Nayan Chanda hoànglonghải



tải về 1.97 Mb.
trang35/35
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.97 Mb.
#13140
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   35

Tuyết tan ở Liên Xô, Hà Nội lạnh lẽo

Sự có mặt của Liên xô ở Đông Dương và lực lượng quân sự của họ được xây dựng ở đây tiếp tục lớn mạnh ở hậu trường cuộc chiến tranh nhỏ Kampuchia. Chiến lược bắt buộc đằng sau “lá bài Hoa Kỳ” của Trung Hoa, tuy nhiên, hai năm sau chuyến đi Mỹ lịch sử của Đặng, (1979 - nd) chiến lược đó đã bắt đầu thay đổi. Liên minh chiến lược Hoa-Mỹ do Brzezinsky khó khăn mới đạt được hồi năm 1978 và sự phát triển của nó hồi năm 1980, khi Liên Xô tấn công Á-phủ-Hãn (Afghanistan) với những biện pháp hợp tác an ninh rộng lớn lại gặp khó khăn trong cuộc tranh cử với Ronald Reagan. (56) Trong khi vận động bầu cử, Reagan yêu cầu cải thiện quan hệ với Đài Loan. Việc nầy xảy ra đúng lúc vì những khó khăn chính trị nội bộ Trung Hoa bắt đầu làm cho người ta phải suy nghĩ lại việc gia tăng phối hợp chiến lược với Hoa Kỳ. Tại Hoa Thạnh Đốn, vì việc tranh cải bán vũ khí cho Đài Loan -hai bên vẫn chưa giải quyết được, đợi mãi đến tháng Chạp/1978, khi vội vã tái lập quan hệ bình thường- chính sách ngoại giao của Trung Hoa do Đặng chủ xướng nhằm thành lập một mặt trận chống Liên Xô -cả trong cuộc thế chiến thứ ba nữa -quan điểm chính là tìm kiếm chính sách hợp tác hơn đối đầu. Chính sách hợp tác đó thực hiện tại mỗi quốc gia -ngay cả Liên Xô và Đông Âu -ngoại trừ Việt Nam. Cuối năm 1981, phó thủ tướng Trung Hoa Lý Tiên Niệm tuyên bố Trung Hoa muốn mở lại các cuộc thương thảo bình thường với Moscow. Các cuộc thương thảo nầy đã bị ngưng từ khi Liên Xô xâm lăng Á Phủ Hãn.

Trả lời đề nghị mới của Trung Hoa - và rõ ràng có cố gắng lợi dụng sự căng thẳng quan hệ Hoa-Mỹ-, ngày 24 tháng Ba/12982, Brezhnev công khai kêu gọi cải thiện quan hệ với Trung Hoa. Ông ta không những nhắc cho Trung Hoa nhớ rằng Moscow không bao giờ ủng hộ chính sách hai nước Trung Hoa và cũng không còn nói tới việc Trung Hoa trước kia từng bị phê phán “phản bội chủ nghĩa Mác-Lê”. Brezhnev trấn an Bắc Kinh “Chúng tôi không khước từ và hiện giờ đây cũng không khước từ sự có mặt của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Trung Hoa.”

Chẳng bao lâu sau Trung Hoa đáp ứng bằng cách đề nghị Moscow rút lui ba trở ngại trong việc bình thường hóa quan hệ giữa hai bên. Những trở ngại nầy được xem là đe dọa an ninh Trung Hoa là: Liên Xô ủng hộ Việt Nam chiếm đóng Kampuchia, Liên Xô chiếm đóng Á-Phủ Hãn và triển khai một số lớn quân đội Liên Xô dọc theo biên giới Nga-Hoa. Trong vòng bảy tháng, việc thương thảo nầy được triệu tập.

Mặc dù Brezhnev có bảo đảm cải thiện quan hệ bình thường với Trung Hoa không “thiệt hại gì quyền lợi nước khác”, Hà Nội vẫn lo ngại khi các cuộc thảo luận nầy bắt đầu. Việt Nam thấy quyền lợi của họ thường bị các siêu cường anh em hy sinh để gặt hái quyền lợi chiến lược cho siêu cương. Từ mùa thu năm 1982, bảy vòng hội đàm đã diễn ra mà không cho thấy có gì làm giảm thiểu sự ủng hộ của Liên Xô. Rõ ràng Liên Xô không muốn mất quyền lợi quân sự của họ ở Việt Nam để làm vừa lòng Trung Hoa. Tuy nhiên, chẳng có gì rõ ràng về “các trở ngại” ngoại trừ kinh tế, thương mại giữa hai nước có cải thiện đáng kể. Năm 1985, hai bên trao đổi hơn bảy chục cuộc viếng thăm. Sau chuyến viếng thăm của một viên chức cao cấp Liên Xô -phó thủ tướng Ivan Arkhipov tới Trung Hoa hồi tháng Chạp năm 1984, và phó thủ tướng Trung Hoa Yao Yilin tới Moscow tháng Bảy/1985, Liên Xô thỏa thuận hiện đại hóa 17 nhà máy kỷ nghệ ở Trung Hoa và xây dựng thêm bảy nhà máy mới. Một thỏa ước ký năm 1985 qui định việc bụôn bán của họ phải gia tăng gấp 12 lần trong vòng 5 năm. Mặc dù Bắc Kinh chủ trương quan hệ chính trị sẽ không cải thiện nếu Liên Xô không từ bỏ những “trở ngại”, đặc biệt là ở Kampuchia, sự mở rộng quan hệ thương mại và các chuyến thăm viếng dành cho thanh niên đưọc thực hiện. Bộ trưởng ngoại giao của hai nước thành hình lịch trình thăm viếng thủ đô của nhau năm 1986.

Dĩ nhiên vẫn còn thiếu tin tưởng Moscow và quan tâm tới sự đe dọa lâu dài do Liên Xô áp đặt lên Trung Hoa. Trung Hoa vẫn tính toán quan hệ dài lâu với Moscow không những chỉ về quyền lợi kinh tế và áp lực tâm lý của Trung Hoa đối với Việt Nam và Việt Nam tìm kiếm thỏa thuận với Trung Hoa. Trong một hành động cho thấy rõ muốn gây hố chia rẽ giữa Moscow và Hà Nội, Đặng Tiểu Bình nói với một nhà lãnh đạo châu Âu hồi đầu năm 1985 là Trung Hoa không chống Liên Xô đặt căn cứ ở vịnh Cam Ranh nếu Việt Nam rút quân khỏi Kampuchia. Dù lời tuyên bố đó chỉ là một mưu đồ chiến thuật, buồn cười là nó khác với những gì hồi giữa thập niên 1970, khi Bắc Kinh không ngừng tố cáo Liên Xô theo chủ nghĩa bành trướng bằng việc đòi căn cứ Cam Ranh. Tuy nhiên, vì Liên Xô tỏ ý không quan tâm gì tới những lời tuyên bố của Trung Hoa, hồi đầu năm 1986, Bắc Kinh gia tăng tuyên truyền tấn công Liên Xô. Để trấn an Thái Lan và Hoa Kỳ, và báo cho Liên Xô biết vai trò Trung Hoa ở Kampuchia không yếu đi, Khmer Đỏ tăng cường bắn phá và tấn công trên bộ vào các lực lượng quân sự Việt Nam.

Trong khi đó, dưới thời Mikhail Gorbachov cai trị, họ trấn an Việt Nam, viện trợ kinh tế và quân sự của họ vẫn tiếp tục (trao đổi gia tăng hàng nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và nghiêm nhặt trong việc điều hành viện trợ). Việc công khai ủng hộ vai trò của Việt Nam ở Kampuchia có dấu hiệu bớt nhiệt tình đi. Trong lần đầu tiên trình bày vấn đề Đông Nam Á, thứ trưởng ngoại giao Liên xô Mikhail Kapitsa gọi tình hình ở Kampuchia là “không đảo ngược” được và tiên đoán rằng”ba trở ngại Trung hoa đưa ra rồi sẽ phai mờ đi.” Tuy nhiên, trong chỗ riêng tư thì họ kém lạc quan. Họ cho rằng cứ tiếp tục xung đột sẽ làm cho “Hoa Kỳ rảnh tay ở Đông Nam Á”, làm cho quan hệ Liên Xô-Đông Nam Á thêm phức tạp và hạn chế Liên Xô tiếp cận với một trong những vùng sôi động nhất trên thế giới. Họ cũng chỉ ra cho thấy chủ nghĩa quốc gia của những người Khmer mới lên cầm quyền, tốt hơn là Việt Nam nên sớm rút quân khỏi Kampuchia. Tháng Chạp năm 1985, một chuyên viên hàng đầu của Liên Xô về vấn đề châu Á đường đột nói với tôi: “Việt Nam phải tìm cách thỏa hiệp với Trung Hoa. Họ không thể cho tình trạng thù địch trên biên giới kéo dài mãi.”

Vai trò của chú Sam

Tháng Giêng năm 1985, lịch sử quay đúng một vòng, một thập niên đã qua sau khi chiếc trực thăng cuối cùng rời khỏi Saigon, bộ trưởng ngoại giao các nước Đông Dương kêu gọi Hoa Kỳ hãy quay trở lại vùng nầy để đóng vai trò xây dựng laị xứ sở họ. Sự việc nầy xảy ra tiếp sau liên hệ Nga-Hoa nhú mầm hòa hoãn cũng như quan hệ Mỹ-Hoa thêm tốt đẹp. Chính sách của Reagan muốn thảo luận với Trung Hoa về vấn đề Đài Loan cũng đặc biệt khuyến khích Hà Nội.

Sau khi George Schultz nắm quyền ngoại trưởng thay cho Alexander Haig năm 1982, Hoa Kỳ quan tâm hơn nữa về vai trò của Trung Hoa như là thành viên tham gia cùng một chiến lược. Vấn đề xem Trung Hoa là phần tử đóng một vai trò quan trọng trong vùng, một thị trường tiềm tàng to lớn cho nền thương nghiệp và đầu tư của Mỹ, là phần tử đối lập quyền lực của Liên Xô ở châu Á, không còn chiếm ngự trung tâm tư tưởng chiến lược Hoa Kỳ nữa. Mặc dù Hoa Thạnh Đốn đồng ý với Trung Hoa gây áp lực với Việt Nam, rõ ràng người ta thấy mục tiêu của họ ở Kampuchia không giống nhau. Trung Hoa khó chịu khi chính quyền Reagan thường nhắc đi nhắc lại lời tuyên bố chống Khmer Đỏ trở lại nắm quyền ở Kampuchia, Hoa Kỳ cũng kịch liệt chống Việt Nam chiếm đóng Kampuchia như Trung Hoa vậy. Hoa Kỳ quan tâm đến sự vững bền và liên kết của các nước ASEAN, trên hết là nền an ninh của Thái Lan, hơn là làm cho Trung Hoa vui lòng. Chính sách của Hoa Kỳ được tỏ rõ như vậy. Hoa Kỳ từ chối không đóng một vai trò gì trước tiên cho chính họ ở Kampuchia nhưng ở đằng sau đó, Hoa Kỳ ủng hộ các nước ASEAN đưa vấn đề liên minh của người Kampuchia và đảm bảo thành công ở diễn đàn Liên Hợp Quốc. Năm 1982, Hoa Kỳ bắt đầu một chương trình bảo trợ với trị giá 15 triệu một năm qua các nước ASEAN cho những thành viên không-Cọng sản tham gia liên minh nầy. Phản ảnh phương hướng viện trợ mới của Hoa Kỳ đối với những thành phần không-Cọng sản được coi là “chiến sĩ của tự do” trên khắp thế giới hồi năm 1985, Quốc hội chấp thuận ngân khoản 5 triệu đồng viện trợ công khai về kinh tế và quân sự cho lực lượng kháng chiến Kampuchia.

Trong viễn tượng thay đổi dó, Việt Nam không phản ứng việc viện trợ như thế -điều người Mỹ liên hệ trực tiếp kể từ 1975. Khác với điều họ quan tâm đến tính chất biểu tượng về hành động đó, Hà Nội thấy tình trạng chiến lược thay đổi ở vùng Đông Á, Việt Nam đoán thấy Hoa Kỳ năm 1985 cũng tương tự như hồi năm 1978. Trước khi ký thỏa hiệp với Moscow và chiếm đóng Kampuchia, họ đã thực hiện những cố gắng tuyệt vọng để bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Sau bảy năm củng cố ảnh hưởng ở Kampuchia, Việt Nam lại tìm kiếm cơ hội thiết lập liên kết với Hoa Kỳ và thắt chặt hơn nữa với Liên Xô. Ở Hà Nội tình hình thực tế cho thấy vũ khi Liên Xô đã giúp họ loại trừ sự đe dọa do bọn Pol Pot gây nên. An ninh lâu dài của họ ở Đông Dương chỉ có thể có được qua những thỏa ước và bảo đảm quốc tế. Vai trò chính trong cái trò chơi chính trị nầy vẫn là Hoa Kỳ, không phải chỉ ở việc Brzezinsky lập quan hệ chiến lược với Trung Hoa mà cũng còn phải thấy rằng mặc dù quan hệ mật thiết với Moscow, Việt Nam không phải là môt chế độ bù nhìn. (“Cuộc hôn nhân Việt-Xô không phải xảy ra ở thiên đưòng” Phụ tá bộ trưởng quốc phòng Richard Armitage nói với tôi như thế. Ông ta nghĩ rằng họ sẽ đụng đầu vào đá khi quan hệ hai bên lỏng lẻo đi vì quyền lợi của mỗi bên). Tuy nhiên, Hoa Kỳ chưa sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi của Đông Dương yêu cầu Hoa Kỳ trở lại để đóng một vai trò chính. Thât ra, chính quyền Reagan quan tâm đến việc hai ngàn năm trăm người Mỹ mất tích ở Đông Dương (“tài sản cao quí nhất của quốc gia” đối với Reagan) tạo cho Việt Nam một sức đẩy mạnh để lôi kéo Hoa Kỳ vào vòng đàm phán mới. Do những tín hiệu về phía Việt Nam khuyến khích, Rixhard Armitage đến thăm Hà Nội hồi tháng Hai/1982 để thảo luận về việc người Mỹ bị mất tích trong chiến tranh Việt Nam (MIA). Mặc dù không đạt được kết quả nào vững chắc, chuyến viếng thăm của một viên chức cao cấp chính phủ Hoa Kỳ, kể từ năm 1977 đến giờ làm cho Việt Nam cảm thấy bớt bị bao vây, làm cho Bắc Kinh và các nước Đông Nam Á phải quan tâm tới họ. Mặc dù mối quan tâm về vấn đề MIA đã thúc đẩy Hoa Kỳ xem xét lại chính sách của họ hồi giữa năm 1982, và Hà Nội cũng chẳng nhúc nhích chút nào về vấn đề Kampuchia. Kể từ đó, một vài cuộc họp cao cấp và thăm viếng có kết quả bằng việc hoàn trả một trăm bộ hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1985, Hà Nội chấp thuận cho một nhóm người Mỹ đến Việt Nam để tìm kiếm những chuyến bay bị rơi trên lãnh thổ Việt Nam. Có điều hứa hẹn là họ có cố gắng đơn phương để giải quyết vấn đề MIA trong vòng hai năm. Đầu năm 1986, Armitage và phụ tá bộ trưởng ngoại giao về vấn đề Đông Á và Thái Bình dương Paul Wolfowitz hướng dẫn một phái đoàn cao cấp của chính phủ Mỹ tới Hà Nội kể từ khi phái đoàn của Leonard Woodcock trở về Hoa Kỳ hồi chín năm trước với bảo đảm hợp tác hoàn toàn mà không có điều kiện tiên quyết nào.

Hà Nội cũng tìm cách dụ hoặc Mỹ bằng cách mập mờ cho biết sẽ cho giảm mức độ Liên Xô xử dụng vịnh Cam Ranh. Cuối năm 1985, Hà Nội bóng gió cho Hoa Kỳ hay là vịnh Cam Ranh vẫn còn nằm trong tay họ kiểm soát và nếu như có một thỏa hiệp về vấn đề Kamupchia thì mức độ hiện diện quân sự của Liên Xô ở Cam Ranh sẽ giảm bớt. Mặc dù những lời bóng gío như thế cứ nói đi nói lại mãi, Hoa Kỳ vẫn còn hết sức nghi ngờ vì Việt Nam hay “mưu mẹo” ngay cả khi họ “chúi mũi” tới đề nghị đó. Hoa Thạnh Đốn không muốn dàn xếp cuộc thảo luận mà không gở rối cho các nước ASEAN, đặc biệt là tình hình Thái Lan.

Trong khi hoan hô sự hợp tác “nhân đạo” của Việt Nam như một hành động xác định rõ ràng cuối cùng tiến tới bình thường hóa quan hệ hai bên, Hoa Kỳ thường thường nhắc lại rằng việc bình thường hóa quan hệ đó sẽ không tiến hành cho đến khi nào Hà Nội rút quân khỏi Kampuchia. Về phía Việt Nam thì họ cho rằng việc hợp tác trên vấn đề MIA sẽ làm cho họ gặt hái được nhiều điều tốt. Hà Nội hy vọng trong bầu không khí cải thiện đó, Hoa Thạnh Đốn sẽ mềm mỏng hơn về vấn đề Kampuchia, Trung Hoa sẽ hòa hoãn hơn và ảnh hưởng từ phía Thái Lan cũng vậy. Ngay cả khi không có gì uyển chuyển hơn, Hà Nội cũng tính rằng việc tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ sẽ làm giảm thiểu tinh thần chống Hà Nội ở Mỹ, xuyên qua vấn đề tù binh chiến tranh Mỹ vẫn còn bị giam giữ ở Việt Nam và sẽ làm hoãn trì bớt ý định của chính quyền Reagan hỗ trợ cho phong trào kháng chiến chống Việt Nam ở Kampuchia.

Tính toán đúng thời điểm

Kể từ khi quân đội Việt Nam tiến vào Kampuchia, Việt Nam cũng như phía chống lại họ đều tin rằng họ ở về phía Công Lý. Hà Nội tin rằng mỗi một năm qua đi, chế độ Heng Samring tự nó được củng cố, làm hồi sinh đất nưóc Kampuchia và đối thủ của họ mệt mỏi vì viện trợ cho phong trào kháng chiến mà không thu hoạch được gì, thế giới đành phải chấp thuận viêc đã rồi. Về phía Bắc Kinh thì cho rằng Việt Nam sa lầy trong cuộc chiến tranh du kích không thể thắng được nầy, tình hình kinh tế và an ninh càng lúc càng tồi tệ cùng sự cấm vận kinh tế và áp lực quân sự, rồi ra buộc Việt Nam CS phải rút quân. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Kampuchia kéo dài đã được 7 năm, tất cả những tính toán trên không thành hiện thực.

Chiến tranh của Trung Hoa làm Việt Nam tiêu mòn tài nguyên thiên nhiên. Việc Tây phương từ chối viện trợ và cho vay đẩy Việt Nam lún sâu vào những khó khăn kinh tế. Kể từ khi chiến tranh chấm dứt, một triệu người đã bỏ nước ra đi -số đông là từ sau năm 1979,- Việt Nam, kẻ anh hùng của Thế giới Thứ ba như một chàng khổng lồ giết người trở thành tên nghèo nàn nhất thế giới -Hoa Kỳ đã có một lần bỏ phiếu tái viện trợ cho Hà Nội. Đầu năm 1986, Việt Nam nợ mgoại quốc lên tới 6tỷ7, và vì họ không trả đúng nợ, các nước Tây phương đều đóng cửa. Mặc dù có cải cách kinh tế tự do, khởi đi từ 1980, làm gia tăng lương thực và giúp Việt Nam vượt qua được các cơn khủng hoảng kinh tế. Trong tương lai, kinh tế Việt nam thiếu vốn đầu tư thật là thê thảm. Viễn tượng đó lại càng u ám hơn khi nền kinh tế Việt Nam bị tính toán sai lầm nghiêm trọng. Trong đảng, vài phần tử cứng rắn chống cải cách, đặc biệt là cố làm giảm mức tiêu thụ bằng việc đổi tiền hồi tháng Chín/1985, chứng tỏ việc đổi tiền nầy là một tai họa. Sau đó tiền bạc bị lạm phát tới mức 500 phần trăm, và ngay cả những phần tử trung kiên ở phía Bắc cũng kêu gọi thay đổi lãnh đạo. Hồi mùa hè năm 1986, với cố gắng lấy lại lòng tin cho đảng, Lê Duẫn già cả ốm yếu bị tước quyền lực và một số phần tử cải cách được đưa vào chính phủ. Đại hội đảng Cọng sản Việt Nam lần thừ sáu, dự tính triệu tập vào cuối năm 1986, hy vọng sẽ thay một số phần tử già cả bằng người trẻ hơn, có đầu óc tiến bộ hơn. Tuy nhiên, chẳng có dấu hiệu gì những phần tử cải cách còn trẻ tuổi nầy có hành động gì khác hơn với những người già trước đó.

Mặc dù có một số thành viên ASEAN thiếu tinh thần, chẳng có gì cho thấy rõ là Thái Lan và Trung Hoa -hai phần tử chính yếu- vẫn còn kiên trì. Việt Nam tính toán sai lầm một cách nghiêm trọng rằng Khmer Đỏ sẽ bị đánh đuổi mau chóng hoặc thế giới sẽ quên Kampuchia đi. Mỗi năm Việt Nam nắm chặt Kampuchia hơn nhưng trong khi đó thì nhiều nước tại Liên Hợp quốc bỏ phiếu chống Việt Nam chiếm đóng Kampuchia. Mặc dầu bị dân chúng sợ và ghét, nhờ viện trợ của Trung Hoa và Thái Lan, Khmer Đỏ có cơ trở lại trong nước. Mùa khô năm 1985, mặc dù chịu nhiều thiệt hại, Khmer Đỏ đã gia tăng hoạt động chiến tranh du kích trong nội địa. Với việc Việt Nam chiếm đóng đã được 7 năm, những phần tử chống Việt Nam bắt đầu nổi lên. Có nhiều dấu hiệu cho thấy người dân bất mãn quân đội Heng Samring và có triệu chứng coi thường Hà Nội trong hàng ngũ nước Cọng hòa Nhân Kampuchia.

Đầu năm 1986, Việt Nam bắt đầu nhận chân rằng mặc dù Kampuchia vẫn còn trong tay họ, thời gian sẽ không còn ở phía của họ nữa. Việt Nam có thể chiến thắng ở Kampuchia nhưng đã lỡ mất cơ hội xây dựng an ninh và kiến thiết đất nước giàu mạnh. Trung Hoa thì đang tiến tới hiện đại hóa, và hầu hết các nước không - Cọng sản ở Đông Nam Á càng ngày càng thịnh vượng. Đông Dương thì đắm chìm trong nền kinh tế suy thoái. Dù thấy rõ thời gian là điều thiết yếu, Hà Nội chẳng thay đổi chút nào quan điểm của họ về vấn đề Kampuchia, coi như đó là chìa khóa của nền an ninh của họ. Họ cố gắng dập tắt phong trào kháng chiến ở Kampuchia và càng lúc càng tìm kiếm thêm giải pháp ngoại giao. -Một chính phủ liên minh thân hữu do Sihanouk lãnh đạo và có sự bảo trợ quốc tế - để cùng nắm lấy mục tiêu an ninh. Nếu như những phần tử đối kháng bịt mất con đường nầy, thì trong mấy năm nữa Hà Nội chắc phải chịu thua. Dù với cấp lãnh đạo mới, Việt Nam vẫn tiếp tục con đường chiến đấu dù phải trả với bất cứ giá nào.


Chương cuối


Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba có thể nào tránh được không? Theo vài nhận xét đã muộn thì câu trả lời là được. Với những định kiến sợ hãi qua quá trình lịch sử, và những ngờ vực sâu sắc giữa người Khmer và Việt Nam, giữa Việt Nam và Trung Hoa, họ nhìn nhau bằng những căng thẳng nhất định thì cuộc chiến tranh nầy không thể nào tránh được. Một chủ nghĩa đòi lại đất cũ vừa nổi lên và sự tranh cải về nguồn gốc đất đai, từ lâu vì chế độ thực dân Pháp cai trị nên nằm yên và sự can thiệp của ngoại bang vượt quá mức độ bình thường. Nhưng những điều nầy tự nó không chắc sẽ đem lại chiến tranh.

Theo quan điểm của người Việt thì Đông Dương là một sân khấu chính trị đồng nhất cho an ninh và sức sống còn kinh tế của họ trong tương lai, chắc chắn tạo nên va chạm giữa Khmer Đỏ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và Hà Nội. Nhưng đến khi chiến tranh chấm dứt thì quan tâm trước tiên của người Việt CS là củng cố đảng Cọng Sản đang nắm quyền trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương và xây dựng lại kinh tế, nhưng không phải là dựng lên một đế quốc Đông Dương. Trong khi Việt Nam CS quan tâm tới sự bất đồng của Khmer Đỏ, họ cũng không vội vàng gì thúc đẩy Khmer Đỏ thay đổi dường lối. Nhưng Pol Pot và các đồng chí của y thì có lúc bị thúc bách. Chính quyền cách mạng của người Kampuchia được xây dựng với một tốc độ nguy hiểm và quốc gia nầy đã ỏthanh lọcõ tất cả những ai làm bù nhìn cho Việt Nam cũng như những phần tử làm yếu kém công cuộc chuẩn bị đấu tranh một mất một còn với Việt Nam CS bành trướng. Do nhìn thấy kinh tế Việt Nam suy thoái và khó khăn nội bộ, Khmer Đỏ cho rằng không thể nào Việt Nam không tấn công Kampuchia nên họ tấn công trước. Việc Khmer Đỏ tấn công khiêu khích buộc Hà Nội thay đổi thời biểu để tập trung hoàn toàn vào tình hình an ninh Đông Dương. Trong khi đó thì từ lâu, Trung Hoa nghi ngờ tham vọng của Việt Nam nên họ dùng quyền lực và ngoại giao để ngăn chặn ý đồ Hà Nội muốn lãnh đạo toàn cõi Đông Dương. Công việc của họ phải thay đổi vì Khmer Đỏ khởi xướng. Sau lúc chần chừ ban đầu Trung Hoa trút gánh nặng cho Kampuchia trong cuộc chiến do chính Khmer Đỏ tạo ra cho họ.

Một điểm nối tiếp rủi ro trong chuỗi biến cố quốc tế cũng làm cho tình hình Đông Dương thêm trầm trọng. Trong gần ba năm, -tới cuối 1978- Trung Hoa cũng bị liên lụy tới cuộc đấu đá nồi da nấu thịt để chấp nhận một đường lối mới, sáng tạo hay thực dụng cho Đông Dương. Thay vì có một chính sách, Trung Hoa lại theo đuổi một chiều hướng trì trệ bắt nguồn từ truyền thống miễn cưỡng thi hành tư tưởng Mao. Tại Hoa Kỳ, đường lối khác biệt nhau đối với châu Á thời kỳ hậu-Việt Nam và những cảm nhận mạnh mẽ của những nhà lập pháp đối nghịch những gì Việt Nam CS hy vọng đưa người Mỹ trở lại giữ vị thế bảo đảm mới đối với việc cân bằng quyền lực trong khu vực. Dù Cyrus Vance và Richard Holkrooke hiểu rằng cơ may của cuộc chiến Đông Dương tạo điều kiện cho Hoa Thạnh Đốn thì họ đã bị thua cuộc trong trận chiến quan liêu trước Zbigniew Brzezinsky chống Cọng và theo giáo phái đa nguyên Mani (*)

Tương lai Đông Dương sẽ ra sao?

Căn cứ vào lịch sử hiện đại và những năm trước mắt có lẽ phải thêm nhiều đau khổ và đổ máu. Trung Hoa quyết định dạy Việt Nam và thiết lập quyền lực ưu thế của họ ở Đông Nam Á, một mục đích chỉ được các nước ASEAN và Tây phương hỗ trợ. Việt Nam thì cố giữ ưu thế đã giành được bằng sức mạnh quân sự và bóc lột chính nhân dân họ. Trừ phi Hà Nội và Bắc Kinh tỏ rõ thiện chí của mình còn không thì không bao giờ Đông Dương có được hòa bình.

Mặc dù có diện tích to lớn và giàu nhân lực, Trung Hoa tự họ thấy không đủ khả năng buộc Việt Nam đi theo đường lối họ muốn. Có Moscow hỗ trợ, Việt Nam có sức mạnh quân sự đáng gờm. Tuy nhiên, dù Việt Nam giành được ưu thế quân sự ở Đông Dương nhưng què quặt về kinh tế và xáo trộn xã hội, vì tinh thần quốc gia của người Khmer và sức chống đối bền bỉ truyền thống thù địch của người Thái Lan.

Nếu lịch sử đã dạy cho những ai đóng vai chính trong chính trường nầy cần thận trọng khi đối đầu với nhau thì lịch sử cũng cho họ thấy rằng hòa bình có thể vãn hồi được. Nỗi cay đắng trong cuộc đối đầu Hoa-Việt cũng phù hợp với nhận thức sâu sắc của mỗi bên. Trong quá khứ, giữa những lần hai nước đọ sức chiến đấu cũng lắm lúc họ có được hòa bình, căn bản đặt trên sự kiện Trung Hoa thấy được khó khăn của nước Việt Nam lệ thuộc thiên triều và Việt Nam tôn trọng ưu thế của Trung Quốc. Để có được hòa bình, Trung Hoa cần thừa nhận quan tâm của Việt Nam đối với Kampuchia vì tình hình an ninh và cũng trong chiều hướng như thế, Việt Nam cũng cần quan tâm đến tính hình an ninh Trung Hoa. Niềm tự hào của những người lãnh đạo Việt Nam ngày nay là không sẵn sàng đi theo con đường anh hùng Nguyễn Huệ ngày xưa đã đi -người chiến thắng quân sự chống lại Trung Hoa mang cống vật sang Tàu- Họ không thể không biết tới quyền lực của Trung Hoa trong vùng. Những cố gắng của Việt Nam kiểm soát Kampuchia hồi thế kỷ thứ 19 bị thất bại và chính kinh nghiệm của họ mới đây làm cho Hà Nội phải thêm nhiều suy nghĩ.

Lịch sử quan hệ Thái Lan - Việt Nam cũng cho thấy rằng chỉ có một thời gian ngắn hồi đầu thế kỷ 19 bai bên không đấu đá nhau vì vấn đề Kampuchia, khi đó Việt Nam có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Kampuchia. Tuy nhiên, triều đình Huế cũng thừa nhận quyền lợi của Thái khi giải quyết vấn đề Kampuchia. Tổng trấn Gia Định thành Lê văn Duyệt có nói trong một buổi lễ rằng ỏKampuchia là một đứa bé mà Thái Lan là cha, Việt Nam là mẹ.õ Người Khmer có thể nổi giận vì bị coi như đứa bé không nơi nương tựa. Nhưng vì có những thập niên chiến tranh và đẫm máu dưới thời Pol Pot, ngày nay, nước Kampuchia quá hèn yếu để có thể trở thành một quốc gia đệm giữa Việt Nam và Thái Lan. Kampuchia lại có thể bắt đầu một cuộc hành trình với đầy đủ tinh thần quốc gia không nằm dưới sự quản lý chung của Thái-Việt mà bằng một bảo đảm quốc tế. - Một sự bảo đảm không cho Khmer Đỏ quay trở lại với chính sách giết người hoặc ngoại quốc can thiệp. Chỉ có một sự bảo đảm to lớn và có đủ quyền hạn như thế mới làm cho người Kampuchia an lòng, một chiếc cầu vượt qua những nghi ngờ lẫn nhau giữa Việt Nam và Thái Lan và tất cả ai ai cũng an tâm về vấn đề Kampuchia.

Tuy nhiên, một bảo đảm quốc tế như thế chỉ có thể có được khi Moscow có thêm ảnh hưởng chính trị và giao thương ở vùng Đông Nam Á, và họ sẽ từ bỏ mục đích duy nhứt là tìm kiếm cơ may xử dụng khí cụ quân sự.

Đó là một trách nhiện nặng nề -một cơ may- tuy nhiên, phải do người Mỹ gánh vác. Tại một khúc quanh đáng mai mĩa, bánh xe lịch sử lại đặt Washington vào vị trí trọng tài ở châu Á. Đó là vị trí tốt đẹp nhứt bảo đảm sự cân bằng quyền lực ở Đông Nam Á, bảo đảm an ninh của Thái đối với Việt Nam, trấn an Hà Nội khỏi chống lại Trung Hoa vì Trung Hoa muốn giành quyến bá chủ, trong khi đó cũng làm cho Trung Hoa dịu bớt quan tâm đối với vai trò của Moscow và giúp Hà Nội có được hoàn toàn độc lập khi quan hệ với Liên Xô. Tuy nhiên, muốn đạt được điều nầy, Hoa Thạnh Đốn phải từ bỏ con đường đơn độc với Đông Dương -bao gồm cả công việc kiếm tìm người Mỹ mất tích trong chiến tranh- và đóng một vai trò năng động hơn, sáng tạo hơn như người ta mong đợi. Uy danh và ảnh hưởng của Mỹ một thời bị mất mát vì cuộc phiêu lưu quân sự ở Đông Dương nay có thể giành lại được khi Mỹ xử dụng sức mạnh kinh tế và ngoại giao và trên hết là giúp Kampuchia phục hồi sức sống./




hoànglonghải/tuệ chương

Dịch xong ngày 14 tháng 6 năm hai ngàn.

Worcester, Massachusetts

(*) Manichaeism: còn viết là Manichaeanism, tôn giáo do Mani dựng nên trước Thiên chúa giáng sinh. (216-76) Ông là một nhà thông thái người Ba-Tư, tự cho là Paraclete (hòa giải) do Christ ủy thác. Ông nầy vay mượn tư tưởng của những tôn giáo khác như Phật, Chúa, Gnosticism và Zoroastrianism, ông ta tin tưởng triết học nhị nguyên (dualism - giữa thiện vá ác, linh hồn tiếp nối đời sống và hy vọng cứu rổi. Những người Magian chống lại ông cũng như giáo thuyết của ông đóng đinh lên thập giá. Thánh Augustine là một người từng theo giáo phai Mani khi còn trẻ. Ở Tây phương, giáo phái nầy tồn tại đến thế kỷ thứ Sáu còn Đông phương thì kéo dài đến thế kỷ 13.


Subj: BROTHER ENEMY

Date: 11/4/2002 11:52:42 AM Eastern Standard Time

From: awoods@wylieagency.com
To: haihoang319@aol.com
Sent from the Internet (Details)

Dear Hai Long Hoang,


Thank you for your patience - we have been exceptionally busy this fall. I am writing in response to your query regarding a Vietnamese translation of Nayan Chanda's BROTHER ENEMY. I have been in touch with Mr. Chanda - he is pleased by the idea of a translation and would like to make arrangements for a translation.

First, though, we need to know if you have found a publisher. The permission is a moot point if you do not have a publisher to publish the translation. There will also have to be a spot-check on the translation (presumably the publisher would do this anyhow).

Please let me know your publication plans, and we can begin to arrange the permission.

I look forward to hearing from you.


Cheers,
Andrew

::::::::::::::::::::::::::::::::::

Andrew K. Woods

The Wylie Agency

250 West 57th St.

Suite 2114

NY, NY 10107

——-


t: 212.246.0069

f: 212.586.8953

awoods@wylieagency.com

Xu Shiyou, tướng lãnh

Geng Biao: Thành viên Bộ Chính trị. giữ nhiệm vụ quan hệ quốc tế.

Yao Yilin: phó thủ tướng Trung Hoa

King C. Chen: Sử gia Trung Hoa

Chai Zemin: Đại diện đầu tiên của TH tại Hoa Thạnh Đốn

Zhu De: (or Wu De) Nhân vật thân cận của Hoa Quoc Phong, thị trưởng Bắc kinh

Zhao Zhiyang: Tổng bí thư đảng (Giang trach Dan)

Ling Deacon: thông tín viên Tân Hoa xã ở Hà Nội.

Chen Xilian: tướng lãnh, ủy viên bộ Chính trị.

Chhang Sou On: Hồ ở Bình nhưỡng, Bắc Triều tiên.

Yeh Jianyang: Tướng, bộ trưởng Quốc phòng

Fang Yi: Bộ trưởng quan hệ kinh tế quốc ngoại.

Wang Shangrong: Phó tổng tham mưu trưởng.

Wei Guoquing: Tư lệnh quân đội nhân dân TH, ủy viên bộ Chính trị

Ye Jianying: Bộ trưởng Quốc phòng

Hangpu: Hải cảng

Yongle: hoàng đế nhà Minh

Taizong: Song emperor ( # 939 AD) hoàng đế nhà Tống

Hongwu: hoàng đế đầu tiên nhà Minh

Wang Guangmei:Vương Quang Mỹ, vợ góa Lưu Thiếu Kỳ

Panyu: Một khu vực thuộc tỉnh Quảng Đông

Wang Gungwu: Sử gia Trung Hoa

Geng Biao: Tổng bí thư quân ủy trung ương

Chen Yonggui: Phó thủ tướng, ủy viên bộ Chính trị (sau khi Mao chết)

Dazhai Commune: Hợp tác xã.

Lin Qing: đại sứ Trung Hoa tại Liên Hợp quốc.

Xiao Fei: nhà ngoại giao tòa đại sứ Trung Hoa ở Manila

Liao Chengzhi: Biên tập viên báo Nhân Dân

Huang Zhen: Tướng, tùy viên liên lạc quân sự ở Hoa Thạnh Đốn.

Han Xu: Quyền trưởng phòng liên lạc tại HTD

Sun Hao: Đại sứ TH ở Kampuchia Chinese 1978-79-80

Yu Qiuly: Thành viên trong phái đoàn của Uông Đông Hưng

Ch'ien Lung: Hoàng đế Mãn châu

Chen Yonggui. Phó thủ tướng kiêm ủy viên bộ Chính trị

Huang Zhen: đại tướng

Wei Guoquing: tướng, Chủ tịch quân ủy trung ương quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa

Yu Qiuly đồng minh chính trị của Đặng Tiểu Bình

Su Zhenhua: Chính ủy hải quân

Xiao Fei


(Padora: Thần thoại Hy Lạp, là người đàn bà đầu tiên do thần Jupiter (thần của các thần và người) phái xuống trần, mang theo một cái hộp chứa mọi tai họa cho loài người)





Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương