Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang27/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   62

73- Đặng Tiến Đông (1738-1803): Quê ở làng Lương Xá, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Vào Nam theo Nguyễn Huệ, Đặng Tiến Đông trở thành tướng Đông Lĩnh Hầu, tham gia cuộc tiến công đồn Khương Thượng của quân Thanh, góp phần lập nên chiến thắng Đống Đa, giải phóng Thăng Long mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).

74- Lê Tự Đồng (1920-2011): Tên thật là Lê Tự Đắc sinh ra tại làng Kim Long nay là phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông bắt đầu tham gia các hoạt động cách mạng khi vào học ở Trường kỹ nghệ thực hành Huế. Do những hoạt động cách mạng của mình, ông bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, bị kết án 5 năm tù khổ sai, sau tăng thêm 10 năm rồi bị đày đi nhà tù Buôn Mê Thuột và nhà ngục Đăk Mil từ năm 1940 đến 1945. Trong cách mạng tháng 8/1945, ông là Ủy viên Ban khởi nghĩa phụ trách công tác binh vận. Cách mạng tháng 8 thành công, ông được bầu vào Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời Thừa Thiên phụ trách quân sự. Từ sau tháng 10-1945, ông là chỉ huy quân sự trên nhiều chiến trường chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Cuối năm 1968, ông vượt sông Bến Hải vào Chiến trường Trị Thiên, chỉ huy nhiều trận đụng độ nảy lửa với quân thù, ông xứng đáng được gọi là vị tướng của chiến trường Trị Thiên Huế. Đến năm 1977, Ông làm Phó Giám đốc Học viện Quân sự cấp cao. Ông được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất.

75- Phạm Văn Đồng (1906-2000): Bí danh là Tô, sinh tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi. Năm 1926, ông tham gia huấn luyện tại Quảng Châu do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, gia nhập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1927, ông về hoạt động ở Sài Gòn được cử vào Kỳ bộ Thanh niên Nam Kỳ rồi tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1929, ông dự đại hội của Hội ở Hương Cảng, trở về Sài Gòn bị Pháp bắt, kết án tù 10 năm ở Côn Đảo. Do phong trào Mặt trận Bình dân Pháp can thiệp, năm 1936, Phạm Văn Đồng được trả tự do về hoạt động công khai ở Hà Nội. Năm 1940, ông sang Côn Minh gặp Nguyễn Ái Quốc, vào Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1942, ông về Cao Bằng xây dựng căn cư địa cách mạng Cao - Bắc - Lạng. Năm 1945, dự Đại hội Quốc dân Tân Trào, tham gia Ủy ban Giải phóng dân tộc. Sau khi cách mạng thành công, ông lần lượt giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền nhân dân: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Phôngtennơblô, Đặc phái viên của Trung ương Đảng và chính phủ tại Nam Trung Bộ, Phó Thủ tướng, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban đối ngoại Trung ương, 32 năm (1955-1987) làm Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, 41 năm đại biểu Quốc hội khóa I đến khóa VII (1946-1987). Ông có 60 năm tuổi Đảng, trong đó có 50 năm (1947-1997) được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, từ Ủy viên dự khuyết đến Ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị, Cố vấn Ban Chấp hành. Ông là người cộng sản chân chính được toàn Đảng, toàn dân mến phục, bạn bè thế giới ca ngợi. Ông mất tại Hà Nội, thọ 94 tuổi.

76- Trịnh Hoài Đức (1765-1825): Trịnh Hoài Đức còn có tên là Hoài An, tự là Chí Sơn, hiệu Cấn Trai, quê tỉnh Biên Hòa (nay thuộc Đồng Nai), đỗ khoa thi hương đầu tiên của triều Nguyễn, làm quan tới chức Thượng thư Bộ hộ, Hiệp Tống trấn thành Gia Định, từng đi sứ sang triều Thanh. Ông là nhà văn, nhà địa lí, tác giả của Gia Định thành thông chí. Về sáng tác, Trịnh Hoài Đức là một đại biểu xuất sắc trong nhóm “Gia Định Tam gia thi” hay “Bình Dương thi xã” (cùng với Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh), có tác dụng kích thích phát triển cho một vùng văn hóa. Ông còn để lại hai tập thơ chữ Hán là Cấn Trai thi tập (1783-1819) và tập thơ đi sứ Trung Quốc Bắc sứ thi tập.

77- Lê Thị Hồng Gấm (1951-1970): Là anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, quê ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay thuộc Tiền Giang). Năm 1968, chị tham gia du kích địa phương. Mùa xuân năm 1970, trên đường giao liên, bị máy bay địch bao vây phục kích, chị một mình bắn rơi máy bay lên thẳng, tiêu diệt nhiều tên địch. Bị thương nặng, chị đã bắn đến viên đạn cuối cùng rồi gắng sức đập gãy nát khẩu súng để khỏi lọt vào tay địch, đã hy sinh trong trận đánh quyết liệt ấy. Chị được tặng danh hiệu Anh hùng giải phóng Miền Nam.

78- Hoàng Minh Giám (1904-1995): Quê xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Cha là chiến sỹ Đông Kinh Nghĩa Thục Hoàng Tăng Bí. Ông tham gia thành lập và làm hiệu trưởng trường tư thục Thăng Long. Sau Cách mạng thành công, ông làm Đổng lý văn phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền, Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Ông là đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa I đến khóa VII, là một trong những người sáng lập Đảng Xã hội Việt Nam và làm Tổng thư ký của đảng, ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

79- Phan Thanh Giản (1796 - 1867): Tự là Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu Ước Phu, Lương Khê. Ông là người đậu Tiến sĩ khai khoa ở Nam bộ, làm quan trải ba triều Nhà Nguyễn (Minh Mạng, Thiệu Trị,Tự Đức). Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khổ, năm 1825, đậu Cử nhân khoa Ất Dậu, đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mạng thứ 7 (1826). Ông được nhiều người kính trọng vì tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm. Tuy nhiên, trong cơn nước biến, thái độ ôn hòa của ông khiến không ít người đã phàn nàn. Tháng 11/1868, vì làm mất Nam Kỳ, triều đình Huế đã xử ông án "trảm quyết" (nhưng vì chết nên được miễn), lột hết chức tước và cho đục bỏ tên ông ở bia tiến sĩ, 19 năm sau (1886) mới được vua Đồng Khánh khôi phục hàm Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ở bia tiến sĩ. Nhiều trí thức đương thời đã tỏ lòng thông cảm cho ông, như Nguyễn Thông đã dâng sớ lên vua Tự Đức để giải bày nỗi oan cho ông, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã tỏ thái độ thương tiếc, trân trọng ông. Năm 2008, Viện Sử học Việt Nam mới thống nhất kết luận rằng "Phan Thanh Giản là người nổi tiếng về đạo đức, có nhiều đóng góp trong lịch sử dân tộc; nên đề nghị tôn vinh ông, khôi phục các giá trị lịch sử có gắn với tên tuổi của ông”.

80- Nguyễn Tư Giản (1823-1890): Trước có tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, hiệu Thạch Nông, người làng Du Lâm, tổng Hội Phụ (nay là xã Mai Lâm, Đông Anh), vốn gốc dòng họ Lý Đình Bảng. Ông nổi tiếng hay chữ, đỗ tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1844) thời Thiệu Trị, được bổ làm Hàn lâm viện tư soạn, Thăng binh khoa cấp sự trung, Quang lộc tự khang sung biên nội các sư vụ, rồi làm Lại bộ Hữu thị lang, sung biện lý Đê chính sự vụ Bắc Kỳ. Sau khi đánh tan loạn Tạ Văn Phụng ở An Thái, ông được hàm Hồng lộc tự khanh, tham gia sứ bộ sang triều Thanh. Ông có tư tưởng tiến bộ, trình bày với triều đình chương trình canh tân tự cường, mở rộng bang giao với phương Tây nhưng không được chấp nhận. Năm 1875, vì bất cẩn, ông bị cách chức ra làm Sơn phòng sứ Chương Mỹ, sau mới được phục chức ông xin về nghỉ. Tác phẩm để lại: Thạch Nông thi văn tập, Thạch Nông tùng thoại, Yên Thiều thi thảo. Ông còn tham gia duyệt bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục.

81- Võ Nguyên Giáp (1911-2013): Ông còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, được sinh ra ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm và bà Nguyễn Thị Kiên. Xuất thân là một giáo viên dạy Sử, ông trở thành người được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng được đánh giá là một trong những vị tướng kiệt xuất trên thế giới. Ông được nhiều báo chí tôn sùng là anh hùng của nhân dân Việt Nam. Ông là Đại tướng, Tổng tư lệnh, người chỉ huy đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh", là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946-1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960-1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời vào ngày 4 tháng 10 năm 2013, hưởng thọ 103 tuổi và là Đại tướng Việt Nam sống thọ nhất.

82- Phan Đình Giót (1920-1954): Quê huyện Cẩm xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1950, anh xung phong vào quân đội chống Pháp. Anh đánh nhiều trận, lập nhiều chiến công, được bầu làm chiến sĩ thi đua. Cuối năm 1953, tham gia chiến dịch Tây Bắc rồi chiến trận mở màn diệt đồn Him Lam. Mũi tiến công của anh đánh 8 quả bộc phá vẫn chưa mở được rào. Anh lao lên đánh quả thứ 9, bị thương ở đùi, không chịu lui về phía sau, xông tới lấy thân mình lấp lỗ châu mai, bịt họng súng kẻ thù để xung kích ào lên, xung phong chiếm cao điểm, mở đầu chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 13 tháng 3 năm 1954). Anh được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

83- Đoàn Nhữ Hài (1280-1335): Quê làng Hội Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương), đầu đời Trần đến Thăng Long học, do viết biểu tạ tội cho vua Anh Tông dâng Thượng hoàng mà được phong làm Ngự sử trung tán. Ông hy sinh trong trận đánh Ai Lao (Lào) ở Nghệ An.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương