Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang23/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   62

42- Hồ Đắc Di (1900-1984): Sinh ra tại Hà Tĩnh, quê làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế. Trước cách mạng tháng Tám, ông làm hiệu trưởng trường Y kiêm Giám đốc Bệnh viện Đồn Thủy. Kháng chiến chống Pháp, ông theo Chính phủ Cụ Hồ, cùng giáo sư Tôn Thất Tùng lập trường Đại học Y của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở chiến khu, đào tạo cho toàn quốc nhiều cán bộ y tế giỏi. Ông là đại biểu Quốc hội nhiều khóa, 38 năm Hiệu trưởng trường Đại học Y, được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

43- Tô Vĩnh Diện (1924-1953): Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, vào bộ đội năm 1949. Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, anh được giao làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Đường hành quân kéo pháo vô cùng hiểm trở, khó khăn, anh chỉ huy đưa pháo đến điểm tập kết an toàn. Lệnh trên lại kéo pháo ra. Đêm tối, dốc cao, dây kéo pháo vụt đứt, khẩu pháo lao nhanh, anh hô đồng đội: “Thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo!” và lấy thân mình lao vào chèn bánh pháo, chặn khẩu pháo không rơi xuống vực.

44- Hoàng Diệu (1832-1882): Quê làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đỗ Phó bảng, giữ chức Tổng đốc Hà - Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Khi Pháp đánh thành Hà Nội (ngày 25 tháng 4 năm 1882), Hoàng Diệu chỉ huy cuộc chiến đấu tới cùng. Thấy không đủ sức chiến đấu, ông thắt cổ tuẫn tiết trên cây táo cạnh Võ Miếu. Tượng đồng của ông và Nguyễn Tri Phương được đặt tại Cửa Bắc thành Hà Nội để ghi nhớ hai ông đã hy sinh chống Pháp đánh thành.

45- Trần Quang Diệu (?-1802): Trần Quang Diệu quê huyện Hoài Ân, Bình Định. Ông là danh tướng Tây Sơn, chồng của nữ tướng Bùi Thị Xuân, có công lớn trong trận đánh tiêu diệt 20 vạn quân Thanh tại Thăng Long. Khi Quang Trung mất, ông làm Thái phó giúp vua Cảnh Thịnh, sau bị Gia Long bắt và hành hình ở Phú Xuân.

46- Xuân Diệu: Tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu (1916-1985), quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông tham gia phong trào Việt Minh, Hội Văn hóa Cứu quốc, từng giữ các chức vụ: Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Dân gian. Năm 1983, ông được bầu là Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Nghệ thuật Cộng hòa Dân chủ Đức. Là nhà Thơ, nhà Văn hóa, nhà Lý luận, phê bình Văn học cổ điển Việt Nam nổi tiếng. Xuân Diệu được xem là cây bút tiêu biểu cho Thơ ca hiện đại Việt Nam, nhà bình luận Văn học xuất sắc. Ông đã xuất bản hàng chục tác phẩm thơ, thơ dịch, nghiên cứu, phê bình văn học. Trong đó có những công trình nghiên cứu có giá trị đặc biệt về các nhà thơ cổ điển Việt Nam như: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương… Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và nhiều giải thưởng cao quý khác.

47- Đỗ Ngọc Du (1907-1938): Quê ở làng Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là một trong bảy người lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên và thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. Tháng 3-1930, ông là Bí thư lâm thời Thành ủy Hà Nội, bị bắt đày Côn Đảo. Năm 1936, ông được trả tự do, nhưng mắc bệnh nặng và mất tại Hà Nội.

48- Nguyễn Du (1766-1820): Đại thi hào dân tộc, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra ở làng Bích Châu, thành Thăng Long. Ông có tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, xuất thân trong một gia đình quý tộc. Đậu tú tài, làm chức quan nhỏ thời Lê Mạt. Khi Tây Sơn ra Bắc Hà, ông lánh về quê vợ ở Thái Bình, rồi về quê nội. Thời Gia Long, ông được bố trí làm Tri huyện, Tri phủ, phong hàm Cần chánh điện học sĩ, từng đi sứ sang Trung Quốc. Ông để lại nhiều thi phẩm Hán-Nôm, trong đó có tác phẩm bất hủ Truyện Kiều. Ông được UNESCO phong là Nhà văn hóa thế giới.

49- Khúc Thừa Dụ (?-907): Là người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc Việt sau gần 1000 năm bị các triều đại Trung Hoa đô hộ. Ông quê ở Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương). Cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X, nhà Đường suy yếu, rơi vào tay quyền thần Chu Toàn Trung, các thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau, tạo ra thế chia cắt 5 đời 10 nước. Ở An Nam, Tiết độ sứ Chu Toàn Dục đã rất độc ác, mất lòng người, Độc Cô Tổn thay Chu Toàn Dục chỉ vài tháng lại bị Chu Ôn giết chết. An Nam do đó không có người của nhà Đường cử đến cai quản. Khúc Thừa Dụ là người thuộc một dòng họ lớn lâu đời, ông sống khoan hòa, hay thương người, được dân chúng mến phục, ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng Tiết độ sứ.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương