Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang21/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   62

25- Nguyễn Cao (1828-1887): Hiệu Trác Phong, người làng Cách Bi, huyện Quế Dương (nay là Quế Võ), tỉnh Bắc Ninh, từng đỗ giải nguyên, làm quan Bố chánh Thái Nguyên. Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, ông từ quan, lập nghĩa quân chống lại, từng tập kích vào Đồn Thủy, Gia Lâm. Dân quen gọi là ông Tán Cách Bi. Năm 1886, bị Pháp bắt, ông rạch bụng tự sát, bảo toàn khí tiết nhưng không chết. Năm sau, chúng đem chém ở vườn Dừa (nay là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục), Hà Nội.

26- Lê Chân (? - 43), là nữ tướng của Hai Bà Trưng, quê làng An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Bà là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú nên tiếng đồn đến tai thái thú nhà HánTô Định. Tô Định toan lấy bà làm thiếp nhưng bị cha mẹ bà cự tuyệt, chính vì thế họ đã bị sát hại. Lê Chân phải bỏ quê theo đường sông xuôi xuống phía Nam, đến vùng An Dương, cửa sông Cấm, thấy địa hình, đất đai thuận lợi bà dừng lại lập trại khai phá, phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và đánh bắt thủy hải sản tạo nên một vùng đất trù phú. Bà chiêu mộ trai tráng để luyện binh. Năm 40, khi Hai Bà Trưng dấy binh, bà đem theo binh lính gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Trong các trận đánh, bà thường được cử làm nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều chiến công. Sau khi thu phục 65 thành, Tô Định phải lui về nước, bà được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa, giữ chức chưởng quản binh quyền nội bộ, đứng ra tổ chức, luyện tập quân sĩ, tăng gia sản xuất. Năm 43, Mã Viện lại đưa quân sang xâm lược, quân ta chống cự không nổi, Bà cùng hai Bà Trưng trầm mình xuống Hát Giang tự vẫn.

27- Nguyễn Cảnh Chân (?-1409): Người làng Ngọc Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông đã làm quan tới chức An Phủ sứ Hóa Châu, sau bị nhà Hồ giáng chức. Năm 1407, quân minh xâm lược bắt Hồ Quý Ly, ông theo Trần Ngỗi (Giản Định Đế) khởi nghĩa chống Minh, giúp việc quân mưu, sau bị vua nghi ngờ, giết hại cùng với Đặng Tất.

28- Trần Khát Chân (1370-1399): Người làng Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh (nay là Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa, là tướng nhà Trần. Ông lập chiến công đánh thắng thủy quân của Chế Bồng Nga xâm phạm bờ cõi nước ta ở cửa sông Luộc năm 1390, được phong Thượng tướng quân, tước Vũ Tiết Quan nội hầu và ban cho thái ấp ở vùng Hoàng Mai. Sau vụ mưu sát Hồ Quý Ly tại hội thề Đốn Sơn không thành, ông bị giết.

29- Phan Bội Châu (1867-1940): Hiệu Sào Nam, người làng Sa Nam, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông đỗ giải nguyên năm 1900, nên thường được gọi là Giải San. Phan Bội Châu không ra làm quan, lập hội Duy Tân chống Pháp (1904), tổ chức phong trào Đông Du sau đổi tên hội ra Việt Nam Quang Phục (1912), hoạt động ở Nhật, Xiêm, Trung Quốc, chủ trương làm cách mạng dân chủ Tư sản. Năm 1925, ông bị bắt đưa về nước, kết án khổ sai chung thân. Cả nước dấy lên cuộc đấu tranh đòi thả ông. Pháp buộc ân xá đưa về giam lỏng ở Huế cho đến khi ông mất. Phan Bội Châu còn là nhà văn, nhà tư tưởng, để lại nhiều tác phẩm như: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Kỷ niệm lục, Hà thành liệt sĩ truyện, Chân tướng quân, Phan Bội Châu niên biểu.

30- Mạc Đĩnh Chi (1272-1346): Danh thần nhà Trần, quê ở Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đỗ Trạng nguyên đời Trần. Ông thông minh, tài trí từ nhỏ, làm quan thanh liêm qua ba đời vua Trần, hai lần đi sứ nhà Nguyên mà nhà vẫn thanh đạm. Ông nổi tiếng với bài phú Ngọc tỉnh liên ví mình như đóa sen trong giếng ngọc.

31- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888): Tục gọi Đồ Chiểu, người làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh), quê gốc ở Thừa Thiên. Khi ông đang học ở Huế, sắp thi hội thì mẹ mất (1848), ông khóc thương mà bị mù, trở về Gia Định chịu tang rồi mở trường dạy học. Pháp chiếm Gia Định, ông lánh về Bến Tre, ủng hộ Trương Định, viết nhiều thơ văn cổ vũ nhân dân chống Pháp, không hợp tác với địch. Không chỉ là nhà thơ nổi tiếng với các tác phẩm truyện Nôm như: Lục Vân Tiên; Dương Từ Hà Mậu Ngư tiều y thuật vấn đáp, ông còn là người làm thuốc cứu dân.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương