Nayan Chanda hoànglonghải



tải về 1.97 Mb.
trang31/35
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.97 Mb.
#13140
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   35

Theo ông ta thì có ba điều: Mạc Tư Khoa sẽ lên án bằng miệng, hoặc mở ra các cuộc tấn công trừng phạt giới hạn dọc theo biên giới Nga-Hoa, hoặc mở ra một cuộc tấn công toàn bộ. Ông ta cho rằng điều tiên liệu thứ ba nói trên khó có thể xảy ra và có khả năng nhứt là điều tiên liệu thứ nhứt. Ông ta nói Trung Hoa chuẩn bị đối đầu với điều có thể xảy ra như trong dự đoán số hai. (70)

Mai mỉa thay, điều Đặng tin Liên Xô không có phản ứng là dựa trên việc Liên Xô bị ràng buộc vào thỏa hiệp SALT II -chính cái thỏa hiệp mà ông ta từng lên án. Dự đoán của Đặng (sau nầy chứng tỏ là đúng), là Liên Xô thấy quá lợi ích trong thỏa hiệp SALT II nên không muốn liên hệ vào các vấn đề thù địch khác. Hoa Kỳ cũng hy vọng gây áp lực với Mạc Tư Khoa để khỏi gây ra nguy cơ vũ trang giới hạn vì thỏa hiệp SALT bằng cách thực hiện một hành động quân sự chống lại Trung Hoa. Đặng nói với cả Mỹ lẫn Nhật cuộc xâm lược có giới hạn và không kéo dài quá 20 ngày, và có lẽ ông ta hy vọng sẽ có sự trấn an điện Cẩm Linh. (71)

Tuy nhiên, Bắc Kinh không chỉ dựa vào Mỹ và Nhật. Ngày 12 tháng Hai, một nhà ngoại giao Pháp còn trẻ ở Manila ngạc nhiên vì được Xiao Fei gọi tới. Ông nầy là một đồng sự, mời dự một tiệc rượu với người quen. Ông ta vội tham dự cuộc họp mặt. Buổi tiệc đơn giản chiều hôm đó được tổ chức ngay trong văn phòng tòa đại sứ Pháp. Xiao hổn hển tuyên bố lý do cuộc hop mặt. Ông ta nghiêm nghị nói rằng Trung Hoa đã tới cùng kế và sẽ trừng phạt Việt Nam trong một thời gian ngắn tới đây. Ông ta trấn an: “Giống như cuộc trừng phạt của chúng tôi với Ấn Độ hồi năm 1962, cuộc tấn công cũng giới hạn trong cả hai mặt không gian và thời gian.” Nhà ngoại giao Pháp hỏi Liên Xô có đồng ý không? Xiao trả lời một cách tin tưởng: “Họ bảo đảm rằng họ sẽ không can thiệp.” Nhà ngoại giao Pháp ngạc nhiên sự tiết lộ kỳ dị về cuộc chiến tranh sắp xẩy ra và đánh điện về cho Quai D'Osay. Do lộn xộn thường có trong công viêc thư lại, bức điện ngày 12 tháng Hai của nhà ngoại giao trẻ người Pháp thông báo về cuộc xâm lược của Trung Hoa chỉ về tới Paris sau khi cuộc chiến tranh đã xảy ra được một ngày. (72)

Do đó, Paris không có cơ hội để thông báo cho Hà Nội cũng như thăm dò phản ứng của Liên Xô đối với lời tuyên bố của Trung Hoa, nhưng người ta thấy an toàn vì biết có sự hạn chế của cuộc chiến nầy và Liên xô cũng nắm được điều đó trước buổi sáng ngày 17 tháng Hai, khi hàng trăm trọng pháo bắn nát vùng biên giới Việt Nam.

Buổi sáng ngày 16 tháng Hai, giờ Hoa Thạnh Đốn, đúng 6 tiếng đồng hồ trước khi trận chiến nổ ra, đại sứ Trung Hoa tại Hoa Kỳ, Chai Zemin chuyển tới tòa Bạch Ốc một bức điện thông báo việc Trung Hoa bắt đầu “tự bảo vệ” chống lại Việt Nam. Bắc Kinh chọn đúng thời điểm. Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ Atal Behari Vajpayee đang viếng thăm Trung Hoa sau mười năm quan hệ hai bên “băng giá” tiếp sau cuộc chiến hồi 1962. Một ít người, chắc chắn không có Việt Nam trong đó- nghĩ rằng Trung Hoa làm hỏng quan hệ mới trở lại nầy bằng cách tấn công một nước bạn của Ấn Độ trong khi Vajpayee đang thăm viếng Trung Hoa. Thực ra, Hà Nội hết sức tin tưởng, ngày 16 tháng Hai, thủ tướng Phạm Văn Đồng có đại tướng Văn Tiến Dũng, tham mưu trưởng và các nhà lãnh đạo cao cấp khác rời Hà Nội đi Phnom Pênh trong cuộc thăm viếng bốn ngày để thắt chặt quan hệ với một quốc gia mới thành lập. (73)

Vũ khí mới, Chiến tranh cũ

Trước bình minh sáng thứ bảy ngày 17 tháng Hai, khi màn sương dày còn bao phủ những ngọn đồi trên biên giới Hoa-Việt, quân đội Nhân dân Trung Hoa mở đầu cơn giận dữ điên cuồng. Mức độ tấn công lúc bây giờ khác hẵn với trận đánh năm 1788 trước kia, khi hoàng đế Mãn Châu Ch' ien Lung gởi các đơn vị kỵ và bộ binh viễn chinh để đưa một người ông ta đã chọn lên làm vua ở Hà Nội. Hàng trăm đại bác 130ly, đại bác tầm xa 122ly, các dàn phóng hỏa tiễn đa năng đổ lửa xuống biên giới Việt Nam với mức độ một giây một quả. Sau nầy, một nhà báo Mỹ đi thăm vùng biên giới thuật lại: “Mức độ pháo dày đặc, tiếng nổ rền như tiếng bom B-52.” Rồi ông ta nói thêm: “Ít ra thì cũng như tiếng đập nước chảy kéo dài trong 20 phút hơn là chỉ kéo dài một phút hay ít hơn như khi máy bay Mỹ bỏ bom.” (74)

Rồi như nước lũ tràn qua đập, 85 ngàn binh lính Trung Hoa, có xe thiết giáp yễm trợ, tràn qua Việt Nam tại 26 địa điểm dọc theo biên giới. Trong khi sức tấn công chính thì thu hẹp vào 5 cửa ải dẫn tới các thành phố lớn, lực lượng quân xâm lược mở rộng mạng lưới tiêu diệt hết các đồn bót Việt Nam. Với chiến thuật “biển người” quân Trung Hoa xử dụng trong chiến tranh Cao Ly, hàng ngàn binh sĩ cố gắng đánh bật quân du kích và cảnh biên trên những ngọn đồi và vực sâu. Như sau nầy Bắc Kinh thừa nhận, chiến thuật đó cho thấy là một tai họa. Trung Hoa không tiên liệu được cái bẫy sập do Việt nam đưa ra bằng hệ thống hầm hố và công sự chằng chịt xây dựng trên vùng biên giới. Chỉ trong vòng ba ngày đầu, Trung Hoa chịu thiệt hại nặng, số thương vong rất cao vì hệ thống súng máy bắn ra từ các công sự chiến đấu và mìn bẫy.

Bắc Kinh xác nhận sự thất bại bằng việc thay thế tướng Xu Shiyou, chỉ huy cuộc tấn công bằng môt vị tuớng trẻ hơn, Dương Đắc Chí (Yang Dezhi), biệt danh là “tướng luôn luôn chiến thắng” vì những chiến công của ông trong chiến tranh Cao Ly. Ông ta bỏ ngay chiến thuật biển người và ra lệnh gia tăng các cuộc tấn công có pháo binh và xe tăng yễm trợ. Trong mười ngày chiến đấu, các đạo quân có xe tăng yễm trợ từ từ tiến sâu vào nội địa khoảng 20 hay 30 dặm, và sau nhiều trận đánh dữ dội họ chiếm được các thành phố lớn như Lai Châu, Lao Cai, Hà Giang và Cao Bằng. Với chiến thuật tiền pháo, hậu xung (tấn công có xe tăng yễm trợ), ngày 27 tháng Hai, Trung Hoa bắt đầu tấn công Lạng Sơn -thành phố lớn độc nhất còn lại trên vùng biên giới. Đây là trận đánh gay go nhất trong toàn bộ chiến dịch. Sau khi chiếm các cao điểm chung quanh thành phố buồn bã do Pháp xây dựng nầy, quân Trung Hoa phải đánh chiếm từng căn nhà một, từng công sự một để đánh bật quân phòng ngự. Tới 2giờ 40 chiều ngày 5 tháng Ba, Trung Hoa hoàn toàn chiếm đóng thành phố Lạng Sơn và mở ra con đường tiến xuống đồng bằng sông Hồng Hà. Thành phố hoàn toàn sụp đổ, rãi rác đầy xác đồng chí mà nay đã biến thành kẻ thù. Trong vòng mấy tiếng đồng hồ, Bắc Kinh tuyên bố quân tiền đạo của họ đã chiếm được các mục tiêu. Cùng ngày hôm đó, họ bắt đầu rút quân khỏi vùng họ chiếm đóng.

Cuộc “chiến tranh giáo hóa” kéo dài 16 ngày để lại một đường cắt dài bằng sự tàn phá của họ dọc theo biên giới Hoa-Việt. Mĩa mai là vùng nầy, trước kia, trong chiến tranh, các cuộc ném bom của Hoa Kỳ dành riêng, không đụng tới. Vì sợ đụng tới lãnh thổ Trung Hoa mà không báo trước, Hoa Kỳ không oanh tạc các thành phố biên giới, coi như là vùng ngoại ô của Hà Nội, nơi có nhiều tòa lâu đài bằng gạch được xây dựng. Ngày nay, trên đường tấn công của Trung Hoa, mọi thứ thành bình địa. Không giống như Lạng Sơn, nơi bị chiến cuộc tàn phá, còn các thành phố khác là những mục tiêu bị phá hủy một cách có hệ thống. Vài tháng sau chiến cuộc, trong một chuyến đi Cao Bằng, tôi xúc động vì công binh Trung Hoa phá sập tất cả những gì có thể đứng vững -từ những toà nhà công cộng cho đến bưu điện, trường học. Những ngọn đồi thoai thoải xanh tươi, một thời là nơi Hồ Chí Minh họp bàn với bạn hữu Trung Hoa, đứng lặng câm trong cảnh hoang tàn. Mái bị trốc, những thanh sắt đưa lên trời, ngôi chợ trung ương đứng chơ vơ như bộ xương dưới khung trời vắng. Một bồn sắt cong queo, các miểng bình ốcxygen, và các bánh lăn nằm hỗn độn trên nền ximăng cho biết rằng nơi đây trước kia là một bệnh viện. Cây cầu sắt ở ngoài thành phố một đầu dựa chênh vênh trên móng, đầu kia đổ sập xuống nước. Chẳng có dấu hiệu nào có đánh nhau trong thành phố. Ấn tượng đó xác minh thêm lời tuyên bố của một đại tá Việt Nam, cho biết việc phá hủy xẩy ra hôm 10 tháng Ba -5 ngày sau khi Trung Hoa tuyên bố rút quân. Ông ta nói Trung Hoa không phá hủy thành phố vào lúc đầu, sau khi họ chiếm thành phố với lý do là Trung Hoa hy vọng họ sẽ dùng vùng đất chiếm được để mặc cả với việc Việt Nam phải rút quân khỏi Kampuchia.

Một cái nháy mắt của Hoa Thạnh Đốn

Mục đích của Trung Hoa là gì? Mục đích của Bắc Kinh tuồng như có sự thay đổi sau tháng Bảy/1978, khi lần đầu tiên Bộ Chính trị trù liệu việc dạy cho Việt Nam “một bài học”. Trong khi ý định trừng phạt Việt Nam “vô ơn” và là một anh “học trò bất trị” bằng cách đánh mạnh vào Việt Nam và buộc họ phải suy nghĩ lại chính sách của họ vẫn còn là một mục tiêu chính, tình hình thế giới có liên hệ tới vấn đề nầy đã làm cho Trung Hoa tăng cường mục tiêu. Việc Việt Nam liên minh với Liên Xô và xâm lược Kampuchia loại trừ cuộc so găng với một Trung Hoa vượt trội trong khu vực châu Á. Mất mặt vì chế độ Pol Pốt sụp đổ, và bị Mạc Tư Khoa đe dọa bao vây có thể làm suy yếu quyền lực Trung Hoa. Đổ một phần tư triệu người để chống Việt Nam, đánh đổ cái gọi là “huyền thoại Việt Nam là một nước vô địch” như Đặng đã từng tuyên bố, là nhằm làm mờ nhạt niềm tự hào và bảo tồn tiếng tăm tin cậy nơi Trung Hoa và cũng là buộc Việt Nam phải rút vài đơn vị ra khỏi Kampuchia. Đó cũng là một bài học cho toàn thể thế giới Tây phương mà họ từng coi Trung Hoa như một con bệnh tê liệt khi phải đối đầu với Liên Xô đang theo đuổi chủ nghĩa phiêu lưu. Đặng tuyên bố với một nhà báo trong khi cuộc xâm lăng của Trung Hoa đang diễn ra: “Chúng tôi không tha thứ cho một Cu-Ba phách lối một cách hoang tàng ở Phi châu, ở Trung Đông hay các khu vực khác, chúng tôi cũng không thể nào tha thứ cho một Cu-Ba ở phương Đông (tức Việt Nam) phách lối ở Lào, ở Kampuchia hay trên vùng biên giới (Hoa-Việt). Hiện giờ, một vài nơi trên thế giới sợ không dám đụng đến chúng, ngay cả khi chúng làm điều gì đó kinh khủng. Những nước nầy không dám có hành động nào chống lại chúng.” (75)

“Giải phóng quân Nhật báo” của Trung Hoa còn nói một cách gay gắt hơn: “Cuộc tấn công phòng vệ của chúng tôi là một phương thuốc ngăn ngừa cho những ai mắc chứng sợ hãi Liên Xô. Chiến thắng của chúng tôi là một khích lệ lớn cho các nước Đông Nam Á và cho cả thế giới đối với cuộc đấu tranh toàn bộ chống lại chủ nghĩa bá quyền.” (76)

Tuy nhiên, lời bột phát của Đặng chống lại chính sách hòa hoãn của phương Tây lại chính là thừa nhận gián tiếp về thất bại của Trung Hoa khi họ muốn kêu gọi ủng hộ cho hành động thô bạo của họ. Nhờ có sự hỗ trợ của Brzezinski đối với hành động nầy, Hoa Kỳ chỉ là một quốc gia đơn độc ở Tây phương chấp thuận cuộc chiến do Trung Hoa gây ra. Trái ngược với việc lên án trước đây khi Việt Nam xâm lăng Kampuchia là “Một sự đe dọa cho nền hòa bình và ổn định trong khu vực, có thể tạo ra nhiều xung dột nguy hiểm và rộng lớn hơn.” Hoa Kỳ âm thầm đồng ý với việc Trung Hoa lên án Việt Nam xâm lược Kampuchia. Tổng thống Carter tuyên bố: “Trong vài tuần qua, chúng ta thấy Việt Nam xâm lược Kampuchia và như kết quả cho thấy, quân Trung Hoa xâm nhập biên giới Việt Nam.” Phát ngôn nhân Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam tức khắc rút quân khỏi Kampuchia và Trung Hoa rút quân khỏi Việt Nam, một hình thức can thiệp đúng lúc, ám chỉ Hoa Kỳ không phải là mục tiêu của quân đội Trung Hoa ở lại Việt Nam bao lâu quân Việt Nam còn trụ lại Kampuchia. (77)

Brzezinski thành công khi chống lại yêu cầu của Vance đòi trì hoãn chuyến đi Trung Hoa của bộ trưởng ngân khố Michael Blumenthal để bày tỏ sự bất bình của Hoa Kỳ đối với viêc Trung Hoa tấn công Việt Nam. Brzezinski viết trong hồi ký một cách kín đáo: “Nhờ sự hỗ trợ của Carter, mối quan hệ mới Hoa-Mỹ đạt được thành công trong lần đầu ra trận”. (78)

Chiến tranh Hoa-Việt tuồng như đánh dấu một bước mới trong việc hợp tác an ninh Hoa-Mỹ sau chuyến thăm của Brzezinski hồi tháng Năm/1978. Những năm sau, vài viên chức Mỹ đi thăm Trung Quốc với tính cách riêng, có nói với tôi trong khi đám mây đen bao trùm biên giới Hoa-Việt trong tuần lễ đầu tiên của cuộc chiến, đã ngăn vệ tinh gián điệp Mỹ không khám phá ra được các cuộc triễn khai nhỏ của quân đội Việt Nam. Hoa Thạnh Đốn kín đáo giúp Trung Hoa bằng cách dùng vệ tinh thám sát việc triển khai quân đội Liên Xô dọc biên giới Nga-Hoa và báo cho Trung Hoa biết quân đội Liên Xô ở Tây Bá Lợi Á được đặt trong tình trạng báo động sau khi Trung Hoa mở đầu cuộc chiến Việt Nam”. (79)

Một bài học cho tất cả

Cuộc tấn công ồ ạt của Trung Hoa, chết chóc và tàn phá xảy ra ở Việt Nam và sự bất động của Liên xô chắc chắn tạo thêm lòng tin của Trung Hoa. Thật ra, Liên Xô chỉ chuyển quân dọc biên giới Nga-Hoa để đe dọa và tăng cường viện trợ cho Việt Nam, được Trung Hoa dùng như một bằng cớ để tuyên truyền Liên Xô chỉ là “con gấu Bắc cực làm bằng giấy”. Tuy nhiên, khi Trung Hoa tuyên bố thắng trận và rút quân thì có báo cáo không mấy thuận lợi rằng có ba sư đoàn quân đội thường trực Việt Nam đang tiến tới Lạng Sơn. Sự thực, Liên Xô nghiêm khắc yêu cầu Trung Hoa chấm dứt cuộc xâm lăng “trước lúc tình hình trở nên quá trễ.” Trước sự việc Trung Hoa rút quân, theo một nhà phân tích thân Trung Hoa thì sự thành công chính của Trung Hoa là ở chỗ phá hoại hết hạ tầng cơ sở quân sự của Việt Nam, các đường giây liên lạc và các tiện nghi xã hội căn bản ở phía Bắc Việt Nam. (80)

Kinh tế Việt Nam đã què quặt và yếu kém, hơn thế nữa, nay phải gánh vác trách nhiệm bảo vệ biên giới phía Bắc để chống lại những cuộc xâm lược sau nầy của Trung Hoa. Bắc Kinh còn cho rằng đó là điều Hà Nội phải trả vì muốn chống lại Trung Hoa. Tuy nhiên, đối với sự hy sinh của binh lính và dân thường -Trung Hoa tính vào khoảng 2 chục ngàn thương vong, (81) và sự lãng phí tài nguyên, cuộc xâm lăng của Trung Hoa đạt ít thắng lợi.

Nếu Bắc Kinh cho rằng chết chóc và tàn phá là sự trừng phạt Việt Nam thì nó cũng là điều đáng ngạc nhiên vì ngay trước lúc quân Trung Hoa rút lui, Việt Nam thông qua đạo luật tổng động viên, ra lệnh cho toàn quốc phải trở thành những đơn vị chiến đấu. Hà Nội thách thức tuyên bố: “Công cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của bọn phản động Trung Hoa bắt đầu.”

Rõ ràng Việt Nam chẳng học bài học nào và cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc xâm lược Kampuchia của họ. Phạm văn Đồng viếng thăm Kampuchia như không có gì xẩy ra. Ông ta ký một thỏa hiệp thân hữu và hợp tác kéo dài 25 năm với Heng Samring, thỏa ước nầy có tính cắch hồi tố, xác định lại việc hiện diện của mấy sư đoàn quân Việt Nam ở Kampuchia. Không thèm rút quân khỏi Kampuchia, các nhà lãnh đạo Việt Nam kiêu căng, chẳng cần gởi quân đội chính qui tới biên giới mà giao nhiệm vụ canh phòng cho quân địa phương và dân quân. Việt Nam mất một số lớn binh lính, có lẽ khoảng mười ngàn cả binh lính và dân sự. (82) Tuy nhiên, bằng cách không đưa quân chính qui ra trận, chia thành trừng trận đánh nhỏ để đánh nhau với quân Trung hoa, Hà Nội đã giành khỏi tay Bắc Kinh cơ hội để đạt được chiến thắng quyết định.

Bài học quan trọng nhất cho cuộc chiến tranh nầy có lẽ là dành cho ngay chính Trung Hoa. Một bản tường trình đáng tin kết luận rằng Trung Hoa và Việt Nam tổn thất “tương đương nhau, và quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa “không thể đảm đương một cuộc chiến tranh hiện đại.” Những tổn thất nặng nề của họ trong cuộc chiến cũng như sự thất bại về vũ khí và chiến thuật làm cho Trung Hoa thấy rằng họ phải tiến hành gấp việc hiện đại hóa quân đội. (83)

Dù Trung Hoa dạy cho Việt Nam một bài học và Việt Nam có học bài học đó hay không thì đây cũng một một cuộc chiến tranh bất phân thắng bại. Đi thăm Cao Bằng hồi tháng Bảy/1979, tôi thấy một đám dân thường nghèo khó đang vất vã tái tạo cuộc sống của họ giữa cảnh hoang tàn bằng những viên gạch lát đường chưa bị hỏng. Những ngôi chợ một thời đông đúc vì hàng hóa Trung Hoa chuyển qua biên giới thì bây giờ hàng họ ít ỏi, lèo tèo mấy người dân bán những món hàng tái sinh lẻ tẻ. Đi xuyên qua tỉnh Quảng Tây và Vân Nam vào những tháng sau chiến tranh, tôi ngạc nhiên thấy rất đông binh lính quân đội Nhân dân Trung Hoa tật nguyền, mặc quân phục màu xanh lá cây, chống gậy khập khiểng và số đông dân chúng uể oải đi xem triển lãm về “chiến đấu tự vệ thắng lợi” ở Côn Minh. Điều đáng nói nhất là cuộc chiến tranh để giáo hóa của người Trung Hoa lại xảy ra vào lúc có trình diễn văn hóa tại Nam Ninh. Có một viên chức Trung Hoa đi kèm, tôi đi nghe hát và xem nhảy múa của các bộ tộc ít người tại tỉnh Quảng Tây. Mỗi một điệu múa, một bài ca đều được khán giả đông đúc trong hội trường có treo đèn và kết giấy ngũ sắc hoan hô nồng liệt. Họ biểu diễn tuồng “Quân đội Nhân dân Trung Hoa anh hùng trừng phạt Việt Nam côn đồ.” Hai người giả làm lính Việt Nam mặc bộ đồ xanh rách rưới, đội cái nón sắt người ta đã bỏ đi, đang đứng trên sân khấu “chôm” đồ ăn rồi họ đánh nhau vì giành một miếng ăn tìm thấy trên đường đi. Họ thoi vào mũi nhau, chùi tay vào quần -rất giống với cách thức của những vỡ kịch cách mạng trong những ngày “Cách mạng Văn hoá” mô tả những anh lính GI Đế quốc Mỹ. Bất thần, từ trong sân khấu, nhảy ra một người lính anh hùng của quân đội Nhân dân Trung Hoa ăn mặc quần áo trắng đẹp đẻ. Trong một điệu bộ pha trộn giữa leo giây, vũ ba-lê và nhu đạo, anh ta lẹ làng đánh gục hai tên Việt Nam côn đồ. Vừa khi màn kéo xuống, có một sự im lặng khó chịu trong hội trường. Người Tàu dẫn tôi đi nhìn lên trần nhà. Người dân Nam Ninh biết rõ hơn ai hết vì họ thấy hàng ngàn quan tài từ Việt Nam chở về Trung Hoa.

Đông dương:

chiến tranh bao giờ chấm dứt?

Tất cả bắt đầu bằng một cái ngoặt tay bí mật với một nhân viên của cơ quan Mật Vụ Hoa Kỳ vào buổi tối ngày thứ Bảy, 13 tháng Giêng năm 1979. Tại cuối buổi họp chót của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thái tử Sihanouk có các “đồng sự” Khmer Đỏ mặc đồ đen đi kèm và các nhân viên mật vụ, trên đường trở về nơi cư ngụ của ông ta tại khách sạn Waldorf-Astoria ở Nữu Ước. Vài người thấy đằng sau những nụ cười, những cái cúi đầu chào lễ phép và săn đón Sihanouk là một sự căng thẳng. Trong cầu thang máy đông đúc ở khách sạn, Sihanouk lặng lẽ nắm lấy bàn tay của một nhân viên mật vụ đứng bên cạnh ông ta. Người nầy hoảng hồn, nghĩ rằng ông hoàng muốn trao cho ông ta cái gì đó, giống như tiền, vào lòng bàn tay. Nhân viên nầy tính lên tiếng phản đối, nhưng khi nhìn vào đôi mắt khẩn cầu của Sihanouk và cái lắc đầu bí mật, nhân viên ấy bỏ số “tiền” vào túi. Những người Khmer Đỏ đi kèm Sihanouk tưởng rằng ông ta cho họ tiền thưởng. Sau nầy họ khám phá ra việc đó không phải như họ nghĩ.

Kể từ khi Sihanouk đến Nữu Ước hôm 9 tháng Giêng đến hôm đó là bốn ngày, ông ta bận bịu vì họp hành, họp báo, phỏng vấn, và diễn văn nhưng ngủ thì rất ít. Giới truyền thông, với rất ít tin tức từ trong Kampuchia chuyển ra, muốn biết thêm chi tiết về những “lò sát sinh”, đã chất vấn Sihanouk là người đại diện cho chế độ giết người. Mệt mỏi, xúc động gần như muốn khùng, Sihanouk bực bội vì Việt Nam xâm lược đất nước ông ta. Tuy nhiên, Sihanouk phải bảo vệ trước những lời lên án gay gắt chế độ. Ông ta nói với báo chí: “Pol Pot có thể là người yêu nước. Tuy nhiên, ông ta là anh hàng thịt. Ông ta đối xử với nhân dân trong nước như hàng lao động giống trâu bò và heo trong lò sát sinh.” (1)

Phát biểu trong một buổi họp đặc biệt của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, Sihanouk đưa ra lời kêu gọi gây xúc động cho cơ quan quốc tế nầy, đòi trục xuất quân đội Việt Nam ra khỏi Kampuchia. Những lời phát biểu nôn nóng và cá nhân nổi bật của Sihanouk trong Thế giới Thứ Ba lôi kéo đưọc sự đồng lòng và ủng hộ, nhưng không thể tránh bị Liên Xô phủ quyết vì bênh vực Việt Nam. Vấn đề ông ta làm đại diện cho chế độ Pol Pot là cái bóng đen bao trùm lên lòng yêu nước, sự chân thật và can đảm của ông. Tại Liên Hợp Quốc, Sihanouk gặp nhiều bạn cũ và nhiều bạn mới. Ông ta tiếp đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Andrew Young là người được nhiều người yêu mến, một người đấu tranh mạnh mẽ cho nhân quyền trên khắp thế giới. Sự đối xử giữa họ với nhau là hỗ tương. Young nghĩ rằng Sihanouk là “con người kỳ lạ”. Ông ta nói: “Một người duy trì được tính đồng nhất và can đảm trước những khó khăn thật sự. Dù sao, ông ta sống còn mà tuồng như tự mình hóa giải cho mình.”

Có lẽ Young không nhận ra chẳng bao lâu sự ngưỡng mộ ông hoàng bị thử nghiệm. Hôm Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc chấm dứt buổi họp bằng phiếu phủ quyết của Liên Xô, Sihanouk, dấu không cho ai biết ngoài vợ ông, Monique, đã đưa ra một quyết định nghiêm trọng về việc làm “đaị diện cao cấp” cho nước Kampuchia Dân Chủ. Rõ ràng ông đã mất con, mất bà chị dâu và chồng bà khi Khmer Đỏ đuổi dân ra khỏi thành phố. Nói chuyện với các nhà ngoại giao, phóng viên báo chí, các người Khmer yêu nước, ông ta không ngần ngại nói tới những điều to lớn xảy ra ở Kampuchia. Với nỗi phiền muộn riêng và việc lên án chế độ Khmer Đỏ, mà ông là đại diện cho Pol Pot, làm gia tăng thêm sự mất mát cá nhân trầm trọng của ông trong bàn tay sắt máu Khmer Đỏ. Mặc dù đại diện của Trung Hoa ở Liên Hợp Quốc đã tâng bốc và chú ý đến ông ta -“Xin vui lòng đừng nghĩ gì về sự tiêu pha”, ông đại sứ Trung Hoa nói với ông sau khi trao cho ông một phòng ở sang trọng - Mặc dù ông ta có tiếp xúc với báo chí, Sihanouk vẫn là một người tù. Ba cán bộ Khmer Đỏ theo ông từ Phnom Pênh, không những như hình với bóng trong những lúc phải xuất hiện giữa đám đông mà còn chia xẽ đám tùy tùng cùng đi với Sihanouk và vợ ông ta. Nếu điều đó đủ để hạ nhục một bậc “thiên tử” và vị cựu nguyên thủ quốc gia thì ông ta cũng biết được vài tuần nữa, khi Ieng Sary tới Nữu Ước, Sihanuok sẽ bị giáng chức xuống làm phó cho người đại diện nước Kampuchia Dân chủ ở Liên Hợp Quốc. Như sau nầy Sihanouk thuật lại, đó là cọng rơm cuối cùng. Ông ta quyết định đó là cơ hội đúng nhất để ông trốn tìm tự do.

Buổi tối thứ bảy hôm đó, Andrew Young choáng váng trước những lời Sihanouk viết và trao lén cho nhân viên mật vụ. Trong mảnh giấy nhỏ đó ông hoàng nghệch ngoạc mấy chữ: “Ông thanh tra mến, tôi yêu cầu nhóm ông giúp đỡ để tôi trốn khỏi sự kiểm soát của Khmer Đỏ, họ đang ở với tôi tại khách sạn Waldorft-Astoria. Tối nay, đúng hai giờ sáng, tôi sẽ lén rời khỏi phòng tôi, chỉ với cái cặp mà thôi. Xin vui lòng đem xe đón tôi tới văn phòng ông Andrew Young, đại sứ thường trực của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc. Cám ơn nhiều.” Tờ giấy có mang chữ ký của Sihanouk.”

Young vội vàng báo cho ngoại trưởng Vance và Richard Holbrooke. Ông nầy triệu tập một buổi họp khẩn cấp với các nhân viên tình báo và an ninh. Theo Holbrooke kể lại: “Chúng tôi tổ chức ngay một cuộc hành quân như trong phim ciné vào lúc nửa đêm.” Nhân viên mật vụ chờ phía ngoài phòng của ông ta vào giờ thái tử đã chọn. Holbrooke lên phòng chỉ huy ở tầng lầu thứ bảy của bộ Ngoại giao để điều hành kế hoạch, trong khi đó thì Vance ở nhà chờ điện thoại. Sau nầy, Holbrooke giải thích: “Mọi người hết sức quan tâm vì việc này hết sức nguy hiểm. Chúng tôi sợ ông hoàng bị giết hoặc sau đó Khmer Đỏ hoàn toàn bỏ tù ông ta.”

Trong phòng ở, Sihanouk nôn nóng chờ giờ đã định. Thông thường bọn Khmer Đỏ đi theo ông đi ngủ vào lúc nửa đêm, nhưng tối hôm đó hình như bọn chúng không buồn ngủ. 12 giờ rưởi khuya ông ta còn nghe tiếng máy chữ kêu lách cách trong căn phòng sát bên. Tới hai giờ sáng thì mọi sự đều lặng im. Ông ta chào từ biệt Monique đang mặt mày xanh mét rồi lặng lẽ lẻn ra khỏi phòng, gặp bốn nhân viên an ninh Mỹ vạm vỡ trông có vẽ dữ dằn. Trước khi ra đi, ông ta nói với Monique báo cho Khmer Đỏ và người Trung Hoa quyết định của ông rời khỏi đoàn và trả lại cho Khmer Đỏ hai chục ngàn đôla tiền mặt mà họ đã trao cho ông trước ngày rời Phnom Pênh. Các nhân viên an ninh đứng bao quanh ông như cái tháp che. Ông ta bước lẹ tới cầu thang máy và đi qua những hành lang ngoằn ngoèo để ra tới đường, ở đó có sẵn xe đưa ông ta tới văn phòng của Young. Toàn bộ sự việc, theo Sihanouk kể lại, giống như trong phim gián điệp.

Sự việc bất ngờ nầy làm đảo lộn chương trình của Young phải có mặt tại Atlanta ngày 14 tháng Giêng, trong buổi lễ kỷ niệm sinh nhật 50 của Martin Luther King. Tổng thống Carter giải thích với báo chí sự vắng mặt của Young là vì bộ Ngoại giao gọi ông ta lúc 2giờ rưởi sáng với một “nhiệm vụ đặc biệt”. Cuối cùng, buổi chiều ngày hôm đó, khi tới Atlanta, ông ta giải thích với báo chí ông ta phải nói chuyện với các đại biểu Trung Hoa “để giải quyết vài khó khăn của người Kampuchia.” (3)

Điều ông ta không nói với báo chí là ông dã dùng thì giờ sáng sớm hôm đó để lo việc đào thoát của Sihanouk rồi sau đó thảo luận việc nầy với Trung Hoa. Đại sứ Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc được triệu tới văn phòng của Young để trực tiếp nghe Sihanouk bày tỏ ý muốn tìm nơi tạm trú chính trị tại Mỹ. Thái tử nói với đại diện Trung hoa: “Một ngày kia tôi sẽ trở lại Trung Hoa và sống ở đó, nhưng bây giờ thì tôi cảm thấy kiệt sức và bị thương tổn. Tôi muốn tới ngay một bệnh viện ở Nữu Ước để điều trị.”


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương