Ngữ Văn 12 – chương trình chuẩn


Tên bài : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ A/ MỤC TIÊU



tải về 2.22 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích2.22 Mb.
#35906
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Tên bài :

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ



A/ MỤC TIÊU

1/ Kiến thức : Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

2/ Kỹ năng : Có kĩ năng vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận trong văn nghị luận.

3/ Thái độ: Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo lý để không ngừng tự hoàn thiện mình, từ đó bước vào đời được vững vàng hơn.



B/ PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại

C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH :

1/ Chuẩn bị của giáo viên : tư liệu, giáo án.

2/ Chuẩn bị của học sinh : soạn bài, sách vở, giấy bút.

D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1/ Ổn định : kiểm tra sĩ số 12B5................./..............12B6................/...................

2/ Kiểm tra bài cũ :

3/ Bài mới

a) Đặt vấn đề: Nhà thơ Tố Hữu viết: Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau. Vậy câu thơ ấy thể hiện tư tưởng, đạo lý gì? Bài học này sẽ giúp các em có những kỹ năng viết bài văn nghị luận về những vấn đề như trên.

b) Triển khai bài:


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC


Hoạt động 1: Tìm hiểu đề và lập dàn ý

TT1 : thảo luận: Phân tích đề văn trên và tìm ý cho bài viết.

  • Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: "Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?"

  • Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?

  • Với TTN ngày nay sống thế nào là sống đẹp?

  • Để sống đẹp cần rèn luyện những phẩm chất gì?

  • Với đề bài trên cần vận dụng những thao tác lập luận nào?



  • Cần sử dụng những tư liệu thuộc lĩnh vực nào để làm dẫn chứng?

TT2 - Trên cơ sở các ý đã được xác định, hãy tiến hành lập dàn ý theo ba bước: mở bài, thân bài và kết luận (với một số câu hỏi gợi ý ở dưới).

Giới thiệu vấn đề theo các nào?

? - Giải thích khái niệm "sống đẹp"?

? Phân tích và nêu dân chứng về phẩm chất của một người sống đẹp ?

Những điều cần ghi nhớ:

HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, đặc biệt nhấn mạnh sự trao đổi mang tính chất hai chiều: đúng - sai; phải - trái; công nhận - bác bỏ..., bộc lộ thái độ dứt khoát, rõ ràng. Văn nghị luận không chỉ thuyết phục, hấp dẫn bằng lí mà còn ở sự truyền cảm của một trái tim yêu, ghét rõ ràng, phân minh.
Hoạt động 2: Luyện tập

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực nghiệm các yêu cầu ở dưới (Đoạn văn trong SGK).

a - Vấn đề mà J. Nê-ru đưa ra để nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy hãy đặt tên cho văn bản.

b - Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào, nêu ví dụ.


Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?

BT2 - Nhà văn L. Tôn-xtôi nói về lí tưởng (xem SGK). Nêu suy nghĩ của anh chị về vai trò của lí tưởng.




I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
1. Tìm hiểu đề

a - Vấn đề đặt ra: Lẽ sống và lối sống đẹp của con người.

- Sống đẹp là sống có văn hoá, biết cống hiến: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" (Tố Hữu); là sống giàu tình thương, nhân ái, sống không ích kỉ, hẹp hòi, biết giúp đỡ lẫn nhau, sống có tình cảm nhân loại, và biết phấn đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn...



b - Có thể trình bày 4 luận điểm:

+ Khái niệm "sống đẹp".

+ Nội dung "sống đẹp".

+ Những quan niệm khác nhau về "sống đẹp".

+ Thái độ của chúng ta.

c - Các thao tác chính cần được sử dụng trong bài:

+ Giải thích.

+ Chứng minh.

+ Phân tích.

+ Bình luận (thao tác chính).

d- Tư liệu làm dẫn chứng: thuộc lĩnh vực cuộc sống con người trong đời sống lao động sản xuất, chiến đấu và nghiên cứu khoa học cả xưa và nay.

Có thể dùng dẫn chứng trong thơ văn, vì thơ văn lấy chất liệu từ cuộc sống.



* Nhận xét:

- Trọng tâm vấn đề: bàn luận về lẽ sống

- Thao tác chính: bình luận.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

- Có thể nêu ý: Giá trị cuộc sống của con người là ở phẩm chất sống được xác lập trong mối quan hệ với cộng đồng. Từ khi còn là một thanh niên Tố Hữu đã đi tìm lẽ sống cho mình.

- Cách nêu luận đề: chọn một trong hai cách đều được.

- Ý kiến của M.Gor-ki: "Trong con người có hai khuynh hướng phủ định lẫn nhau, đấu tranh lẫn nhau nhiều hơn và thường xuyên hơn cả: khuynh hướng sống cho tốt hơn và khuynh hướng sống cho sướng hơn".



b. Thân bài

- Giải thích khái niệm "sống đẹp"

+ "Ý nghĩa cuộc sống" là một vấn đề trăn trở của nhân loại từ xưa đến nay, chẳng hạn suy nghĩ của nhân vật Hăm-lét trong đoạn trích: "Sống hay không sống" (kịch Hăm-lét của Sếc-xpia).

+ "Sống đẹp" là sống có ý nghĩa, sống có mục đích cao cả, biết hi sinh, cống hiến chứ không ích kỉ, biết "nhận" nhưng phải biết "cho" sống có văn hoá, có tình bạn chung thuỷ, phẩn đấu cho một xã hội tốt đẹp, anh dũng và khiêm tốn...

+ Sống đẹp thực chất là sống tốt, hướng về chân, thiện, mĩ

+ Có tư tưởng, tình cảm đẹp chưa đủ, phải hành động qua thực tiễn công tác ở cương vị mình dù là một công nhân quét rác, công nhân cầu đường, làm về sinh rãnh...

Phân tích và nêu dân chứng về phẩm chất của một người sống đẹp:

- VD1 - Hình ảnh Bác Hồ:

+ Tình yêu thương vô hạn với người dân Việt Nam và nhân loại

+ Sự phấn đấu và cống hiến vĩ đại.

+ Một lãnh tụ một danh nhân văn hoá của thế giới.

+ Biểu hiện của "trung với nước, hiếu với dân".

+ Khiêm tốn, giản dị, liêm khiết, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân...



- VD2 - Hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu, Út Tịch, Trần Thị Lý,...

+ Anh dũng, hi sinh quyền lợi cá nhân quan tâm đến người khác ở từng cái nhỏ nhặt (Nguyễn Văn Trỗi).

+ Căm thù giặc sâu sắc, anh dũng hi sinh (Nguyễn Viết Xuân).

+ Đem cả thân thể mình ra lấp lỗ châu mai (Phan Đình Giót).

+ Kiên cường, bất khuất (Võ Thị Sáu)...

Nhận xét chung: tuy cương vị, việc làm hành động có khác nhau nhưng họ gặp gỡ ở một điểm là "sống đẹp".

- Bình luận:

+ Bài học cho bản thân: đấu tranh với chính bản thân mình để loại bỏ dần những cái nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết thu vét cho cá nhân sống vô cảm, hèn nhát, phản bội quá khứ, bạn bè, tổ quốc, sống trên mồ hôi nước mắt người khác, lười biếng.

+ Đấu tranh với những kẻ có tư tưởng và hành động xấu,

+ Một số quan niệm sống khác cần phê phán, đó là: sống thực dụng, tầm thường chạy theo vật chất mà coi nhẹ tinh thần, tình cảm, thậm chí cả với cha mẹ, anh chị đồng đội, sống bằng cái khổ của người khác, quan hệ mang tính chất lợi dụng trắng trợn.

Một biểu hiện nữa của lối sống cần phê phán là sự dửng dưng trước nỗi đau của người khác, sống với đôi mắt "ráo hoảnh của phường ích kỉ", sống rất thiếu văn hoá, chà đạp lên người khác vì "trong tay đã sẵn đồng tiền".

c. Kết luận

- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề sống đẹp.

- Nhắc nhở, cảnh tỉnh mọi người đừng chạy theo những cái tầm thường phù phiếm mà bỏ đi những giá trị đích thực quý báu.

II. Luyện tập

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực nghiệm các yêu cầu ở dưới (Đoạn văn trong SGK).

a - Vấn đề mà J. Nê-ru đưa ra để nghị luận : Vấn đề văn hoá, sự khôn ngoan của con người.

- Đặt tên cho văn bản: Văn hoá và sự khôn ngoan của con người.

b- Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận:

Giải thích, phân tích, chứng minh bình luận.

Ví dụ (về thao tác giải thích):

"Văn hoá có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Văn hoá có phải là khả năng hiểu được bản thân mình và hiểu được người khác, là khả năng làm người khác hiểu được mình không? Tôi nghĩ rằng văn hoá là tất cả những cái đó".

c- Nét đặc sắc trong diễn đạt:

+ Dùng câu nghi vấn để thu hút.

+ Lập cú pháp và phép thế.

+ Diễn dịch - quy nạp.

BT2 - Nhà văn L. Tôn-xtôi nói về lí tưởng (xem SGK).

a. Khái niệm "lí tưởng"

- Là ước mơ cao đẹp nhất, là hình ảnh tuyệt với về một con người kiểu mẫu, một xã hội hoàn hảo, là biểu tượng trong sáng hoàn thiện, hoàn mĩ của cuộc sống mà cá nhân tự xây dựng cho bản thân mình và xem như mục đích để vươn tới. Lí tưởng là lẽ sống, là mục tiêu phấn đấu thu hút mọi hoạt động của cả một đời người.



b. Vai trò của lí tưởng

+ Khát vọng chi phối sự phấn đấu

+ Hướng tới cái đẹp hoàn thiện

+ Vẫy gọi người ta vươn tới

+ Tạo niềm lạc quan và tự do trong hành động

"Người nào không biết ngày mai mình sẽ làm gì, thì người đó là kẻ khốn khổ" (M.Gor-ki)

c. Thái độ: tán thành.

d. Lí tưởng của cá nhân và con đường phấn đấu cho lí tưởng ấy.

- Không ngừng học tập, tu dưỡng và hành động.


4/ Củng cố : phần ghi nhớ SGK

5/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà :





Tiết thứ : 04


Ngày soạn : 23/08/08

Ngày dạy : 12 B5......./.......12B6.........../......

Tên bài :

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
A/ MỤC TIÊU

1/ Kiến thức: Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CM tháng Tám 1945 đến 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX

2/ Kỹ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ CM T8 - 1945 đến hết TK XX

3/ Thái độ: Yêu quý nền văn học đân tộc, yêu quý văn học, nghiêm túc học tập.



B/ PHƯƠNG PHÁP :

GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần H.dẫn học bài.

GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.

C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH :

1/ Chuẩn bị của giáo viên : tư liệu, lượt đồ, giáo án.

2/ Chuẩn bị của học sinh : soạn bài, sách vở, giấy bút.

D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1/ Ổn định : Kiểm tra sĩ số 12B5...................................12B6..............................................

2/ Kiểm tra bài cũ : uá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học việt nam từ 1945 đến 1975.

3/ Bài mới

a) Đặt vấn đề: chúng ta cùng tìm hiểu bài học này những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX

b) Triển khai bài:



Ho¹t ®éng cña thÇy, trß

Néi dung kiÕn thøc


Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết Tk XX

TT1 - Trình bày hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn học Việt Nam 15 năm cuối TK XX

TT2 - Nêu nhận định về các bước đổi mới và các thành tựu của văn học giai đoạn 1975 đến cuối TK XX.

a - Dựa vào SGK hãy cho biết diễn biến đổi mới của thơ ca và văn xuôi? Kể tên một số tác giả tiêu biểu cho sự thành công trong đổi mới.

- Nhận định: từ năm 1975 đến năm 1985 là chặng đường chuyển tiếp, trăn trở. Từ 1986 trở đi là chặng đường văn học có nhiều đổi mới. - Sau đại hội VI, văn học có những đổi mới mạnh mẽ:

+ Chuyển sang hướng nội: bộc lộ tiếng lòng và những trắc ẩn

+ Nở rộ trường ca với mục đích tổng kết, khái quát chiến tranh.

+ Chất nhân bản, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh.

+ Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Minh...

b - Kể tên một số tác phẩm văn xuôi viết theo tinh thần đổi mới? Cách khám phá con người có gì khác trước?

c - Vì sao phóng sự và kí lại có cơ hội phát triển?

d - Kể tên một số vở kịch tiêu biểu.

e - Lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học có gì thay đổi?

g - Bên cạnh xu hướng tích cực như trên, văn học sau năm 1975 có biểu hiện tiêu cực như thế nào?


Hoạt động 3 : Tổng kết

- Thành tựu nổi bật nhất của văn học giai đoạn này trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật?

- Dựng lên được hình tượng những con người mới trong lao động sản xuất và chiến đấu.

- Khơi dây được tinh thần yêu nước của toàn dân.

- Một số tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao biểu hiện sự tìm tòi cách thể hiện mới và cách tân (Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi...).


I - KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN 1975

1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá

2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu

a) Chặng đường từ năm 1945 đến 1954

b) Chặng đường từ năm 1955 đến 1964

c) Chặng đường từ năm 1965 đến 1975

3. Những đặc điểm cơ bản của văn học việt nam từ 1945 đến 1975

a - Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

b - Nền văn học hướng về đại chúng.

c - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

c1 Khuynh hướng sử thi:

c2 - Khuynh hướng lãng mạn:

III. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN HẾT TK XX



1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá

- Nền văn học phát triển trong hoàn cảnh đất nước đã thoát khỏi chiến tranh nên nhà văn có điều kiện, cơ hội đi vào khám phá những miền đất mới mà thời trước chưa có dịp nói đến.



2- Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu.

a - Những nét mới về lịch sử, xã hội, văn hoá

+ Đất nước bước vài kỉ nguyên độc lập, tự do và thống nhất nhưng phải đương đầu với nhiều thử thách mới, nghiệt ngã mới đặc biệt gặp muôn vàn khó khăn và kinh tế do hậu quả chiến tranh để lại

+ Tình hình trên đòi hỏi "Đảng và nhân dân ta phải kịp thời đổi mới để thoát khỏi lạc hậu và chậm phát triển. Đây là "yêu câu bức thiết" có ý nghĩa sống còn"

+ Chuyển sang nền kinh tế thị trường

+ Tiếp xúc rộng rãi với văn hoá nhiều nước trên thế giới ở thời "mở cửa".

+ Nguyện vọng của nhà văn và người đọc đã khác trước. Cái nhìn của nhà văn không đơn giản, một chiều mà đa diện, góc cạnh, có tính chất đối thoại, đối chấn. Người đọc mong chờ những khám phá mới của văn học và đáp ứng được nhiều nhu cầu phong phú trong đó có nhu cầu giải trí và thể nghiệm tâm linh.

b- Diễn biến đổi mới của thơ ca và văn xuôi

*Đổi mới trong văn xuôi:

- Đổi mới cách viết về chiến tranh. Đổi mới cách nhìn nhận con người, đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp chứ không đơn điệu như trước đây.

- Tác phẩm: Đất trắng, Hai người trở lại trung đoàn, Đứng trước biển, Cù Lao Tràm, Cha và con và..., Gặp gỡ cuối năm, Mùa lá rụng trong vườn, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,... Chiếc thuyền ngoài xa, Tướng về hưu, Bến không chồn, Nỗi buồn chiến tranh, Cát bụi chân ai, Ai đã đặt tên cho dòng sông...
* Phóng sự và kí lại có cơ hội phát triển: Có nhiều câu chuyện người thật, việc thật; đồng thời cần có hình thức gần với thực tế để thuyết phục...

* Kịch: Nhân danh công lí (Doãn Hoàng Giang), Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ)...

* Lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học : Đổi mới phương pháp tiếp cận đối tượng giá trị nhân văn, nhân bản và chức năng thẩm mĩ được đề cao, coi trọng. Đây là xu hướng ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng người cầm bút.

- Một số tác giả chạy theo thị hiếu tầm thường vì mục đích thương trường.

III - Tổng kết

- "Xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay".

"Nền văn nghệ ấy nó hay đến mức nào nó nhược ở chỗ nào. Đâu là ưu, đâu là khuyết, đâu là ấu trĩ, đâu là sơ lược, lịch sử, nhân dân sẽ đánh giá nhưng có điều cần khẳng định là nền văn nghệ ấy đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử của nó đối với Tổ quốc, đối với nhân dân trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của thời đại Hồ Chí Minh".

(Viễn Phương - Phấn đấu cho nền văn học... - Văn nghệ số 42, 43)



4/ Củng cố : Những đặc điểm cơ bản của văn học việt nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX.

5/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà





Tiết thứ : 05

Ngày soạn : 30 / 8 /2008

Ngày dạy : 12 B5......./.......12B6.........../......


Tên bài : GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
A/ MỤC TIÊU

1/ Kiến thức: Nhận thức được sự trong sáng là một phẩm chất tiếng Việt, được biểu hiện ở một số phương diện cơ bản; đồng thời nhận thức được yêu cầu về sự trong sáng đối với việc sử dụng tiếng Việt.

2/ Kỹ năng: rèn luyện các kĩ năng nói và viết, đảm bảo giữ gìn, phát huy được sự trong sáng của tiếng Việt.

3/ Thái độ: Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng. Yêu quý tiếng Việt và nền văn học đân tộc, yêu quý văn học, nghiêm túc học tập.



B/ PHƯƠNG PHÁP :

GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần H.dẫn học bài.

GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.

C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH :

1/ Chuẩn bị của giáo viên : tư liệu, giáo án.

2/ Chuẩn bị của học sinh : soạn bài, sách vở, giấy bút.

D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1/ Ổn định : Kiểm tra sĩ số 12B5...................../..............12B6............................/..................

2/ Kiểm tra bài cũ :

3/ Bài mới



a) Đặt vấn đề: - Giöõ gìn söï trong saùng cuûa tieáng Vieät laø moät tö töôûng coù tính truyeàn thoáng cuûa daân toäc ta, laø bieåu hieän cuï theå cuûa tinh thaàn daân toäc, hình thaønh vaø phaùt trieån trong tieán trình lòch söû laâu daøi (VHDG, vaên chöông chöõ Noâm, caùc nhaø vaên nhaø thô lôùn...) Vieäc giöõ gìn söï trong saùng cuûa tieáng vieät laø yù thöùc, traùch nhieäm cuûa moãi thaønh vieân trong coäng ñoàng.

b) Triển khai bài:

Ho¹t ®éng cña thÇy, trß

Néi dung kiÕn thøc

HĐ1: Kiểm tra bài cũ, vào bài mới

HĐ2: Tìm hiểu sự trong sáng của tiếng Việt?
TT1: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm vừa trình bày. Khái niệm đưa ra gồm mấy nội dung?

? Nếu nói, viết sai quy tắc, sai chuẩn mực thì sẽ thế nào? nếu không đặt ra hệ thống quy tắc và chuẩn mực có được không?

- Không được. Vì chưa có chuẩn mực đúng thì người ta không biết làm theo cái gì, có rồi mà người sử dụng ngôn ngữ không tuân thủ thì cũng phá vỡ sự trong sáng của tiếng Việt.

TT2: - Dựa vào ví dụ trong SGK, hãy cho biết việc dùng sai những yếu tố nào có thể dẫn đến lời văn không trong sáng?

- Dùng từ, đặt câu, dấu câu, kí hiệu... chẳng hạn, lẽ ra để câu văn trong ngoặc đơn lại đưa vào ngoặc kép, dùng dấu phẩy lại thay bằng dấu chấm.

?- Chúng ta phải có ý thức gì trong việc dùng ngôn ngữ nói và viết?

?- Các quy tắc và chuẩn mực có phủ nhận sự chuyển đổi linh hoạt sự sáng tạo không?

- Không phủ nhận. Ở 2 ví dụ trong SGK người đọc vẫn lĩnh hội được nội dung tư tưởng, tình cảm của người viết vì sự sáng tạo đó phù hợp với phương thức chuyển hoá của từ về ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp. Trong thơ ca hiện tượng này khá nhiều.

GV và HS thấy có người viết câu ngắn, câu đơn giản lại sai ngữ pháp nhưng có người viết câu dài, mở rộng câu thoải mái mà vẫn đúng cấu trúc ngữ pháp.

TT3: - Để giữ được sự trong sáng đó chúng ta còn phải có ý thức gì.



GV cho HS đọc tiếp phần (2) và (3) trước khi yêu cầu trả lời câu hỏi trên.

HS lần lượt tìm hiểu từng phần một.

Căn cứ vào SGK, anh (chị) hãy cho biết do đâu mà có “tạp chất” “xâm nhập vào tiếng ta”?

- Do vay mượn cả khi không cần thiết.

Anh (chị) có suy nghĩ gì về sự vay mượn này? Vay mượn như thế nào là đúng?

- Vay mượn là cần thiết và tất yếu, nhất là trong thời kì hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chỉ vay mượn những từ ngữ mà tiếng Việt chưa có.

- Hiện nay, lớp từ nào được tiếng Việt vay mượn nhiều nhất? Tác dụng của sự vay mượn ấy?

- Vay mượn nhiều nhất là lớp từ khoa học – kĩ thuật. Sự vay mượn này làm cho tiếng ta phong phú hơn, có phương tiện ngôn ngữ để diện đạt những khái niệm mới.

Khi dùng từ cần thể hiện mình là người có văn hoá, lịch sự, cần phải chú ý điều gì?

- Để thể hiện mình là người có văn hoá, lịch sự, khi nói năng, không dùng từ thô tục, có cách nói hợp với tâm lí người khác, thể hiện sự tôn trọng người khác.

- “Cụ ngồi xuống phản này chơi”, “ông con mình”, “vâng”, “chứ ông giáo cho để khi khác?...

Tìm hiểu đoạn văn trích trong Lão Hạc (Nam Cao) để phát hiện những từ ngữ, cách nói thể hiện phẩm chất văn hoá và lịch sự.

Nhận xét: GV cho HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản về sự trong sáng của tiếng Việt, thái độ sử dụng.

Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta phải có những nỗ lực như thế nào? Và cần có tình cảm gì?

TT4: 2 – 3 HS tự tìm hiểu và đưa ra những câu ca, câu thơ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam.


I. SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

1. Sự trong sáng của tiếng Việt thể hiện ở chính hệ thống quy tắc và chuẩn mực chung, ở sự tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực đó.


2. Nội dung:
+ Ở chính hệ thống các quy tắc và chuẩn mực chung. Đây là cơ sở để đảm bảo sự trong sáng.

+ Tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực đó. Nội dung này hướng về người sử dụng ngôn ngữ.

3 . Để giữ được sự trong sáng của tiếng Việt :

- Chúng ta phải có ý thức tuân thủ quy tắc và chuẩn mực.

- Chấp nhận cả những sáng tạo, những biện pháp chuyển đổi làm cho lời nói, câu văn uyển chuyển, linh hoạt, góp phần làm cho ngôn ngữ phát triển. Đó là việc sử dụng tiếng Việt có tính nghệ thuật.

Ví dụ Nguyễn Duy viết: “Rối ren tay bí tay bầu”, từ “bí” đã chuyển nghĩa, lời thơ vẫn trong sáng.

- Không dung nạp những “tạp chất”.

- Giữ được phẩm chất văn hoá, lịch sự của lời nói.

- Chỉ vay mượn những từ ngữ mà tiếng Việt chưa có.

- Khi nói năng, không dùng từ thô tục, có cách nói hợp với tâm lí người khác, thể hiện sự tôn trọng người khác.

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thực chất là yêu quý tiếng mẹ đẻ, thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, bảo vệ tài sản vô giá của quốc gia.

4/ Củng cố : Một HS đọc phần ghi nhớ cho cả lớp nghe. Luyện tập :

5/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà




Tiết thứ 6 :



Ngày soạn : / /2008

Ngày dạy : 12 B5......./.......12B6.........../......

Tên bài : VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1

BÀN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

(Bài làm ở lớp)



tải về 2.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương