việt Nam, Không quân Việt Nam, Bắc Sơn, Làng tôi, Ngày mùa, Trường ca sông Lô, Tiến về Hà Nội, Mùa xuân đầu tiên.

24- Trần Quý Cáp (1870-1908): Quê huyện Điện Bàn, Quảng Nam, làm Giáo thụ huyện Thăng Bình. Ông từng tham gia lập Công ty Liên Thành, mở trường Dục Thanh (Phan Thiết), sáng lập hội Duy Tân và hưởng ứng phong trào chống thuế ở Quảng Nam (1980), bị Pháp bắt và xử chém.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương