Nayan Chanda hoànglonghải



tải về 1.97 Mb.
trang34/35
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.97 Mb.
#13140
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   35

Trong một cuộc họp khác với các ngoại trưởng ASEAN, thứ trưởng ngoại giao Hàn Niệm Long của Trung Hoa đấm tay xuống bàn nói rằng ông ta đã nghe đủ những lời phê bình Khmer Đỏ. “Nếu hôm nay ở đây không kiên trì đấu tranh cho Kampuchia Dân chủ thì chúng ta thảo luận cái gì, không phải là vấn đề Kampuchia mà lại là vấn đề của Thái Lan” (41) Ông ta nhắc cho họ biết rằng tước vũ khí Khmer Đỏ, không những làm nản lòng những người chiến đấu, nó còn là một cú đấm vào mặt nước Kampuchia Dân chủ là chính quyền hợp pháp. Ông ta gay gắt hỏi những nhà ngoại giao trong khối ASEAN: “Quí vị có thể yêu cầu một thành viên hợp pháp nào đó của Liên Hợp quốc hạ vũ khi hay không? Làm thế nào chúng ta a có thể thiết lập một chính quyền tạm thời trong lãnh thổ của một quốc gia thành viên Liên Hợp quốc, khi quốc gia đó là nạn nhân của một cuộc xâm lược?” Theo con mắt của Trung Hoa, sau khi Việt Nam rút quân, chỉ có chính quyền của Khmer Dân chủ có tư cách mở cuộc tuyển cử mà thôi.

Trong hội nghị quốc tế bàn về Kampuchia này, Trung Hoa dùng diễn đàn đó gây tức giận cho các nhà ngoại giao khối ASEAN, vai trò của Hoa Kỳ bị va chạm ngay. Năm 1980, tổng thống Ronald Reagan, trong cuộc vận động tranh cử, nói với Trung Hoa là ông ta sẽ thiết lập ngoại giao với Đài Loan. Nay thì ngoại trưởng của ông ta, Alexander Haig, có khuynh hướng ngược lại để làm vui lòng Trung Hoa. Haig ghi nhận, vì quyền lợ chiến lược của Hoa Kỳ, “Trung Hoa là quốc gia quan trọng nhứt trên thế giới.”

Cũng trong hội nghị nầy, với tinh thần thân Trung Hoa, Haig đứng về phía Bắc Kinh, chống lại các đồng minh không Cọng sản và cũng là bạn hữu của Mỹ. Một nhà ngoại giao hàng đầu ASEAN thuật lại một cách cay đắng: “Haig và Holdridge, phụ tá của ông bước ra khỏi phòng Đại hội đồng khi IengSary đứng lên nói: “Có vẽ gì một chút kịch tính xuất hiện trên trang đầu của tờ New York Times nhưng phía sau thì gây sức ép với chúng tôi để chấp thuận đề nghị của Trung Hoa” (43)

Holbridge và phụ tá thứ trưởng ngoại giao phụ trách vùng Đông Nam Á John Neproponte thực hiện các chuyến đi Đông Nam Á, khuyến khích các bộ trưởng ngoại giao những nước nầy đừng thúc đẩy Trung Hoa phải nhượng bộ vì nhà lãnh đạo thực tiễn nầy đang chịu áp lực của cánh Tả. Ngoại trưởng Indonésia Mochtar Kusamaatmadja vặn lại: “Nếu Đặng không kiểm soát được toàn bộ thì đó là việc của ông ta. Chúng tôi không phải là vú em của ông ấy.” (44)

Thất bại trong việc thuyết phục ngoại trưởng Singapore Suppiah Dhanabalan từ bỏ các điều khoản bị Trung Hoa chống đối, Holbridge đe dọa sẽ đem vấn đề ra thảo luận với thủ tướng Lý Quang Diệu, ngoại trưởng Dhanabalan trước khi giận dữ ra khỏi phòng họp, thách thức nói: “Xin mời! Cứ tự nhiên.” Lý không bao giờ tha thứ cho Haig và Holbridge về sự sỉ nhục nầy. (45) Theo lệnh của Haig, đại sứ Mỹ ở Manila và Băngkok đặt vấn đề với tổng thống Marcos và thủ tướng Prem, thúc đẩy họ chỉ thị cho đại sứ của họ ở Nữu Ước. Mặc dù giận dữ về những điều được coi là Mỹ “phản bội”, các nước ASEAN chịu áp lực của Hoa-Mỹ và chấp thuận thỏa hiệp bằng miệng chịu từ bỏ hai điều kiện then chốt.

Cuối cùng, trở ngại vượt qua được khi các nước ASEAN chịu từ bỏ điều khoản mà họ đã cố giữ dai dẵng là tước bỏ vũ khí của người Khmer bằng một sự bảo đảm mơ hồ do”sắp xếp thích đáng là các phe nhóm vũ trang Kampuchia sẽ không cản trở hay gây khó khăn” trong cuộc bầu cử. Việc kêu gọi thành lập một chính quyền lâm thời được thay thế bằng những “biện pháp thích đáng để duy trì luật pháp và trật tư.” Với những lời hứa hẹn có tính cách chơi chữ như vậy để cho hội nghị khỏi bị tan vở thì những sự đối đầu gay gắt giữa Trung Hoa và các nước ASEAN -điều đại sứ Tommy Koh gọi là điều “cay đắng nhất trong 13 năm của tôi ở Liên Hợp quốc”- biểu lộ điều che dấu dưới bộ mặt chung chống Việt Nam chiếm đóng Kampuchia và dạy cho nhóm nầy một bài học về thái độ chính trị của các siêu cường.(46)


Liên minh chiến đấu

Mặc dù thái tử Sihanouk từ chối tham gia Hội nghị bàn về Kampuchia, và kêu gọi một “tòa án” để chống Việt Nam hơn là triệu tập hội nghị, hồi mùa hè năm 1981, ông ta lại có khuynh hướng hình thành một liên minh. Tháng Tám, ông ta gặp Son Sann lần đầu tiên kể từ năm 1970 khi ông cựu thủ tướng nầy rời Phnom Pênh đi Paris. Son Sann là một giáo sư kinh tế học, là thầy dạy riêng cho Sihanouk khi ông nầy còn trẻ, sau đó ông ta làm chủ nhà băng, bộ trưởng tài chánh rồi thủ tướng. Mặc dù họ hợp tác với nhau gần gủi và lâu dài cho đến cuối thời kỳ Sihanouk cai trị và họ cũng chẳng trao đổi gì với nhau tại cuộc họp hồi tháng Tám, áp lực hòa giải với chế độ phong kiến cũ là từ phía các nước ASEAN. Trong một cuộc họp kín tại tòa đại sứ Thái ở Paris, bộ trưởng ngoại giao Thái Sitthi Sawetsila, một viên chức cao cấp Thái gặp Sihanouk sau 15 năm, đã khuyên Sihanouk nên quên đi chuyện quá khứ để lãnh đạo liên minh.

Với một đồng minh như Thái Lan, ông hoàng Sihanouk thấy rõ những quan hệ cay đắng và bi thảm trong quá trình lịch sử. Hồi năm 1962, Sihanouk thưa Thái Lan ra Tòa án Quốc tế buộc Thái Lan phải nhượng bộ Kampuchia về một ngôi chùa mà Thái cũng đòi hỏi. Trong suốt 15 năm cầm quyền, ông ta đã cảnh cáo dân chúng Kampuchia về chủ nghĩa bành trướng Thái Lan cũng như những nhà cầm quyền quân sự Thái. Nay thì vấn đề an ninh của Thái Lan vượt quá những tình cảm lịch sử bệnh hoạn. Một cuộc thảo luận trong nội bộ Thái Lan xem xét về việc có ích hay không khi liên minh với Sihanouk đã được củng cố thêm khi giới quân sự Thái nhận đuợc ý kiến từ hoàng gia Thái cho hay rằng việc hòa giải với thái tử Sihanouk giờ đây là quyền lợi của chính Thái Lan. (47)

Sau khi được các nước trong khối ASEAN và Hoa Kỳ dỗ ngon dỗ ngọt, cả Sihanouk và Son Sann bay tới Singapore hồi tháng Chín 1981 để ký một văn bản thỏa thuận thành lập một chính phủ liên hiệp.

Khi đã có thỏa thuận Kampuchia Dân chủ là thành phần chính thức được quốc tế ủng hộ, ý kiến khác nhau của năm thành viên ASEAN là những điều liên minh nầy phải thực hiện. Mã Lai và Indônêsia coi liên minh nầy như là môt điểm căn bản cần thiết, trong đó lực lượng thứ ba có thể phát triển trở thành đại diện cho đa số dân chúng Kampuchia, thành phần đa số nầy không ủng hộ Việt Nam cũng như Khmer Đỏ. Đối với họ, việc thành lập liên minh là mọt mưu mẹo của những nhà lãnh dạo không Cọng sản nhằm để vượt trội lên trên thành phần Khmer Dân chủ hợp pháp rồi cuối cùng sẽ nói chuyện với Việt Nam sau khi đẩy Khmer Đỏ ra khỏi liên minh. Bộ trưởng ngoại giao Mã Lai Tan Sri Ghazali Shafie giải thích với tôi: “Tại vì Trung Hoa không muốn giải giới Khmer Đỏ nên chúng tôi phải xây dựng một lực lượng không Cọng sản có tương nhượng lẫn nhau.” Việc thành lập liên minh có thể dọn đường cho lực lượng vũ trang không-Cọng sản. Ông ta cho rằng lực lượng võ trang thứ ba “không có ý định chống lại Việt Nam nhưng nhắm tới mục đích tương đồng giữa các lực lượng tham gia liên minh và tạo niềm tin cho lực lượng không-Cọng sản như là một thành phần thương thuyết với Việt Nam.”(48) Tuy nhiên, quan điểm thượng phong của Thái Lan lại liên kết chặt chẽ với việc tiếp tục gây áp lực với Việt Nam qua vai trò Khmer Đỏ và liên minh chỉ hữu ích khi giành được sự ủng hộ quốc tế. Quan điểm của Singapore rất gần gủi với Thái Lan nhưng Singapore lại quan tâm tới việc Khmer Đỏ không được thuận lợi khi ở trong liên minh đó. Sau khi đạt được thỏa thuận căn bản hồi tháng Chín, cả ba thành phần phải sa lầy khi thảo luận vấn đề ai sẽ giữ vai trò gì, khi nào thì tập trung hay phân tán quyền chỉ huy. Singapore can thiệp để giúp giải quyết việc tranh cải bằng một kế hoạch của Singapore là tạo một “liên minh lỏng lẽo” để cho mỗi bên có thể giữ quyền tự trị và từ chối Khmer Đỏ có cơ nắm quyền hành. Sau tám tháng tranh cải gay go, cũng như các nước ASEAN đe dọa cắt đường tiếp vận cho Mặt trận Đoàn kết giải phóng Kampuchia và rút lui việc thừa nhận chính quyền Kampuchia Dân chủ, một hình thức liên minh có thể chấp thuận được đã hình thành.

Tới tháng Năm/ 1982, trở ngại cuối cùng về vấn đề ai giữ hai vai trò cao nhất trong chính quyền liên minh lại vượt qua được khi ngoại trưởng Thái Sitthi bay tới Bắc Kinh để thảo luận với Sihanouk (Lúc nầy thỏa hiệp toàn bộ với Trung Hoa). Sihanouk nắm ghế chủ tịch, Son Sann là thủ tướng, Khiêu Samphan nắm ghế phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao. Về sau Sihanouk giải thích với tôi: “Sau khi mượn tiếng của tôi mà làm, cuối cùng chúng tôi phải đầu hàng.” ASEAN và Hoa Kỳ cho ông ta và Son Sann thấy rõ rằng là họ chỉ ủng hộ cho một chính quyền hợp pháp giống như Kampuchia Dân chủ và không ủng hộ cho phong trào du kích. Ngày 22 tháng sáu năm 1982, cả ba nhà lãnh tụ họp ở thủ đô Kuala Lumpure của Mã Lai để ký một thỏa hiệp về chính phủ Liên minh Kampuchia Dân chủ -chưa có danh xưng Chính phủ Liên minh Kampuchia Dân chủ để mở rộng cuộc xung đột ở Kampuchia. Về mặt cân bằng phe nhóm, liên minh tuồng như có lợi cho Khmer Đỏ. Các thành phần không chịu chấp nhận điều khoản thứ tư - cấu trúc ba đảng, không bên nào thắng thế, đạt được thỏa hiệp chung, chấp thuận lá cờ Kampuchia Dân chủ và quốc ca -bảo đảm cho Khmer Đỏ có quyền rút lui khỏi liên minh với danh xưng Kampuchia Dân chủ của họ. Trong khi có vài ý kiến lo sợ Khmer Đỏ tự ý rút lui, điều lệ cuối cùng dù sao cũng chấm dứt mọi hy vọng rằng các phe phái không - Cọng Sản sẽ có ngày nắm lấy cái võ khoác hợp pháp của Khmer Đỏ. Khmer Đỏ cũng chiến đấu và cố giữ quyền lãnh đạo chính sách ngoại giao và tất cả các thành viên ngoại giao ở ngoài nước cũng vẫn còn trong tay họ.

Học cách sống với việc từ chức

Mặc dù tuồng như Việt Nam không bị gây ảnh hưởng gì lắm với chính phủ liên minh Kampuchia Dân chủ, hình thức chính phủ đó tăng cường vị trí quốc tế và đem lại hơi thở mới cho phong trào kháng chiến. Từ năm 1982 uy tín của Kampuchia Dân chủ không còn bị thách thức tại diễn đàn Liên Hợp quốc nữa và số quốc gia bỏ phiếu tán thành giải pháp của ASEAN chống lại Việt Nam tăng từ 91 năm 1979 lên tới kỷ lục 114 năm 1985. ASEAN và Hoa Kỳ xúc tiến chương trình giúp đỡ quân sự và kinh tế cũng như huấn luyện cho các thành phần không-Cọng sản trong liên minh Kampuchia Dân chủ. Trung Hoa và Bắc Triều Tiên cũng viện trợ cho các thành phần không-Cọng sản trong liên minh nầy nhưng một số viện trợ rất lớn thì dành cho Khmer Đỏ. Nhờ có lương thực và viện trợ nhân đạo của các tổ chức quốc tế giúp đỡ cho các trại nằm dọc theo biên giới Miên Thái và viện trợ quân sự của ASEAN và Trung Hoa, lực lượng kháng chiến không-Cọng sản tăng lên tới con số ba chục ngàn người.

Trong khi cố gắng xây dựng những thành phần không -Cọng sản có thể tồn tại được để đối thoại với Việt Nam, ASEAN cũng vẫn giữ áp lực ngoại giao với Hà Nội để đề nghị hội nghị thương thảo. Có khoảng hơn một chục đề nghị khác nhau -trong đó khác với bản tuyên bố về hội nghị quốc tế của ASEAN - các nước không-Cọng sản thúc đẩy Việt Nam rút quân khỏi Kampuchia và để cho nhân dân Kampuchia thực hiện quyền tự quyết dưới sự giám sát quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau bộ mặt đoàn kết của ASEAN, Indônêsia và Mã Lai, những nước quan tâm từ lâu tới mối đe dọa của Trung Hoa trong khu vực nầy đã thúc đẩy đà tiến hòa giải. Tướng Benny Murdani, sau nầy là giám đốc cơ quan tình báo Indônêsia, thực hiện hai chuyến đi kín tới Hà Nội năm 1980 và 1982, về mặt hình thức là để hòa giải. Một phần Jakarta không tin tưởng Trung Hoa vì chính vai trò của họ đóng góp trong cuộc nổi dậy bất thành của Cọng sản Indônêsia hồi năm 1965, cảm tình của Indônêsia đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam cũng như sự khiêu khích của Bắc Kinh, đặc biệt Benny bày tỏ thông cảm đối với việc Việt Nam can thiệp vào Kampuchia như là một hành động tự vệ chính đáng. Tuy nhiên, vì sự chống đối mạnh mẽ của Thái Lan và Singapore, bỏ rơi việc coi như đã xẩy ra rồi ở Kampuchia để chấp thuận việc dàn xếp quốc tế. Hồi đầu năm 1983, cố gắng của Mã Lai nhằm tạo đối thoại giữa ASEAN hai nước Đông Dương -Việt Nam và Lào- đã bị Thái Lan và Trung Hoa từ chối thẳng thừng. Một đề nghị khác của Mã Lai hồi năm 1985 thực hiện một cuộc đối thoại trực tiếp giữa Heng Samrin và Liên minh Kampuchia Dân chủ lại cũng bị Thái Lan và Trung Hoa cũng như Khmer Đỏ từ khước. Họ cho rằng làm thế có khác chi Khmer Đỏ bỏ đi cái thế hợp pháp. Một đề nghị khác của Indônêsia về việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt có thể đóng góp phần lớn, coi như khuyến khích Việt Nam rút quân khỏi Kampuchia lại

cũng bị Thái Lan và Singapore lạnh nhạt khước từ.

Sau khi giành đưọc sự thừa nhận của quốc tế, vai trò đoàn kết của ASEAN trở thành quan trọng trong việc tìm kiếm giải pháp cho Kampuchia. Vai trò đoàn kết của ASEAN vẫn được duy trì vì sự trì hoãn của “quốc gia tiền tuyến” Thái Lan. Sự chống đối cương quyết của Thái Lan tạo nên cảm nghĩ chua xót cho Indônêsia. Nước nầy biết rằng mặc dù họ là một quốc gia lớn nhất và đông dân nhất ở Đông Nam Á, Bangkok vẫn giữ vai trò xỏ mũi dắt đi. Theo quan điểm của Indônêsia, cuộc xung đột kéo dài ở Kampuchia không những chỉ là mối đe dọa làm tan vở liên minh các nưóc trong khu vực mà còn mở đường cho việc can thiệp của các siêu cường càng lúc càng gia tăng. Điều Indônesia muốn là Việt Nam hợp tác với công đồng Đông Nam Á và xây dựng một “chiến hào bảo vệ” chung quanh các nước nầy để tránh sự can thiệp của các cường quốc, ngay cả Trung Hoa. (49)

Dối với Kampuchia, duy trì sự kết hợp một liên minh gồm nhiều thành phần nhỏ trong phương cách nào đó để tạo áp lực với họ hơn là duy trì tình đoàn kết của các nước ASEAN. Không những không có sự điều hòa giữa các thành phần liên minh mà họ lại còn thường lén lút đã kích nhau. Khmer Đỏ và các lưc lượng không-Cọng sản đôi khi ngẫu nhiên chạm súng với nhau. Vài nước thành viên ASEAN cố gắng đẩy bọn Khmer Đỏ đáng tởm ra khỏi liên minh. Ám ảnh về sự ngờ vực lẫn nhau giữa các thành phần liên minh và giữa các nước ASEAN với nhau vẫn còn kéo dài. Hồi tháng Chín năm 1983, trong một bữa tiệc do ASEAN tổ chức tại khách sạn Waldorf-Astoria ở Nữu Ước để vinh danh thái tử Sihanouk, ngoại trưởng Mã Lai Ghazali kín đáo thăm dò vấn đề với Khieu Samphan: “Có thể ông vui lòng yêu cầu các ông Pol Pot, Ieng Sary và Ta-Mok hãy vì Kampuchia mà rút lui khỏi chính quyền?”

Sihanouk liền nhảy vào đề tài đó với lời đề nghị. Nếu “ngài đáng kính Pol Pot” trao quyền chỉ huy quân sự cho Samphan thì Sihanouk rất vui lòng nhường tòa lâu đài của ông ở Bình Nhưỡng và cái biệt thự nhỏ của ông ở Mougins lại cho Pol Pot. Phấn khởi với việc nầy, ông hoàng nói thêm rằng tòa lâu đài ở Bình Nhưỡng có trang bị hồ tắm, phòng chiếu phim, sân vũ cầu và sân bóng rỗ. Sihanouk trấn an: “Quí vị có đủ thứ bồi bếp nấu ăn: Pháp, Khmer, Trung Hoa. Quí vị tiêu khiển thì giờ một cách thích thú.” Khiêu Samphan nhăn mặt trả lời: “Tất cả những cái đó không quan trọng. Điều đáng nói là đoàn kết. Chúng ta luôn luôn đoàn kết và chúng ta cũng sẽ luôn luôn đoàn kết như vậy. Không ai có thể chia rẽ chúng ta.” Sau vài phút im lặng khó chịu, các bộ trưởng tiếp tục bữa tiệc.” (50)

Biết trước cuộc họp cấp bộ trưởng vào tháng Bảy năm 1984 sẽ lại đặt vấn đề rút lui của một vài khuôn mặt nổi tiếng tàn ác Khmer Đỏ, Đặng báo thẳng cho chính phủ liên hiệp Khmer Dân chủ biết. Tiếp Sihanouk, Son Sann và Khiêu Samphan cùng họp một lần tại Bắc Kinh vào tháng Mười/1984, Đặng đe dọa sẽ cắt hết viện trợ cho mọi thành phần kháng chiến nếu một thành viên bị trục xuất khỏi liên minh. Sau nầy Sihanouk kể lại, Đặng rất giận dữ. Ông ta hằm hè: “Tôi không hiểu tại sao vài người muốn trục xuất Pol Pot. Quả thực ông ta có làm vài điều sai lầm trong quá khứ nhưng hiện giờ ông ta lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Việt Nam xâm lược.” (51)

Sự căng thẳng tiềm ẩn bên trong chính phủ đoàn kết Kampuchia Dân chủ không phải là vì Sihanouk lặp lại lời đe dọa rút lui khỏi liên minh. “Trước khi nước Kampuchia được độc lập, tôi chỉ có một ông chủ - Nước Pháp - nhưng sau khi mất nền độc lập một lần nữa, tôi phải đối phó với tám ông chủ.” Sihanouk chán nãn nói với một cọng sự. Tám ông chủ đó gồm có sáu nước trong khối ASEAN, Trung Hoa và Hoa Kỳ.

Một trong những lời đe dọa nghiêm trọng nhất đòi rút lui khỏi liên minh xảy ra hồi tháng Mười một/1984 trong khi ông ta đang thăm Paris, lại có lời đồn ông ta sẽ gặp Hun Sen, bộ trưởng ngoại giao của Heng Samrin, lúc đó đang đi thăm Paris với tính cách riêng. Ngày 22 tháng Mười một, đại sứ Thái ở Paris, Arun Phanupong đang tham dự một cuộc họp của UNESCO, chuẩn bị lên diễn đàn phát biểu thì ông ta nhận được một bức điện của cấp chỉ huy, Sitthi Sawetsila, yêu cầu ông nầy dàn xếp gấp một cuộc gặp gỡ cho ông ta với Sihanouk. Sitthi đang trên chuyến bay tới Paris để ngăn chặn Sihanouk. Arun vội vàng bỏ đi không kịp đọc diễn văn.

Ông ta gặp ông hoàng và hỏi ông nầy có thật ông ta nói với Khieu Samphan muốn từ chức hay không. Arun kể lại: “Ông ta gay gắt. Sihanouk nói “Tôi chán ngấy. Tôi chẳng làm đưọc gì với cái liên minh đó cả.” Lời phát biểu của ông hoàng là do những người biểu tình thân Son Sann khích động ở Minneapolis, những nguời nầy đã kích dữ dội ông hoàng trong chuyến đi thăm của ông mười hai ngày trước đó. Sau đó ông ta bình tĩnh và mời Sitthi cùng ăn trưa với ông tại một khách sạn ở ngoại ô Paris. Qua cơ quan thông tin quốc tế của Thái, Arun gởi điện cho Sitthi đang ở trên máy bay và báo cho ông nầy tới thẳng phi trường Charles De Gaulle để dùng cơm trưa với Sihanouk. Qua bữa ăn, Sitthi lên án hành động những người ủng hộ Son Sann và thuyết phục ông hoàng nên duy trì vai trò lãnh đạo liên minh. Buổi tối đó về lại Paris, Sitthi thấy buồn nôn. Một chiếc xe Mercedes dơ bùn là cái giá nhỏ để giữ cho liên hiệp chính phủ Kampuchia Dân chủ sống còn.(52)

Bốn tháng sau, Sihanouk lại de dọa từ chức, lấy lý do là kém sức khỏe nhưng rõ ràng là ông ta phản kháng việc Trung Hoa từ chối tìm cách nói chuyện với Hà Nội. Ngoại trưởng các nước ASEAN lại vội vã họp nhau ở Bangdung để thảo một văn thư kêu gọi ông hoàng đừng từ chức. Sihanouk đồng ý, nhưng tới tháng 7 năm 1985, ông ta lại công khai tố cáo Khmer Đỏ, một thành viên của liên minh đã giết 38 binh sĩ của ông và cảnh cáo rằng nếu chuyện ấy còn xảy ra nữa thì “quyết định của tôi rút ra khỏi liên minh sẽ không tránh khỏi.”

Mặc dù liên minh vẫn tồn tại khi vượt qua được những khó khăn nội bộ, việc bất tín nhiệm lại xảy ra trong mùa khô 1984-85. Trong vòng 5 tháng hứng chịu những cuộc tấn công của Việt Nam vào các trại dân sự và quân sự dọc theo biên giới Thái - Kampuchia bằng pháo binh và xe tăng, chấm dứt cái ão tưởng về một vùng lãnh thổ của nước Kampuchia Dân chủ. Việt Nam chiếm đóng vùng nầy, bao gồm cả một vài căn cứ tiếp liệu quan trọng của Khmer Đỏ và luôn cả cái họ gọi là thủ đô của họ. Ngôi làng tên là Phum Thmei, nằm sát biên giới Thái Lan. Làng nầy là thủ phủ của chính phủ liên minh Kampuchia Dân chủ, thái tử Sihaouk đã đón tiếp và cụng ly chúc mừng ngoại giao đoàn. Khi cuộc tấn công nầy chấm dứt và chẳng còn một chút đất nào trên lãnh thổ Kampuchia, Khmer Đỏ phải phân tán thành từng đơn vị nhỏ, xâm nhập vào trong nội địa Kampuchia và cho 45 ngàn người dân sự của họ tỵ nạn trên đất Thái Lan. Những người ủng hộ Sihanouk và Son Sann và 250 chục ngàn nguời tỵ nạn của họ cũng từ trong nội địa rút về bên lãnh thổ Thái Lan.

Việc rút lui quân sự biểu lộ yếu kém về ý chí, tổ chức và huấn luyện của các lực lượng kháng chiến không Cọng sản, đặc biệt là với Mặt trận Giải phóng Quốc gia Nhân dân Kampuchia (KPNLF). Không giống như đám Khmer Đỏ cuồng tín, quân kháng chiến không - Cọng Sản miễn cưỡng khi phải bỏ lại gia đình trong trại tỵ nạn để đi sâu vào nội địa Kampuchia đánh du kích. Trong khi binh lính theo Sihanouk phân tán từng nhóm lẻ tẻ đi sâu vào lãnh thổ Kampuchia để tuyên truyền chính trị thì mười bốn ngàn quân của phe Mặt trận Giải phóng Nhân dân Khmer (KPNLF) bất động vì bị mất căn cứ. Một vài cấp chỉ huy quân sự của mặt trận nầy hết sức tức giận muốn chống lại đường lối độc tài của Son Sann. Viêc ông ta thường can thiệp vào các vấn đề quân sự và từ chối hợp tác với Sihanouk cuối cùng bùng nổ công khai, trở thành sự phản kháng của binh lính vào tháng Chạp/1985. Các nước ASEAN phải can thiệp cuộc nổi dậy nầy. Cuối cùng quyền chỉ huy lực lượng quân sự của Mặt trận Giải phóng Quốc gia Nhân dân Khmer (KPNLP) rơi vào tay các nhà lãnh đạo quân sự Thái.

Vịnh Cam Ranh: Con gấu miền Nam

Trong khi các nước ASEAN cố gìn giữ công cuộc kháng chiến và cái liên minh lắm khi chao đảo của Kampuchia được tồn tại, một trong những mục đích lâu dài của một cường quốc là củng cố vị thế của mình ở Đông Nam Á.. Trong sáu năm kể từ cuộc xâm lăng Kampuchia, tiếp theo sự hiện diện gia tăng của Mỹ, sự có mặt quân sự của Liên xô bành trướng ở Thái bình dương làm cho người ta lo ngại. Lợi dụng việc Việt Nam bị cô lập và yếu kém khi đối mặt với Trung Hoa cũng như tình trạng kinh tế tồi tệ, Moscow vượt lên, đóng vai trò ông chủ chính của Hà Nội. Cái giá của một ông chủ như thế chính là những tiện nghi quân sự mà trước đây bốn năm Hà Nội cương quyết từ chối không chịu dành cho Liên Xô. Sau khi Trung Hoa tấn công Việt Nam được hai năm, Moscow viện trợ quân sự cho Việt Nam một số lượng vũ khí tính ra cở hai tỷ đồng, gấp mười lần năm 1978. Mặc dù trong mấy năm sau viện trợ quân sự có yếu đi, hàng năm vẫn đạt tới con số 750 triệu. Tất cả những trang bị quân sự Hà Nội nhận được là thuộc hạng đồ cũ -thế hệ thứ hai- do các nước trong khối liên minh quân sự Varsôvi và các nước đồng minh khác của Liên Xô thải ra, Việt Nam vẫn tỏ lòng biết ơn Moscow. Hà Nội mở rộng cửa đón Liên Xô. Cố vấn quân sự Liên Xô có mặt ở Việt Nam tính vào khảng hai ngàn người so với 25 người hồi đầu năm 1977. Thêm vào đó có khoảng ba ngàn chuyên viên Liên Xô phục vụ trong các công trình do Liên Xô viện trợ, bao gồm cả việc tìm kiếm dầu lửa ngoài thềm lục địa Việt Nam. Theo tin tình báo Mỹ, từ năm 1979, viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam tính vào khoảng một tỷ đồng một năm. (53) Liên Xô cũng đồng thời gia tăng viện trợ kinh tế và quân sự cho Lào và Kampuchia và bành trướng sự có mặt của họ.

Cái giá Việt Nam phải trả cho viện trợ Liên Xô không có gì lớn. Mười một ngày sau khi Trung Hoa bắt đầu tấn công Việt Nam, Phạm văn Đồng bí mật đi Liên Xô. Chỉ một thời gian ngắn sau khi Đồng từ Liên Xô trở về hồi đầu tháng Ba/1979, nhiều tàu bè trang bị dụng cụ tình báo thuộc lực lượng đặc biệt Liên Xô bỏ neo ở Đà Nẵng.(54) Đó là những điều Đồng thỏa thuận trong chuyến đi Liên Xô của ông ta. Các nhà phân tích tình hình Mỹ cho rằng công việc xây dựng quân sự của Liên Xô bắt đầu đặt nền tảng ở Việt Nam, viêc “thuê mướn” các tiện nghi quân sự mà chính là kết quả thỏa hiệp đạt được chính thức giữa Hà Nội và Mascow. Về điều khoản thứ sáu trong thỏa hiệp nói về những mối đe dọa an ninh là phải thực hiện những biện pháp thích ứng để đối kháng.

Ngày 27 tháng Ba/ 1979 cho thấy rõ ràng hơn. Một hạm đội nhỏ -gồm một tuần dương hạm, một chiến hạm nhỏ và một ngư lôi hạm -là những tàu đầu tiên của Nga thả neo ở vịnh Cam ranh hôm 12 tháng Tư/ 1905 - số tàu trong hạm đội gồm 42 tàu do đô đốc Zinovi Rozhdesventsky của Nga hoàng chỉ huy - tiến vào hải cảng nầy. Có điều khác là hồi năm 1905 vịnh Cam Ranh chỉ là trạm than lấy than đá do Pháp làm chủ - Lúc đó Pháp đuổi hạm đội Nga ra khỏi vịnh vì muốn giữ vị thế trung lập trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật. Bảy mươi bốn năm sau, Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn do Mỹ để lại. Từ đó, Cam Ranh là căn cứ hải quân lớn nhất và trạm nghỉ chân của tàu chiến Liên Xô bên ngoài lãnh thổ của họ, cũng là một tiền đồn trong kế hoạch lớn của Liên Xô trong vùng biển Nam Hải (Đông Hải - nd) và Ấn Độ Dương.

Mặc dù Liên Xô đã đến hải cảng quân sự nầy, Liên Xô không xây dựng công trình nào lớn ở trên bờ (ngoại trừ một đài kiểm soát tình báo điện tử theo dõi hoạt động tàu Mỹ và Trung Hoa), tuy chậm nhưng gia tăng từng bước một một cách vững chắc số lượng tàu bè và máy bay hoạt động ở hải cảng. Mỗi ngày khoảng 5 đến 10 tàu hoạt động trong vịnh nầy hồi năm 1979 tăng lên 25 đến 35 năm 1985. Số lượng máy bay triển khai ở đây tăng từ 10 đến 15 chiếc mỗi ngày lên 35 hoặc 40 sau cuộc chiến hồi năm 1979 được 6 năm. Đặt ở Việt Nam 16 tàu đánh bom Badgers và một phi đội MiG-23 (loại hoạt động trong mọi thời tiết) cùng thêm với loại máy bay tình báo và vận chuyển đường dài. Liên Xô có đủ khả năng đối đầu với kẻ địch ở Đông Nam Á , vượt ra ngoài điều hồi năm 1978 họ đã ao ước để có được. Tới đầu năm 1986, với chừng 20 đến 25 tàu thủy, gồm cả tàu ngầm, đủ sức phô diễn cùng với các tiện nghi tiếp tế dầu, bến cảng và sửa chữa, gia tăng gấp đôi khả năng của họ ở Ấn Độ dương, Liên Xô trở thành một lực lượng hải quân lớn ở châu Á.(55) Điều nầy đáng mai mỉa so với những cố gắng của Brzezinsky ủng hộ Trung Hoa để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô.


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương