Nayan Chanda hoànglonghải



tải về 1.97 Mb.
trang10/35
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.97 Mb.
#13140
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   35

Trong buổi họp báo dành cho báo chí Bắc Kinh, Pol Pot tiết lộ một ít về cuộc đời cách mạng của ông, nhưng lại chẳng bao giờ ông ta nói thật về ông. So sánh chi tiết tiểu sử và hình ảnh ông, các nhà phân tích kết luận rằng Pol Pot chính là nhà lãnh đạo Cọng sản Saloth Sar, người đã biến mất khỏi Phnom Pênh năm 1963. Ngoại trừ các bạn hữu Bắc Triều Tiên và Trung Hoa và một số ít các nhà phân tích ngoại quốc, ít ai nhận ra Pol Pot đã nổi bật từ trong bóng tối chỉ sau một năm thanh trừng đẫm máu loại trừ những người thật sự hay bị nghi ngờ chống lại ông ở trong đảng. Bây giờ, ông ta thấy đủ an toàn để tuyên bố với thế giới sự hiện hữu của đảng Cọng sản Kampuchia, từ lâu che dấu dưới cái áo khoác của tổ chức Angkar nặc danh - và thể hiện trong chuyến đi ngoại quốc lần đầu tiên trong vai trò tổng bí thư đảng và thủ tướng chính phủ.

Trong ngày lễ quốc khánh, vào buổi tối 1 tháng Mười, người khách danh dự Pol Pot đứng bên cạnh chủ tịch Hoa Quốc Phong trên diễn đàn tại Thiên An Môn để xem đốt pháo bông. Giữa các khách ngoại quốc có Hoàng Văn Hoan. Mặc dù bị trục xuất khỏi Ủy ban Trung ương đảng, ông ta vẫn còn là phó chủ tịch quốc hội Việt Nam. Một điều lạ lùng là Hoan đã họp kín với Pol Pot để nghe Kampuchia than phiền hoặc là ủy thác ông ý kiến về các nhà lãnh đạo Việt Nam (CS). Cái ý nghĩ đặc biệt dằn vặt ông bởi vì hai năm sau Hoan đã làm cho thế giới kinh ngạc khi ông ta là nhà lãnh đạo cao cấp đầu tiên trốn qua Trung Hoa và tố giác chính sách của Hà Nội đối với Kampuchia.

Trong những bài diễn văn đọc tại bữa tiệc và buổi họp báo tại Bắc Kinh, Pol Pot ám chỉ việc mất đất của Kampuchia vì các nước láng giềng (Việt Nam và Thái Lan) trong quá khứ, và rõ ràng với Việt Nam trong trí, ông ta tuyên bố: “Chúng tôi không khoan thứ cho bất cứ một cuộc xâm lấn nào, khiêu khích, can thiệp, lật đổ, gián điệp, do bất cứ ai chống lại nước Kampuchia Dân chủ và nhân dân nước này”. Về chế độ cách mạng ở Kampuchia, “phải bảo vệ biên giới hiện hữu và biên giới đó không bao giờ mất.”(44)

Tuy nhiên, trong các cuộc thảo luận rất tin tưởng với các nhà lãnh đạo Trung Hoa, Pol Pot nói về việc tấn công, không phải là hành động phòng vệ chống lại Việt Nam (CS), ông ta nói với Hoa và những nhà lãnh đạo khác rằng theo nhận xét của ông, tinh thần binh lính Việt Nam (CS) là thấp. Họ không chấp thuận sự thiếu thốn như đã có trong quá khứ. “Trong bối cảnh đó, nếu phong trào cách mạng Đông Nam Á tăng cường tấn công Việt Nam thì tình hình sẽ cải thiện và có khả năng giải quyết vấn đề.” Ông ta cũng thông báo cho các nhà lãnh đạo Trung Hoa hay rằng đảng Cọng sản Kampuchia đã trao đổi quan điểm với các đảng (CS) Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Miến Điện về vấn đề này và tất cả họ đều đồng ý. “Tuy nhiên vẫn còn vài vấn đề về việc thi hành chánh sách”. Ông ta nói: “Ở phiá Bắc chúng tôi có sự viện trợ của các bạn Trung Quốc và ở Đông Nam Á, sự toàn ý trong các bạn bè. Khúc quanh chiến lược này là một sự khích lệ lớn lao đối với chúng tôi.” (45)

Theo một tài liệu mật đánh cắp từ Bắc Kinh được tiết lộ mấy năm sau, Pol Pot không phóng đại sự gia tăng viện trợ của Trung Hoa. Trong một bản báo cáo đáng tin về tình hình quốc tế phân phối cho một nhóm đảng phái vào ngày 30 tháng Bảy/1977, Hoàng Hoa nói rằng việc Pol Pot thanh trừng những tên xâm nhập xét lại Liên Xô là đúng bởi vì nó cần “trong sạch hóa quân đội và tăng cường khả năng tác chiến”. Những cuộc thanh trừng này gia tăng gấp đôi với những người Kampuchia từ chối chấp nhận Việt Nam như là một Người Anh Lớn và sự đối nghịch ý thức hệ giữa Việt Nam và Kampuchia chống chủ nghĩa xét lại. Ông ta nói rằng ông ta đã khơi ngòi cuộc chiến. Bọn “xâm nhập xét lại” mà Hoàng Hoa nói tới ở đây là những người chống lại chủ nghĩa cấp tiến của Pol Pot và thân Việt Nam. Mặc dầu ông ta có nói tới sự dính dáng của bọn xét lại Liên Xô, rõ ràng trong trí ông ta là nói tới Việt Nam một khi ông ta nhắc tới khả năng chiến tranh giữa Kampuchia và bọn xét lại. “Đôi khi một cuộc chiến tranh lớn quyết định một trong hai ai là kẻ ưu thế. Và qua một trận chiến quyết định, vấn đề sẽ được giải quyết. Dù cho sự mất mát có lớn lao, vấn đề sẽ được giải quyết toàn bộ.” Ông ta nói Trung Hoa sẽ không hờ hững đứng ngoài và đồng ý cho bọn xét lại Liên Xô can thiệp vào quyền cai trị của Kampuchia: “Chúng tôi cương quyết ủng hộ quyết định của đất nước và nhân dân Kampuchia chống lại chủ nghĩa đế quốc và cung cấp cho họ mọi thứ viện trợ trong khả năng chúng tôi làm được.” (46)

Thật khó mà biết bao giờ thì cái ý muốn đáng ngạc nhiên này hỗ trợ cho “cuộc chiến tranh lớn” đại diện cho sự nhất trí của Trung Hoa hay hơn thế nữa, phản ảnh tả phái trong việc tiếp tục cầm quyền chống nhau giữa phái Mao-ít và nhóm thực tiễn trong các nhà lãnh đạo Trung Hoa. Sự thực tài liệu này của Trung Hoa được giữ im và vài tháng sau, một trong các nhà lãnh đạo ôn hòa ở Bắc Kinh cố gắng trì hoãn việc Khmer Đỏ mạo hiểm chống lại Việt Nam. Sự rối rắm trong nội bộ chính trị Trung Hoa về vấn đề Kampuchia được dấu kín. Đối với thế giới bên ngoài, thông điệp của Trung Hoa là rõ ràng. Báo chí phương tây không nói gì tới việc giết người hàng loạt ở Kampuchia. Trung Hoa đứng về phía đồng minh của họ. Trong bữa tiệc, Hoa đọc diễn văn “Nhân dân Kampuchia anh hùng không những chỉ tài giỏi trong việc đã phá xã hội cũ mà cũng tài giỏi khi xây dựng xã hội mới.” Một cách bóng gió, ông ta cũng nói tới việc Trung Hoa ủng hộ các cuộc thanh trừng của Pol Pot và hành động chống Việt Nam. Ông ta hoan nghênh sự thành công trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Kampuchia -nói một cách khác, đang đứng trên ranh giới chiến tranh với Việt Nam- và trong việc đập tan “ý đồ lật đổ và phá hoại của kẻ thù trong nước cũng như ngoài nước”. Ông ta nói với Pol Pot mặt mũi đang tươi cười: “Vì là anh em và đồng chí sát cánh chiến đấu, nhân dân Trung Hoa rất vui mừng với chiến thắng sáng lạng của các bạn.” (47)

Cuộc thăm viếng thắng lợi của Pol Pot ở Trung Hoa không những chỉ xua tan mối nghi ngờ, không tin chắc vào quan hệ Trung Hoa-Kampuchia kể từ hồi mùa thu/1976 mà cũng còn giúp củng cố thêm vị trí của Pol Pot trong nội bộ đảng CS Kampuchia. Cuộc viếng thăm đó chứng tỏ rõ ràng tình thân hữu Trung Hoa dành cho Kampuchia được bám rễ từ những quan điểm về lịch sử và tân-chiến lược. Những dị biệt về ý thức hệ không thể vượt qua được quyền lợi của Bắc Kinh trong việc viện trợ cho Kampuchia, đứng lên đối đầu với kẻ thù địch lớn nhất của Trung Hoa ở trong khu vực này: Việt Nam.

Thái tử Norodom Sihanouk:

nương thân

Đối với Sihanouk, đây là cách khuây khỏa để tránh khỏi thành phố Bắc Kinh lạnh lẽo và sương mù. Vào tháng Chạp, thủ đô Phnom Pênh nắng dịu, không còn những ngày ẩm ướt nặng nề của những tháng hè. Những tia sáng biến mất khỏi mặt nước sông Mekông lóng lánh như tấm gương soi, ngay cả một vệt nhẹ trên không trung. Điều đó làm cho Sihanouk thấy vui khi được trở lại cố hương sau 5 năm sống lưu vong. Những ngày tháng trống rỗng, nếu so với bước chân cuồng nhiệt mà ông đã thực hiện trong suốt cuộc đời - ngay cả khi ông sống lưu vong ở Bắc Kinh. Ông từng muốn trở thành một đại sứ lưu động của nước Kampuchia mới, đi vòng quanh thế giới để mong tìm thiện cảm, giúp đỡ và viện trợ, xây dựng lại đất nước ông bị tàn phá vì chiến tranh. Nhưng Khmer Đỏ đã quay lưng lại với những điều ông mong ước. Họ chẳng có thể tin vào “ông hoàng phong kiến” lại có thể trở thành người đại diện cho chế độ cách mạng cơ bản nhất của họ, dù ông có lòng hăng hái, nhiệt tình. Thực ra, đối với Khmer Đỏ, điều cần thiết của họ là tránh né thế giới bên ngoài và xây dựng đất nước của họ theo kiểu một xã hội lao động và cô lập. Bởi vì vẫn còn là một người, trên danh nghĩa, đứng đầu nước Kampuchia, Sihanouk có thể trấn an thế giới rằng ở Kampuchia mọi điều đang xảy ra đều tốt đẹp khi Khmer Đỏ thực hiện những chương trình cải cách bạo tàn của họ.

Hồi đầu năm 1975, trong suốt cuộc nói chuyện với chủ tịch

Mao trước khi Phnom Pênh sụp đổ, Sihanouk nói rằng ông ta muốn nghỉ hưu sau khi Khmer Đỏ chiến thắng. Đơn giản, ông ta không thể hợp tác với họ. Mao chống lại ý kiến ông hoàng một cách mạnh mẽ: “Ông phải giúp Khmer Đỏ. Sự khác biệt giữa ông với họ chỉ là ở mức độ 2 phần 10, còn lại 8 phần 10 thì rất thông cảm nhau. Hãy quên cái 2 phần 10 đó đi.” Sihanouk nói: “Thưa chủ tịch, điều đó không thể được.” Rồi thôi, ông không muốn tranh luận với Mao khi đó Mao đã già yếu lắm rồi. Cuối cùng, Sihanouk trở về Kampuchia. Nhưng chẳng bao lâu, ông ta lại nhận ra rằng sự khác biệt giữa ông và Khmer Đỏ không chỉ ở mức độ 20 phần trăm như Mao nói mà là một sự khác biệt hoàn toàn.

Một trong những điều đầu tiên đưọc thấy là sự áp bức, tinh thần bài ngoại trong đám Khmer Đỏ tình cờ xảy ra trong buổi lễ tiếp tân ngày quốc khánh Cuba tại nhà quốc khách. Theo nghi lễ, Sihanouk bắt đầu đọc lời chúc mừng bằng tiếng Khmer rồi ngưng lại để chờ một người nào đó thông dịch. Trong số những người lãnh đạo Khmer Đỏ, có người đã từng du học ở Pháp nhưng chẳng ai dịch cả. Ngay cả Khieu Samphan, đậu bằng tiến sĩ ở Sorbonne, dù ông ta bị Suong Sikoeun thúc đẩy. Suong cũng là một người xuất thân trường Pháp, từng là giám đốc Khmer Thông Tấn Xã. Sau khi chờ một lúc chẳng thấy ai, Sihanouk tự dịch ra tiếng Pháp lời chúc mừng của ông. Trong chế độ Pol Pot, kiến thức ngoại ngữ được xem là dấu hiệu của tinh thần nô lệ hơn là khoe khoang.

Vài lần ông ta ngồi với Khiêu Samphan, bộ trưởng Ngoại giao Ieng Sary, hay bộ trưởng Thông tin Hu Nim, họ lễ phép gạt bỏ lời đề nghị nhỏ nhất của ông. Ông ta hỏi: “Tại sao không cho nhân dân trong các hợp tác xã ít nhất cũng được nghỉ việc ngày chủ nhật?” Câu trả là: “Chúng tôi không cản được nhiệt tình cách mạng của nhân dân muốn vượt quá chỉ tiêu.” Thất vọng, Sihanouk phải lấy sự chua chát và nhạo báng để xua đi cảm giác đau đớn của ông.

Vài tuần sau khi về tới Phnom Pênh, ông ta mời đại sứ Việt

Nam Phạm văn Ba mới từ miền Nam tới để dùng cơm trưa. Lời mời, tự nó là một sự mai mỉa. Trước kia, khi còn hoạt động Cọng Sản bí mật tại Phnom Pênh, đã có lúc Phạm Văn Ba, con người nhỏ nhắn đó đã phải chạy trốn cảnh sát của Sihanouk. Sau đó, ông ta lại xuất hiện ở Paris trong vai trò đại diện cho chính phủ lâm thời Cọng Hòa Miền Nam VN. Bữa cơm có Hu Nim, bộ trưởng thông tin của chính phủ Kampuchia tham dự. Chính phủ này còn mang tên chính phủ Hoàng Gia Liên Hiệp Quốc Gia - GRUNK (Royal Government of National Union of Kampuchia). Đại sứ Ba trình bày với Sihanouk những khó khăn đang gặp phải sau khi giải phóng Miền Nam. Sihanouk nói chen vào trước sự khó chịu thấy rõ của Hu-Nim. “Kampuchia cũng vậy, đang đi trên con đường tệ hại.” Sau này Ba giải thích với tôi, anh ta muốn làm lệch ý nghĩa câu nói của Sihanouk. Ông ta nói: “Được rồi, cả Miền Nam và Kampuchia là hai nước yếu kém vì đế quốc Mỹ. Bây giờ là lúc phải hàn gắn.” Không nãn lòng trước những lời nói ôn hòa của Ba, ông hoàng trả đủa: “Đó là sự thực nhưng các nhà lãnh đạo ở đây đã dùng những liều thuốc quá mạnh.” Trong sự im lặng khó chịu đang bao phủ đó, Ba liếc nhìn Hu-Nim. Ông nầy đang nhìn chằm chằm xuống đất. Một năm sau, Hu-Nim bị giết vì bị kết tội làm tình báo cho CIA.

Tháng Hai/ 1976, một nhóm 7 người từ châu Âu, Ả Rập, châu Phi có cơ sở ở Bắc Kinh - được mời tới thăm Phnom Pênh. Khi chuyện vãn trong bữa tiệc chào mừng khách, Sihanouk lại có cơ hội để bày tỏ tình cảm của ông qua những lời mai mỉa nặng nề. Một người khách hỏi ông làm thế nào mà Kampuchia có thể xây dựng đất nước khi tất cả trí thức phải về miền quê. Ông hoàng đáp lời, đưa tay chỉ vòng quanh bàn: “Ở đây, chúng tôi không thiếu trí thức. Đây là Khieu Samphan, có bằng tiến sĩ kinh tế. Đây là Thioun Thioenn, bác sĩ y khoa. Đây là Yeng Sary, một trí thức học ở Pháp... “ Ông ta nói một hơi, lý luận một cách nhạo báng trong khi quan khách ngồi im lặng một cách khó chịu. Các nhà ngoại giao thấy một thành hố ma, một nền kinh tế không có giấy bạc lưu hành, ngân hàng quốc gia đóng cửa và những chứng phiếu rãi rác, bay theo gió trên các đường phố. Họ không thể quên được khung cảnh kinh hoàng này như thế nào.

Những ngày tham dự những buổi tiệc ngẫu nhiên này, khi Sihanouk còn gặp những du khách ngoại quốc, chấm dứt sớm. Những biện pháp kế tiếp dành cho số phận Sihanouk xảy ra một tuần sau khi ông ta trở lại Phnom Pênh. Ngày 5 tháng Giêng, ông ta ký bản hiến pháp mới của nước Kampuchia Dân chủ thay thế cho hiến pháp vương quốc Kampuchia. Điều đó cho thấy rằng “quốc gia nhân dân” này chẳng ích lợi gì nhiều cho ông. Ngày 8 tháng Giêng năm 1976, người bạn mà cũng là người che chở cho ông, Chu Ân Lai từ trần. Trong vòng một tuần lễ nhân dịp đám tang này, một chiến dịch báo chí ở Trung Hoa bắt đầu chống lại người được chọn kế tục Chu: Đặng Tiểu Bình. Đây là dấu hiệu nhóm cực đoan ở Trung Hoa, người bạn linh hồn của Khmer Đỏ nổi lên lại.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi Sihanouk yêu cầu được đi Bắc Kinh để lần chót bày tỏ lòng tôn kính của ông với Chu bị từ chối thẳng thừng. Khi Khmer Đỏ công bố chính phủ mới, Sihanouk nghĩ rằng đã tới lúc ông nên rời bỏ chính trường. Khmer Đỏ rất vui lòng việc ông rút lui.

Nhưng việc lặng lẽ để cho ông ta rút lui có thể tạo ra những sự ngờ vực ở ngoại quốc. Kể từ ngày đầu trở về, ông hoàng đã có cơ hội phát biểu trên đài phát thanh. Bài diễn văn từ nhiệm của ông được cán bộ hoan hô, - do một nhân viên đến tận nhà ông ta để thu băng - Trong giọng nói cảm động, Sihanouk đọc lời từ biệt với toàn thể quốc dân, được phát thanh vào ngày 2 tháng Tư năm 1976.

“Khi Lon Nol và đồng bọn đảo chánh ở Phnom Pênh ngày 18 tháng Ba năm 1970, tôi tự hứa và thề với nhân dân Kampuchia rằng tôi sẽ cùng với nhân dân chống lại đế quốc Mỹ và bọn phản bội để đạt tới thắng lợi hoàn toàn, và sau khi mở ra một thời kỳ cách mạng mới, tôi sẽ hoàn toàn và mãi mãi rút lui khỏi chính trường, vai trò của tôi sẽ chấm dứt.

“Đối với quảng đời còn lại, tôi xin cám ơn nhân dân Kampuchia, các nam nữ anh hùng và cán bộ cách mạng đã làm sáng tỏ hoàn toàn tên tôi trước thế giới và lịch sử. Trước tình cảm và lòng tin tưởng nhân dân và cách mạng thông cảm tôi là một chiến hữu của họ, tôi xin được rút lui khỏi chính trường ngày hôm nay.”

Hai ngày sau, đài phát thanh Phnom Pênh thông báo chính phủ rất lấy làm tiếc phải chấp thuận sự từ chức của ông và ban cho ông tước hiệu “Nhà Yêu Nước Vĩ Đại”. Chính phủ đề nghị xây dựng một đài kỷ niệm vinh danh ông và trả cho ông một khoản hưu bỗng 8 ngàn đôla một năm. Đài kỷ niệm ấy chẳng bao giờ nghe nói tới. Nhiều năm sau, tôi hỏi Sihanouk là ông ta làm gì với số tiền 8 ngàn đô trong một xứ sở không dùng tiền. Ông ta nói qua tiếng thở dài nhạo báng: “Ồ! Không! Tôi không thấy được một đồng, dù chỉ là cái bóng của nó.” Thực ra, ông ta có viết một bức thư cho “Cách Mạng” từ khước số tiền đó. Đài phát thanh cũng loan tin ông ta “rút lui khỏi hoạt động chính trị để chú tâm vào cảnh sống gia đình sau 35 năm trong chính trường”. Việc đầu tiên “Cách Mạng” giúp đỡ gia đình ông ta là đưa hai người con gái của ông, cùng với chồng của họ và mười đứa cháu đi lao động ở nông thôn. Người chồng của cô con gái cưng của ông, Botum Bopha, một phi công Kampuchia, người đã lái chiếc T-28 thả bom xuống dinh của Lon Nol hối tháng Ba/ 1972 trước khi bay vào vùng Khmer Đỏ kiểm soát. Sihanouk chẳng bao giờ gặp lại họ. Ông ta không biết rằng cùng với việc ông ta từ chức, ông đã bị giam lỏng không chính thức tại lâu đài của ông ở Phnom Pênh.


Một nét tổng quát về lịch sử


Dù đoàn đại biểu Pol Pot đi bằng máy bay Jet và xe hơi Hồng Kỳ hơn là đi xe ngựa, tới lăng Mao thay vì lâu đài Hoàng Đế để tỏ lòng thành kính, cuộc viếng thăm của phái đoàn Kampuchia tại Bắc Kinh, theo nhiều phương cách, đó là sự lặp lại của lịch sử. Một quan chức cao cấp bộ ngoại giao Trung Hoa bay tới Phnom Pênh để tháp tùng đoàn quan khách đến thủ đô. Ngày xưa, quan chức triều đình Trung Hoa phải tới biên giới để tháp tùng sứ bộ các chư hầu tới triều cống rất linh đình. Tuy nhiên, quan trọng hơn hình thức đó là quan điểm về chiến lược và chính trị xác định mối liên hệ của Trung Hoa với các nước láng giềng Đông Nam Á.

Từ thế kỷ thứ ba sau Tây lịch cho đến cuối thế kỷ 15, vua các vương quốc khác (Phù Nam, Chân Lạp, Chiêm Thành và Kampuchia - vùng sau này trở thành Nam Việt Nam) đều chấp nhận quyền lực tối thượng của Trung Hoa, ít ra trên mặt biểu tượng, thỉnh thoảng phải triều cống cho thiên tử. Các đoàn đi sứ này thực ra chỉ là hình thức giả dạng của một công việc mà lý do chính thức khác là tìm sự che chở của Trung Hoa. Vua các nước vùng Đông Nam Á hy vọng một lời cảnh cáo từ vị hoàng đế đầy quyền lực Trung Hoa đủ ngăn cản cuộc xâm lăng của nước láng giềng.

Phương cách triều cống như trên chỉ hữu hiệu khi đế quốc Trung Hoa vững mạnh, đủ sức bảo trợ lời đe dọa của họ bằng sức mạnh quân sự hoặc khi Trung Hoa không gặp khó khăn nội bộ. Năm 1407, vua Thành Tổ (Yongle) nhà Minh gởi một đạo quân mạnh 200 ngàn người trừng phạt Việt Nam về nhiều tội, luôn cả tội tấn công Chiêm Thành. Việt Nam thua trận phải trả lại phần đất mà họ đã lấy của Chiêm. Tuy nhiên, năm 1414, vua Kampuchia, kém may mắn hơn khi ông ta gởi sứ bộ tới Bắc Kinh khẩn cầu Trung Hoa giúp đỡ chống lại Chiêm Thành xâm lược. Minh Thành Tổ đang bận chống quân Mông Cổ ở phương Bắc, có lời đoan chắc rằng Chiêm, một chư hầu khác, sẽ tuân lệnh hoàng đế. Hoàng đế cũng gởi một sứ bộ tới Chiêm, “thúc đẩy vua nước này rút quân khỏi Kampuchia để Kampuchia được hòa bình”. Lời hoàng đế chẳng kèm theo sự đe dọa trừng phạt nào, giống như rơi vào tai người điếc. Các toán vũ trang của Chàm tiếp tục cướp phá Kampuchia. Thực ra, thời kỳ tiếp sau đó, khi vương quốc Kampuchia suy yếu, trở thành miếng mồi ngon cho các nước láng giềng tham lam - Việt Nam và Thái Lan - thì Trung Hoa chẳng quan tâm đến số phận của nó nữa. Quan điểm truyền thống xem Trung Hoa như là tên lính kiểm ở địa phương làm cho người Khmer nghĩ đến vấn đề có tính chiến lược. Người cai trị đầu tiên của Kampuchia hiện đại, thái tử Norodom Sihanouk tìm ở Trung Hoa Cọng Sản tình hữu nghị với hy vọng Trung Hoa ngăn cản các nước thù địch tiềm tàng xâm lược xứ sở ông ta. Năm 1966, ông còn đi xa hơn, nói rõ ra rằng Trung Hoa là “đồng nghĩa với sự sống còn của nước Kampuchia độc lập, hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ.” Rõ ràng là với Việt Nam và Thái Lan trong trí, ông ta cảnh cáo “Nếu chúng ta tách rời Trung Hoa, chúng ta sẽ bị những con kên kên nuốt sống, những con kên kên này muôn đời nuốt sống đất đai Kampuchia.”

Nước Kampuchia trong thời cận đại, thấy Trung Hoa là kẻ bảo vệ khoan hòa và là một nước cần có quan hệ trong khi Việt Nam là một phần tử quan hệ rất khác biệt. Trong khi bảo vệ các chư hầu, triều đình Trung Hoa không ngừng cố gắng khuất phục Việt Nam. Và Việt Nam, trong khi chống lại áp lực Trung Hoa, mai mỉa thay, lại tìm cách trở thành một đệ tử ngoan của Trung Hoa bằng cách tự biến thành một Trung Hoa nhỏ. Từ khi giành được độc lập, Cọng Sản Việt Nam tiếp tục theo đuổi công việc của triều đại nhà Nguyễn cũ bằng quan hệ triều cống với Lào và Kampuchia, thành một hệ thống liên minh để bảo đảm an ninh và ưu thế kinh tế. Như trong thời trước, cố gắng của Việt Nam giữ quyền tối thượng ở vùng biên giới phía Nam Trung Hoa giờ đây không ngừng khiêu khích chống lại những nhà Cọng Sản cai trị.

Châm cứu ở “ngón chân”

Nguồn gốc dân tộc Việt Nam vẫn còn là một đề tài thảo luận của các sử gia. Theo một giả thuyết thì người Việt đầu tiên xuất hiện ở tỉnh Quảng Đông bên Trung Hoa và lưu vực sông Hồng Hà. Vương quốc Việt Nam đầu tiên còn ghi lại trong sử Trung Hoa là Nam Việt (Tiếng Trung Hoa là Nan Yueh) do một người chỉ huy quân sự nội phản dựng nên năm 208 trước Tây lịch. Đó là Triệu Đà. Ông ta có vợ Việt Nam, theo phong tục Việt Nam và giết tất cả những ai còn trung thanh với hoàng đế Trung Hoa. Sau một thế kỷ tự trị, khi nhà Hán nổi lên, Nam Việt lại bị sát nhập vào Trung Hoa và trở thành vùng Panyu (thuộc tỉnh Quảng Đông) và Giao Chỉ (lưu vực sông Hồng Hà). Trong suốt thời gian một ngàn năm Bắc thuộc người Việt Nam bị Trung Hoa đồng hóa về mặt xã hội và tổ chức chính trị. Họ bắt chước kỷ thuật canh tác nông nghiệp của Trung Hoa tiến bộ hơn và phát triển ngôn tự theo Trung Hoa. Thời kỳ này người ta cũng thấy sự xuất hiện văn hóa Hán-Việt lấy từ trong văn hóa Trung Hoa và triết học Khổng giáo. Điểm sâu sắc là sự tôn kính của người Việt đối với văn hóa Trung Hoa, như trả lời một câu hỏi của người Trung Hoa về phong tục trong chữ An Nam (có nghĩa là phương Nam thanh bình) một danh xưng người Trung Hoa ban cho người Việt năm 697 sau Tây Lịch. Ở thế kỷ 15, một nhà cai trị Việt Nam viết:
An Nam tự hào về lề thói, phong tục

Vua quan ta theo luật nhà Hán

Áo mão theo cách nhà Đường
Ngay cả khi ngọn gió dân chủ Tây phương bùng lên mạnh mẽ hồi đầu thế kỷ này, kẻ sĩ Việt nam vẫn còn tự hào về tài khéo léo của họ trong nghệ thuật viết chữ Tàu và kiến thức của họ về Trung Hoa cổ. Nhiều người trong số các nhà lãnh đạo Cọng Sản Việt Nam, kể từ Hồ Chí Minh đều có học văn hóa Trung Hoa.

Tuy nhiên, một cách nghịch lý, sự đồng hóa văn minh Trung Hoa cũng đã đem lại cho người Việt Nam phương cách tổ chức chính trị và kinh tế để có thể đương đầu với thiên triều. Như một nhà sử học lưu ý, “Trung Hoa đã vô tình dựng nên một quốc gia mới thành công trong việc mô phỏng theo thể chế Trung Hoa và xây dựng nên một nền độc lập cho chính họ”. Tinh thần quốc gia nổi lên sau chín trăm năm dưới ách cai trị của Trung Hoa lại được mài dũa qua hàng ngàn năm kháng chiến chống lại Trung Hoa.

Lợi dụng thời kỳ xáo trộn bên Trung Hoa, Ngô Quyền lật đổ chế độ cai trị của Trung Hoa ở Việt Nam vào năm 939 sau Tây Lịch và dựng nên triều đại tự chủ. Sự thất bại cũng không nhẹ nhàng gì cho các hoàng đế nhà Tống hay Nguyên Mông, nhà Minh và nhà Thanh kế nghiệp sau đó. Bốn mươi năm sau khi Việt Nam tách rời khỏi đế quốc, khi trật tự đã được phục hồi ở phía nam Trung Hoa, hoàng đế nhà Tống gởi quân đội tới để thu hồi xứ Giao Chỉ nổi loạn. Một bức thư của hoàng đế Đại Tống gởi cho vua Việt Nam trước khi đưa quân sang đánh chứng tỏ thái độ của Trung Hoa đối với Việt Nam.

Bức thư viết rằng: “Quan hệ của Trung Quốc với các bộ tộc man rợ phía Nam, giống người ta có hai chân và hai tay giăng ra theo ý muốn của trái tim, như thế, trái tim là chủ. Nếu có mạch máu ở tay chân nào không hoạt động và tinh thần bất an thì phải dùng thuốc mà trị, nếu không thấy kết quả thì phải dùng kim mà châm cho đến khi sức khỏe phục hồi. Sau khi dùng thuốc và làm cho đau đớn chân tay - có nghĩa là các bộ tộc nhỏ ở phương nam - bây giờ hoàng đế chú tâm vào Việt Nam giống như một ngón chân. “Có phải là không khôn ngoan khi làm ngơ trước một ngón chân đau. Nếu như thế thì kết quả độc nhất để cho các người thoát khỏi vòng ngu dốt tối tăm, nó sẽ làm ô nhiễm sự trong sáng của chúng ta”.

Bức thư đòi Việt Nam phải tùng phục triều đình nhà Tống để cho thân thể Trung Hoa đươc mạnh khỏe. Nhưng nếu như chúng nó từ chối. “Ta ban lệnh cắt xẻ thân thể các ngươi ra, chặt xương các ngươi ra, để cho cỏ hoang mọc trên đất đai của các ngươi... Dù biển các ngươi có châu ngọc, chúng ta đem quẳng xuống sông, dù núi non các ngươi có vàng bạc, ta đổ nó vào tro bụi, ta chẳng thèm những thứ có giá trị của các ngươi. Các ngươi bay nhảy như man rợ, ta có xe ngựa kéo, các ngươi uống qua mũi, ta có lúa gạo và rượu. Hãy để ta thay đổi phong tục các ngươi. Các ngươi cắt tóc, ta đội mũ. Trong khi các ngươi nói năng như chim, ta đã có sách vở và thi cử. Hãy để cho ta dạy cho các người kiến thức và luật pháp. Các ngươi có muốn thoát khỏi vòng man rợ như người ở các hải đảo xa mà nhìn vào ngôi nhà văn hiến. Các ngươi có muốn bỏ áo quần các ngươi làm bằng cỏ lá và mặc áo thêu núi thêu rồng? Các ngươi biết chưa? Đừng có bỏ mà đi và làm điều sai trái đáng tội chết. Ta chuẩn bị xe ngựa và binh lính...”

Vua Việt Nam Lê Hoàn chẳng hề nao núng trước những lời đe dọa đó và năm 981, quân Tống thất bại nặng nề, chết hại vô số kể. Một ngàn năm kế tiếp, Việt Nam đánh bại mấy lần các cuộc xâm lược từ phương Bắc.

Các nhà bác học phân tích quan hệ truyền thống Trung Hoa với các nước láng giềng thường đồng ý với nhau rằng Trung Hoa cảm thấy từ trong cội rể, họ có quyền tối thượng trong việc triều cống, nằm trong bình diện văn hóa hơn là chính trị. Việc triều cống là để ban cấp cho một vị vua chứ không phải cho một nước. Mỗi vị vua chư hầu cần phải biết tới quyền tối thượng của hoàng đế và phải cầu xin “Trung Quốc” thuận phong cho làm vua nước đó. Trên lý thuyết, hoàng đế không lưu tâm tới bộ tộc man khai có chấp thuận quyền tối thượng đó hay không. Điều đó, cuối cùng, đặt căn bản trên mặt đạo đức. Tuy nhiên, trong thực tế, Trung Hoa tìm cách chiếm đóng và trực tiếp kiểm soát khu vực ngoại vi của Trung Hoa. Trong trường hợp Việt Nam, vì địa thế hiểm trở và vì Việt Nam kiên quyết kháng cự, việc triều cống chỉ có khi họ suy yếu mà thôi. Tuy nhiên, việc triều cống này đặt căn bản trên những nguyên tắc của Khổng Tử nhằm mở đường cho Trung Hoa can thiệp khi nào Việt Nam suy yếu.


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương