Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu


Phần 5 TÊN PHONG TRÀO CÁCH MẠNG, SỰ KIỆN LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG VÀ ĐỊA DANH TIÊU BIỂU



tải về 5.17 Mb.
trang18/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   62

Phần 5

TÊN PHONG TRÀO CÁCH MẠNG, SỰ KIỆN LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG VÀ ĐỊA DANH TIÊU BIỂU

A- Phạm vi Quốc gia



1- Ấp Bắc: Trận Ấp Bắc diễn ra ngày 02 tháng 01 năm 1963, là trận chiến của hai đại đội bộ đội địa phương Mỹ Tho và lực lượng du kích chống lại cuộc hành quân của khoảng 2000 quân Mỹ, ngụy Sài Gòn tại Ấp Bắc, xã Thạnh Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (cũ). Sau một ngày chiến đấu với 05 đợt tấn công bằng thiết xa vận, trực thăng vận, bủa lưới phóng lao từ nhiều hướng, kể cả đổ bộ đường không bằng nhảy dù, quân đội ngụy đã bị thương vong trên 400 binh sĩ, trong đó có 19 lính Mỹ, bị hạ 08 trực thăng, 03 thiết giáp M113 và bị bắn hỏng 01 tàu chiến. Trận Ấp Bắc thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

2- Âu Lạc: Sau khi đánh bại vua Hùng thứ 18 của Văn Lang, Thục Phán sát nhập lãnh thổ của Văn Lang và lãnh thổ của bộ tộc mình (Âu Việt) và hình thành nên một nhà nước mới là Âu Lạc, là nhà nước thứ hai của Việt Nam, kế tiếp sau thời kỳ nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Kinh đô của Âu Lạc đặt tại Cổ Loa, ngày nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.

3- Ba Tơ: Khởi nghĩa Ba Tơ là cuộc nổi dậy giành chính quyền của quân và dân châu Ba Tơ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nổ ra vào ngày 11 tháng 3 năm 1945, chỉ sau hai ngày Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam. Đội du kích Ba Tơ đã trở thành trung tâm của cao trào kháng Nhật, cứu nước ở miền trung Trung bộ và là hạt nhân của các lực lượng vũ trang liên khu V sau này.

4- Ba mươi tháng Tư (30/4): Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam đã diễn ra gần hai tháng vào mùa xuân 1975 với ba chiến dịch lớn là: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc Phủ Tổng thống chính quyền ngụy Sài Gòn, báo hiệu sự toàn thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

5- Bạch Đằng: Là tên một nhánh thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đổ ra cửa Nam Triệu, nơi diễn ra ba lần đánh thắng quân xâm lược phương Bắc trong lịch sử nước ta: Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán; Năm 981, Lê Hoàn thắng Tống; Năm 1288, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên.

6- Bắc Sơn: Là tên một huyện phía tây của tỉnh Lạng Sơn. Nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp ngày 22 tháng 9 năm 1940 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

7- Cách mạng Tháng Tám: Cách mạng tháng Tám (ngày 19 tháng 8 năm 1945) là cuộc cách mạng thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam, đập tan xích xiềng nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế gần một nghìn năm trên đất nước Việt Nam.

8- Chi Lăng: Ải Chi Lăng thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, trên Quốc lộ 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn theo hướng Đông Bắc từ Trung châu Bắc Bộ. Khu di tích lịch sử Chi Lăng nằm trong vùng ải Chi Lăng bao gồm 52 điểm, kéo dài gần 20km, phần lớn thuộc hai xã Chi Lăng và Quang Lang, liên quan đến trận đánh ngày 10 tháng 10 năm 1427, giết chết Liễu Thăng, chủ tướng quân xâm lược nhà Minh.

9- Cổ Loa: Thành Cổ Loa, trung tâm của Nhà nước Âu Lạc do Cao Lỗ thiết kế vào cuối thế kỷ III, đầu thế kỷ II trước công nguyên dưới thời An Dương Vương. Thành rộng hơn ngàn trượng, uốn hình xoắn ốc nên còn được gọi là Loa Thành. Thành Cổ Loa bao gồm ba vòng thành khép kín, thường được gọi là thành Nội, thành Trung và thành Ngoại. Ngoài ba vòng thành và hệ thống hào nước, khoảng giữa các vòng thành và phía ngoài thành Ngoại có đắp nhiều đoạn lũy và ụ đất làm những “Công sự” phòng vệ. Tất cả các bộ phận của thành Cổ Loa tập họp thành một công trình kiến trúc thống nhất mang tính chất quân sự đậm nét và đặc sắc. Cổ Loa là Kinh thành của nước Âu Lạc, tiêu biểu cho sức mạnh kinh tế, chính trị, văn hóa của người Việt Nam khi đó. Đồng thời là một kiến trúc quân sự kiên cố, độc đáo, thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa quân thủy và quân bộ, tấn công và phòng thủ hợp lý dựa trên địa hình tự nhiên. Thành Cổ Loa là tiêu biểu của tài năng lao động sáng tạo, những tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật quân sự của người Việt cổ, đồng thời phản ánh sâu sắc bước phát triển mới của Nhà nước Âu Lạc, của sự phân hóa xã hội và cơ cấu quyền lực đương thời. Thành Cổ Loa và toàn bộ khu di tích Cổ Loa hiện nay là tài sản quý báu của đất nước ta, lưu giữ những giá trị Lịch sử - Văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.

10- Yang Sin: Là tên của một dãy núi thuộc tỉnh Đắk Lắk, có đỉnh cao 2.442m so với mực nước biển, là đỉnh núi cao nhất của cả hệ thống núi cực Nam Trung bộ, nằm ở địa phận huyện Krông Bông Đắk Lắk. Khu vực vườn quốc gia Chư Yang Sin rộng 58.000ha với nhiều loài chim, thú, thực vật quý hiếm. Dưới chân núi có dòng thác Krông Kmar thơ mộng là một điểm du lịch hấp dẫn trong tour du lịch thượng nguồn sông Krông Ana, một chi lưu quan trọng của sông Sêrêpôk. Đỉnh Cư Yang Sin có hệ thực vật rất đa dạng. Đỉnh núi là một tảng đá lớn quanh năm mây mù.

11- Cửu Long: Sông Cửu Long, hay Cửu Long Giang, là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam. Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 nhánh, sang Việt Nam gọi là Sông Hậu và Sông Tiền, cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ, dài chừng 220-250km. Lưu lượng hai sông này rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến 120.000 m³/s vào mùa mưa, và chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng Nam Bộ.

12- Đại Cồ Việt:quốc hiệu nước ta dưới thời nhà Đinh, nhà Tiền Lênhà Lý. Quốc hiệu Đại Cồ Việt tồn tại 86 năm kể từ khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lên ngôi hoàng đế năm 968 cho đến đời vua Lý Thái Tông năm 1054. Đây là quốc gia độc lập đầu tiên trong lịch sử, có Nhà nước riêng, quân đội riêng. Đại Cồ Việt là nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam sau một thời gian dài bị Phong kiến phương Bắc cai trị. Đại Cồ Việt gồm chữ Đại nghĩa là lớnchữ Nôm Cồ cũng cùng nghĩa là lớn.

13- Đại Việt: Là Quốc hiệu nước ta, từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) đến thời vua Gia Long (1054-1804), tồn tại 723 năm. Năm 1400, sau khi thay thế nhà Trần, Hồ Quý Ly sáng lập nhà Hồ đã đổi quốc hiệu thành Đại Ngu. Năm 1407, nhà Minh xâm lược Đại Ngu và cai trị cho đến năm 1427. Năm 1428, sau khi giành độc lập, Lê Lợi đã lấy lại tên Đại Việt đặt làm quốc hiệu nước nhà.

14- Điện Biên Phủ: Địa danh nằm trong một thung lũng rộng giữa núi rừng Tây Bắc, tỉnh Lai Châu, nơi quân dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của giặc Pháp kéo dài 55 ngày đêm (từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954), giành chiến thắng oanh liệt, quân địch phải đầu hàng. Đại thắng này đã buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ lập lại hòa bình ở Đông Dương (ngày 20 tháng 7 năm 1954), mở đường cho sự nghiệp giành độc lập của các nước thuộc địa trên thế giới.

15- Đông Đô: Tên thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay), tồn tại từ năm 1397 (thời Trần Phế Đế) tới năm 1430 (thời Lê Thái Tổ) để phân biệt với kinh đô mới ở Thanh Hóa (gọi là Tây Đô). Thời thuộc Minh, Đông Đô còn gọi là Đông Quan.

16- Đồng Khởi: Ngày 19 tháng 01 năm 1960, đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên ra đời trong phong trào Đồng Khởi tại xã Bình Khánh, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre. Đơn vị gồm 50 cán bộ, chiến sĩ được trang bị 23 khẩu súng các loại, do đồng chí Lê Minh Đào chỉ huy. Theo phương án đã được Xứ ủy Nam Bộ phê chuẩn, ngày 26 tháng 01 năm 1960, quân ta tập kích căn cứ Tua Hai, cách thị xã Tây Ninh 07km về phía Bắc. Chỉ sau 20 phút chiến đấu, ta đã tiêu diệt và bắt sống 500 tên địch, thu 1.500 khẩu súng các loại. Trận Tua Hai là một trong những trận đánh lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, mở đầu thời kỳ chiến tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang ở miền Đông Nam Bộ, góp phần cổ vũ nhân dân miền Nam đứng lên Đồng Khởi.

17- Đồng Lộc: Ngã ba Đồng Lộc, giao điểm quốc lộ 15A và tỉnh lộ 02 của tỉnh Hà Tĩnh, thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc - trọng điểm giao thông huyết mạch trên con đường chi viện từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Với diện tích nhỏ nhưng ngã ba Đồng Lộc đã phải chịu sự đánh phá có tính hủy diệt của không quân Mỹ hòng cắt đứt mạch máu giao thông của ta. Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành địa danh lịch sử hào hùng của dân tộc ta gắn liền với sự hy sinh anh dũng vào ngày 24 tháng 7 năm 1968 của 10 cô gái thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Đội Thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh có nhiệm vụ thông đường, bảo đảm mạch máu giao thông qua ngã ba Đồng Lộc. Để ghi nhớ công lao 10 cô gái hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và danh hiệu Đơn vị anh hùng cho 10 cô gái vào ngày 07 tháng 6 năm 1972. Hiện nay tại ngã ba Đồng Lộc đã được xây dựng Đài tưởng niệm một cách trân trọng.

18- Hai mươi sáu Tháng Ba (26/3): Là ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cánh tay đắc lực, đội hậu bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam.

19- Hoa Lư: Là Kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam. Kinh đô này tồn tại 42 năm (968-1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống, dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Kinh đô Hoa Lư xưa, nay chỉ còn là Cố đô Hoa Lư với diện tích tự nhiên 1.387 km² nằm trọn trong quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình.

20- Hoàng Sa: Hoàng Sa là tên gọi của quần đảo gồm các đảo san hô nhỏ, cồn cát, rạn đá ngầm và bãi ngầm trên biển Đông, là đơn vị cấp huyện thuộc thành phố Đà Nẵng của Việt Nam.

21- Hồng Hà: Là tên khác của Sông Hồng, có tổng chiều dài là 1.149km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam từ thành phố Lào Cai, qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái BìnhNam Định). Đoạn chảy trên nước ta dài 510km. Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³. Nước sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm, giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định.

22- Hải Vân: Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500m (so với mực nước biển), dài 20km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam).

23- Lam Kinh: Lam kinh (Tây Đô) được coi là kinh đô thứ hai của nước ta dưới triều Lê sơ. Nổi tiếng là miền đất thiêng gắn với tên tuổi của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi. Lam Kinh nằm ở vị thế đắc địa, phía bắc dựa vào núi Dầu, phía Nam nhìn ra sông Chu, có núi Chúa làm tiền án, bên trái là dải núi rừng Phú Lâm và núi Ngọc Giăng Đèn uốn lượn hình cánh cung, bên phải là rặng núi Hướng và núi Hàm Rồng. Tất cả tạo thành một vùng núi sông kỳ tú, sơn thủy hữu tình. Khu hoàng thành, cung điện và thái miếu ở Lam Kinh được bố trí theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Qua cổng thành là sông Ngọc rộng khoảng 19m, trên sông có cầu Tiên Loan. Qua cầu khoảng 50m là một giếng cổ thả đầy sen. Ngọ môn thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc hoành tráng có hai tầng mái, vì kèo ba hàng cột, qua Ngọ môn là sân rồng. Ngoài ra còn rất nhiều công trình kiến trúc khác như khu thái miếu triều Lê, hai dãy tả vu, hữu vu, các điện thờ, khu cư xá của quan lại và quân lính trông coi kinh thành, các sơn lăng của triều Lê. Với tất cả ý nghĩa và nét độc đáo trong kiến trúc, ngày nay Lam Kinh được coi là một trong những kho tàng di sản văn hoá quý giá của dân tộc.

24- Mê Linh: Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn, đánh thủ phủ Luy Lâu của quân Hán thống trị, thu lại 65 thành. Bà Trưng Trắc lên làm vua, lập đô ở Mê Linh, nay là một huyện nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội, giáp sân bay quốc tế Nội Bài.

25- Mười Chín Tháng Năm: Là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ, Người có tên là Nguyễn Sinh Cung, khi hoạt động cách mạng lấy tên Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh khác. Sau Tổng khởi nghĩa, Cách mạng tháng Tám thành công, Người ra làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới lấy tên là Hồ Chí Minh.

26- Ngày 1-6: Ngày Thiếu nhi hay Ngày Trẻ em, được như là một sự kiện hay một ngày lễ dành cho thiếu nhi, được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới.

27- Ngày 10 tháng 3: Ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ, đây là ngày Quốc giỗ chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước. Ngày 10 tháng 3 năm 1975, là ngày giải phóng Buôn Ma Thuột, thủ phủ tỉnh Đắk Lắk. Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã tạo động lực tinh thần cho quân và dân cả nước quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

28- Phong Châu: Là kinh đô Nhà nước Văn Lang của triều đại Hùng Vương, phạm vi kinh đô này kéo dài từ ngã ba sông Bạch Hạc về tới núi Nghĩa Lĩnh (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Vùng đất địa linh này là đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng, có bãi sa bồi, có rừng núi và đồi, thoáng rộng và tiện thông thương giữa hai miền ngược và xuôi bằng đường thủy lại có thế hiểm trở để chống giữ với các cuộc xâm lược của ngoại xâm.

29- Tây Nguyên: Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam, là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk NôngLâm Đồng. Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam. Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500m, cao nguyên M’Nông cao khoảng 800-1000m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam).

30- Tây Sơn: Vùng núi phía Tây, phủ Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nơi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1771, tiến tới lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, phá đổ nghiệp chúa của họ Trịnh ở Đàng Ngoài, đập tan hai cuộc xâm lược lớn của quân Xiêm và quân Thanh, lập lại nền tự chủ.

31- Thăng Long: Là Kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, , Mạc, Lê Trung hưng (1010-1788). Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên Kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt.

32- Trường Sa: Trường Sa là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa do Việt Nam thiết lập trên cơ sở các đảo san hô nhỏ, cồn cát, rạn đá ngầm và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

33- Trường Sơn: Là dãy núi kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông. Trường Sơn được chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vânnúi Bạch Mã. Dãy Trường Sơn trở thành “thước đo về nhân cách” của thế hệ thanh niên xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai - nung nấu lý tưởng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của đồng bào hai miền Nam-Bắc khi đất nước còn bị chia cắt. Thế kỷ XX, khi Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Trường Sơn trở thành biểu tượng về ý chí của cả dân tộc Việt Nam quyết tâm đi đến Thống nhất đất nước.

34- Vạn Kiếp: Là căn cứ thủy quân và cảng lớn thời -Trần. Địa danh lịch sử này nằm gần những chỗ giao nhau của sông Cầu, sông Thương, sông Đuống, sông Kinh Thày với sông Thái Bình, nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, Hải Dương. Đầu năm 1285, đây là địa bàn tập trung binh lực của quân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo sau cuộc rút lui chiến lược khỏi Thăng Long trước thế mạnh ban đầu của quân Nguyên xâm lược. Trận đánh ở Vạn Kiếp đã chấm dứt cuộc xâm lược của giặc Nguyên lần thứ nhất.

35- Vạn Xuân: quốc hiệu của nước ta, tồn tại từ năm 544 đến năm 602. Tháng 2 năm 544, sau khi đánh bại quân nhà Lương (Trung Quốc), Lý Bí xưng là Lý Nam đế và đặt tên nước là Vạn Xuân. Chữ Vạn tức là muời ngàn, chữ Xuân tức là mùa xuân, là mùa của lễ hội đầm ấm. Ở đây, Lý Nam Đế muốn đất nước chúng ta trường tồn mãi mãi. Nhưng Quốc hiệu này chỉ tồn tại từ năm 544 đến năm 602, khi nhà Tùy đánh bại Lý Phật Tử và đô hộ Việt Nam một lần nữa.

36- Văn Lang: Là tên nước ta thời Hùng Vương. Lạc Long Quân và vợ là Âu Cơ sinh được 100 người con trai, 50 người theo mẹ lên núi cùng suy tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN bởi An Dương Vương Thục Phán.

37- Yên Bái: Là tên một tỉnh (và tên thành phố tỉnh lị) của miền Bắc Việt Nam, diễn ra Khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ) tổ chức và lãnh đạo nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu vào ngày 10 tháng 2 năm 1930. Mục đích của cuộc nổi dậy là lật đổ chính quyền thuộc địa của Pháp, xây dựng một nước Việt Nam theo chính thể cộng hòa. Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại, các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính bị Pháp áp giải từ Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 11 đồng chí sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930.

38- Yên Thế: huyện cực Bắc tỉnh Bắc Giang, là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp ngót 30 năm (1884-1913) do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Hiện nay, trên đất Yên Thế còn lưu lại được nhiều di tích quý báu của Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế.

B- Phạm vi tỉnh Đăk Nông

1- Hai mươi ba tháng ba (23/3): Là ngày giải phóng Gia Nghĩa, tỉnh lỵ tỉnh Quảng Đức (cũ), nay là thị xã Gia nghĩa, tỉnh Đăk Nông.

2- Nâm Nung: Là tổng hợp quần thể rừng tự nhiên và các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng. Đỉnh cao nhất ở đây và cũng là của cả vùng Nam Tây Nguyên là Nâm Nung (núi sừng trâu) với độ cao 1.500m. Vì thế, Nâm Nung được xem là “nóc nhà” của Đắk Nông với mái nhà bắc nghiêng về dòng sông Sêrêpốk và mái nhà nam nghiêng về thượng nguồn sông Đồng Nai. Từ đỉnh Nâm Nung, có những suối nước đổ xuống, qua bậc đá tạo thành thác như thác Ba tầng, thác Bảy tầng. Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung có diện tích phần lớn là rừng nguyên sinh với nhiều chủng loại cây lớn, khu du lịch Sinh thái-Văn hóa-Lịch sử Nâm Nung có diện tích khoảng 12.300ha thuộc địa giới hành chính của 5 xã gồm: Nam Nung, Nâm N’Đia, Đức Xuyên (huyện Krông Nô), xã Quảng Sơn (huyện Đăk Glong) và xã Nâm N’Jang (huyện Đăk Song). Nâm Nung là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu phía Nam Tây Nguyên. Trong phong trào khởi nghĩa chống thực dân Pháp của Anh hùng N’Trang Lơng (1912-1936), Nâm Nung đã được nghĩa quân chọn làm căn cứ địa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Nâm Nung là bàn đạp để Cách mạng mở rộng địa bàn hoạt động, xây dựng lực lượng. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Nâm Nung trở thành địa bàn tập kết, là vùng trú quân, chuyển quân, xây dựng và củng cố, phát triển lực lượng, đồng thời cũng là căn cứ hậu cần cung cấp lương thực, thực phẩm cho các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Quảng Đức. Căn cứ Nâm Nung còn là điểm giao liên quan trọng trên tuyến đường hành lang chiến lược Bắc - Nam, góp phần vận chuyển sức người, sức của từ Bắc vào Nam, phục vụ đắc lực cho tiền tuyến, tạo ra sức mạnh to lớn để tiến hành cuộc tấn công nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

3- Srêpôk: Là tên dòng sông lớn, ranh giới giữa Đăk Lăk và Đăk Nông. Đây là một phụ lưu quan trọng của sông Mêkông. Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana, sông Krông Nô tới cửa sông, nó dài 406km. Trong đó, đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281km.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương