Nayan Chanda hoànglonghải



tải về 1.97 Mb.
trang13/35
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.97 Mb.
#13140
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   35

Sau chiến thắng vẽ vang năm 1975, bây giờ một nước Việt Nam đầy tự tín, quân đội mạnh mẽ, không những muốn thỏa hiệp những gì được xem là quyền lợi quốc gia để làm vui lòng Trung Hoa mà cũng muốn xác quyết lại việc điều hòa quan hệ với Trung Hoa bằng cách từ bỏ những đường lối, mặc dù trống rỗng và vô nghĩa, bày tỏ lòng tôn kính với kẻ khổng lồ phía Bắc. Đã đến lúc Việt Nam sẵn sàng trả giá cho công việc lãnh đạo cách mạng vùng Đông Nam Á.

Tuy nhiên, điều biểu thị bi thảm nhất cho nền độc lập có tính cách thách thức của Việt Nam xảy ra hồi tháng 9/ 1975 khi tổng bí thư Lê Duẫn của đảng CSVN chấm dứt chuyến viếng thăm Bắc Kinh mà không có một bữa tiệc tiễn chân theo truyền thống ngoại giao. Có thể nói thêm rằng các nhà lãnh đạo Cọng sản Trung Hoa hy vọng một mối quan hệ ngoại giao có tính cách triều cống như xưa đối với Việt Nam, nhưng căng thẳng đã xẩy ra ở Trung Hoa về việc Việt Nam “vô ơn và lòng dạ đen tối” và sự “to đầu bướng bỉnh” của họ từ khi bắt đầu có cuộc xung đột công khai thì đó không còn là mối quan hệ của thế kỷ 20 nữa. Những lời gây xúc động ấy đối với việc bỏ công vô ích của Trung Hoa ở một nước láng giềng nhỏ bướng bỉnh như Việt Nam là hành động sai lầm. Hà Nội đòi lại quần đảo Hoàng Sa trong biển Nam Hải (Trung Hoa chiếm năm 1974), Hà Nội sai lầm trong việc đối xử với nhóm thiểu số người Hoa sinh sống ở Việt Nam, cố gắng của Hà Nội nhằm cai trị toàn Đông Dương, được Bắc Kinh xem như Việt Nam ngạo ngược. Bắc Kinh hết sức bối rối vì Việt Nam chế nhạo những tình cảm và quan điểm của Trung Hoa vì như vua Yongle ghi nhận từ năm trăm năm trước Việt Nam “liên hệ quá gần gủi” với Trung Hoa.

Một lý do quan trọng để Trung Hoa chống lại việc Việt Nam cai trị toàn cõi Đông Dương - một sự chống đối có tính cách quyết định và xâm lấn hơn bất cứ thời kỳ nào trong quá khứ - là Hà Nội tỏ ý coi thường Trung Hoa, sắp xếp một tiến trình thân hữu với Liên Xô là kẻ thù của Trung Hoa. Thắt chặt quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự với Moscow, Việt Nam tạo ra một đe dọa mới mà kể từ năm 1949, chưa bao giờ Trung Hoa phải đương đầu. Hoàng đế Hongwu khuyên các người kế nghiệp ông chẳng bao giờ nên xâm lấn các bộ tộc man rợ phía Nam nếu không có đủ lý do chính đáng vì mối đe dọa chính của Trung Hoa thường từ phía Bắc xuống. Tuy nhiên, khi chiến tranh Đông Dương lần thứ hai chấm dứt năm 1975, với việc người Mỹ ra đi không kèn không trống thì Trung Hoa thấy mình phải đối đầu với một đe dọa hoàn toàn mới. Cùng với 50 sư đoàn bộ binh của Liên Xô dàn ra với vô số hỏa tiễn và không quân triển khai ở phía Bắc, lại có viễn tượng một liên minh Xô-Việt ngay ngưỡng cửa phía Nam. Nhiều năm sau, một viên chức cao cấp Việt Nam giải thích rằng liên minh Việt Nam - Liên Xô chỉ để chống lại Trung Hoa. Ông ta nói: “Trong toàn bộ lịch sử, chúng tôi chỉ có an toàn không bị Trung Hoa xâm lấn là với hai điều kiện: Một là khi Trung Hoa suy yếu, nội bộ phân ly. Điều kiện thứ hai là khi họ bị đe dọa vì những giống rợ ở phía Bắc của họ. Trong thời đại ngày nay, người Nga là giống rợ của Trung Hoa đấy.”

Liên Xô hỗ trợ Việt Nam thống trị Đông Dương là một mối đe dọa cho Trung Hoa mà cũng là một thách thức đối với thế giới “tự nhiên” chịu ảnh hưởng Trung Hoa ở Đông Nam Á. Mở ra mối quan hệ Hoa-Mỹ năm 1972 là cuối cùng đuổi “con sói” chủ nghĩa Đế quốc Mỹ khỏi ngưỡng cửa Trung Hoa, nhưng năm 1978, “con cọp” Liên xô, con vật đã từng gầm gừ ở phía Bắc Trung Hoa, bây giờ lại xuất hiện trong tầm mắt của Bắc Kinh, an toàn tại nơi trú ẩn ở phía Nam Trung Hoa vậy. Trong chiến lược sắp xếp như thế, một số ít nhà cai trị Trung Hoa có thể nào làm ngơ trước lời kêu cứu từ một nước triều cống của họ khi nước đó đang đối đầu vớI đe dọa như của Thiên Triều? Dù có sự xác định lý thuyết với Mao của Trung Hoa, nước Kampuchia Dân chủ đang bị đánh phá, dĩ nhiên nước này không phải là một chư hầu. Tuy nhiên, kinh nghiệm quá khứ của Trung Hoa và nỗi sợ hãi ngày nay cho thấy Trung Hoa vẫn tiếp tục coi Viêt Nam và Kampuchia cũng chỉ ở trong đường hướng đó mà thôi, như các hoàng đế của họ từ những thế kỷ trước vậy.

Cánh cửa

mở ra với phương Tây

Ngày 16 tháng Ba/1977, khi chiếc máy bay phản lực của Không quân Mỹ nghiêng cánh bắt đầu hạ thấp cao độ trên lưu vực sông Hồng màu xanh thẳm, Đại sứ Mỹ Leonard Woodcock nhìn nghiêng qua cửa sổ. Phía dưới là các cánh đồng lúa nước chằng chịt những con kinh và đê điều. Đối với Woodcock, một lãnh tụ chuyên nghiệp công đoàn, đây là lần đầu tiên ông ta tới Việt Nam -miền Nam cũng như miền Bắc. Nhưng khi ông thấy những cái hố tròn lớn rải rác trong khung cảnh đó, ông ta hiểu ngay đó là những hố bom. Những hố bom ấy đã bị những trận mưa lớn lấp đầy nước. Nhưng còn nhiều vết thương nữa cần phải hàn gắn, nhiều điều cần phải làm trước khi một chương sách tồi tệ của cuộc chiến Mỹ ở Việt Nam đóng lại.

Chủ tịch Liên Hiệp Công Đoàn Xe Hơi Mỹ cùng bốn nhân vật nổi tiếng khác của Mỹ trên chiếc máy bay C-141 chỉ mới bắt đầu công việc để kết thúc chương lịch sử này. Tổng thống mới được bầu Jimmy Carter cử Woodcock làm trưởng phái đoàn tới Hà Nội và Vạn Tượng để giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích (MIA) trong chiến tranh Đông Dương. Khi chiếc máy bay hạ cánh trên một vùng đất nghèo nàn rải rác những mái nhà rách nát và những hàng tre dày để đáp xuống phi trường Gia-Lâm, ông ta tự hỏi không biết “kẻ thù” sẽ tiếp đón ông như thế nào ở thủ đô của họ. Ông ta biết phía chủ nhà, người thực hiện những cuộc thương thảo trực tiếp với ông là một trong những nhà ngoại giao nổi tiếng lịch sự: Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền. Nhưng ông ta tự hỏi không biết viên chức cấp thấp nào sẽ có mặt ở phi trường để đón ông.

Chẳng bao lâu sau khi ông ta bước ra khỏi máy bay để xuống phi đạo, không khí ấm và ẩm ướt phả vào mặt ông. Tiếng động cơ ngừng hẵn, không khí rất ồn ào. Ông ta đang ở Hà Nội. Chưa tròn 5 năm trước, Hà Nội là địa ngục. Hàng ngàn thường dân bị giết. Nhà thương lớn nhất Hà Nội trở thành đống gạch trong cuộc không tập vào mùa Giáng sinh năm 1972, khi Nixon cho hàng loạt máy bay B-52 oanh tạc lần cuối với nổ lực đạt tới mức độ cực điểm. Các đơn vị phòng không Việt Nam bắn bừa lên không trong khi không thấy những máy bay khổng lồ bay cao hàng mấy dặm ở trên không. Tuy nhiên, giờ đây, trước mặt ông ta là tòa nhà hành khách nhỏ, người ta đang tụ họp đông đúc với vòng hoa, đứng chờ ở cuối đường băng. Công việc của ông ta là làm thế nào để có được hết danh sách những người Mỹ mất tích, bao gồm cả những phi đội B-52 bị bắn rơi ở Việt Nam. Vì là chủ tịch của Công Đoàn Xe Hơi Hoa Kỳ, ông ta phải thương thuyết với những người đầy đủ thẩm quyền nhất ở bàn hội nghị. Tuy nhiên, những người ông ta sẽ đương đầu để bảo đảm cho một thỏa hiệp hợp tác về vấn đề MIA khác với những người ở hãng General Motors và Chrysler. Đây là những đồng sự của Hồ Chí Minh, những người đã chiến đấu không ngừng trong 30 năm để đạt cho được mục đích của họ. Liệu ông ta có thể thành công được không? Liệu ông ta có thể giải quyết được những vấn đề quá khứ và mở đường quan hệ mới với kẻ cừu địch được không?

Khi ông ta bước lên đường băng, Woodcock nhận ra người giang hai tay đón ông không phải là một viên chức cấp thấp của bộ ngoại giao mà chính là Phan Hiền đang mĩm cười. Người lùn, trông như một quan lại lịch sự và tự tín. Sau nghi lễ chào đón ngắn ngủi, Woodcock và các người trong phái đoàn - Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, Đại sứ Charles Yost, Dân biểu Sonny Montgomery và nhà hoạt động nhân quyền Marian Edelman - cùng một một đám phóng viên, lên đoàn xe hơi đi trên một đoạn đường ngắn để vào Hà Nội. Dù chỉ là một đoạn đường ngắn, đoàn xe gặp phải một số đông xe cộ. Sau khi vượt qua dòng người đi bộ, đoàn xe tiến tới cầu Long Biên nổi tiếng. Xe bò, xe tải, hàng trăm người đi xe đạp, kẹt lại khi lên cầu. Tuồng như vì lý do khó hiểu, đường lái xe bên phải bị đổi, buộc xe qua trái trên một cây cầu trông như làm từ thời tiền sử. Hiền nói với Woodcock cây cầu được xây hồi Pháp thuộc - bị đánh bom trong thời kỳ chiến tranh và chưa sửa xong. Ông ta cũng chẳng bận lòng yêu cầu giải thích hướng giao thông thay đổi trên cầu là do hậu quả chiến tranh.

Vào cao điểm cuộc chiến, cảng Hải Phòng nằm về phía Đông Hà Nội là con đường sống độc nhất của đất nước. Hàng ngàn tấn chiến cụ và lương thực được bốc dở ở Hải Phòng và vận chuyển lên Hà Nội rồi chuyển vào Miền Nam qua chiếc cầu này. Qua nhiều năm, phía cầu dùng cho xe tải đi từ phía Hải Phòng lên bị nghiêng, rất nguy hiểm. Trong khi các kỹ sư Liên Xô và Trung Hoa chưa biết giải quyết như thế nào để chống đỡ cây cầu bị nghiêng đó thì người Việt Nam tìm ra một phương cách giải quyết theo kiểu nông dân. Khi dùng đòn gánh để gánh rau, gạo, họ đổi vai khi một vai gánh lâu bị đau. Bây giờ họ chỉ cần đơn giản đổi hướng xe. Những xe chở nặng từ Hải Phòng lên thì chạy phía bên trái - trước kia dùng cho xe không chạy vào Hà Nội. Đơn giản vậy thôi.

Mặc dù gánh chịu nhiều chết chóc, tàn phá và thương đau vì chiến tranh, những người Việt trên đường đi không tỏ ra một chút thù hận nào đối với người Mỹ. Người Việt Nam báo động cho Woodcock và phái đoàn của ông ở nhà khách chính phủ biết rằng, việc họ ra đường là nguy hiểm nếu không có người hộ tống. Họ khẳng định khách không thể ra đường một mình. Họ nói rằng nhân dân vẫn còn “hết sức giận dữ” người Mỹ. Nhưng khi các viên chức Việt Nam ra về, một vài người trong phái đoàn lẻn ra ngoài nhà khách. Đi dọc theo đường phố, họ ngạc nhiên vì thấy người dân thoải mái và thân thiện với họ. Sáng hôm sau, Woodcock và thượng nghị sĩ Mike Mansfield đi bộ dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm (Restored Sword). Hồ này, nằm ngay phía sau nhà khách. Câu chuyện thần thoại của người Việt Nam về cái hồ này, thanh kiếm thần, câu chuyện về vua Arthur (chuyện vua Lê Lợi - nd) làm Woodcock xúc động. Theo truyền thuyết của người Việt Nam, một thanh kiếm nổi lên từ đáy hồ là sự ủy thác cho một vị anh hùng nổi tiếng đánh bại quân Trung Hoa xâm lược. Sau khi chiến thắng, theo phương cách biểu lộ một năng lực siêu phàm, thanh kiếm được trả về trời nơi cái hồ rùa này.

Đêm trước trời mưa. Cây hai bên hồ như điểm sương. Vài người Việt Nam đang tập thể dục nhịp điệu (T'ai chi) trong khi những người khác ngồi trên băng ghế nhìn xuống mặt hồ. Woodcock thấy hai em bé gái ngồi xổm trên mặt đất nhìn cái gì đó trong vũng nước đục. Bỗng nhiên, một em thấy bóng người ngoại quốc, la lên báo động. Cả hai đứng thẳng dậy. Sau này, ông ta nhớ lại có một em quay mặt về phía ông. Ông ta thấy khuôn mặt em bé đẹp nhưng có một cái sẹo lớn trên đó. Ông ta nói với vẻ buồn rầu: “Tôi không nhận ra ngay lúc đó, nhưng về sau, chắc chắn tôi nhớ khuôn mặt đó có vết sẹo.”

Woodcock kể lại khi ngồi đối bàn với Phan Hiền, tìm cách chấm dứt một trang sử đau buồn. Buổi tối hôm trước, ông ta ngạc nhiên khi gặp bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh. Ông bộ trưởng tới nhà khách để chào phái đoàn. Với tính cách riêng, ông ta chúc mừng ngày sinh nhật Thượng nghị sĩ Mike Mansfield. Woodcock nói với Trinh: “Tôi hy vọng với cuộc thăm viếng này, chúng ta sẽ đặt được nền tảng cho mối quan hệ gần gủi hơn.” Nhưng ông bộ trưởng ngoại giao, có cặp môi hẹp trông giống như cặp môi cá và cặp mắt dữ, là một người cương quyết. Ông ta nói một cách chắc chắn với Woodcock không có tiền thì không có gì về việc người Mỹ mất tích hết. Người Mỹ bằng lòng trả tiền bồi thường như đã nói trong hiệp định Paris trước khi Việt Nam tham dự vào việc thảo luận tìm kiếm người Mỹ mất tích.

Woodcock cũng cương quyết. Ông ta nói Hiệp định Paris đã chết rồi. Vấn đề bây giờ là trên căn bản nhân đạo. Woodcock nói với Trinh: “Không phải chúng tôi đi nửa vòng trái đất để tham gia vào một cuộc tranh luận vô bổ như thế này.” Cuộc họp chấm dứt trong sự bất hòa.

Những cuộc họp có tính cách hình thức với Hiền tuồng như chẳng có gì tốt đẹp hơn. Woodcock đọc một bài phát biểu đã soạn sẵn, kêu gọi một giải pháp nhân đạo về vấn đề người Mỹ mất tích. Và Hiền đưa ra lời yêu cầu tái thiết. Trong tiệc trà giải lao, Woodcock đề nghị gặp riêng, mặt đối mặt với Hiền và với một thông dịch viên người Việt mà thôi. Nếu phá vỡ được sự băng giá đó, như Woodcock và Mansfield quyết định trước đó, có thể tiến tới trực tiếp họp riêng. Cuộc họp sẽ không được ghi chép lại. Woodcock giải thích với thông dịch viên Việt Nam: “Nếu không đạt được gì, cuộc họp coi như không xảy ra.” Một lần đối diện với Hiền, Woodcock nói thẳng rằng đoàn đại biểu này do chính tổng thống Jimmy Carter gởi đi, Việt Nam có cơ may độc nhất để lập quan hệ bình thường. Woodcock nhớ lại đã nói với Hiền: “Ông chẳng bao giờ gặp một phái đoàn nào tốt hơn phái đoàn này. Ông biết trong chiến tranh, tôi đứng về phía nào, Thượng nghị sĩ Mansfield đứng về phía nào, (Charles) Yost đứng về phía nào. Ông rõ Marian Edelman đứng về phía nào chứ? Chỉ có một người trong đoàn chúng tôi, đứng ở vị thế khác là dân biểu Sonny Montgomery. Nhưng ông biết ông ấy rồi ra chắc chắn sẽ đứng về phía nào. Nếu chúng tôi trở về mà không có kết quả gì, thì ông hãy quên chuyện lập lại quan hệ bình thường trong vòng mười hay mười hai năm”. Ông ta nói rằng đây là cơ hội bằng vàng để xóa đi tấn thảm kịch của thời gian trước. Ông ta kể lại với Hiền ông xúc động như thế nào hồi sáng nay khi họ thấy vết sẹo lớn trên khuôn mặt em bé gái. - Một cái sẹo có lẽ do bom Mỹ tạo ra. “Buổi sáng nầy có thể quyết định nếu như một loạt sự kiện như thế xảy ra nữa.” Khi nói, ông ta thấy nước mắt chảy xuống trên khuôn mặt của người thông dịch viên. Hiền nói một cách đơn giản: “Ông thật là người thẳng thắn. Chúng ta sẽ làm gì? Trở lại bàn hội nghị?” Woodcock trả lời đầy hy vọng: “Đó là điều chúng tôi muốn.”

Trở lại chiếc bàn phủ khăn thô màu xanh lá cây, Hiền chờ một cái cặp giấy từ bộ Ngoại giao tới. Sau đó, ông ta lấy từ trong cái cặp ấy ba xấp giấy và nói: “OK. Có ba vấn đề: MIA, bình thường hóa quan hệ ngoại giao, và viện trợ kinh tế. Đó là ba vấn đề riêng nhưng liên hệ với nhau rất chặt chẽ.” Đây là điều mà Woodcock, người rất hiểu phải trái, sẵn sàng chấp thuận. Hiền thông báo rằng có thể đem về 12 bộ hài cốt người Mỹ mất tích do Việt Nam tìm ra. Ông ta cũng thông báo cho Woodcock một văn phòng đặc biệt được thành lập để tìm kiếm tin tức về những người Mỹ mất tích hoặc tìm hài cốt họ, Việt Nam sẽ trao cho Mỹ càng sớm càng tốt tất cả những tin tức có được hoặc hài cốt của họ

khi tìm thấy. Kể từ đó, có sự hợp tác của người Việt Nam về vấn đề MIA, là vấn đề nhân đạo, - Hiền nhấn mạnh -, trong một hành động phải chăng, Mỹ cũng sẽ vì nhân đạo mà tái thiết những nơi bị tàn phá vì chiến tranh. Từ quan điểm hỗ tương đó, Hoa Thịnh Đốn tiến lên vài bước bày tỏ quan tâm của họ đối với người Việt Nam. Ông ta nói: “Giúp đỡ, là điều buộc phải thực hiện vì lương tâm và trách nhiệm của quí vị.” Để sự giúp đỡ có thể thực hiện được, Hiền bảo đảm với Woodcock, phía Việt nam rất uyển chuyển.

Woodcock tìm ra một phương cách hợp lý: Không còn viện trợ tái thiết theo hiệp định Paris. Woodcock kể lại: “Tôi muốn họ thực thi những điều nầy ví lý do nhân đạo, cũng cùng những lý do đó mà chúng tôi giúp đỡ họ, giúp họ xây dựng đất nước.”

Mấy tháng sau, Hiền kể cho tôi, Woodcock bàn về khả năng Hoa Kỳ viện trợ nhân đạo cho Việt Nam. Mặc dù có sự ngăn cấm viện trợ trực tiếp, theo Woodcock nói với Hiền, tổng thống có đủ quyền lực để viện trợ cho Việt Nam rồi sau đó sẽ được quốc hội thông qua. Việt Nam nôn nóng muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Hiền nói rằng điều đó tùy thuộc vào thái độ của Mỹ, - “khi họ từ bỏ những chính sách sai lầm quá khứ” như cấm vận, và phủ quyết việc Việt Nam xin gia nhập Liên Hợp Quốc.

Việc làm của đoàn đại biểu Woodcock trước khi rời Việt Nam là tới thăm xã giao thủ tướng Phạm Văn Đồng. Khi đoàn đại biểu vào dinh thủ tướng thì Đồng, một nhà “cách mạng khổ hạnh”, đứng chờ ở ngưỡng cửa. Trán rộng, tóc tiêu muối chải ngược ra sau, hai môi mím chặt như cái túi, và áo dài màu xám thường tạo cho ông vẽ người có nhân cách và buồn. Nhưng sáng hôm nay, mắt ông sáng lên như có vẻ cười.

Sau cái bắt tay nồng nhiệt, Đồng mời khách vào phòng tiếp tân. Dưới cái nhìn của Hồ Chí Minh trên tấm hình bán thân treo trên tường, người ta có cảm tưởng như cái nhìn ấy chế ngự cả căn phòng. Woodcock ngồi trên ghế bành cạnh Đồng, kẻ “cựu thù.” Họ cười khi máy quay phim bắt đầu chạy. Đối với Việt Nam đó là giờ chiến thắng cuối cùng. Đoàn đại biểu - của kẻ thù hùng mạnh nhất đã bị đánh bại -, nay tới đây để kiếm tìm bang giao mới. Có thể nào Hoa Kỳ, giống như Pháp, kẻ thù cũ trước kia đã bị đánh bại, nay trở thành một người hợp tác ưu tiên? Phương cách của Hà Nội là tạo nên thoải mái. Đồng nói với Woodcock: “Tôi biết tổng thống Jimmy Carter giải quyết những vấn đề của chúng ta bằng một tinh thần mới. Và nếu như được thế, tôi thấy chẳng có trở ngại gì khi giải quyết nó.” Woodcock cũng vậy. Ông ta bày tỏ một tinh thần mới bằng cách ca ngợi niềm “tự hào và can đảm” của nhân dân Việt Nam. Ông ta nói: “Quá lâu, những vấn đề chiến lược đã chia rẽ hai quốc gia chúng ta.” Sau đó, ông ta tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội rằng những cuộc thương thảo vững chắc và xây dựng đã “bắt đầu tiến tới để cải thiện một viễn tượng bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt.”

Trong không khí thân hữu trong hai ngày đó, Woodcock cảm thấy thoải mái tự do để xin phía chủ nhà một ân huệ không thích hợp lắm. Khi đoàn đại biểu quan sát 12 cái quan tài kim loại đựng hài cốt của quân nhân Mỹ đưa lên máy bay, Woodcock nắm tay Phan Hiền đang đứng bên cạnh để nhờ Hiền một việc.

Woodcock muốn Hiền giúp đỡ một thành viên trong phái đoàn ông cho gia đình được sum họp: Đại tá Paul Mather. Phụ tá Ken Quinn báo cho Woodcock biết người vợ hứa hôn Việt Nam của Mather đã bị kẹt lại Saigon sau 1975. Hiền ghi nhận việc này và hứa ông ta sẽ làm những gì ông ta có thể làm được. Trong vòng mấy tháng sau, cô gái hứa hôn này được rời Việt Nam qua Mỹ kết hôn cùng Mather. Tuy nhiên dù cố tạo thoải mái cho quan hệ mới với Việt Nam, kết quả chuyến đi đạt được chỉ là việc sum họp với vợ của Mather và thu hồi 12 bộ hài cốt.

Chờ trận mưa Đôla

Chẳng bao lâu sau mùa xuân năm 1975, khi truyền hình Mỹ chiếu lên màn ảnh hình ảnh các chuyến bay di tản người tỵ nạn và quan chức Mỹ trước khi Cọng Sản vào Saigon, Hoa Thịnh Đốn muốn quên Đông Dương đi. Họ giữ lại số tiền ký quỹ 150 triệu của Việt Nam (Cọng Hòa) trước kia ở Hoa Kỳ và cấm vận Việt Nam và Kampuchia. Sau những xúc động ngắn ngủi về vụ tàu Mayaguez hồi tháng năm, Đông Dương chìm mất trong tầm nhìn của người Mỹ.

Hoa Kỳ chán ngấy và thấy chẳng có lợi gì ở Đông Dương nữa thì hầu như ngược lại, Việt Nam hết sức mong muốn lập lại quan hệ với đối thủ cũ. Ngay trước khi chiến tranh chấm dứt, Hà Nội quyết định củng cố quan hệ với Tây phương, đặc biệt với Hoa Kỳ. Đó là bước chủ yếu để tiến tới thời kỳ xây dựng tiếp sau.

Vài ngày sau khi Cọng sản chiến thắng Saigon, tôi hỏi một anh lính đứng canh tại tòa đại sứ Mỹ cũ tại sao không treo cờ chính phủ Cọng Hòa/ MNVN trên tòa nhà nầy trong khi đó họ lại treo cờ “giải phóng” trên các tòa đại sứ phương Tây khác. Anh lính trả lời: “Tại chúng tôi không được phép.” Trong cách nhìn, nó không đơn giản. Hà Nội hội hè thắng trận, nhưng điều quan tâm hơn là chiến thắng hòa bình. Tháng Bảy/ 1975, tôi hỏi Hoàng Tùng, biên tập nhật báo Nhân Dân của đảng khi ông ta sắp sửa xuất bản “Saigon papers” - một số lượng vĩ đại về những tài liệu bí mật lấy được ở Saigon. Giữa những tài liệu đáng tin cậy ấy là các băng từ computer nói về hoạt động của CIA ở Việt Nam để lại cho các viên chức Cơ Quan Tình Báo Việt Nam (CIO) đồng sự với CIA. Hoàng Tùng rất tin tuởng khi trả lời: “Việt Nam không muốn trưng những tài liệu này ra và xát muối vào vết thương của người Mỹ.” Ông ta nhắc lại những điều Hồ Chí Minh nói với ông hồi năm 1954. Sau khi Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ. Họ Hồ ra lệnh cho Tùng lúc ấy đã là biên tập tờ nhật báo đảng là đừng quá say sưa với chiến thắng của mình. Hồ giải thích: “Trong thời gian tới, chúng ta cần tình thân hữu và hợp tác của Pháp.”

Vào lúc đó, Tùng không nói với tôi lý do quan trọng nhất là Việt Nam hết sức mong muốn tái lập quan hệ dân sự với Hoa Kỳ, là nguồn hy vọng để có thể nhận được 4 tỷ 7 đôla viện trợ kinh tế mà Richard Nixon bí mật hứa trong khi ký hiệp định Paris. Trong khi chờ đợi người Mỹ thực thi yêu cầu đó, Việt Nam bắt đầu ve vãn các ông chủ ngân hàng và thương giới Mỹ. Chỉ hai tháng sau khi Saigon sụp đổ, đại diện Bank of America và First National City Bank được mời tới Việt Nam để nghiên cứu khả năng thương mại và tài chính. Cũng trong vòng hai tháng sau khi Saigon sụp đổ, Việt Nam tỏ dấu cho thấy họ đón mừng các công ty đã khai thác dầu ở ngoài thềm lục địa Việt Nam quay trở lại.

Ngõ lời trước Quốc Hội ngày 3 tháng Sáu, một tháng sau khi Saigon sụp đổ, Phạm văn Đồng đưa ra đề nghị Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vinh danh Hiệp Định Hòa Bình Paris bằng viện trợ tái thiết Việt Nam. Lời kêu gọi đó bị Hoa Thịnh Đốn từ chối. Hồi tháng 11/ 1975, Hoàng Tùng nói với một nhóm người Mỹ: “Trong các dịp lễ người Việt Nam chúng tôi thường chơi đô vật. Cuối cùng chúng tôi ôm hôn nhau. Việt Nam thì sẵn sàng nhưng Ford thì không chịu.”

Có một sự đáp ứng, nâng cao hy vọng nhất thời: Ngoại trưởng Henry Kissinger hồi tháng 11/ 1975, đáp ứng dịp Hà Nội phóng thích 9 người Mỹ đã bị bắt hồi tháng Ba ở Nam Việt Nam, cho phép một nhóm hoạt động tôn giáo và nhân đạo gởi đồ cứu trợ cho Việt Nam. Ngày 24 tháng 11, Kissinger tuyên bố quan hệ Mỹ Việt Nam “sẽ không căn cứ vào quá khứ. Chúng tôi chuẩn bị đáp ứng với ý hướng tốt đẹp. Nếu chính phủ các nước Đông Dương “chứng tỏ sự thông cảm” cho người Mỹ và quan tâm của các nước láng giềng của họ, “xây dựng” trên vấn đề 832 người Mỹ mất tích, trao trả hài cốt của họ thì Hoa Kỳ “sẵn sàng đáp ứng.”

Báo New York Times ghi nhận: “Đây là sự bắt đầu đáng ca ngợi, có tính cách uyển chuyển mới đối với các chế độ Cọng Sản ở Đông Dương, nhưng cũng còn một con đường dài phải đi.” Nó gợi ý rằng Hoa Kỳ sẽ không dùng quyền phủ quyết đã dùng hồi tháng Tám, ngăn Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, phương hướng của Hoa Thịnh Đốn là muốn quên Việt Nam chứ không phải là làm dịu đi. Với cuộc bầu cử sắp tới, Gerald Ford đang đối đầu với thách thức của hữu phái: Ronald Reagan. Ngay từ đầu, việc viện trợ cho Việt Nam, về mặt chính trị, chẳng có cơ may gì sẽ được chấp thuận. Rõ ràng trong vị thế khó khăn của Mỹ, Kissinger mới nói phần trả lại hài cốt người Mỹ mất tích còn “toàn bộ những người này thì chưa tìm ra, đó hoàn toàn là điều kiện tiên quyết, nếu không có điều ấy chúng tôi không thể xem xét việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao được.” Ngay cả Nixon cũng nói riêng với Ủy Ban Quốc Hội tìm kiếm người Mỹ mất tích ở Đông Nam Á là mối quan tâm, là trở ngại buộc Hà Nội từ bỏ yêu cầu viện trợ. Kissinger nói: “Nếu không vì vấn đề người Mỹ mất tích thì họ lèo lái về phía chúng ta. Chúng ta thì lo lắng hơn. Họ cương quyết hơn.”

Tuy nhiên, Hà Nội không bao giờ từ bỏ hy vọng nhận được đôla Mỹ và đạt được quan hệ ngoại giao bình thường. Trong khi tranh cải vấn đề người Mỹ mất tích không phải là điều khoản quan trọng trong hiệp định Paris, trừ phi người Mỹ hoan nghênh viện trợ tái thiết. Dù sao, hồi tháng Chạp/ 1975, Việt Nam cũng đã trao trả hài cốt ba nguời Mỹ. Họ cũng trao trả hài cốt hai thủy quân lục chiến Mỹ chết cuối cùng ở Nam Việt Nam và đưa ra một danh sách gồm 12 người Mỹ mất tích. Đó cũng là một sự tính toán đầy hy vọng Mỹ sẽ có hành động tương xứng bằng viện trợ, nhưng chưa thấy gì. Chiến thuật mời các hãng Mỹ khai thác dầu ngoài thềm lục địa trở lại cũng chẳng thành công. Trước khi Saigon sụp đổ, gần một chục công ty dầu Mỹ đầu tư khoảng một trăm triệu đôla để khai thác dầu ở Nam Việt Nam. Cả hai hãng Mobil và Shell cùng khai thác nhưng sự sụp đổ của Nam VN xảy ra trước khi họ biết chắc chắn trữ lượng dầu có đủ tính thương mãi hay không. Từ tháng Bảy/ 1975, đại diện các hãng dầu Mỹ họp kín với các quan chức Việt Nam ở Paris để nối tiếp việc tìm kiếm dầu. Tháng Hai/ 1976, một vài người trong số đó được mời tới Hà Nội để nhận đề nghị. Nhưng rồi chẳng có gì xảy ra cả, mặc dù có áp lực từ những vận động của nhóm khai thác dầu lửa. Chính quyền Ford từ chối tháo bỏ cấm vận nếu Việt Nam không đáp ứng hoàn toàn đầy đủ vấn đề người Mỹ mất tích.

Mùa thu năm 1976, trong khi Kampuchia thanh trừng đẫm máu, và Trung Hoa đang vượt qua một giai đoạn thay đổi quan trọng, cuộc vận động bầu cử tổng thống Mỹ đang thời kỳ quyết liệt, ứng cử viên tổng thống Jimmy Carter của đảng Dân Chủ tấn công dữ dội vào tổng thống Gerald Ford, gọi ông này là “sự thất bại rắc rối nhất” vì không chịu gởi một phái bộ đi tìm dữ kiện về người Mỹ mất tích ở Đông Dương hay nói chuyện thẳng với Hà Nội. Việc ông Carter quan tâm tới vấn đề người Mỹ mất tích không chỉ là vấn đề chính trị (Hoa Kỳ đang còn chịu đau đớn về vết thương chiến tranh Việt Nam, nó còn là vấn đề rất dễ gây xúc động và dễ kiếm phiếu). Nó cũng mở đầu cuộc thử nghiệm cho một chính sách mới nhằm tiến gần Việt Nam hơn.


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương