Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang32/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   62

128- Võ Văn Kiệt (1922-2008): Tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh là Sáu Dân, quê ở xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1938, ông tham gia hoạt động trong phong trào Thanh niên phản đế. Tháng 11 năm 1939, ông được kết nạp vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương, làm Bí thư Chi bộ, Huyện ủy viên và tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở huyện Vũng Liêm. Năm 1941 - 1945, ông hoạt động cách mạng và tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở tỉnh Rạch Giá. Năm 1950, ông được điều về tỉnh Bạc Liêu làm Phó Bí thư, rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu. Năm 1955, ông được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Năm 1959, ông được điều về Khu Sài Gòn - Gia Ðịnh làm Bí thư Khu ủy T.4 (Sài Gòn - Gia Ðịnh) cho đến cuối năm 1970. Năm 1973-1975, ông được điều về công tác ở Trung ương Cục và là Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam. Năm 1976, ông làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, rồi Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 2 năm 1987, ông được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng. Tháng 8 năm 1991, ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1992-1997, ông được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001, ông được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa IV, Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII, VIII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, V, VI, VII, VIII và là Đại biểu Quốc hội khóa VI, VIII, IX. Ông đã được tặng thưởng huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác.

129- Yết Kiêu (TK XIII): Quê huyện Gia Lộc, Hải Dương là một gia tướng thân cận của Trần Hưng Đạo, có tài bơi lặn, cùng Dã Tượng lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông từ năm 1285 đến năm 1288.

130- Khuông Việt (933-1011): Là tước hiệu Đại sư do vua Đinh Tiên Hoàng ban cho nhà sư Ngô Chân Lưu (phong tước Tăng thống, đứng đầu tăng đạo, dự việc trọng trong triều). Ông quê quán tại hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc, sau là thôn Đoài, xã Da Hạ, huyện Kim Hoa, nay là thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ông tinh thông tam giáo, tu ở chùa Khai Quốc (Trấn Quốc) thuộc thế hệ thứ tư dòng thiền Quang Bích. Thiền sư còn giỏi việc đời, cùng Đỗ Thuận tiếp sứ nhà Tống và Lý Giác làm thơ đối đáp trên sông Hoàng Long được sứ giả rất phục tài.

131- Nguyễn Khuyến (1835-1909): Hiệu Quế Sơn, người làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông đỗ tam trường nên gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Làm quan triều Nguyễn ở nhiều nơi, sau tới chức Học sĩ sung Quốc sử quán Toản tu. Triều Nguyễn đầu hàng Pháp, ông cáo quan về quê. Ông là nhà thơ hiện thực và trào lộng nổi tiếng, để lại nhiều tác phẩm hay như Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ,"Bạn đến chơi nhà", và 3 bài thơ hay về thu: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh.

132- Lý Thường Kiệt (1019-1105): Tên thật là Ngô Tuấn có công lớn được vua ban cho họ Lý, quê ở phường An Xá, sinh ở phường Thái Hòa. Từ một Hiệu úy kỵ mã, ông thành Thị vệ của vua Lý Thánh Tông, nổi tiếng tài giỏi, quán xuyến cung đình và võ nghệ tinh thông, giúp hoàng thái hậu Ỷ Lan nhiếp chính vua Lý Nhân Tông khi còn nhỏ. Thấy giặc Tống có mưu đồ xâm lược, ông đề xuất chủ động đánh trước, tiêu diệt căn cứ xuất phát của địch ở ba châu: Ung, Khâm, Liêm (1075) rồi rút quân về xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt chặn giặc, đánh tan quân Tống (1077). Tương truyền, ông là tác giả của bài Nam quốc sơn hà, được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương