Nayan Chanda hoànglonghải



tải về 1.97 Mb.
trang28/35
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.97 Mb.
#13140
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   35

Liên Xô có lý do để vui mừng với vai trò Việt Nam làm “tiền đồn” vì từ lâu họ ôm áp giấc mơ trói buộc Việt Nam vào một liên minh quân sự chống Trung Hoa, và bây giờ, điều ấy thành sự thực. Ngày 3 tháng Mười một, các nhà lãnh đạo Cọng sản Liên Xô và Việt Nam họp nhau ở đại sãnh đường điện Cẩm linh để ký một thỏa hiệp 25 năm hữu nghị và hợp tác. Điều khoản thứ Sáu của thỏa hiệp nầy bảo đảm cho Việt Nam có thể chống lại Trung Hoa. Điều khoản ấy nói rằng “nếu một trong hai nước bị tấn công hoặc bị đe dọa tấn công thì hai bên sẽ thảo luận với nhau nhằm giải trừ mối đe dọa đó, thực hiện những biện pháp thích đáng và có hiệu quả để gìn giữ hòa bình và an ninh của cả hai nước”.(6)

Brezhnev, con người say sưa với chiến thắng không quên bỏ mất cơ hội khoe khoang cú đánh của Liên Xô và vén lên bức màn mỏng để cảnh cáo Trung Hoa. Ông ta tuyên bố thỏa hiệp sẽ làm cho những ai không vui lòng vì tình hữu nghị Xô Việt và cho những ai vui lòng vì sự phân rẽ của khối Xã hội chủ nghĩa, làm cho sự căng thẳng thêm nghiêm trọng ... “thì từ nay trở đi, thỏa hiệp nầy là một thực thể chính trị dù người ta có ưa hay không, người ta cũng phải quan tâm đến nó”. (7)

Thực thể, như nó đã chứng tỏ một cách rõ ràng mấy tháng sau đó, là về mặt quân sự. “Những hành động thích hợp” như nói ở điều Sáu, là bao gồm những tiện nghi dành cho hải quân và không quân Liên Xô ở Việt Nam. Đó là cái giá mà Việt Nam phải trả cho sự bảo đảm của Liên Xô khi họ chống lại Trung Hoa, để nhận đưọc hàng tiếp liệu, mọi thứ vũ khí và trang bị cần đến cũng như viện trợ kinh tế, bao gồm cả viện trợ lương thực khẩn cấp một triệu rưởi tấn lúa. Hồi tháng Tám/1978, khi Hà Nội còn quan tâm đến bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Phạm Văn Đồng đã nói tới điều nguy hiểm khi chỉ liên hệ đến một cường quốc mà thôi. Ông ta nói: “Từ lịch sử bốn ngàn năm của chúng tôi, Việt Nam đã phụ thuộc vào một người bạn lớn, và đó là tai họa.”(8) Tuy nhiên, chỉ ba tháng sau, Việt Nam dính tới một cuộc phiêu lưu quân sự mới. Đất nước nầy lại bị đưa vào đúng vị thế lệ thuộc tai hại vì chỉ liên hệ đến một người bạn mà thôi.

Tại buổi tiệc mừng lễ ký kết thắng lợi, Lê Duẫn tuyên bố bây giờ Việt Nam càng thêm khích lệ để hoàn thành một cách tự hào “nhiệm vụ quốc gia cũng như nhiệm vụ quốc tế cao cả.” Nói một cách khác, có nghĩa là tự bảo vệ chống lại Trung Hoa và can thiệp vào Kampuchia. Việc bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của các nhà lãnh đạo Hà Nội tại Moscow làm cho các quan sát viên cảm thấy tuồng như Việt Nam đã nhận được một “món quà để sống”. Lê Duẫn cúi đầu chào hai lần trước khi lên máy bay phản lực trở về nước hôm 9 tháng Mười một.

Vận chuyển súng đạn về phía Nam

Trong thời gian đoàn đại biểu Việt Nam đang ở Moscow, Trung Hoa bí mật kết thúc những hoạt động kỹ thuật, chuẩn bị cuộc tấn công Việt Nam. Hồi đầu tháng Tám/1978, tình báo Mỹ thu nhận tin tức cho thấy việc chuẩn bị hoạt động quân sự bất thần của quân khu Quảng Châu sát biên giới Việt Nam. Vệ tinh tình báo Mỹ và du khách ở Hoa Nam thấy nhiều phi đội máy bay Mig-19 và Mig-21 của không lực Trung Hoa được chuyển về những phi trường gần biên giới Việt Nam hơn như Nam Ninh và Côn Minh. Chiến xa và pháo hạng nặng cũng dần dần được chuyển về phương Nam. Tới đầu tháng Mười một, kế hoạch chi tiết cho cuộc chuyển quân rộng lớn bao gồm cả thiết giáp, pháo binh và nhiên liệu tới vùng biên giới Việt Nam hoàn tất. Lại có tin đồn khác do tình báo Mỹ thu nhận được cho hay Trung Hoa đã thiết lập đài truyền tin liên lạc bằng luồng sóng ngắn trên một ngọn đồi thuộc tỉnh Quảng Tây. Việc nầy nhằm để bộ Tổng tham mưu Trung Hoa và Quân ủy có thể liên lạc trực tiếp với bộ chỉ huy chiến trường của quân giải phóng Trung Hoa (PLA). (9)

Một trong những nguồn tin hay nhất về việc Trung Hoa chuẩn bị chiến tranh được tình báo Tây phương ghi nhận là hồi đầu năm 1982, do một người đào thoát tiết lộ. Một sĩ quan thuộc một đại đội quân giải phóng nhân dân Trung Hoa từ quân khu Quảng Tây chuồn qua Hồng Kông làm di dân bất hợp pháp được cảnh sát Hồng kông đón nhận. Viên sĩ quan nầy khai với Anh Mỹ rằng hồi cuối tháng Mười một viên chỉ huy đơn vị anh ta đã phân phát một bản tuyên bố nói tới khả năng có thể có chiến tranh với Việt Nam. Sau đó, ngày 11 tháng Chạp, tướng Wei Guoquing, Chủ tịch quân ủy trung ương quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, phát biểu trong một buổi họp ở Nam Ninh, kỷ niệm lần thứ hai mươi ngày thành lập “khu tự trị Quảng Tây-Doang” là Việt Nam đã có nhiều hành động thù địch chống Trung Hoa và Bắc Kinh sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học.” Lời phát biểu ấy của một lãnh tụ thiểu số người Doang 72 tuổi, -người nầy cũng là đồng minh quân sự chính của một người quyền lực mới nổi lên cầm quyền: Đặng Tiểu Bình, đánh dấu thời điểm cuối cùng việc Trung Hoa chuẩn bị xâm lăng Việt Nam.

Vì là lãnh tụ “khu tự trị Quảng Tây-Doang” nằm dọc theo biên giới Việt Nam và vì là thân thuộc với các nhóm dân thiểu số sống ở cả hai bên vùng biên giới Hoa Việt, Wei đã từng tham gia trực tiếp vào việc viện trợ quân sự cho Cọng sản Việt Nam. Khi có cuộc bao vây ở trận đánh Điện Biên Phủ năm 1954, Wei là một trong những cố vấn Trung Hoa bên cạnh bộ chỉ huy quân sự Việt Nam. Trong cao điểm cuộc Cách mạng Văn hóa, khi ông ta là mục tiêu tấn công của Hồng Vệ binh, Wei cố gắng bảo trì liên tục đường viện trợ quân sự xuyên qua lãnh thổ ông. Bây giờ, hai mươi năm sau, nhiệm vụ của Wei là thông báo cho Hồng quân Trung Hoa nhiệm vụ của họ là chống lại Việt Nam “vô ơn.” Ngay sau lời phát biểu đó, bộ tư lệnh quân khu Quảng Tây chuyển đến gần biên giới Việt Nam hơn, và sư đoàn Độc lập số một -người đào thoát thuộc sư đoàn nầy- chiếm đóng một vị trí cách biên giới khoảng một dặm, và bắt đầu huấn tập. (10) Giữa tháng Chạp, một cuốn sách bỏ túi màu đỏ được phân phối cho các đơn vị Hồng quân Trung Hoa trú đóng dọc theo biên giới. Cuốn sách nầy giải thích về quân phục và huy hiệu của các ngành khác nhau trong quân đội Việt Nam.

Khi các hoạt đông quân sự bí mật chống Việt Nam bước vào tiến trình mới là lúc Đặng Tiểu Bình quay lại ve vản các nước không cọng sản ở Đông Nam Á. trong chuyến đi thăm chín ngày qua Thái lan, Mã Lai Á và Tân Gia Ba. Nhiệm vụ của Đặng là trấn an các nước nầy về hảo ý của Trung Hoa, như là người gìn giữ an ninh khu vực và ủng hộ các nước nầy đối đầu với Việt Nam. Mặc dù Trung Hoa tránh bày tỏ thù địch với các nước không-Cọng sản nầy từ hồi đầu thập niên 1970, và mặc dù từ năm 1975 đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước nầy, ngoại trừ một vài quốc gia trong khối ASEAN, quan hệ giữa họ với nhau vẫn còn lạnh nhạt. Thương mãi và văn hóa có phát triễn, nhưng việc Trung Hoa ủng hộ bọn phiến loạn Cọng sản ở Thái Lam và Mã Lai đã để lại một bầu không khí nghi ngờ, treo lững lơ trên quan hệ với các nước nầy. Bắc Kinh giải thích quan hệ hữu nghị giữa một quốc gia với

một quốc gia không liên can gì đến quan hệ anh em giữa đảng và đảng chẳng thuyết phục được ai. Mặc dù Trung Hoa phủ nhận, chính phủ các nước trong hiệp hội Đông Nam Á biết rõ chương trình phát thanh của đảng cọng sản Mã Lai và Thái Lan kêu gọi đấu tranh vũ trang chắc chắn phát đi từ đài chuyển vận ở Vân Nam, và vũ khí cũng như tiền bạc là do Bắc Kinh tài trợ. Việc bảo đảm công khai của thủ tướng Phạm Văm Đồng đối với các nước ASEAN vài tuần trước khi Đặng tới, là Việt Nam không ủng hộ các cuộc nổi dậy làm cho Trung Hoa lúng túng. Hoặc là họ theo chân Việt Nam và bỏ rơi những nguyên tắc căn bản mà họ theo đuổi từ lâu, hoặc duy trì thế đứng làm cho Hà Nội dễ tuyên truyền về mối đe dọa của Trung Hoa đối với khu vực Đông Nam Á.

Đặng giải quyết tình trạng tấn thối lưỡng nan bằng cách tấn công: “Tôi không bắt chước Phạm Văn Đồng bằng cách nói láo.” Ông ta tuyên bố như vậy trong một buổi họp báo tại Băngkok khi được hỏi về quan hệ của Trung Hoa với Cọng sản Thái. “Chân thật là điều kiện ưu tiên cho quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia.” Trong khi duy trì vị thế căn bản ủng hộ tinh thần cho các đảng Cọng sản anh em, Đặng hứa riêng với thủ tưóng Thái Kriangsak là Trung Hoa sẽ chấm dứt viện trợ cho đảng Cọng sản Thái Lan. Ông ta biện luận rằng nếu Trung Hoa công khai ngừng ủng hộ cho đảng cọng sản Thái thì Liên xô sẽ nhảy vào, điều nầy chẳng có lợi gì cho cả Trung Hoa lẫn ASEAN.

Thời gian để chinh phục bạn hữu

và ảnh hưởng nhân dân

Tuy nhiên, nếu Việt Nam không coi việc quấy rối là chính sách để làm mất uy tín Trung Hoa thì việc ký kết thỏa hiệp hữu nghị Việt Xô chỉ hai ngày trước khi Đặng tới Thái Lan là một sự tuyên truyền trời cho. Việc công bố thỏa ước mới được ký nầy làm lung lay nghiêm trọng lòng tin của các nước Đông Nam Á đối với chủ trương của Việt Nam CS cho rằng họ là một quốc gia độc lập và không liên kết, làm cho các nước ASEAN càng thêm nhạy cảm về lời tuyên bố của Đặng cho rằng Liên xô là “đại bá” đang khuyến khích “Việt Nam tiểu bá”

Trong một buổi họp hạn chế ngày 6 tháng Mười một, trong đó chỉ có một phụ tá, một thông dịch viên và một người ghi chép được tham dự, Đặng làm cho thủ tướng Thái Lan Kriangsak kinh ngạc vì sự chân thật và khó chơi của ông ta. Đặng nói: “Có khả năng Phnom Pênh sẽ sụp đổ. Đó không phải là lúc chấm dứt mà chính là lúc khởi đầu một cuộc chiến.” (12)

Ông ta nói Trung Hoa không cùng quan điểm với chính sách của Pol Pot, nhưng sẽ không bao giờ cho phép khu vực có tính cách chiến lược nầy rơi vào tay Việt Nam. Ông ta nói: “Trung Hoa sẽ không bao giờ làm ngơ đứng ngoài. Chúng tôi sẽ có biện pháp thích đáng.” Đặng nói bóng gió nhưng rõ ràng là Trung Hoa sẽ trừng phạt Việt Nam bằng quân sự. Mấy ngày sau, Đặng cũng nói như vậy với các nhà lãnh đạo Tân Gia Ba. Phó thủ tướng Tân Gia Ba Sinnathamby Rajaratnam, người ngồi họp với Đặng nói rằng “Người Trung Hoa chẳng bao giờ đa cảm, nhưng khi thủ tướng Lý Quang Diệu hỏi Đặng về người Việt Nam thì lần đầu tiên tôi thấy mắt ông ta long lanh. Thật vậy. Tôi cho rằng không phải giả bộ. “Những kẻ vô ơn nầy cần phải bị trừng phạt. Chúng tôi đã viện trợ cho họ 20 tỷ bạc. Trung Hoa đã đổi mồ hôi, máu và chứng kiến những gì xảy ra.” Lý hỏi Đặng trừng phạt Việt Nam như thế nào. “Chúng tôi có nhiều phương cách.” Đặng nói một cách bí ẩn. Hồi tháng Bảy/1978, mặc dù Trung Hoa quyết định “dạy cho Việt Nam một bài học” đã được trả lời bằng chính sách của Việt Nam đối với Hoa kiều thì bây giờ Đặng lại nói vì an ninh và ổn định của vùng Đông Nam Á, đặc biệt với Thái lan, Trung Hoa phải chống lại Việt Nam. Đặng vẽ ra một viễn ảnh bằng những lời tiên đoán đáng kể, như những biến cố về sau chứng minh, Việt Nam tấn công ồ ạt vào Kampuchia và cuộc kháng chiến lâu dài của người Kampuchia. Trong cuộc chiến tranh chống Việt Nam bành trướng, Trung Hoa và Thái Lan cần hợp tác chặt chẽ. Thủ tướng Thái Lan, người thưc hiện chính sách cân bằng theo truyền thống Thái Lan, dè dặt để khỏi bị lôi cuốn vào một cuộc chiến của các nước Cọng sản. Ông ta chỉ hứa có hành động khi tình hình cho phép. (13)

Tuy nhiên, ông ta chấp thuận yêu cầu của Trung Hoa cho một đường bay tới Phnom Pênh xuyên qua không phận Thái. Sự căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Lào, đồng minh của Hà Nội khiến Bắc Kinh thấy cần xử dụng một đường hàng không tới Phnom Pênh được bảo đảm. Bây giờ cũng là lúc Trung Hoa cần gia tăng khối lượng vật liệu và cố vấn tới Kampuchia đang bị vây hãm.

Thực ra, trong khi Đặng thực hiện chuyến đi quanh các nước vùng Đông Nam Á thì một đoàn đại biểu khác của Trung Hoa, do một ủy viên bộ chính trị lãnh đạo, Uông Đông Hưng, tới Kampuchia. Cuộc viếng thăm nầy nhằm bày tỏ sự ủng hộ của Trung Hoa dành cho Kampuchia trong khi nước nầy đang ở trong tình trạng càng lúc càng có nhiều triệu chứng cho thấy Việt Nam đang chuẩn bị một cuộc tấn công rộng lớn. Uông Đông Hưng, người cận vệ Mao trước kia và đối thủ chính trị của Đặng, người được chọn để truyền đạt một bức diện không vui gì cho người “bạn tả phái” ở Phnom Pênh. Dù ông ta công khai xác nhận sự ủng hộ của Trung Hoa đối với nhân dân Kampuchia “Chiến đấu để bảo vệ nền độc lập, cai trị và toàn vẹn lãnh thổ” nhưng ông ta đắn đo, tránh không đưa ra một cam kết rõ ràng nào về sự đáp ứng quân sự cho Kampuchia. Sự thực, ông ta nói rằng bọn xâm lược “có thể hùng hổ một lúc” nhưng cuối cùng sẽ bị thất bại. Tuồng như ông ta chủ trương một cuộc kháng chiến du kích trường kỳ hơn là nhờ sự ủng hộ quân sự từ bên ngoài. (14)

Về sau, nhiều tiết lộ cho thấy Việt Nam triển khai lực lượng của họ từ hồi mùa Thu/ 1978 làm cho Pol Pot giao động đối với lòng tin của y cho rằng Việt Nam không thể thắng nổi Kampuchia. Một bằng chứng hay ho cho thấy Khmer Đỏ đã ngạc nhiên vì Trung Hoa từ chối lời yêu cầu của Laurence Pisq, một cán bộ nhiệt tình sinh ở Pháp, ông nầy kết hôn với một cán bộ cao cấp Khmer Đỏ trong bộ ngoại giao và làm việc tại Phnom Pênh trong vai trò thông dịch và đánh máy. Picq dịch một bài diễn văn của nuớc chủ nhà đón chào Uông. Tuy nhiên, một khoảng thời gian ngắn trước buổi tiếp tân, người chồng chạy hết hơi trở về yêu cầu bà vợ bỏ một đoạn và đánh máy lại bài diễn văn. Đoạn văn đó nói: “Chính phủ nước Kampuchia Dân chủ và đảng Cọng Sản tin chắc vào sự giúp đỡ của quân đội nước Trung Hoa anh em khi cần thiết”. (15) Lời kêu gọi giúp đỡ của Kampuchia được Uông chứng kiến, và chủ nghĩa cấp tiến điên rồ cũng như xã hội rối loạn cũng được các đồng minh chính trị của Đặng là Hồ Diệu Bang và Yu Qiuly quan sát thấy,-Hồ Diệu Bang và Yu Qiuly là thành viên trong phái đoàn của Uông,- họ cung cấp tài liệu đầu tiên cần thiết cho cuộc thảo luận về chính sách chủ yếu đối với vai trò của Trung Hoa ở Đông Dương.

Đặng nhận lãnh vai trò kiểm soát

Một thời gian ngắn sau các chuyến viễn du của Đặng và Uông, bộ chính trị mở cuộc họp lớn ở Bắc Kinh. Chương trình nghị sự gồm những vấn đề nội bộ, chính sách quan hệ với Hoa Kỳ và Đông Dương. Hội nghị nầy kéo dài từ 11/11 đến 15 tháng 12, cho thấy đây là giao điểm trong sinh hoạt chính trị của Trung Hoa, đánh dấu việc thiết lập quyền kiểm soát của Đặng, điều nhà nghiên cứu về Trung hoa, Jurgen Domes gọi là “CC bảng kiểm soát điện” -những đòn bẩy quyền lực chính của ủy ban trung ương đảng. (16) Đặng khéo léo điều khiển một cuộc vận động, tập hợp và quảng bá những người ủng hộ ông trong ủy ban trung ương để thay đổi thành phần bộ chính trị. Bốn người ủng hộ ông ta - gồm cả vợ góa Chu Ân Lai, bà Đặng Dĩnh Châu được bầu vào bộ chính trị, và người ủng hộ ông ta mãnh liệt nhứt, Zhao Zhiyang, được bầu làm tổng bí thư ủy ban trung ương. Một số lãnh đạo khác, những người đạt địa cao trong cuộc Cách mạng Văn hóa và chống lại chính sách kinh tế thực tiễn của Đặng - Chủ tịch Hoa Quốc Phong, thủ trưởng an ninh Uông Đông Hưng và thị trưởng Bắc Kinh Wu De -buộc phải làm bản tự kiểm và chấp thuận giảm bớt quyền lực. (17)

Sự củng cố quyền lực của Đặng bên trong đảng giờ đây có thể làm cho ông ta xúc tiến chính sách ngoại giao không ai có thể tranh cải như trước kia. Sự lu mờ của các nhà lãnh đạo tả khuynh -một số trong bọn họ đã từng thăm Kampuchia và ủng hộ mạnh mẽ Khmer Đỏ -làm gia tăng ảnh hưởng đường lối của Đặng đối với khoảng cách ý thức hệ của Trung Hoa và Khmer Đỏ, xây dựng một liên minh rộng rãi với các nước không Cọng sản để bẻ gãy sức tấn công của Việt Nam. Nhà sử học King C. Chen tin rằng việc thảo luận về chính sách ngoại giao trong cuộc họp tập trung vào vấn đề “can thiệp hay không can thiệp” và một vài thành viên có khuynh hướng diều hâu. Uông Đông Hưng thuật lại lời cầu xin của Pol Pot là Trung Hoa nên gởi quân tới. Chính ủy hải quân Su Zhenhua đề nghị Trung Hoa nên phái hạm đội Đông Hải tới Kampuchia để giúp đỡ nước nầy giữ vững mặt biển. Nguyên chỉ huy trưởng quân sự Quân khu Quảng Tây Xu Shiyou muốn chỉ huy quân của ông ta tấn công Việt Nam. (18)

Tuy nhiên, Đặng và bạn hữu ông ta tranh cải mạnh mẽ, chống lại việc Trung Hoa can thiệp trực tiếp: Điều nầy phản lại những nguyên tắc của Trung Hoa mà cũng chống lại việc hiện đại hóa Trung Hoa đang theo đuổi. Geng Biao ủy viên bộ chính trị cho rằng “Nếu chúng ta gởi quân đội Kampuchia thì chúng ta sẽ tạo ra những ấn tượng gì trong con mắt của các nước Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới? Hơn nữa, đối với sự thất bại khi xây dựng một mặt trận liên hiệp chống bá quyền bằng cách đoàn kết với các nước trong khối thế giới thứ ba, chúng ta sẽ trở thành một cường quốc bá quyền mới.” Ông ta cho rằng Moscow thực sự hy vọng Trung Hoa gởi quân đội tới Kampuchia. Lúc đó, Liên xô sẽ vận động thế giới chống lại Trung Hoa, và như thế sẽ làm trở ngại cho công việc hiện đại hóa. (19)

Mặc dù chống việc gởi quân tới Kampuchia, Đặng vận động đảng thực hiện kế hoạch của ông ta trừng phạt Việt Nam. Ông ta cho rằng trước hết là để “tự bảo vệ để khỏi bị tấn công” đối với Việt Nam sẽ không lôi kéo Liên Xô mở cuộc tấn công lớn vào Trung Hoa. Nhắc lại tin tình báo quân sự Mỹ cho biết việc quân đội Liên Xô triễn khai dọc theo biên giới Nga-Hoa, ông ta cho rằng quân đội nầy không thể tiến nhanh vào Bắc Kinh. Trung Hoa có thể cầm chân các cuộc tấn công nhỏ của họ. Thứ hai nữa, việc Trung Hoa tấn công vào Việt Nam có thể coi như “tự vệ” thay vì đưa quân vào Kampuchia, sẽ không tạo ra phản ứng quốc tế bất lợi cho Trung Hoa. Thứ ba, biện pháp trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến bốn hiện đại của Trung hoa, thực tế sẽ ngăn Việt Nam tránh khỏi những xáo trộn trong tương lai. Ông ta cho rằng nếu Trung Hoa đạt được 70% mục tiêu quân sự thì 30% thất bại được coi như là sự cổ xúy cho việc cải cách quân đội. Ông ta cho rằng, điều quan trọng nhất, việc xâm lăng của Trung Hoa và việc rút lui khỏi Việt Nam sẽ cho Liên Xô và Việt Nam thấy rõ quyết định và khả năng của Trung Hoa có thể bẻ gảy vòng bao vây của họ. Chiến lược toàn cầu của Liên Xô sẽ suy thoái ở châu Á. Đặng kết luận như vậy. (20)

Không những hội nghị đồng ý quyết định nầy của Đặng mà còn hỗ trợ chính sách liên minh với Hoa Kỳ của Đặng, hứa hẹn vị thế vững mạnh của Trung Hoa đối với vấn đề Đài Loan. Michel Oksenberg sau nầy ghi nhận rằng, hành động quân sự bất ngờ chống Việt Nam “gia tăng lưu tâm hoàn tất việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Nó cũng tăng cường sức mạnh của Đặng chống lại sự chống đối còn tiềm tàng, hóa giải mọi sự để đạt tới thỏa thuận.” (21)

Việc vươn lên ngôi vị vững chắc ở trong đảng của Đặng liên hệ trực tiếp việc chấp nhận chương trình kinh tế thực tiễn, kế hoạch của ông ta trừng phạt Việt Nam là ý muốn của ông thiết lập quan hệ hoàn toàn với Hoa Kỳ. Trong sự trùng hợp lịch sử, cá nhân Đặng và sự tính toán về chính sách Đông Dương của ông lại ăn khớp một cách hoàn hảo với chính sách của Carter. Như sau nầy Oksenberg ghi nhận, ngày 2 tháng 11, khi tổng thống Carter gởi cho Đặng đề nghị cuối cùng về quan hệ bình thường giữa hai nước vào ngày dự định 1 tháng Giêng/1979, ông ta “bắt đầu nghĩ tới ba sự thành đạt đặc biệt để công bố cho nhân dân Mỹ trước ngày nghỉ lễ Giáng Sinh, hoàn tất thỏa hiệp ở Camp David, bình thường quan hệ với Trung Hoa và SALT II”. (22)

Thời gian để người Mỹ lên tàu

Một ngày sau khi đề nghị của tổng thống Carter được thông báo cho Bắc Kinh, hiệp uớc liên minh quân sự Việt-Xô cũng hoàn thành, và ba ngày sau đó, Đặng viếng thăm các nước Đông Nam Á.. Ở một khúc quanh mai mỉa của lịch sử, các thế lực chính trị nội bộ ở Hoa Thạnh Đốn và Bắc Kinh -nói một cách rõ ràng là những vận động của Brzezinski chống Vance và Holbrooke và những âm mưu chính trị của Đặng với cánh tả của đảng CS Trung Hoa và tình hình chiến lược, tuồng như tập trung vào việc thúc đẩy liên minh Hoa-Mỹ tiến nhanh hơn trong khi bóng đen chiến tranh hiện ra ở chân trời. “Mãi đến tháng Mười một, tháng Chạp, trong hội nghị, Hoa Quốc Phong vẫn cương quyết chống lại việc bình thường hóa với Hoa Kỳ nếu như hiệp ước ấy bao gồm luôn cả liên hệ của Hoa Kỳ với Đài Loan.” Hai năm sau, một quan chức thuật lại với tôi như trên. Chỉ ra mối đe dọa của liên minh Việt-Xô đang càng lúc càng bành trướng đối với cả Trung Hoa cũng như đồng minh của nó là Kampuchia, Đặng thuyết phục được rằng uyển chuyển về vấn đề Đài Loan là một cái giá đối với việc hợp tác nhiều mặt của Hoa Thạnh Đốn.

Nhân vật hàng đầu của Trung Hoa nói bóng gió rằng họ có thể hòa giải với Đài Loan vào ngày 4 tháng Chạp năm 1978 - đúng hai ngày sau khi Hà Nội thông báo việc thành lập mặt trận kháng chiến (KNUFNS) chống Pol Pot ở Kampuchia. Ngày hôm đó, khi đại sứ Woodcock tiến hành cuộc họp với quyền ngoại trưởng Hàn Niệm Long để thảo luận đề nghị bình thường hóa quan hệ của Mỹ trước kia, ông ta chú ý ngay tới sự thay đổi nhân sự. Hai phụ tá thuộc tả phái nổi tiếng, những người nầy thường hiện diện trong các buổi họp thảo luận về vấn đề quan hệ bình thường trước kia, Vương Hải Dung, cháu gái của Mao và Nancy Đường, người mới được chọn làm thông dịch viên, bị thay thế bằng hai nhà ngoại giao chuyên môn. Hàn Niệm Long cũng vậy, cũng có giọng điệu khác. Trung Hoa không còn đòi dùng võ lực với Đài Loan nhưng chống lại bất cứ một lời tuyên bố đơn phương nào của Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng một tương lai hòa bình cho Đài Loan. Trung Hoa không “công khai chống lại vấn đề Đài loan”. Chấm dứt buổi họp, Hàn nói rằng phó thủ tướng Đặng sẽ tiếp đại sứ Woodcock trong một ngày gần đó.

Ngày 13 tháng Chạp, trong khi Woodcock bước vào Đại Sãnh Đường Nhân Dân Bắc Kinh để tham dự buổi họp đầu tiên với Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo Trung Hoa, một người không được Hoa Kỳ biết đến nhiều, giành được quyền lãnh đạo tối cao đảng Cọng sản Trung Hoa, chủ trương tấn công trừng phạt Việt Nam. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao hoàn toàn với Hoa Kỳ và chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Đặng (Hai ngày trước tổng thống Jimmy Carter đã chuyển lời mời đến ông ta) theo Đặng tính toán, sẽ đem lại cho Trung Hoa một cơ hội lý tưởng để gặt hái thêm một vài hỗ trợ chống lại Moscow và củng cố kết quả liên minh với Hoa Kỳ trước khi mở cuộc tấn công Việt Nam. Về sau, Woodcock nói với tôi rằng từ hồi tháng Mười một/1978, thỉnh thoảng ông ta có nhận được những bản tin tình báo về việc Trung Hoa chuyển quân tới gần biên giới phía nam nhưng ông ta “hơi bi quan” về khả năng tấn công của Trung Hoa. (23)

Trong bất cứ trường hợp nào, một số ít những người lập chính sách có liên quan đến các buổi họp tối mật với Bắc Kinh hầu như hoàn toàn có nhiệt tình với việc xây dựng lại quân đội Trung Hoa, và không quan tâm đến việc chuẩn bị tấn công Việt Nam CS. Điều Hoa Kỳ muốn là Trung Hoa sẽ trở thành người hợp tác với họ chống Moscow. Trung Hoa không thể dùng quan hệ với Hoa Thạnh Đốn để dương oai diệu võ ở trong khu vực nầy và cũng không để xảy ra hay làm điều gì phiền tới người Mỹ. Sự thất bại của Hoa Kỳ là cảm thấy thất vọng khi Trung Hoa muốn dùng quan hệ Hoa-Mỹ đạt tới một mức độ cao mà Đài Loan dù muốn cũng không đạt tới được.

Vì không biết âm mưu của Trung Hoa, Woodcock ngạc nhiên một cách thích thú khi thấy Đặng mau lẹ chấp thuận những gì do Mỹ đề nghị. Đặng nói, trước sự ngạc nhiên của Woodcock: “Chúng tôi chấp thuận những gì Hoa Kỳ soạn thảo và chấp thuận lời mời của tổng thống sang thăm quí quốc.” Tuồng như Đặng vội vã sang thăm Hoa Kỳ. Ông ta nói rằng ông muốn trong vòng một tháng việc quan hệ bình thường sẽ xong -tháng Giêng/1979(24) Sự thỏa thuận của Đặng đặc biệt ngạc nhiên, kể từ khi Hoa Kỳ đề nghị và bây giờ ông ta chấp thuận lại chính là điều trước kia ông ta từ chối khi Vance đưa ra hồi tháng Tám/1977. Bây giờ Carter đề nghị Hoa Kỳ duy trì thỏa hiệp phòng thủ hoàn toàn với Đài Loan thêm một năm, tiếp tục bán các vũ khí đã chọn cho Đài Loan sau khi thỏa hiệp phòng thủ nầy hết hạn kỳ và Trung Hoa không có mâu thuẫn gì với Hoa Kỳ, về quan tâm của Hoa Kỳ đối với những hành động của Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan.

Carter bị giao động vì những đáp ứng của Đặng. Những điểm chính yếu về thỏa hiệp quan hệ bình thường cuối cùng đã dặt được nhưng ông ta không muốn tin tức đó bị tiết lộ ra, tạo nên sự chống đối của phía bạn hữu của Đài Loan ở Quốc hội. Thay vì chờ đợi công bố vào ngày 1 tháng Giêng như chương trình đã dự liệu từ đầu, ông ta quyết định thông báo tin tức đó tức thì. Carter cho rằng “Ngược lại, tôi làm cho Đặng ngạc nhiên.” Theo chỉ thị của ông ta, Woodcock đến thăm Đặng vào buổi sáng ngày 14 tháng Chạp và đề nghị thỏa hiệp sẽ được công bố vào ngày hôm sau. Thỏa hiệp cuối cùng về thời gian công bố chưa bàn xong. Carter cũng chưa được yêu cầu công bố thỏa hiệp, bản thông báo về bình thường ngoại giao chưa kết thúc. Đặng ngạc nhiên nhưng ông ta đồng ý.

Sự thay đổi cảnh sắc nầy cho thấy cú đánh cuối cùng dành cho Vance trong cuộc xung đột giữa ông ta với Brzezinski về vấn đề Trung Hoa. Chính sách của Vance là cân bằng quan hệ với cả hai nước Việt Nam và Trung Hoa bị thất bại khi những khuyến cáo của ông về bình thường quan hệ với Việt Nam bị xếp lại để thiết lập liên hệ với Trung Hoa. Giờ đây, mối quan tâm của ông là hậu quả lá bài Trung Hoa đối với quan hệ Mỹ - Moscow, một thời gian ngắn ngủi để thi hành, Vance đồng ý vào ngày 1 tháng Giêng, một ngày được chọn để lập quan hệ bình thường với Trung Hoa. Tuy nhiên, ông ta không muốn việc bình thường ấy được công bố trước ngày ông ta, theo lịch trình, sẽ gặp ngoại trưởng Liên Xô Andrey Gromyko vì nó có thể làm đão ngược kết quả thỏa hiệp SALT thương thảo lâu dài mới có được. Tuy nhiên, ngày 14 tháng Chạp, Carter gọi ông ta đang ở Jerusalem cho biết rằng quan hệ bình thường với Trung Hoa sẽ tiến hành vào ngày 15 tháng Chạp, có nghĩa là trước ngày Vance gặp Gromyko. Vance viết trong hồi ký: “Tin đó là một cú sốc. Vào giờ phút nghiêm trọng, Brzezinsky đã khóa tay (thứ trưởng ngoại giao Warren Christopher và phụ tá ngoại trưởng Richard). Holbrooke bị gạt ra ngoài quyết định trong vòng 6 giờ đồng hồ. Họ không thể báo cho tôi biết những gì xẩy ra.” (26)


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương