Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang33/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   62

133- Kim Đồng (1929-1943): Tên thật là Nông Văn Dền, dân tộc Nùng, quê ở bản Nà Mạ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (gần hang Pắc Pó), đi theo cách mạng làm liên lạc cho Việt Minh những năm tiền khởi nghĩa, được kết nạp vào đội Nhi đồng cứu quốc đầu tiên. Một lần đi công tác, anh bị giặc Pháp bắn chết lúc mới 15 tuổi. Kim Đồng là tấm gương tiêu biểu cho thiếu nhi Việt Nam, được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

134- Ông Ích Khiêm (1832-1884): Hiệu Mục Chi, người làng Phong Lệ, huyện Diên Phước (nay là huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng). Đỗ cử nhân năm 1848, từ quan văn chuyển sang quan võ, được triều đình cử đi tiễu phỉ ở biên giới phía bắc. Khi Pháp đánh cửa Thuận An (1883), ông thuộc phe chủ chiến, chống lại việc đầu hàng nên bị Nguyễn Văn Tường đem đày vào Bình Thuận và mất ở đó.

135- Trương Vĩnh Ký (1837-1898): Hiệu Sĩ Tải, là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên đương thời ông được giới học thuật Châu Âu liệt vào 18 nhà Bác học trên thế giới. Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành nhà bác học biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về Văn học, Lịch sử, Địa lý, từ điển và dịch thuật,... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam", là người đặt nền móng, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định báo.

136- Nguyễn Tiểu La (1863-1911): Tên thật là Nguyễn Thành, là một chí sĩ yêu nước thời Cận đại trong Lịch sử Việt Nam, quê làng Thạnh Mỹ, phủ Thăng Bình (nay là thôn Quý Thạnh, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Năm 1885, ông hưởng ứng Phong trào Nghĩa Hội đánh thành tỉnh Quảng Nam. Năm 1887, khi phong trào Nghĩa Hội bị thất bại, ông vẫn tiếp tục tổ chức chiến đấu. Triều đình nhà Nguyễn tìm cách bắt, mua chuộc ông, nhưng không thành, bèn kết án quản thúc ông tại quê nhà. Năm 1904, ông là một trong những người có công lớn trong việc sáng lập và tổ chức Duy Tân hội. Sau khi Phan Bội Châu sang Nhật, ông bí mật hoạt động ở trong nước, vận động kinh phí, đưa thanh niên ra nước ngoài du học để chuẩn bị lực lượng cứu nước. Năm 1908, trong lúc phong trào Duy Tân hội đang phát triển mạnh, cuộc kháng thuế ở Trung Kỳ đã nổ ra. Chính quyền Pháp thẳng tay đàn áp và truy bắt các sĩ phu yêu nước. Ông bị bắt giữ, bị kết án 9 năm biệt xứ, đày đi Côn Đảo. Ông qua đời tại đây, ngày 11 tháng 11 năm 1911.

137- Lạc Long Quân: Thủy tổ của nước ta trong truyền thuyết. Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm con trai, chia một nửa theo mẹ lên rừng, một nửa theo cha xuống biển khai phá lập nghiệp, con trưởng ở lại Phong Châu làm vua Hùng, đặt tên nước là Văn Lang.

138- Lê Lai (?-1418): Quê ở làng Dựng Tú, nay thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1416, ông theo Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn tại Hội thề Lũng Nhai. Năm 1418, quân Minh bao vây chặt nghĩa quân ở vùng núi Chí Linh (Thanh Hóa), Lê Lai đã tình nguyện cải trang làm Lê Lợi, xông ra trận tiền để giặc bắt và bị giết, nhờ vậy Lê Lợi thoát nạn hiểm, tiếp tục mưu đồ việc lớn. Đất nước toàn thắng, Lê Lợi lên ngôi vua truy phong ông là Thái úy “Đệ nhất công thần”.

139- Cù Chính Lan (1930-1952): Quê xã Quỳnh Lôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trong chiến dịch Quang Trung (1950), ông được nêu gương “Anh hùng tay không diệt giặc”. Chiến dịch Hòa Bình (1951), anh hùng lựu đạn diệt xe tăng địch trên đường số 6. Năm 1952, anh tham gia đánh đồn GôTô, bị cụt hai tay và một chân vẫn anh dũng chỉ huy đến hơi thở cuối cùng. Ông được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

140- Phạm Ngũ Lão (1255-1320): Người làng Phủ Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi), tỉnh Hưng Yên. Ông vốn một nông dân, ham học, có ý chí, tình nguyện tham gia quân đội đánh giặc ngoại xâm, chỉ huy quân cấm vệ của Trần Hưng Đạo, lập nhiều chiến công trong hai lần chống Nguyên - Mông (1285-1288). Sau ông còn đi dẹp loạn quấy phá biên giới Lão Qua và Chiêm Thành ở phía Nam, trở thành danh tướng đời Trần, được phong tước Quan nội hầu.

141- Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV): Người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức, nay là xã Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1442 thi đậu tiến sĩ, làm ở Hàn lâm viện, rồi giữ chức Đô ngự sử. Năm 1480, đời Hồng Đức, theo lệnh của Lê Thánh Tông, ông biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư và Thực lục, trở thành nhà Sử học nổi tiếng ở nước ta.

142- Lê Văn Linh (1377-1448): Là công thần khai quốc nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân),Thanh Hoá, là người có tài văn chương. Năm 1416, ông theo Lê Lợi cùng 17 người khác dự Hội thề Lũng Nhai, cùng nhau nguyện chung sức đánh quân Minh. Năm 1418, Ông theo giúp Lê Lợi phát động khởi binh chống nhà Minh tại Lam Sơn. Trong nhiều năm chiến đấu, ông cùng Nguyễn Trãi đóng vai trò bày mưu trong màn trướng, giúp Lê Lợi giành chiến thắng. Năm 1435 thời Lê Thái Tông, tù trưởng châu Ngọc Ma là Cầm Quý nổi dậy chống lại triều đình, Ông nhận lệnh cùng Lê Bôi mang quân đi đánh, dẹp được Cầm Quý.

143- Nguyễn Văn Linh: Tên thật Nguyễn Văn Cúc, người xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, tham gia cách mạng từ năm 1929. Tháng 5 năm 1930, ông tham gia rải truyền đơn ngày Quốc tế lao động, bị địch bắt, kết án chung thân đầy ra Côn Đảo. Năm1936, được trả tự do, ông hoạt động công vận ở Hải Phòng, Hà Nội, tham gia lập lại xứ ủy Trung kỳ (1939). Bị bắt ở Vinh năm 1941, ông bị đi tù Côn Đảo lần nữa. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ông về làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn, Bí thư đặc khu Sài Gòn - Gia Định, lãnh đạo kháng chiến chống Pháp. Ông giữ nhiều cương vị quan trọng: Ủy viên và quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1949-1960), Ủy viên Trung ương, Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1960-1975), Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1976), Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư các khóa IV-V-VI. Tháng 12 năm 1986, ông được bầu làm Tổng Bí thư, sau kiêm Bí thư Đảng ủy quân sự Trung ương, đại biểu Quốc hội khóa VIII. Từ 1991 đến khi mất, ông là cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông là chiến sĩ của hành động, đưa ra chủ trương “Nhìn thẳng vào sự thật” và thiết kế đường lối đổi mới của Đảng ta.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương