Nayan Chanda hoànglonghải



tải về 1.97 Mb.
trang7/35
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.97 Mb.
#13140
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   35

Trong những ngày Đồng đề nghị giúp đỡ Kampuchia, các đơn vị quân Việt Cọng tiến về các làng mạc phía đông Kampuchia, phân phát truyền đơn và phát thanh lời kêu gọi của Sihanouk. Cảm tình với Sihanouk của nông dân đã làm cho hàng trăm người tham gia các đơn vị do Việt Nam (CS) trang bị và huấn luyện, biến họ thành một lực lượng quân sự Sihanouk, gọi là Khmer Rumdo (Khmer giải phóng). Các huấn luyện viên Bắc Việt Nam cũng thiết lập các trường quân sự tại tỉnh Kratié ở phía đông bắc để huấn luyện cho những tân binh này. Dưới cái Sihanouk gọi là “hậu quả hiển nhiên và mộc chắn anh dũng” do Bắc Việt Nam tạo ra, lực lượng kháng chiến Khmer phát triễn từ 4 ngàn người hồi tháng Ba/1970 lên tới 30 ngàn năm 1975. Pháo binh Việt Nam (CS), xe tăng và các sư đoàn bộ binh tấn công tiêu hao các chiến dịch quân sự của Lon Nol nhắm mục đích giảm thiểu các thành phố đang bị Khmer Đỏ bao vây. Tới cuối năm 1972, khi các đơn vị Khmer Đỏ và Khmer Rumdo bắt đầu tự hoạt động lấy, thì quân đội thường trực Bắc Việt Nam đánh vở hậu tuyến quân đội Lon Nol và một khu vực rộng lớn ở Kampuchia đã nằm dưới quyền kiểm soát của quân kháng chiến.

Liên minh thuốc độc

Chính sự thành công của cuộc kháng chiến nói lên được mối liên minh giữa Hà Nội và đảng Cọng sản Kampuchia vào thời kỳ đầu. Mặc dầu có sự cải thiện bề ngoài, sau tháng Ba/1970, nhóm Pol Pot vẫn dè dặt đối với Việt Nam. Trong hồi ký của Sihanouk, ông mô tả thời kỳ 1970, 71 khi các bộ trưởng Chính phủ Kháng chiến Khmer viếng thăm Hà Nội, nói với nhau về “Youn đạo đức giả” (Youn= bọn dã man # Việt Nam - chú thích của nd) và “nhân dân Khmer cần phải coi chừng tham vọng bá chủ của Bắc Việt Nam sau khi họ chiến thắng xâm lược Mỹ và Lon Nol phản bội”. Bởi tai vách mạch rừng, Sihanouk bị châm biếm chua cay, khi những lời này được báo cáo cho tướng Võ Nguyên Giáp. Vào ngày hôm sau, khi nói chuyện với Sihanouk, Giáp nổi giận. Giáp nói với Sihanouk rằng những người lãnh đạo có “dấu hiệu chống Việt Nam (CS), ngay tại Hà Nội này, đã xúc phạm chúng tôi vô cùng, bởi vì mỗi ngày chiến sĩ của chúng tôi, rời xa quê hương thân yêu, từ bỏ gia đình thân yêu, chiến đấu và hy trên mãnh đất Kampuchia anh chị em, sát cánh chống kẻ thù chung, để cứu giúp và giải phóng Kampuchia, đất nước của Ngài.” Những lời nói chi li của Giáp bùng nổ như vậy là nhắm vào những lời nói và hành động xảy ra trong nhà khách ở Hà Nội, và cũng do từ thất vọng mà Việt Nam (CS) quá kinh nghiệm với Khmer Đỏ. Trong những cuộc thương thảo với Lê Duẫn ở Hà Nội hồi tháng Tư/1970, Pol Pot bác bỏ đề nghị của Việt Nam thành lập một bộ chỉ huy quân sự hỗn hợp. Trong hai năm 1970-71, mặt trận Khmer mới hình thành đã giành chính quyền từ tay Việt Cọng tại các làng mạc mới giải phóng. Năm 1971, mối quan hệ giữa binh lính Khmer Đỏ và Việt Nam (CS) trở nên căng thẳng. Hồi năm 1978, Khmer Đỏ tố cáo -nhưng không trưng bằng chứng- rằng Việt Nam (CS) âm mưu đầu độc Pol Pot trong một cuộc họp ở Hà Nội hồi tháng Mười một/1970. Tuy nhiên, lời tố cáo mơ hồ ấy rõ ràng phản ảnh sự căng thẳng hiện đang tồn tại. Theo một bản báo cáo của CIA hồi tháng Chín/1970, quân Khmer Đỏ nổ súng vào quân Cọng sản Việt Nam từ phía sau trong khi lực lượng này đang tấn công quân đội Lon Nol tại Kompong Thom.(29)

Nguyễn thị Cư, một người Việt Nam sống sót sau khi Khmer Đỏ tấn công vào Tây Ninh là một trong hàng ngàn người Việt Nam sống ở Kampuchia chạy trốn khỏi vùng Khmer Đỏ năm 1972. Gia đình bà ta từ Bắc Việt vào làm phu đồn điền cao su Pháp ở Chup (Kampuchia). Chồng và hai người em trai theo Việt Cọng hồi cuối thập niên 60 và sau khi Sihanouk bị lật đổ thì họ tiếp xúc với Khmer Đỏ. Từ cuối năm 1971, -như bà ta kể với tôi hồi năm 1978- Khmer Đỏ bắt đầu quấy rối người Việt Nam ở trong đồn điền và không bán gạo cho họ nữa. “Quân giải phóng Việt Nam cố gắng bảo vệ chúng tôi, nhưng càng lúc càng khó khăn. Vì vậy năm 1972, người em ở bộ đội của gia đình tôi giúp chúng tôi trốn khỏi Kampuchia”.
Sự căng thẳng âm ỉ giữa Việt Nam (CS) và Khmer Đỏ tạo ra cuộc khủng hoảng hồi cuối năm 1972 khi -ở giai đoạn cuối của cuộc thương thuyết hòa bình giữa Mỹ và Việt Nam (CS) tại Paris, - có cố gắng nhằm đưa Khmer Đỏ nói chuyện với Lon Nol. Henry Kissinger nói rằng yêu cầu này phải được gởi tới cho lãnh tụ Khmer Đỏ trong các cuộc họp bí mật hồi cuối 1972, và lần cuối cùng, từ ngày 24 đến 26 tháng Giêng/1973 trong lần gặp giữa Phạm Hùng, ủy viên bộ Chính trị và Pol Pot. Đề nghị này bị từ chối một cách khinh miệt. Pol Pot thấy rằng tình hình quân sự có thể đưa tới chiến thắng mau lẹ từ khi chế độ Lon Nol bị cô lập và bị mất tín nhiệm, đang thở hơi cuối cùng. Việt Nam (CS) cảnh cáo Khmer Đỏ cho rằng việc từ khước của họ sẽ bị Hoa Kỳ trừng phạt nặng nề như đã từng thấy. Sau đó, trong cuốn “Sách Đen” nói rằng Việt Nam đã tới đường cùng và muốn tạm ngưng chiến, nhưng họ không muốn cuộc kháng chiến của người Kampuchia đạt tới thắng lợi bởi vì rồi ra Kampuchia không thể nào trở thành một vệ tinh của Việt Nam được.(30)

Nhưng việc trừng phạt thì Việt Nam nói đúng. Không ràng buộc vào nhiệm vụ trong phần còn lại của chiến trường Đông Dương, các pháo đài bay Mỹ đã thả 257 ngàn tấn bom xuống Kampuchia trong khoảng thời gian từ tháng Hai đến tháng Tám/1973, hơn một nửa số bom Mỹ đã thả xuống Nhật bản trong Thế chiến thứ II. Một số lớn dân chúng thương vong. Bốn năm sau, ngồi trong ngôi nhà hình dạng như cái pháo đài, tòa đại sứ Kampuchia Dân chủ ở Hà Nội, In-Sivouth cay đắng nhắc lại “Việt Nam phản bội” khi họ ký hiệp định hòa bình riêng rẽ với kẻ thù, để Hoa Kỳ trực tiếp đổ cơn thịnh nộ xuống Kampuchia. Lời tố cáo này là một ví dụ cổ điển về định kiến chủng tộc và tình cảm thù địch có tính lịch sử do nhóm Pol Pot dẫn đầu, nhằm đổ tội cho Việt Nam về tất cả những điều bất hạnh của họ. Rõ ràng các nhà lãnh đạo Hà Nội chẳng quan tâm gì nhiều tới cuộc chiến đấu của nhân dân Kampuchia khi cuộc chiến đấu nầy không nằm trong mục đích của họ. Bên cạnh đó, những nhà lãnh đạo Khmer Đỏ cũng chẳng có nhiệt tình giúp đỡ Việt Nam thống nhất đất nước. Cũng khá mai mĩa nếu như thỏa hiệp hòa bình với Việt Nam (CS) làm cho Mỹ rảnh tay ở Kampuchia, mặc nhiên mở cuộc ném bom. Theo Kissinger, Chu nói là ai “cần hành động quân sự của chúng tôi ở Kampuchia vì hậu quả chính sách của họ thì hầu như chúng tôi đã làm rồi.” Việc Mỹ bỏ bom, theo ông ta là một chút tranh cải để có được liên minh Trung Hoa - Khmer Đỏ chấp thuận ngồi lại thảo luận với Sihanouk xem ông nầy là người lãnh đạo.”(32)

Bảy tháng sau, khi Khmer Đỏ từ chối nói chuyện với Lon Nol và đạt được nhiều tiến bộ quân sự đáng kể, Chu vẫn còn chú tâm đến việc thương thảo với Lon Nol. Thất bại trong việc thuyết phục Khmer Đỏ tới bàn hội nghị, tháng 2/1973, Việt Nam (CS) đề nghị Kissinger nói chuyện với Sihanouk. Tám năm sau, khi viết về việc này, Kissinger cho hay đã loại bỏ đề nghị của Việt Nam (CS) như là một sự “đột ngột” nếu so với quan tâm của Chu là đưa Sihanouk trở lại cầm quyền. (33) Tuy nhiên, có chứng cớ đầy đủ là Việt Nam (CS) đã nghiêm nghị xem xét lá bài Sihanouk, và trong bất cứ trường hợp nào họ cũng rảnh tay hơn Chu để đối phó với Khmer Đỏ.

Tuy nhiên, vài nhà quan sát nghi ngờ việc Chu thật sự muốn thái tử trở lại cầm quyền hoặc Chu chỉ muốn xử dụng uy tín của Sihanouk trong dân chúng Kampuchia và trên trường quốc tế để bảo đảm chiến thắng cho Khmer Đỏ, đồng minh lý tưởng của Trung Hoa. Cũng có thể có khả năng vị thủ tướng bệnh hoạn gần qua đời này, người đã từng đối đầu sự chống đối mạnh mẽ của nhóm cực đoan do Giang Thanh, vợ của Mao - lãnh đạo. Năm 1973 sự căng thẳng càng khích lệ Sihanouk chống lại Khmer Đỏ. Vào cuối năm 1974, khi Pháp thực hiện một nhiệm vụ ngoại giao bí mật hợp tác với Hoa Thịnh Đốn nhằm giành lại quyền hành cho Sihanouk giữ vai trò lãnh đạo một liên minh rộng lớn, Trung Hoa quyết định bằng một thái độ nước đôi. (34)

Dù thái tử vẫn tỏ lòng cám ơn tình bạn của Chu và bảo vệ thái tử chống lại Khmer Đỏ, trong những lúc nghi ngờ như một lần ông ta nói với tôi với vẽ buồn bả: “Tôi nghĩ Trung Hoa biết rõ ngay từ đầu Khmer Đỏ muốn loại trừ tôi.” Trong suốt cuộc nói chuyện trong ngôi nhà sang trọng của ông ở Bắc Kinh hồi tháng Tư/1980, ông ta hồi tưởng những năm sau khi bị lật đổ. Đầu năm 1971, Sihanouk tiếp tục yêu cầu Chu buộc Khmer Đỏ đưa ông ta về thăm vùng giải phóng ở Kampuchia. Trong cuộc sống lưu vong ở Bắc Kinh, ông ta lý luận là ông ta ít được quốc tế tin ông là người đứng đầu chính phủ kháng chiến. Nhưng lời yêu cầu của ông ta vô ích. Sihanouk nói: “Điều xúc phạm tôi chút ít là ngay từ đầu, Trung Hoa chẳng ủng hộ chút nào cả (trong cố gắng đi thăm Kampuchia).” Chu từ chối việc Sihanouk muốn thực hiện chuyến đi, nói rằng nguy hiểm. Con đường độc nhất đi vào vùng giải phóng Kampuchia là phải qua đường mòn Hồ Chí Minh -mục tiêu bị đánh bom thường xuyên- Sau khi hiệp nghị Paris ký kết, Sihanouk hỏi Ieng Sary (Ông này sống ở Bắc Kinh từ tháng Tám/1971 đến tháng Tư/75, giữ nhiệm vụ liên lạc với đảng Cọng sản Trung Hoa và cũng là một tên chó săn theo dõi ông hoàng bất thường này) là bây giờ ông ta có thể về thăm quê hương được không?! Câu trả lời cụt ngủn là “Không”. Sihanouk cố gắng tìm cơ may thêm một lần nữa với Hà Nội. Từ khi ông ta cư ngụ ở Bắc Kinh, mỗi năm, nhằm dịp Tết âm lịch, ông ta thường đi Hà Nội. Đây cũng là cách ông hoàng muốn tỏ tình đoàn kết với Việt Nam. Trong dịp Tết hồi tháng Hai/ 1973, Sihanouk yêu cầu Phạm Văn Đồng can thiệp với Khmer Đỏ. Ông ta nói: “Ông có cách gây áp lực với Khmer Đỏ. Họ không thể tiếp tục chiến đấu nếu ông không vận chuyển tiếp liệu của Trung Hoa cho họ.” Đồng nói với Khmer Đỏ rằng “Sihanouk phải trở về Kampuchia, bằng không ông ta không thể đại diện đất nước ông, có đủ danh dự và tư cách tại cuộc họp ở Alger”. Sau đó, Đồng họp rất lâu với Ieng Sary, thảo luận với ông nầy về khả năng để cho ông hoàng về thăm vùng giải phóng nhưng Ieng Sary vẫn không nhúc nhích. Cuối cùng, Đồng nói với Trung Hoa. Và thàng công. Sihanouk kể lại: “Sau khi tôi trở về Trung Hoa, Ieng Sary nói với tôi rằng tôi được phép về nội địa (đi thăm Kampuchia). Đó là sự thành công của Đồng.” (35)

Chuyến trở về lịch sử của Sihanouk xảy ra ba năm sau khi ông ta bị lật đổ. Do áp lực của Hà Nội, có thể chuyến đi ấy tốt đẹp. Tuy nhiên, chuyến đi đó cũng cho Sihanouk thấy sự căng thẳng đang gia tăng giữa Khmer Đỏ và cái gọi là đồng chí Việt Nam. Tháng Ba/1973, trên chuyến bay Antonov 26 của không quân Việt Nam (CS), ông hoàng bay từ Hà Nội tới Đồng Hới ở cuối Bắc Việt Nam. Nguyễn Thương, đại sứ đặc nhiệm tháp tùng Sihanouk tới Kampuchia, và dĩ nhiên cả “cái bóng” của ông ta: Ieng Sary, và bà hoàng Monique, đi dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh bằng xe “command car”. Trong một tháng ròng ở vùng Khmer Đỏ kiểm soát phía bắc và đông bắc Kampuchia, ông ta nghe những lời tố cáo Việt Nam (CS) cố gắng diệt trừ Khmer Đỏ từ trong trứng nước. Son Sen nói với ông ta: “Lính Việt Nam ăn cắp, hãm hiếp phụ nữ, thiết lập căn cứ bên trong nội địa Kampuchia mà không được phép, bắt người Khmer phục vụ như là thành phần trừ bị trong quân đội Việt Nam và cướp hàng tiếp liệu của Trung Hoa viện trợ cho Kampuchia”. Khiêu Samphan thì nói với ông ta Việt Nam đang chuẩn bị đưa một chính phủ lên cầm quyền ngụy danh chính phủ Kampuchia nhưng thực sự là nô lệ Việt Nam.

Trong khi Sihanouk nghe những tiết lộ bí mật về các đồng chí Việt Nam, Pol Pot, người theo dõi ông hoàng trong bóng tối, và các bạn của ông ta có thể thấy sự nhẫn nhịn của nhà cai trị đã bị truất phế nầy. Mặc dù có sẵn một bức tường an ninh bao quanh Sihanouk, trong những cuộc họp với dân chúng, chẳng có sai lầm nào về lòng trung thành và tình cảm mà ông hoàng đã tạo nên trong dân chúng. Vừa khi ông hoàng kết thúc chuyến thăm viếng, nhóm Pol Pot đưa ra một chiến dịch phỉ báng Sihanouk, tăng cường loại trừ ảnh hưởng Việt Nam (CS). Những phần tử cán bộ Khmer Đỏ theo Sihanouk, hoạt động lâu năm trong dân chúng, bắt đầu bày tỏ mặt thực của họ bằng cách thóa mạ ông hoàng trong các cuộc họp công cộng: “Trước kia, tất cả chúng tôi (Khmer Đỏ) nói rằng “Chúng trôi muốn Sihanouk”, bây giờ thì không còn nữa.” Năm 1973, một người tỵ nạn nói: “Trước kia, ông có thể nói bất cứ gì về Sihanouk, nhưng bây giờ ông không thể đưa ra một bức hình của Sihanouk.” Không ai dám thắc mắc chính sách này, người tị nạn ấy giải thích: “Bởi thắc mắc có nghĩa là chết.”(36) “Họ chuẩn bị một ngày cho đảng, không phải là ngày cho Sihanouk lên cầm quyền. Giữa năm 1973, để mở rộng phần lãnh thổ và kinh tế do đảng kiểm soát, đất tư hữu và việc dùng tiền bị bải bỏ, thành lập hợp tác xã nông nghiệp. Các thương gia, ngư dân Việt Nam bị đuổi ra khỏi Kampuchia. Những cư dân Việt Nam vẫn còn ở lại Kampuchia được tập trung vào các hợp tác xã mà theo Sihanouk, “mau lẹ trở thành các trại tập trung.”

Các bản tường trình hồi cuối năm 1973 nói về các cuộc đụng độ giữa Khmer Đỏ và Khmer Rumdo bắt đầu xì ra. Một tỉ dụ là hồi tháng 11/1973, một cuộc chạm súng xảy ra ở tỉnh Kandal sau khi Khmer Rumdo từ chối lời yêu cầu của Khmer Đỏ biểu ngưng hợp tác với Việt Cọng và Bắc Viêt Nam. Kem Quinn, một viên chức tòa lãnh sự Mỹ ở Cần Thơ báo cáo về Hoa Thịnh Đốn ngày 24 tháng 2/1974 “Khmer Rumdo được Việt Cọng và quân Cọng sản Bắc Việt yễm trợ giết 42 tên KK (Khmer Krom hay Khmer Đỏ) và đánh đuổi số còn lại. Từ đó Khmer Rumdo và Khmer Đỏ vượt qua sông Mekong, xâm nhập lãnh thổ của nhau.” (37)

Năm 1974, Khmer Đỏ gia tăng chính sách kinh tế triệt để, -hợp tác xã nông nghiệp và thủ tiêu thương nghiệp- bắt đầu thanh trừng những phần tử chống đối thật sự hay bị nghi ngờ chống chính sách này. Tháng Tám/1974, bảy mươi mốt cán bộ được Hà Nội huấn luyện ở vùng phía đông Kampuchia được “tập trung học tập”, qua đó, họ bị khiển trách nghiêm khắc nên phải trốn qua phía Việt Nam (CS). Mười người mất tích. Số còn lại bị bắt, bị cưỡng bức lao động có giám sát. Một người trong bọn họ, Hem Samin, bây giờ có lẽ là người sống sót độc nhất trong nhóm họ, trốn qua được Việt Nam. Tại vùng tây nam Kampuchia, 91 cán bộ từ Hà Nội về đã bị hành quyết hồi tháng 9/1974.(38) Một trong những người sống sót, Yos Por, trốn thoát và chạy qua phía Việt Nam. Cả Samin lẫn Por sau này trở thành những người lãnh đạo được Hà Nội hỗ trợ chống lại Pol Pot.

Hiệp định Paris năm 1973 cũng đánh dấu thời kỳ Khmer Đỏ bắt đầu tấn công các vị trí quân sự Việt Nam, bệnh viện, và các căn cứ bên trong nội địa Kampuchia- Tấn công, theo cách giải thích của nhóm Pol Pot, là do sự hiểu lầm và vô kỷ luật của binh lính cấp dưới. Hai nhân viên của cơ quan Thông tấn xã Việt Nam bị giết vì “sai lầm” trong khi họ thăm viếng tỉnh Kompong Cham hồi tháng 10. Tháng 2/1975, toàn bộ một nhóm cán bộ văn hóa của Mặt trận Giải phóng Miền Nam Viêt Nam đã bị phục kích chết trong khi họ từ Mỹ Tho vòng qua biên giới Kampuchia để đến vùng giải phóng thuộc tỉnh Tây Ninh. Khi những nhà lãnh đạo Việt Cọng yêu cầu giải thích, phía Kampuchia trả lời là do binh lính vô kỷ luật thực hiện. Năm 1973, Trần Thanh Xuân, phó giám đốc Việt Nam thông tấn xã, nói với tôi là các viên chức khác, ít ra là ngang hàng với ông ta, chẳng ai nghĩ việc giết chóc này là hành động của đảng Cọng sản Kampuchia. “Chúng tôi cho việc đó là thương vong không thể tránh được trong chiến tranh”. Tuy nhiên, cũng khó mà tin rằng những người trong Bộ chính trị hiểu rõ những gì đã xảy ra. Không muốn tranh cải với Pol Pot trong khi vẫn còn cần những an toàn khu trong nội địa Kampuchia, Hà Nội giả vờ chấp thuận lời giải thích của Khmer Đỏ. Việt Nam (CS) tin rằng “đường hướng điều chỉnh” sẽ nổi lên từ nội bộ Kampuchia, khước từ chủ nghĩa Chauvin của Pol Pot. Nhiệm vụ chính yếu của Hà Nội là chiếm miền Nam, không làm cho cuộc xung đột với “đồng minh bướng bỉnh” này thêm trầm trọng. Vì vậy, mặc dù có sự căng thẳng giữa hai bên, Việt Nam vẫn đi tới. Để đáp lại yêu cầu của Khmer Đỏ, họ gởi các đơn vị công binh và pháo binh tới để cuối cùng bóp chết Phnom Pênh.

Pol Pot cũng vậy, tiếp tục duy trì bề ngoài tốt đẹp với Việt Nam (CS). Ngày 3 tháng Mười/1974 ông ta viết một bức thư cám ơn đảng Cọng sản Việt Nam, nhấn mạnh rằng “Sự thắng lợi chúng tôi đạt được là sự thắng lợi của tình đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau giữa đảng và nhân dân hai nước.” Những lời nói này được viết xuống sau khi hàng ngàn người Việt Nam bị đuổi ra khỏi Kampuchia, các cán bộ do Hà Nội huấn luyện bị hành quyết, và các căn cứ của Viêt Nam bị tấn công. Những chữ viết khó hiểu cũng như những văn thư khác bao gồm cả những lời Pol Pot trấn an Lê Đức Thọ: “Tất cả chân thành từ đáy trái tim của tôi”, rằng ông ta vẫn luôn luôn trung thành với con đường đoàn kết vĩ đại, tình hữu nghị cách mạng giữa Kampuchia và Việt Nam (39). Vì cần có sự cân bằng lực lượng bên trong nội bộ đảng Cọng sản Kampuchia và vì tình hình địa phương hay quốc tế chưa cho phép mở tra những cuộc đối đầu với Việt Nam, ba năm nữa trôi qua

trước cái ngày phải đến.

Bắc Kinh:

Ra mắt


Đối với phó thủ tướng Kampuchia dân chủ Ieng Sary, bản tin ngày 13 tháng Mười/1976 giống như trên trời xanh rớt xuống. Ông ta thấy khó mà ở trong ngôi nhà khách ở Belgrade sau chuyến bay mệt mỏi từ Nữu Ước đến. Dusan Gaspari, giám đốc Á châu sự vụ của bộ Ngoại giao Nam Tư và là người chính thức tiếp xúc với Ieng Sary ở Belgrade, mặt mày nghiêm nghị, đi vào phòng khách. Ông ta nói: “Thưa ngài, tôi được sai đến thông báo cho ngài hay tình hình đang diễn ra ở Trung Hoa: Bà Giang Thanh, các ông Trương Xuân Kiều, Diêu văn Nguyên, và Vương Hồng Văn đã bị bắt về tội phản đảng và phản quốc.” Về sau, Gaspari mô tả lại màu sắc hiện ra trên khuôn mặt choáng váng của Ieng Sary lúc ấy. Ieng Sary thì thào trong họng chỉ vừa đủ nghe: “Không! Không thể có được! Họ là những người tốt.” (1)

Từ mùa thu năm 1971, khi Ieng Sary tới Bắc Kinh, làm đại diện cho đảng Cọng sản Kampuchia bên cạnh đảng Cọng sản Trung Hoa, y là bạn của những phần tử cực đoan này. Những người trẻ thường gây bất hòa này đã trở nên nổi tiếng trong những ngày xáo trộn của cuộc Cách mạng Văn hóa khi Mao gọi Hồng Vệ Binh “oanh tạc vào các cơ quan đầu não” của đảng Cọng Sản Trung Hoa và loại trừ bọn xét lại. Một người đặc biệt, Diêu văn Nguyên, từ trong bóng tối tiến lên, từ một nhà phân tích văn chương ở Thượng Hải, đạt tới ngôi vị trong bộ Chính trị năm 1969, trở thành một người bạn rất thân của Ieng Sary. Ngoài những quan điểm khác, họ chia xẻ với nhau lòng ghét bỏ Sihanouk, coi ông này như là tên phản động hoạt đầu.(2) Tình bạn này đặc biệt có giá trị vì Diêu là người điều hành Ủy ban Ngoại vụ cơ quan trung ương đảng CS Trung Hoa. Các lãnh tụ Khmer Đỏ biết chắc họ được giúp đỡ vì chủ trương cực đoan của họ bao lâu Diêu còn là người thi hành chính sách đảng.

Việc bắt người bạn thân nhất của Sary và đồng bọn, như sau này Sary biết, xảy ra hai ngày sau khi Sary rời Bắc Kinh đi Nữu Ước để dự Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc họp hàng năm. Đêm 6 tháng Mười, ba tuần sau khi chủ tịch Mao qua đời, đơn vị quân sự đặc biệt 2341, dưới quyền chỉ huy của người cựu cận vệ của Mao, Uông Đông Hưng, mau lẹ bao vây ngôi nhà vợ góa của Mao và ba người đồng sự của bà. Tên của họ, chẳng bao lâu được tập hợp lại dưới cái tên chung là “bè lũ bốn tên”. Quyền thủ tướng Hoa Quốc Phong và bộ trưởng Quốc phòng, tướng Dương Thượng Côn, người âm mưu hành động với Uông chỉ huy cuộc hành quân vào lúc chương trình TV đang phát hình.

Tuy nhiên, khoảng thời gian ba ngày khi Sary ghé lại Bắc Kinh và thời gian ông ta nói chuyện với bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Kiều Quán Hoa, Sary chẳng biết gì về âm mưu đó ở Bắc Kinh cả. Chỉ hai ngày trước, trước khi ông ta rời Nữu Ước để đi Belgrade, Sary là khách danh dự của một bữa tiệc do Kiều tổ chức. Mặc dù cũng là một người bạn của “Bè lũ bốn tên”, Kiều chẳng hé lộ chút vào về biến cố này. Bây giờ, bỗng nhiên, đất dưới chân Sary tuồng như sụp đổ.

Trong ít lần thăm viếng vừa qua ở Bắc Kinh, qua Giang Thanh, Sary biết cái chết của Mao đã gần kề. Đối với nhóm cực đoan, mọi sự sẽ không suông sẻ. Sau cái chết của thủ tướng Chu hồi tháng Giêng/1976, nhóm cực đoan được Mao hỗ trợ, loại trừ việc Mao bao che Đặng Tiểu Bình, con người thực dụng. Nhưng rõ ràng Mao không muốn Giang Thanh và phe nhóm của bà kế tục ngôi vị. Ông ta không biết gì vai trò ứng viên của Trương Xuân Kiều, đứng đầu nhóm lý thuyết của những người này. Và ông đã chọn Hoa Quốc Phong, thuộc cánh tả của đảng CS, đang đảm trách bộ Công an làm quyền thủ tướng. (3) Sau khi Mao chết, Hoa cũng nắm chức vụ chủ tịch đảng CS. Rõ ràng những người trong đảng CS Kampuchia như Pol Pot và Ieng Sary rất quan tâm đến cái chết của Mao, sợ cái chết đó sẽ làm nghiêng cán cân về phía hữu. Trước khi rời Phnom Pênh ngày 30 tháng Chín để đi Nữu Ước, Sary giúp thảo một bức điện chào mừng quyền thủ tướng Hoa nhân dịp Quốc khánh Trung Hoa. Bức điện ca ngợi cuộc Cách mạng Văn hóa của Trung hoa và thành công của đảng Cọng sản Trung Hoa đập nát bọn “chống chủ nghĩa xã hội và bộ chỉ huy phản cách mạng Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình”. Cái ý bao hàm của bức điện là đảng CS Kampuchia hoan hô Hoa nối dài con đường cách mạng tả phái mà ông đã theo.

Cuộc đảo chánh không đổ máu ở Bắc Kinh có dự kiến cán cân hướng qua cánh hữu, và có lẽ quay lại với Đặng, người đã bị thanh trừng hai lần. Sự quan tâm của Sary đối với biến chuyển ở Trung Hoa thấy được là do hành vi bất thường của ông trong mấy tuần lễ sau.(76) Sau khi dừng chân một thời gian ngắn ở Nam Tư và Lỗ Mã Ni, Sary được Lỗ Mã Ni và cơ quan thông tấn Trung Hoa báo cho biết phải rời Bucarest ngày 16 tháng Mười. Rồi Sary biến mất, hai mươi lăm ngày sau lại xuất hiện ở Phnom Pênh. Việc di chuyển bình thường của ông ta là xử dụng hàng không Lỗ Mã Ni, Tarom, tới Bắc Kinh, rồi đáp chuyến bay nửa tháng một kỳ giữa Bắc Kinh và Phnom Pênh. Trong những chuyến đi trước, quá cảnh Bắc Kinh, ông ta thường được thứ trưởng ngoại giao đón tại phi trường, và nếu thời gian quá cảnh lâu hơn một ngày, ông ta sẽ được một thành viên bộ Chính trị CS Trung Hoa mời dự tiệc. Tất cả những hành động niềm nở này được Tân Hoa xã đưa tin. Lần này, cả người Trung Hoa cũng như giới truyền thông Kampuchia không nói gì tới Sary sau khi ông ta rời Bucarest. Ngày 12 tháng Mười một, đài phát thanh Phnom Pênh đưa tin ông ta đón ba đại sứ được ủy nhiệm tới Kampuchia. Ông ta giữ nhiệm vụ của ông ở Phnom Pênh cho đến ngày 8 tháng Mười một thì có tin bộ trưởng Quốc phòng Son Sen giữ chức quyền bộ trưởng Ngoại giao. (4)

Ông ta đã ở đâu? Nhiều năm sau, tôi hỏi vợ ông ta là Ieng Thirith. Sary gặp bà ta hồi ông còn là sinh viên ở Paris. Pol Pot yêu bà chị của Thirith, Khieu Ponnary, bà này cũng là sinh viên ở Paris. Hai chị em và chồng của họ trở thành những cặp vợ chồng có quyền lực nhất ở Kampuchia, nói theo kiểu Sihanouk là “Bè lũ bốn tên”. Thirith nhã nhặn trả lời là không biết. Bà ta nói với tôi: “Ông biết, chúng tôi thường không sống gần nhau.” Theo người ta cho biết thì Sary ở suốt ba tuần lễ tại Trung Hoa. Giới truyền thông Trung Hoa im lặng là vì tính cách riêng của công việc ông ta ở đó, hoặc có lẽ vì nó phù hợp với điều ông ta muốn dấu mặt bởi vì Trung Hoa đang trãi qua một thời kỳ hỗn loạn, bất ổn định. Có lẽ ông ta đã qua một thời gian như thế vì những xáo trộn dữ dội ở Trung Hoa và ông cố tìm kiếm đảm bảo nơi các nhà lãnh đạo mới của Trung Hoa, muốn rằng cái chết của Mao và sự thanh trừng nhóm cực đoan không làm suy yếu viện trợ của Trung Hoa dành cho Kampuchia.

Mối quan tâm của Ieng Sary về viện trợ của Trung Hoa đặt căn bản trên tình cảm và ý thức hệ. Đó là nỗi lo sợ chính đáng. Trong gần một thập niên, cuộc Cách mạng Văn hóa diễn ra cùng thời với cuộc đấu tranh vũ trang ở Kampuchia và sự bành trướng của Khmer Đỏ, ý thức hệ là động lực mạnh mẽ. Giờ đây, những người cùng ý thức hệ với Sary đã bị loại ra khỏi trung tâm quyền lực ở Bắc Kinh, làm thế nào Kampuchia có thể dựa vào sự viện trợ của phe hữu ở Trung Hoa? Nhưng chẳng bao lâu sau những người lãnh đạo Kampuchia nhận ra rằng quyền lợi của Trung Hoa là điều quan trọng hơn ý thức hệ. Trung Hoa muốn bẻ cong sức mạnh của Việt Nam và chống lại Liên Xô mạnh hơn họ, hơn bất cứ một thứ ý thức hệ buồn nôn nào; những nhà lãnh đạo mới của Trung Hoa cần có Pol Pot ở Kampuchia. Chưa đầy một năm, quan hệ Trung Hoa-Kampuchia lại được củng cố, và Pol Pot xuất hiện từ trong bóng tối vô danh để ra mắt quốc tế ở Bắc Kinh.

Sự quan tâm ở Phnom Pênh

Bên ngoài những quan tâm như thế, những người đồng sự của Ieng Sary trở về và vội vàng gởi cho Hoa Quốc Phong điện văn chúc mừng sau khi Hoa được bầu làm chủ tịch đảng CS Trung Hoa. Hầu hết các đảng anh em không ai muốn can dự vào các cuộc đấu đá bên trong đảng CS Trung Hoa. Họ chào mừng Hoa mà chẳng liên can đến việc nhóm cực đoan bị rơi đài. Nhưng người Kampuchia thì rất cần viện trợ của Trung Hoa, quá đến nổi các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh không còn gì ngờ vực lòng trung thành của họ cả. Điện văn của họ cũng bày tỏ nhiệt tình đối với chiến thắng của Hoa “đập tan bè lũ bốn tên phản cách mạng”. Đây là điều phản phúc đáng lưu tâm, vì chỉ mới hơn một tháng trước, một bức điện từ Phnom Pênh gởi đi nồng nhiệt ủng hộ ngay chính những người mà bây giờ bị gọi là “bọn phản cách mạng”.


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương