Nayan Chanda hoànglonghải



tải về 1.97 Mb.
trang33/35
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.97 Mb.
#13140
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   35

Trong một cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an, có 6 phiếu (gồm cả Hoa Kỳ) chống 3, Kampuchia Dân chủ tiếp tục giữ ghế của họ. Đây là cuộc bỏ phiếu có phần mai mỉa đối với chính quyền Carter mà trước đó họ đã cáo buộc Kampuchia Dân chủ “vi phạm nhân quyền thô bạo nhất.” Vance rất phiền với quyết định nầy vì Hoa Kỳ bỏ phiếu cho chế độ Pol Pot. Tuy nhiên, nếu bỏ phiếu chống lại Kampuchia Dân chủ cũng có nghĩa là chống lại Trung Hoa và các nước trong khối ASEAN, là hợp thức hóa cuộc xâm lăng của Việt Nam. Về sau, một quan chức Mỹ nói rõ thêm: “Đối với chúng tôi, sự lựa chọn là giữa những nguyên tắc luân lý và luật pháp quốc tế. Chúng tôi nghiêng cán cân về phía luật pháp vì nó cần cho an ninh và quyền lợi của chúng tôi.” Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu có tính cách định mệnh ấy đã nối liền với bọn giết người là những người mà quan chức Hoa Kỳ bị cấm bắt tay.” (23)

Ngày 21 tháng 9/1979, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua bản tường trình của Ủy ban Ủy nhiệm bằng một cuộc bỏ phiếu 71 thuận trên 35 chống và 34 phiếu trắng. Hành động quân sự của Việt Nam chống lại Kampuchia Dân chủ bắt đầu hồi Giáng sinh/1978 và cuối cùng bị “chiếu tướng” tại diễn đàn Liên Hợp Quốc. Chế độ Pol Pot có thể trở thành một nhóm du kích lén lút trên các ngọn đồi, nhưng nó lại được bỏ phiếu công nhận là đại biểu hợp pháp duy nhất cho nhân dân Kampuchia. Từ cuộc bỏ phiếu đó, vài tuần trong mùa thu, cuộc đấu tranh cho Kampuchia di chuyển từ những khu rừng rậm trên biên giới Thái-Miên tới phòng hội to lớn của Liên Hợp Quốc ở khu Manhattan tại thành phố Nữu Ước.

Tại Liên Hợp Quốc làm sóng đấu tranh buộc Việt Nam rút quân khỏi Kampuchia và để nhân dân Kampuchia quyền tự quyết tạo ra một liên minh khác rất lạ lùng của hàng trăm quốc gia ủng hộ Khmer Đỏ mà nhiều nước trong số nầy từng bị tố cáo và lên án. Việc Liên Hợp quốc tiếp tục công nhận nước Kampuchia Dân chủ có nghĩa là cô lập ngoại giao Việt Nam và tạo cho Trung Hoa một bầu không khí, qua đó, dựng nên chiến dịch trừng phạt Việt Nam và cố gắng làm đảo ngược thắng lợi quân sự của Hà Nội.

Diễn biến gia tăng cho Việt Nam

Bài học quân sự của Trung Hoa hồi tháng Hai/1979 chẳng có dấu tích gì đối với quyết định của Việt Nam ở lại Kampuchia cả. Tuy nhiên, Bắc Kinh được thuyết phục rằng áp lực quân sự hỗn hợp (cả ở biên giới Hoa Việt và ở nội địa Kampuchia) cùng với cô lập ngoại giao, cấm vận kinh tế của cộng đồng thế giới buộc Hà Nội phải tìm kiếm hòa bình. Mục tiêu của Trung Hoa là duy trì Khmer Đỏ dù có thử thách và cải cách để nắm quyền ở Phnom Pênh. Ngay việc ấy khó có khả năng thực hiện được, tiếp tục chiến đấu chống Việt Nam dường như là một mục tiêu vừa đủ tầm cho chính sách ngoại giao Trung Hoa. Liên Xô xâm lược Afganistan tháng 12/1979 tạo thêm sức nặng cho công cuộc chống Liên xô của Trung Hoa. Trung Hoa có thể nắm vai trò hàng đầu đòi độc lập và tự trị của hai nước nhỏ và là kẻ chiến đấu hàng đầu chống lại Liên Xô bá quyền và Việt Nam bành trướng, một hành động có thể đem lại hứa hẹn của các nước Tây phương hỗ trợ cho chương trình hiện đại hóa của Trung Hoa.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, không nói ra lý do là tại sao Trung Hoa không hăng hái từ bỏ cuộc xung đột ở Kampuchia, dùng dằng không để giải quyết là vì họ sợ nếu vấn đề được giải quyết nhanh chóng thì có thể chỉ có lợi cho Hà Nội. Nếu chế độ thân Việt Nam được hợp thức hóa ở Kampuchia và một khối Đông Dương đoàn kết dưới chỉ đạo của Hà Nội, thì nó sẽ trở thành một sức mạnh quan trọng cho quyền lực Trung Hoa ở trong khu vực nầy. Giải pháp xung đột Kampuchia và bảo toàn tình hữu nghị giữa Hà Nội và các nưóc Đông Nam Á sẽ kết thúc liên minh không mấy thỏa đáng giữa Trung Hoa và các nước trong khối ASEAN. Đối đầu với quyền lực Việt Nam đang được củng cố ở Đông Dương, Thái Lan sẽ nghiêng theo chiều gió và bớt hợp tác với Trung Hoa. Những nước ASEAN khác như Indonêsia và Mã Lai, những nước thường nhìn người Trung Hoa ở nước họ với lòng ngờ vực và sợ chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh cũng ít nghiêng về phía Trung Hoa. Mặt khác, một cuộc chiến lâu dài ở Kampuchia có thể tạo ra đối đầu giữa Việt Nam-Liên Xô, chống lại toàn bộ thế giới còn lại, làm hao mòn tài nguyên của Liên Xô và xương máu của Việt Nam. Trong khi Trung Hoa công khai đòi Việt Nam rút quân khỏi Kampuchia, trong một sự thành thật ít có, Đặng Tiểu Bình thúc đẩy thủ tướng Nhật Bản Masayoshi Ohira là Nhật và các nước Tây phương khác nhiệt tình trong việc đòi hỏi Việt Nam phải rút quân mau lẹ ra khỏi Kampuchia. Đặng nói với thủ tướng Nhật: “Buộc Việt Nam ở lại Kampuchia chính là sự khôn ngoan của Trung Hoa, bởi vì bằng cách đó, chúng nó phải chịu đựng tổn thất nhiều hơn và chẳng có thể với tay tới Thái lan, Mã Lai và Tân gia ba”(24)

Tháng Tư/1980, khi tôi phỏng vấn, thứ trưởng ngoại giao Hàn Niệm Long của Trung Hoa, một trong những nhà kiến trúc chiến lược của Trung Hoa với Đông Dương, đưa ra lời biện luận khác biệt. Hỏi về việc quân đội Việt Nam rút khỏi Kampuchia, ông ta nói điều đó không thể áp dụng được. Ông ta nói: “Chỉ khi nào Liên xô không viện trợ cho Việt Nam được nữa thì một giải pháp chính trị cho sự khủng hoảng nầy mới hình thành.” Đối với thời điểm chưa làm gì được thì “chỉ làm nhẹ đi gánh nặng của Liên xô. Chúng tôi sẽ cố gắng, cũng như dùng quan điểm chung để gây áp lực với họ, làm cho họ thấy rằng họ không thể tiếp tục con đường đang đi... Chúng tôi bảo đảm Liên Bang Xô Viết đang bị cô lập hoàn toàn.” (25)

Cuôc xung đột Hoa-Việt tiến tới kích thước mới vào mùa hè năm 1979 khi Trung Hoa bắt đầu tổ chức lại những người đào thoát và bất mãn từ Đông Dương tới thành một nhóm kháng chiến chống VIệt Nam. Trong khi hàng chục cán bộ trung cấp từ Việt Nam và Lào trốn tới Bắc Kinh và các bộ lạc kháng chiến người tỵ nạn Lào tới Bắc Kinh thì Hoàng văn Hoan, một trong những đồng chí thân cận của Hồ Chí Minh và là một thành viên bộ chính trị trốn thoát tới Trung Hoa. Vào tháng Bảy, trong khi máy bay ghé lại Karachi trên đường đi Đông Bá-Linh để trị bệnh, Hoan, 76 tuổi, than phiền đau ngực, được Pakistan đưa vào bệnh viện khám xét. Khi máy bay sắp cất cánh, những cận vệ và các người đồng hành của Hoan mới hay rằng văn phòng nhân viên ở phi trường chẳng hay biết gì về trường hợp của Hoan cả. Một tháng sau, ông ta xuất hiện ở Bắc Kinh và tố cáo “Duẫn và đồng bọn bán Việt Nam cho Mạc Tư Khoa.” Trong khi Hoan đưa ra lời kêu gọi một “cuộc cách mạng thứ hai” ở Việt Nam thì Trung Hoa thiết lập một trường huấn luyện cho người Việt, Lào bất mãn chế độ và các người thuộc các nhóm bộ lạc nhỏ. Trung Hoa bắt đầu ủng hộ phong trào du kích chống Cọng, chống lại chính quyền các nước Đông Dương.(26)

Như một chuyên viên bộ ngoại giao Trung Hoa ghi nhận: “Trung Hoa không chỉ cho Việt Nam một hay hai bài học. Nó áp dụng cho toàn bộ vấn đề.” Nó bao gồm cả những áp lực mạnh mẽ cho Lào và Kampuchia, ngăn cản những nước nầy với Việt Nam đang viện trợ cho họ và buộc Việt Nam phải quân sự hóa nền kinh tế của họ. Theo ông ta thì phương cách ấy có thể kéo dài thêm ba hay năm năm nữa. “Tôi không biết Trung Hoa trù định hậu quả như thế nào sau khi tình hình nầy kết thúc.” (27)

Tình hình bên trong Kampuchia cần phải có liên minh mới trong khu vực. Nhìn từ Bangkok, thảm trạng Việt Nam chiếm đóng Kampuchia đã tước đoạt mất phương tiện phòng ngự hiện đại của họ, là chơi lại ván bài bành trướng của triều đại nhà Nguyễn hồi đầu thế kỷ 19. Việc người Pháp đến Đông Dương tạm thời làm ngưng sự thù địch giữa Việt Nam và Thái lan tranh giành nhau vùng đất tốt nhứt trong nội địa Đông Nam Á. Từ thế kỷ 17, người ta đã thấy sự thù địch đó được bày tỏ qua những cố gắng của cả hai phía để kiểm soát khu vực đệm nầy: Vương quốc Lào và Kampuchia - và làm cho nhau kém thế đi. Thời kỳ sau hiệp định Genève 1954, Thái Lan cố ngăn cản Việt Nam Cọng sản bằng cách hợp tác với CIA mở ra cuộc “chiến tranh bí mật” ở Lào, viện trợ cho phong trào chống Cộng Khmer Serei ở Kampuchia và gởi quân đội tới Nam Việt-Nam. Hà Nội đáp ứng bằng hành động viện trợ bọn nổi loạn Cọng sản Thái. Tuy nhiên, những cố gắng của Thái đều thất bại. Năm 1975, Cọng sản thắng lợi ở Lào, nơi có năm chục ngàn quân đội Việt Nam trấn đóng và việc Việt Nam chiếm đóng Kampuchia sau đó có nghĩa là Thái Lan đã mất đi một khu vực sống còn mà họ đã tìm cách chiếm cứ từ thế kỷ 17. Cuối cùng Thái Lan không sẵn sàng nám lấy vai trò của họ. Hồi trước, Thái Lan sẵn sàng đáp ứng bằng cách gởi quân tới đánh nhau với Việt Nam trong lãnh thổ Kampuchia. Việc ấy nay không thể còn có được nữa. Trong cuộc tranh luận có tính chiến lược nóng bỏng nhất hồi đầu năm 1979, Kriangsak bị chất vấn về việc can thiệp với câu hỏi: “Với danh nghĩa nào chúng ta sẽ tiến vào Kampuchia? giúp Khmer Đỏ phải không?” Tuy nhiên, nhờ sự kháng chiến lâu bền của Khmer Đỏ và quyết định của Trung Hoa làm giảm bớt sức mạnh Việt Nam, Thái tự thấy mình còn đủ sức đối đầu với Việt Nam đang ở thế thượng phong. Theo các nhà chiến lược Thái, không làm như vậy, về mặt căn bản, sẽ làm biến đổi sự cân bằng quyền lực trên vùng nội địa Đông Nam Á. Nó có thể đưa Việt Nam tới tận ngưỡng cửa Thái Lan và tạo ra con đường tiến tới lật đổ và cuối cùng Việt Nam chiếm đóng Thái Lan. Như một nhà quân sự Thái phát biểu: mất Kampuchia là một nước đệm. Điều tốt nhất Thái có thể làm được là nuôi dưỡng một cuộc chiến, tự cuộc chiến đó, nó trở thành một vùng đệm cho Thái Lan.

Sự khai sinh con đường mòn Đặng Tiểu Bình

Trên bình diện chính quyền, sự liên minh giữa Bắc Kinh và Bangkok đã mở ra con đường mòn Đặng Tiểu Bình xuyên qua Thái Lan và biến Thái Lan thành một cái khoen chặn chiến lược an toàn của Trung Hoa tại Kampuchia. Bằng sắp đặt bí mật, tàu bè Trung Hoa chuyển vũ khí và đạn dược tới các cảng Sattahip và Klong Yai của Thái Lan. Từ đó, quân đội Thái chở những thứ hàng nầy tới các căn cứ Khmer Đỏ (Về sau cho cả những nhóm kháng chiến không Cọng sản) nằm dọc theo biên giới Thái Miên. Đại sứ Trung Hoa ở Băngkok làm việc với các thương nhân Hoa-Thái cũng như với quân đội Thái, chịu trách nhiệm tiếp tế lương thực, thuốc men và các hàng tiếp liệu dân sự khác cho Khmer Đỏ. Thay vì trả tiền vận chuyển cho quân đội Thái, Trung Hoa đồng ý cho Thái giữ lại một số vũ khí được chở tới. Bằng một dàn xếp khác, Trung Hoa cung cấp kỷ thuật để hai nước cùng sản xuất vũ khí chống chiến xa trong các nhà máy ở Thái Lan với điều kiện một phần vũ khí nầy đưọc trao cho Khmer Đỏ.

Thỏa hiệp về sự chuyển vận nầy không những giúp làm sống lại công ty vận chuyển quân sự Thái mà từ khi Mỹ đóng cửa các căn cứ quân sự nó đã bị xuống dốc. Nó cũng mở ra cơ hội tham nhũng cho sĩ quan Thái, họ đòi phải có “lệ phí” đối với việc vận chuyển vũ khí Trung Hoa.

Nhờ hàng tiếp liệu của Trung Hoa bắt đầu chuyển tới hồi cuối năm 1979, lực lượng Pol Pot từng bị giảm thiểu vì đói và sốt rét rừng, trở thành từng nhóm rách rưới nay được trẻ trung hóa trở lại. Khi Việt Nam tấn công, khoảng một chục sư đoàn Khmer Đỏ sống sót bị tan tác và không tiếp xúc được với nhau hoặc ngay chính với cấp chỉ huy của họ nữa. Trong khi viện trợ nhân đạo quốc tế làm sống lại Khmer Đỏ thì hàng tiếp liệu Trung Hoa làm cho họ lấy lại đủ sức mạnh. Tới cuối năm 1980, lực lượng Khmer Đỏ bành trướng lên khoảng từ hai chục đến bốn chục ngàn.(30)

Trong khi bộ chỉ huy Khmer Đỏ vẫn còn ở cách biên giới Thái Lan vài dặm thì các nhóm nhỏ du kích Khmer Đỏ khoảng một chục người tiến sâu vào nội địa Kampuchia để phục kích lực lượng quân sự Việt Nam, đặt mìn trên đường hay phá sập cầu cống. Tới cuối năm 1981, chiến tranh du kích ở Kampuchia gia tăng khủng khiếp làm cho một phần lớn đất nước lâm vào cảnh bất an.

Tuy nhiên, trên bình diện quốc tế, chẳng có gì sáng sủa cho liên minh chống Hà Nội nầy. Dù có Mỹ hợp tác với ASEAN và Trung Hoa để giữ cho cái ghế của Khmer Đỏ tại diễn đàn Liên Hợp quốc tồn tại, sự hỗ trợ của thế giới càng lúc càng bị xoi mòn. Từ năm 1980 Việt Nam mở rộng cửa Kampuchia cho báo chí Tây phương. Các phóng viên báo chí và các toán truyền hình tự đo di chuyển trong xứ, quan sát các ngôi mộ tập thể vĩ đại, nói chuyện với không biết bao nhiêu người còn sống sót, viếng thăm trại tù nổi tiếng tàn ác Toul Sleng ở thủ đô Phnom Pênh, nơi hàng ngàn bản tự khai viết ra khi bị tra tấn, nơi có những tấm hình khủng khiếp của các nạn nhân đứng trong im lặng cung khai trước bộ máy giết người rất hiệu quả của nước Kampuchia Dân chủ. Các bản tường trình và các thước phim truyền hình của các nhà báo đã làm cho quan điểm thế giới thay đổi và làm cho Anh quốc cũng như Úc không còn thừa nhận nước Kampuchia Dân chủ nữa.

Mùa thu năm 1980, tân bộ trưởng ngoại giao Mỹ, Edmund Muskie, hăng hái nghe theo lời khuyên của bộ trưởng từ nhiệm Vance, dự tính không tham dự cuộc bỏ phiếu cho Pol Pot tại Liên Hợp quốc. Tuy nhiên, cuối cùng, do áp lực của Trung Hoa, áp lực các đại sứ Mỹ ở Đông Nam Á, và dĩ nhiên cả áp lực của Brzezinski, Muskie đồng ý bỏ phiếu cho Kampuchia Dân chủ. Khmer Đỏ vẫn giữ ghế của mình, và cuộc vận động của Mỹ-Trung Hoa và ASEAN thu hoạch được 97 phiếu tại diễn đàn Liên Hợp Quốc kêu gọi Việt Nam rút quân. Tuy nhiên dù kết quả có như thế, nhiều nước ASEAN biết rằng việc giữ ghế cho Kampuchia Dân chủ ở Liên Hợp quốc không những cải thiện được khuôn mặt của Khmer Đỏ mà còn mở rộng căn cứ kháng chiến chống Việt Nam. Mùa thu năm 1980, thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu tuyên bố muốn tập trung và duy trì sự ủng hộ của thế giới không Cọng sản thì tại Đại Hội đồng Liên Hợp quốc năm 1981, Kampuchia Dân chủ phải được đặt dưới sự lãnh đạo quốc tế.

Cần phải nghĩ tới giải pháp cuối cùng mà không có Khmer Đỏ, ASEAN không có thể hỗ trợ cho ai? Về sau, một quan chức cao cấp ngoại giao Thái Lan giải thích: “Khó có thể dàn xếp chính trị trong khi ASEAN chưa biết ủng hộ ai?” Ý nghĩ về một Khmer chống Việt Nam do đó được hình thành nhưng người ủng hộ thì ở cách xa cả ngàn dặm và có không biết bao nhiêu cuộc họp đầy sóng gió với nhiều đảng Khmer khác nhau và Trung Hoa trước khi ý nghĩ đó được hình thành.

Trung Hoa lạnh nhạt trước những cố gằng của ASEAN trong việc tìm kiếm một giải pháp chính trị bằng cách tổ chức các cuộc hội nghị quốc tế dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Đòi hỏi của Trung Hoa là duy trì Kampuchia Dân chủ như hiện trạng nhưng hình thức thì là một mặt trận đoàn kết rộng rãi hơn để thực hiện cuộc đấu tranh vũ trang. Trung Hoa sợ ASEAN đề nghị một liên minh chính quyền Khmer với những nhân vật như thái tử Sihanouk và cựu thủ tướng Son Sann sẽ làm giảm bớt quyền lực của Khmer Đỏ. Từ khi Sihanouk trở về Bắc Kinh hồi tháng 2 năm 1979, quan hệ của ông ta với Trung Hoa càng ngày càng tồi tệ. Trung Hoa xây cho ông một lâu đài vĩ đại với một hồ bơi tầm cở thế vận hội Olympic và một phòng xem ciné riêng ngay ở trung tâm Bắc Kinh. Nhưng trái với những gì Đặng hứa với ông hoàng hồi ở Hoa Thạnh Đốn, chẳng bao lâu Trung Hoa bắt đầu gây sức ép với ông hoàng về việc lãnh đạo một liên minh đoàn kết. Ông hoàng không những lặp lại lời từ chối yêu cầu của Trung Hoa mà lại còn yêu cầu trục xuất Kampuchia Dân chủ ra khỏi Liên Hợp Quốc, giữ ghế trống cho đến khi có đại biểu mới. (33) Tuy nhiên việc Trung Hoa tạo cho ông ta một cuộc sống thoải mái và danh dự cũng không ngăn được ông ta tiếp tục gay gắt lên án Khmer Đỏ và phê bình chính sách của Trung Hoa về điều gọi là “chống Việt Nam cho tới người Khmer cuối cùng.” Đối với ông, phương cách giải quyết vấn đề Kampuchia là thông qua một hội nghị Genève mới, bảo đảm an ninh cho Việt Nam và bảo đảm độc lập của Kampuchia. Ông ta chế nhạo về điều Trung Hoa chủ trương gây áp lực làm cho Việt Nam bị đè bẹp. Những nhà lãnh đạo Trung Hoa hết sức giận dữ về nhữ ng lời phát biểu của ông hoàng ở Bắc Kinh, đặc biệt hồi đầu năm 1980, ông ta bày tỏ ý muốn trở về sống ở Kampuchia như một công dân thường, rằng thực ra họ đã kiểm soát ông ta. Hồi tháng Bảy/1980, khi ngoại trưởng Thái không được dàn xếp để họp với Sihanouk làm cho ông ta giận dữ và thất vọng vì ông ta phải từ Bình Nhưỡng đến để tham dự cuộc họp nầy. Ông ta tuyên bố với báo chí là ông ta nghỉ, không tham gia chính trị nữa. Qua kinh nghiệm hồi tháng Tám/1979, khi Trung Hoa cũng có cách thức như trên để cản trở kế hoạch của ông ta họp với phó tổng thống Mỹ, Walter Mondale, Sihanouk cũng cho như thế là đủ.

Tuy nhiên, các nước Đông Nam Á gây áp lực với Trung Hoa. Trong cuộc thăm viếng đạt được kết quả tốt đẹp ở Bắc Kinh hồi mùa thu/1980, thủ tướng Thái Prem Tinsulanon và thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cả hai đều thúc đẩy Trung Hoa nên bỏ rơi ba tay Khmer Đỏ -Pol Pot, Ieng Sary và Khieu Samphan- nổi tiếng tàn ác- khỏi quyền lãnh đạo và chấp thuận vai trò Sihanouk và Son Sann. Đặng Tiểu Bình thẳng thừng nói với Prem rằng nếu loại trừ ba tay lãnh đạo nầy sẽ làm hỏng ngay tinh thần chiến đấu của Khmer Đỏ đang đóng vai trò nước đệm giữa Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên Đặng chấp thuận đề nghị đưa Sihanouk và Son Sann vào một liên minh với Khmer Đỏ -với một điều kiện “hai ông nầy không phá hoại cuộc chiến đấu chống Việt Nam.”(36)

Trung Hoa có nhiều lý do để lo ngại không chỉ Sihanouk mà thôi mà cả người cọng sự với ông ta trước kia trong vai trò thủ tướng: Son Sann, con người ăn nói dịu dàng, không cả quyết, đang chỉ huy một lực lượng sáu ngàn người của Mặt trận Nhân dân giải phóng Quốc gia Khmer (People's National Liberation Front -KPNLF) do tướng Dien Del chỉ huy đóng trên biên giới Thái-Kampuchia. Son Sann là người kiên trì, chỉ chịu liên minh với Khmer Đỏ khi nào ba tay lãnh tụ nổi tiếng tàn ác nói trên bị loại trừ mà thôi. Ông ta cũng đòi trang bị thêm vũ khí cho binh lính của ông ta trước khi hợp tác với Khmer Đỏ. Ông ta cứ nói đi nói lại hoài không biết chán: “Trước khi vào hang cọp tôi cần có cây gậy.”

Tuy nhiên, Đặng trấn an Lý Quang Diệu rằng Trung Hoa không đòi hỏi Khmer Đỏ nắm lại quyền lực ở Kampuchia. Nếu có một cuộc bầu cử sau khi Việt Nam rút quân thì Khmer Đỏ sẽ bị thất bại. Trung Hoa chấp thuận điều ấy. Đặng hỏi Lý về nhiệt tình mới của ông ta đối với nền dân chủ tư sản: “Ông có chịu Khmer Đỏ cầm quyền sau cuộc bầu cử?” Lý trả lời “Dĩ nhiên” nhưng người ta tin chắc rằng điều ấy chẳng bao giờ có được.(37) Sau chuyến viếng thăm, Lý thấy thỏa mãn với đề nghị triệu tập một hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề Kampuchia và thiết lập một nền cai trị thông qua bầu cử tự do.

Vấn đề bây giờ là các nước ASEAN muốn hình thành một liên minh mới cho Kampuchia trước khi có cuộc họp quốc tế để bàn về Kampuchia. Tháng Hai/1981, phái viên đặc biệt của ASEAN, ông Anwar Sany, một nhà ngoại giao Indonêsia bay đi Bình Nhưỡng để gặp Sihanouk thúc đẩy ông nầy đứng ra lãnh đạo một chính quyền liên minh mới nầy. Việc nầy xảy ra sau khi các đại sứ Trung Hoa và Kampuchia Dân chủ ở Bình Nhưỡng, cả hai đều năn nỉ ông hoàng tham gia liên minh của họ.

Sihanouk bị những áp lực. Ông ta cảm thấy có thể bị mất cơ hội. Hồi mùa thu năm 1979, ông ta tập họp những người ủng hộ ông ta trong một Liên Minh những người Khmer Quốc Gia và đề nghị nói chuyện với Việt Nam để “bảo tồn độc-lập và trung-lập” của Kampuchia. Nhưng sau đó, ba lá thư ông viết cho người bạn cũ Phạm văn Đồng đều không được trả lời. Lời đề nghị công khai của ông được gởi tới cho Heng Samring, người cai trị Kampuchia như một “dân thường” cũng bị lạnh nhạt bác bỏ. Hơn thế, cánh cửa phía Việt Nam dành cho ông giờ đây đóng lại. Ông ta cố gắng tạo ra mục tiêu hỗ tương với Kampuchia Dân chủ để thành lập một chính phủ lưu vong của chính ông ta nhưng chỉ được phương Tây miễn cưỡng chấp thuận. Sihanouk không vui nếu phải rút lui khỏi sân khấu chính trị, quay trở lại với những người cùng tham gia chính trị với ông trong quá khứ. Không những ông ta bị một số người yêu nước lưu vong đã kích về điều họ gọi là lòng ích kỷ trong khi miễn cưỡng tham gia cuộc đấu tranh cho độc lập của Kampuchia, chính hình ảnh của ông như một vị cha già của nước Kampuchia hiện nay và quá trình lịch sử của ông không cho phép ông rút lui khỏi sân khấu chính trị. Ông giải quyết tình trạng tấn thối lưỡng nan bằng cách tuyên bố sẵn sàng bắt tay với Khmer Đỏ và đưa ra nhiều điều kiện để có thể hình thành liên minh mới.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi ông hoàng làm cho thế giới ngạc nhiên bằng việc ông ta tuyên bố sẵn sàng bắt tay với Khmer Đỏ, ông ta trả lời tôi trong một cuộc phỏng vấn như sau. Từ năm 1970, khi ông ta lưu vong lần đầu ở Bắc Kinh, mỗi năm ông ta tới sống ở Bình Nhưỡng -tại tư dinh vĩ đại gồm bốn chục phòng ở bên ngoài thủ đô do chủ tịch Bắc Cao Ly Kim Nhật Thành, một người bạn cũ, ra lệnh xây cho ông. Có giấy chiếu khán do ông hoàng bảo đảm với Kim Nhật Thành, tôi bay tới thủ đô băng giá Bắc Triều Tiên. Ở giữa cuộc phỏng vấn (tại ngôi lâu đài ông ta đang ở có nhiều ngọn đồi chung quanh đang bị tuyết bao phủ trắng xóa và mặt hồ đang bị đóng băng), ông hoàng chỉ vào một cái bàn và nói với giọng cười có vẽ nôn nóng như thường thấy: “Đây là cái bàn tôi sẽ ngồi với Khiêu Samphan để thương thảo. Và rồi sẽ có chuyện bất đồng.” Bày tỏ lòng trong trắng là điều đặc sắc nơi ông, ông hoàng nói: “Bây giờ hay ngày mai, tôi chưa sắp sẵn để trả lời vâng với Khmer Đỏ hay phải tới tháng Mười một (ngày ông ta tuyên bố họp vòng hai với Khiêu Samphan). Tôi cần có thời gian thuận tiện để nói với người Trung Hoa.”

Như Sihanouk tiên đoán, cuộc họp lần đầu với Khiêu Samphan hồi tháng Ba bị thất bại vì những điều kiện ông ta đưa ra khi liên minh với Khmer Đỏ. Trong 9 điều kiện đó, điều kiện nói về tương lai là khó khăn nhất. (39)

Khieu Samphan từ khước điều Khmer Đỏ sẽ buông súng cùng với các lực lượng kháng chiến khác khi đã có quân đội quốc tế đến giữ gìn hòa bình thay thế cho quân đội Việt Nam rút lui. Những biến cố về sau cho thấy Sihanouk đụng tới vấn đề then chốt có tính cách phá hoại quyền lợi Khmer Đỏ và Trung Hoa, về mặt khác, có ảnh hưởng đến các nước không Cọng sản ở Đông Nam Á.

Vú em của Đặng

Các nước ASEAN chẳng hiểu Khmer Đỏ thiếu khôn ngoan như thế nào khi từ chối ý kiến giải giới và từ bỏ quyền lực như là một phần trong công cuộc ổn định tình hình. Các nước nầy thỏa mãn về sự khôn ngoan của Trung Hoa khi họ đồng ý tham gia cuộc họp quốc tế bàn về vấn đề Kampuchia. Tuy nhiên hy vọng đó kéo dài không lâu khi Moscow và Việt Nam nói rõ ra rằng họ không khứng tham gia một cuộc họp như thế. Lại nữa, công việc nầy lại thêm khích lệ vì Trung Hoa cho biết họ không tìm cách bảo vệ ảnh hưởng của họ qua vai trò của Khmer Đỏ. ASEAN tiếp tục gây áp lực để hình thành một buổi họp quốc tế. Một kế hoạch hòa bình hợp lý nhứt có quan tâm đến quyền lợi Việt Nam được các siêu cường hỗ trợ, gồm cả Trung Hoa và Hoa Kỳ. Theo sự tính toán của các nước trong Hiệp Hội Đông Nam Á, họ sẽ lôi kéo Hà Nội vì Hà Nội sẽ bị mất mặt nếu đứng ngoài hội nghị. Các nước ASEAN, đặc biệt là Singapore ngạc nhiên và bực dọc vì tình hình không mấy xuông xẻ.

Tháng Bảy năm 1981, một bản tuyên bố dự thảo triệu tập hội nghị quốc tế về vấn đề Kampuchia (ICK) do ASEAN đề nghị, - thủ tướng Lý Quang Diệu đề khởi- có tính cách hòa giải làm cho Việt Nam ngạc nhiên. Bản dự thảo nầy phản ảnh tính chất thỏa hiệp chung của nước trong Hiệp Hội Đông Nam Á, qua đó cho thấy chính sách gây chiến của Trung Hoa không phục vụ cho quyền lợi của họ. Một nước Việt Nam yếu kém và việc ủng hộ Khmer Đỏ (thân Trung Hoa) sẽ làm nghiêng lệch nghiêm trọng cán cân quyền lực trong khu vực nầy. Xây dựng một chính quyền độc lập và không liên kết ở Kampuchia bằng cách loại Khmer Đỏ qua một cuộc bầu cử là mối quan tâm của Việt Nam và Thái Lan, ngăn không cho Trung Hoa can thiệp vào những vấn đề Đông Nam Á.

Các nước ASEAN bày tỏ “quan tâm chính đáng đối với các nước láng giềng của Kampuchia (ám chỉ Việt Nam) không trở thành một đe dọa hoặc bị nước khác xử dụng để lật đổ hay tấn công vũ trang chống lại ASEAN.” Bản tuyên bố đó bao hàm một ẩn ý đổ lỗi cho Việt Nam can thiệp vào chủ nghĩ phiêu lưu của Khmer Đỏ và sự hiện diện quân sự của Trung Hoa ở Kampuchia. Bản tuyên bố cũng đề nghị viện trợ quốc tế cho Kampuchia để xây dựng lại những gì bị tàn phá trong cuộc chiến tranh Việt Nam xâm lược, sau khi cuộc xung đột ở Kampuchia được giải quyết. Bản tuyên bố đó cũng yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Kampuchia tiếp sau việc giải trừ vũ trang tất cả lực lượng Khmer, tạm thời thành lập một chính quyền để tổ chức bầu cử.

Sau cuộc họp ở Liên Hợp quốc ngày 13 tháng Bảy, bản tuyên bố dự thảo của ASEAN bị Trung Hoa và Khmer Đỏ bác bỏ. Họ chống lại ý định mời đảng Nhân Dân Cách mạng thân Việt Nam tham gia hội nghị. Những lời phát biểu về mối quan tâm chính đối với các nước láng giềng Kampuchia cũng vì áp lực mà không được chú ý tới nữa. Tuy nhiên ASEAN đặt ra vấn đề giải trừ vũ khí các phe phái Kampuchia và thiết lập một chính quyền tạm thời. Các nhà ngoại giao Singapore ngạc nhiên nhận ra rằng việc Đặng bảo đảm với Lý Quang Diệu về một cuộc tuyển cử chẳng có ý nghĩa như đã đề cập. Tại cuộc họp ngày 15 tháng Bảy, đại sứ Singapore tại Liên Hợp quốc Tommy Koh, đại diện các nước ASEAN tự thấy phải đối đầu gay gắt với đại sứ Trung Hoa tại Liên Hợp quốc, Lin Qing. Trước sự hiện diện của 40 quan sát viên, gồm cả các nhà ngoại giao Mỹ, Lin Quing trích dẫn luật pháp quốc tế để bảo vệ Khmer Đỏ. Tuy nhiên, đại sứ Singapore là một khoa trưởng tại trường đại học Singapore, ông nầy lớn tiếng nói: “Thưa ông đại sứ, ít ra tôi cũng biết những điều thuộc về luật pháp quốc tế như ông nói, nhưng luật pháp đâu có phải là không áp dụng cho các nhóm man rợ.” Rồi ông ta bắt đầu thuật lại chi tiết những tài liệu thu thập được ở Kampuchia trong khoảng bốn năm khiến mọi người muốn dựng tóc gáy. Vài người Kampuchia ở trong phòng hội bắt đầu khóc. (40)


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương