Nayan Chanda hoànglonghải



tải về 1.97 Mb.
trang16/35
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.97 Mb.
#13140
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   35

Không hẵn chính sách của Hà Nội không đứng vào vị thế trung lập, nhưng khi thì nghiêng bên nầy, khi thì nghiêng bên kia trên căn bản hiệu quả mối quan hệ đó có làm cho họ đạt được mục tiêu cao nhất hay không. Năm 1963, khi Khrushchev đã kích chiến tranh giải phóng có hại cho hòa bình thế giới thì Việt Nam nghiêng về phía Trung Hoa, thóa mạ việc làm giảm căng thẳng thế giới và hiệp ước hạn chế võ khí nguyên tử. Nhưng năm 1972, khi Richard Nixon thăm Mosocw và Bắc Kinh trong khi Hoa Kỳ vẫn tiếp tục oanh tạc Bắc Việt, Hà Nội lên án bọn theo đuổi “chủ nghĩa cơ hội” của các nước Cọng sản vì quyền lợi ích kỷ, hẹp hòi mà hy sinh quyền lợi của giai cấp vô sản thế giới, trong trường hợp Việt Nam thì hy sinh nổ lực thống nhất khối Cọng Sản.

Moscow, muốn làm giảm căng thẳng với Hoa Kỳ và lo ngại bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh phiêu lưu của Việt Nam CS ngày càng mở rộng hơn nên lạnh nhạt trong quan hệ với Việt Nam CSsau mùa xuân năm 1968, sau cuộc tổng tấn công của Cọng sản ở Miền Nam Việt Nam. Moscow bị kẹt giữa cơ hội Việt Nam thống nhất và hiểm họa do các hoạt động quân sự của Việt Nam CS. Liên Xô không muốn Mỹ quay trở lại Việt Nam làm cho họ phải đối đầu với những khó khăn mà họ không thể giải quyết được, để phải hàng phục hay leo thang xung đột. Khi Hoa Thịnh Đốn bắt tay với Moscow để ngăn chận Hà Nội, Liên Xô không nhiệt tình lắm khi cảnh giác Hà Nội, nhưng lại lợi dụng cơ hội nầy để trấn an Mỹ: “Việt Nam không có ý làm hại uy danh Hoa Kỳ.” Đó là một phần nội dung trong bức điện trấn an tổng thống Ford một tuần lễ trước khi Sàigon sụp đổ.” Quả thật Việt Nam không tôn trọng lời hứa của họ. Bằng việc tấn công vào phi trường Tân Sơn Nhất, họ đã chấm dứt con đường di tản bằng phi cơ thường và buộc Hoa Kỳ phải vội vàng thoát ra khỏi Việt Nam bằng phi cơ trực thăng đậu trên sân thượng các cao ốc là con đường không vẽ vang gì cho lắm. Không những Liên Xô đã không thúc ép Bắc Việt hoạt động quân sự chừng mực mà còn gởi điện văn chúc mừng Hà Nội, chẳng màng gì tới Hoa Kỳ, điều đó còn được xem như là xát muối vào vết thương của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Liên Xô cũng lưu tâm tới sự kiện Việt Nam xung đột với Trung Hoa qua hàng ngàn năm lịch sử và nay có thể chuyển hướng qua phía Liên Xô. Việt Nam chứng tỏ là một đồng minh vô giá trong việc ngăn chặn Trung Hoa tiến về phía Nam, đặt từng bước vững chắc có ảnh hưởng và có sức mạnh đối với vùng Đông Nam Á. Liên Xô cũng có thể xử dụng các hải cảng Việt Nam và có cơ hội mới để tăng cường sức mạnh của họ ở vùng nầy. Chỉ mấy ngày sau khi Saigon sụp đổ, hàng loạt đại biểu Liên Xô tới Hà Nội để giúp đỡ và chia xẻ vinh quang với Cọng sản Việt Nam. Sau nhiều năm chần chừ và lưu tâm tới việc hỗ trợ cho Việt Nam, giờ đây, Liên Xô sẵn sàng ôm hôn kẻ chiến thắng. Tuy nhiên, họ phải miễn cưỡng trả một giá cần thiết. Một viên chức Liên Xô phàn nàn với Ngoại trưởng Liên Xô Andrei Gromyko hồi tháng 9/ 1975: “Vấn đề là, chúng ta không thấy làm thế nào mà chúng ta nói Không. Những thằng con hoang nầy bắt đầu làm như chúng tự làm hết mọi sự và bây giờ chúng ta nợ chúng nó mặt trăng.” (13)

Ngày 4 tháng 5, chỉ 4 ngày sau khi xe tăng Liên Xô chế tạo húc đổ cổng dinh Độc lập, tàu chở hàng Liên Xô Nina Sagaida và tàu dầu Komsomolets Primorya tới cảng Đà Nẵng ở Nam Việt Nam. Hai tuần sau, nhiều tàu Liên Xô cập cảng Saigon đem theo thực phẩm và dầu. Những “hoạt động nhân đạo” này không phải để gặt hái lòng biết ơn của Việt Nam. Nó nhằm tạo ra một con đường thường xuyên hơn và xử dụng các hải cảng phía Nam VN. Nhiều năm sau, một viên chức Việt Nam nói với tôi là chỉ một thời gian ngắn sau khi chiến thắng Miền Nam, Liên Xô đòi xử dụng các phương tiện hải quân ở phía Nam VN - và đã bị từ chối một cách lịch sự. Mặc dù nhận được viện trợ kinh tế và kỷ thuật có giá trị, Hà Nội vẫn muốn tự mình vạch ra đường lối ngoại giao cho chính họ. Cùng với yêu cầu xử dụng các hải cảng, Việt Nam cũng có khuynh hướng ký một thỏa ước hữu nghị với Liên Xô. Mặc dù về mặt ý thức hệ, Hà Nội gần gủi với Moscow hơn Bắc Kinh, Việt Nam không muốn từ bỏ vị trí trung lập trong cuộc xung đột của hai nước nầy. Tham gia vào một liên minh công khai với Liên Xô mà không tuyên bố công khai cho Liên Xô xử dụng các hải cảng, có thể là hành động khiêu khích Trung Hoa, đó là điều Hà Nội không muốn.

Dù Trung Hoa có biết việc từ chối đó hay không, họ vẫn còn ngờ vực những gì các nhà cách mạng Việt Nam có thể thỏa thuận với Liên Xô. Vài tuần sau khi Saigon sụp đổ, chủ tịch Mao được báo cáo cuộc viếng thăm của thủ tướng Thái Lan, Kukrit Pramoj, kế hoạch của Việt Nam chiếm đóng cả khu vực, nơi họ sẽ hành động như “biên giới của đế quốc Liên Xô ở Á châu.”

Nếu quả thật Mao có tuyên bố như thế thì còn một điều quan trọng mà Việt Nam hiểu sai. Chiến thắng ở Saigon hoàn tất giấc mơ của Hồ Chí Minh và đồng chí ông ta nhưng gặp nhiều thử nghiệm và nghịch cảnh. Hơn bao giờ hết, đảng Cọng Sản VN giờ đây thấy tự do hơn trong việc chọn đuờng đi cho chính họ. Không ai bày tỏ rõ ràng niềm tự hào của Việt Nam và thấy được tính cách quan trọng của nó như Hoàng Tùng, tổng biên tập báo Nhân Dân. Là một cọng sự viên của Hồ Chí Minh, ông đã trãi qua suốt cuộc chiến đấu chống Pháp giành độc lập, trận Điện Biên Phủ và những năm dài đen tối trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tháng Bảy/ 1975, tôi đến gặp ông ta trong văn phòng nhỏ của ông tại một tòa nhà cũ ở Hà Nội. Từ cửa sổ, người ta có thể hóng mắt nhìn xuống những tàng lá cây xanh bên hồ Hoàn Kiếm. Hồ nầy có huyền thoại về một thanh kiếm của vị anh hùng lịch sử trong cuộc chiến đấu giành độc lập. Gương mặt phong sương của Hoàng Tùng hiện lên những vết nhăn khi Hoàng Tùng cười và nói: “So với bất cứ thời gian nào trong quá khứ, chúng tôi bây giờ tự do hơn và mạnh hơn. Chiến tranh kết thúc, cuối cùng loại trừ được những trở ngại trong việc vạch ra đường lối của chúng tôi”. Tùng chẳng cần giấu giếm sự thực là cuối cùng chiến thắng cũng tới, mặc dù có sức ép từ Bắc kinh và Moscow không muốn đẩy Hoa Kỳ vào góc tường. Ông ta nói Hà Nội đã thắng lợi và đang phải đối đầu với những khó khăn mới, không những từ phía kẻ thù mà còn từ phía bạn hữu nữa. Trong chỗ riêng tư, vài viên chức chân thật hơn, tự hào một cách rõ ràng hơn, nói rằng Hà Nội tự vạch chiến lược để đạt thắng lợi cuối cùng ở miền Nam mà không thông báo đầy đủ cho các đồng minh trong khối xã hội chủ nghĩa biết. Những ngày cuối cùng của tháng 4/75, Hà Nội không màng tới những lời khuyến cáo riêng từ phía Bắc Kinh cũng như Moscow chống lại việc chiếm đóng Saigon bằng vũ lực mà họ ngại rằng có thể làm cho Washington mở ra một sự can thiệp mới vào Đông Dương.

Đưa ra ví dụ về việc Hà Nội bây giờ tự do bày tỏ ý kiến mình, Tùng nói: “Bây giờ chúng tôi có thể công khai ủng hộ Ấn Độ chống lại âm mưu của phe tư bản, mặc dù điều đó làm cho Bắc Kinh không vui. Chúng tôi ủng hộ đảng Cọng Sản Bồ Đào Nha chống lại việc Liên Xô muốn chỉ đạo họ, có thể làm cho các đảng Cọng sản khác phê phán.” Ông ta nói tới việc chống đối của Bắc Kinh vì Ấn Độ tuyên bố tình trạng khẩn trương hồi tháng Sáu và việc Bắc Kinh đã kích đảng Cọng sản Bồ Đào Nha là tay sai của Liên Xô. Những quan chức Việt Nam khác nói với tôi rằng họ không đồng ý chính sách của Liên Xô cam kết vô nguyên tắc với Hoa Kỳ hay lời kêu gọi của Liên Xô tập họp một hệ thống an ninh ở Châu Á, chẳng có mục đích gì ngoài việc chống Trung Hoa. Một năm sau, trong cuộc phỏng vấn, tôi lại hỏi Hoàng Tùng ý kiến của Liên Xô, - thả nổi từ 1969 đến nay - về việc xây dựng một nền an ninh, được coi như là một hành động tập hợp các nước ở châu Á tham gia một thỏa hiệp chống Trung Hoa. Làm thế nào có thể tập họp họ lại thành một nhóm. Làm thế nào có thể tập hợp thành một tập thể với Suharto (của Indonesia) và Seni Pramoj (của Thái Lan)

Rõ ràng Hà Nội không sẵn sàng từ bỏ viện trợ cho các cuộc đấu tranh cách mạng tại các nước châu Á để giúp Liên Xô lôi kéo các nước phản động vào kế hoạch bao vây Trung Hoa. Hồi tháng Tư/1977, một nhà báo Việt Nam nói với tôi.: “Liên Xô mềm mỏng khéo léo. Họ muốn giảm căng thẳng với Hoa Kỳ để sản xuất thêm nhiều xe hơi và tủ lạnh cho dân họ. Ngoài việc chống Trung Hoa, họ chẳng có lợi gì khi hỗ trợ cho các phong trào đấu tranh giải phóng tại Thế giới Thứ Ba.”

Nền Độc lập đắt giá

Trong niềm hân hoan chiến thắng đến một cách bất thình lình, Hà Nội thấy phấn chấn. Nếu họ thắng được một kẻ thù hùng mạnh nhất thì chẳng có gì mà họ không làm được. Tại sao họ không thể có dồi dào công nhân có tài năng, nông nghiệp phong phú, có đủ các loại mỏ cần thiết, có lẽ bao gồm cả dầu lửa, và biển nhiều tôm cá. Xây dựng một nền kinh tế mạnh trên những điều kiện đó chắc chắn là một nhiệm vụ dễ dàng hơn chiến đấu chống lại nước Mỹ không lồ. Ít ra, đây cũng là điều những nhà lãnh đạo nghĩ tới. Nhưng điều phấn chấn ấy bay vọt mất khi họ phải đối đầu với thực tế của một nền kinh tế lún sâu dần. Nhu cầu viện trợ kinh tế và kỷ thuật để xây dựng một đất nước bị tàn phá vì chiến tranh cùng với gánh nặng do hậu quả thống nhất đất nước tạo ra cho Việt Nam mới giành được độc lập. Trong khi thảo luận riêng với Moscow về chính sách tương lai, Hà Nội thỏa thuận mọi đòi hỏi của Liên Xô. Không giống như trong chuyến đi Bắc Kinh hồi tháng Chín, trong chuyến đi Moscow tháng Mười, Lê Duẫn đưa ra một bản thông báo nói về việc hợp tác lâu dài, trong đó, ông ta nói rằng Việt Nam “ủng hộ chính sách ngoại giao” của Liên Xô và nói tới “khúc quanh làm suy giảm căng thẳng để bước vào tiến trình không thể đão ngược được.” Giảm thiểu căng thẳng chỉ là một danh từ làm dơ bẩn tai người Trung Hoa. Hồi tháng Mười/ 1974, Việt Nam cũng tố cáo âm mưu của Hoa Kỳ nhằm chia rẽ các nước khối Cọng sản và che dấu mục đích thực sự của Mỹ là “đè bẹp các phong trào giải phóng dân tộc.” Nhiều tháng sau, một viên chức Việt Nam giải thích sự thay đổi đột ngột này cho một du khách có cảm tình với Việt Nam CS. Ông nầy nói với Peter Limqueco, giám đốc Nhật báo Châu Á Ngày Nay (Journal of Contemporary Asia): “Cái giá của độc lập thực mắc mỏ. Mỗi lúc chúng tôi bày tỏ độc lập là chúng tôi phải thắt lưng buộc bụng. Số lượng viện trợ từ các nước “anh em” hao dần đi cùng với cái thế đứng hiểm nghèo của chúng tôi.”

Sau khi Duẫn đi Moscow về được một tháng, một tờ báo biếm họa nhắc cho độc giả biết rằng chiến thắng có nghĩa là chấm dứt lòng hào hiệp của bằng hữu. “Trong chiến tranh, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ đầy ơn nghĩa từ phía bạn bè. Tuy nhiên, từ bây giờ trở đi, mối quan hệ kinh tế của chúng tôi với các nước anh em nằm trong tiến trình như sau: Mượn gì thì phải trả lại, tính lời trên vốn mua bán -tất cả đều ở trên nguyên tắc viện trợ hỗ tương và lợi ích cho cả hai bên.”

Nhìn vào nhu cầu khối lượng viện trợ đồ sộ để xây dựng Việt Nam thời hậu chiến, Hà Nội bị cuốn hút vào viện trợ của Tây phương nhiều hơn. Viện trợ nầy cũng có nghĩa là kỹ thuật cao hơn khối Cọng sản. Tuy nhiên, Hà Nội trù tính để giữ cân bằng khi theo đuổi chính sách ngoại giao không liên kết. Như sau nầy Việt Nam giải thích cho đại sứ Pháp ở Hà Nội, Philippe Richer, về mặt lý thuyết, họ muốn củng cố nền độc lập chính trị bằng một thỏa hiệp viện trợ “bốn đảng”, khối Liên Xô và Trung Hoa cung cấp một nửa viện trợ và Tây Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada cung cấp nửa còn lại. Tuy nhiên, họ muốn có sự quan hệ cân bằng với cả Moscow và Bắc Kinh. Dù vậy, khi họ nghiêng quan điểm của họ về phía nào để được viện trợ, thì Hà Nội cho thấy họ phải đi tới một kết luận: Nghiêng về phía Moscow thì tốt hơn. Liên Xô không những giàu mạnh hơn Trung Hoa mà còn muốn Việt Nam trở thành một nước hùng cường. Người ta không thấy ngạc nhiên, vì đối nghịch với Trung Hoa nên Trung Hoa từ chối bất cứ một lời cam kết viện trợ lâu dài nào cho Việt Nam, còn Moscow thì hứa viện trợ cho kế hoạch 5 năm của Việt Nam (1976-1980) và sự tín dụng dễ dãi. Tháng Mười/ 1975, Moscow ký thỏa ước viện trợ đầu tiên thời hậu chiến hứa đóng góp 60 phần trăm -tính khoảng 2 tỷ rưởi- cho kế hoạch kinh tế 1976-1980 của Việt Nam.

Dĩ nhiên, sự cao thượng của Moscow là phải có một cái giá. Việt Nam bỏ đi danh tiếng của mình và ủng hộ chính sách ngoại giao của Liên Xô. Việt Nam được yêu cầu phải ủng hộ sự giảm thiểu căng thẳng Xô-Mỹ, nhưng các nhà lãnh đạo Liên xô không hoan nghinh cố gắng nào của Hà Nội để mở rộng và đảo ngược quan hệ của chính họ. Điều đó chỉ có nghĩa là làm giảm thiểu sức nặng đối với ý nghĩ độc lập. Trong suốt năm 1976, Liên Xô chú tâm quan sát những cố gắng của Hà Nội nhằm phát triễn giao hảo kinh tế và chính trị với Tây phương và đạt tới vị thế không liên kết. Nhiệt tình ban đầu coi Việt Nam như là một “tiền đồn của khối xã hội chủ nghĩa” bắt đầu phai mờ ngay trong những tháng mới ký thỏa hiệp viện trợ Việt Nam.

Về ý thức hệ thì Hà Nội gần Moscow hơn Bắc Kinh nhưng họ thấy chẳng lợi lộc gì khi dính líu vào cuộc tranh cải của hai nước lớn nầy. Theo một bản báo cáo nội bộ về hội nghị thượng đỉnh Xô-Việt hồi tháng Mười/1976, ghi nhận là Việt Nam chẳng “quan tâm đến sự thích ứng nào với tình trạng hiện tại để giữ một vị thế trực tiếp với các dị biệt” giữa Trung Hoa và Liên xô. Nói cách khác, những người lãnh đạo Việt Nam lo lắng không muốn để cho miền Nam mới giải phóng biến thành một đấu trường cho hai kẻ thù địch Liên Xô và Trung Hoa. Việt Nam CS mời một số nưóc như Pháp, Na Uy, Ấn Độ và Nhật Bản đảm nhận một số chương trình kinh tế ở phía Nam, nhưng một cách có hệ thống, gạt Trung Hoa và Liên Xô ra ngoài. Thất bại trong việc bị Việt Nam từ chối mở tòa lãnh sự ở thành phố Hồ Chí Minh, Liên Xô đe dọa không cho tàu bè họ tới thủ đô miền Nam. Nhưng để biểu lộ sự công bằng, Việt Nam từ chối cả Liên xô lẫn Trung Hoa mở tòa lãnh sự tại thành phố Hồ Chí Minh và từ chối cả việc để cho họ hoạt động ở phía Nam. Tuy nhiên, Pháp thì được tiếp tục giữ tòa lãnh sự, các nhà ngoại giao và báo chí phương Tây đều được tự do đi lại vùng nầy.

Hồi tháng Năm/ 1975, một thông tín viên của hãng thông tấn Tass Liên Xô ở Hà Nội đi thăm phía Nam cùng với các bạn đồng nghiệp trong khối Cọng sản, than phiền một cách chua chát về sự “bất công” trong việc để cho các hãng thông tấn đế quốc như France-Presse, Associated-Press, Reuters, và United Press International đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh trong khi ông ta thì bị từ chối. Mùa xuân năm 1976, một nhà ngoại giao Ấn Độ nói với tôi ở Hà Nội: “Thiệt đáng thương cho các nhà ngoại giao Liên Xô bị ngăn cản, các nhà ngoại giao khác thì từ Saigon về mang theo tin tức phía Nam.”

Trong đại hội lần thứ 25 đảng Cọng sản Liên Xô tháng Ba/1976, Lê Duẫn làm cho người Nga phát giận bằng cách ông ta nhấn mạnh đến hai chữ độc lập. Một ngày sau khi lý thuyết gia Liên Xô Mikhail Suslov tố cáo tính không chính thống của đảng Cọng sản Pháp, Lê Duẫn thẳng thừng dùng cơm trưa với nhà lãnh đạo Cọng sản Pháp Georges Marchaise. Trong bài diễn văn, Duẫn nhấn mạnh rằng những người Cọng sản có thể tìm ra những “phương cách đảo ngược, hình thức và đường hướng cho cuộc đấu tranh thích ứng với điều kiện của mỗi nước.”

Tháng Tám năm 1976, Phạm Văn Đồng đại diện cho Việt Nam tại hội nghị thượng đỉnh các nước không liên kết ở Colombo. Lần đầu tiên gặp số đông đại biểu các nước trong Khối Thứ Ba, Việt Nam rất được hoan hô, nhưng họ cũng phải đối đầu với đại biểu Liên Xô không được các nước nầy ngưỡng mộ lắm. Sau khi từ Colombo về, Ngô Điền nói với một nhà lãnh đạo Cọng Sản Ý: “Liên Xô phải cố gắng nhiều lắm để cải thiện hình ảnh của họ”

Tháng Chín/ 1976, Hà Nội được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund) chuẩn nhận, và tháng Giêng tiếp đó, họ được giúp 36 triệu đôla. Việt Nam là nước Xã Hội Chủ nghĩa đầu tiên quan hệ với tổ chức nầy. Moscow coi IMF như là “phương tiện chính của đế quốc nhằm bóc lột các nước đang phát triển.”

Bắc Kinh, Moscow, và các nước cọng sản khác không tham gia vào tổ chức IMF nầy vì một lý do khác: các thành viên buộc phải trình bày cán cân chi phó và nguồn dự trữ ngoại tệ, điều đó có khác chi đem điều bí mật quốc gia ra mà nói cho kẻ thù.

Không có gì ngạc nhiên khi Liên Xô phê bình Việt Nam tham gia Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và quan tâm về phương hướng lý thuyết khi Việt Nam mở cửa cho ngoại quốc đầu tư và kêu gọi các nhà đầu tư phương Tây đến hợp tác. Các nhà ngoại giao Liên Xô ở Hà Nội không che dấu sự bất mãn của họ. Họ cay đắng cho rằng những cố gắng của Hà Nội nhằm lôi cuốn vốn Tây phương để xây dựng xã hội chủ nghĩa rồi ra sẽ thất bại. Một nhân viên ngoại giao Liên Xô ở Hà Nội nói với một đồng sự người Ấn: “Tôi đã thấy Nam Tư thực hiện nhiều việc với vốn đầu tư của phương Tây.”

Liên Xô bất mãn Việt Nam vì Việt Nam từ chối tham gia vào Hội Đồng Hợp Tác Kinh Tế (CMEA), khối Xã Hội Chủ Nghĩa, thường gọi là COMECON. Hồi đầu năm 1977, một nhà ngoại giao Việt Nam nói với tôi: “Liên Xô nhấn mạnh rằng tất cả các nước Xã hội chũ nghĩa phải tham gia vào Comecon. Nhưng ngoại trừ Cuba, không một nước nào ở châu Âu chịu làm việc ấy. Chắc chắn chúng tôi cũng chẳng muốn tham gia vào đấy. Nếu chúng tôi vào hiệp hội nầy, Trung Hoa sẽ không vui.”

Hồi mùa hè năm 1976, tuồng như Liên Xô muốn rút lui một đề nghị trước kia về việc xây dựng một nhà máy thép hoàn chỉnh và một xí nghiệp quân nhu cho Việt Nam. Bất thình lình họ khám phá ra rằng Việt Nam không đủ than cốc và mỏ sắt có giá trị cao để có thể làm cho nhà máy hoạt động. Đồ tiếp liệu quân sự cũng thưa dần đi. Công tác thủy điện ở Bắc Việt Nam do Liên Xô đảm trách bị ngưng trệ. Hà Nội tức giận công bố một đề mục trong chương trình thủy điện sông Đà mà không tham khảo ý kiến với Liên Xô. Việt Nam lặng lẽ bắt đầu thăm dò Ngân hàng Phát triển Châu Á và các nước Tây phương, khả năng giúp họ tự xây dựng lấy chương trình thủy điện nầy. Một phái đoàn kinh tế Úc đến thăm Việt Nam hồi cuối năm 1976 ngạc nhiên vì các viên chức Hà Nội hỏi họ rất kỷ về phí tổn việc xây dựng một nhà máy thủy điện như ở Úc. Việt Nam không nói rõ họ đang có chương trình nào trong trí nhưng rõ ràng họ đang tìm một nguồn tài trợ thay thế cho chương trình sông Đà. Họ cũng công khai tìm kiếm một nguồn tài trợ khác thay thế Liên Xô trong chương trình nhà máy thép hoàn chỉnh. Trong khi tự kềm không tuyên bố công khai về những điều Liên Xô từ chối, họ đã yêu cầu nhà máy luyện kim Creusot-Loire của Pháp đảm nhận việc nghiên cứu để xây dựng một nhà máy như vậy.

Việt Nam cũng nói với Liên Xô họ cần viện trợ tức khắc trước khi hợp tác toàn vẹn với khối Xã hội chủ nghĩa và thực hiện đầy đủ yêu cầu của Liên Xô về việc gia tăng xuất cảng hàng hóa sang nước nầy. Hậu quả những công việc thăm dò như thế đã làm cho Lê Thanh Nghị, Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, hồi tháng Bảy/ 1976 thực hiện chuyến đi lâu dài ở Moscow và Bá Linh, nhưng không đạt được một thỏa hiệp viện trợ mới nào.

Sự bất mãn của Việt Nam với Moscow thường thường được các viên chức cấp thấp bày tỏ bằng cách châm chích việc thiếu lương thực và nguyên vật liệu ở trong nuớc, hậu quả của việc xuất cảng mà Liên Xô phải trả lại bằng hàng nhập cảng. Tháng Chín/1976, tờ báo “Học Tập”, cơ quan lý thuyết của đảng Cọng sản VN đã thúc đẩy nhân dân “nhận chân được sự thay đổi trong việc hợp tác quốc tế, và từ căn bản đó, cần hiểu rõ hơn nữa chính sách của chúng ta là tự lực, phải thực hiện nhiều cố gắng hơn nữa để sản xuất hàng xuất khẩu với số lượng lớn” Việt Nam trả đủa bằng các giảm bớt cố vấn quân sự Liên Xô từ 60 xuống còn 40 ngay sau đại hội đảng hồi tháng 12 và tới tháng Tư/ 1977 chỉ còn lại có 25. Viện trợ quân sự hàng năm của Liên Xô cho Việt Nam xuống còn 20 triệu. Quan hệ Việt-Xô tụt xuống tới mức khiến các nhà ngoại giao Liên Xô ở Hà Nội công khai than phiền rằng “Việt Nam vô ơn.” Mùa xuân năm 1977, một nhà ngoại giao châu Á có quan hệ rất gần gủi với Liên Xô ngạc nhiên về mức độ quan tâm của nước nầy đối với việc Việt Nam càng lúc càng đi sâu vào thế giới tư bản. Hơn bất cứ nước nào khác, Nhật bản lo lắng cho Việt Nam. Một nước Việt Nam tiềm tàng nguyên liệu và là một thị trường, có thể làm lợi đáng kể cho Nhật Bản. Đối thủ chính của Moscow là các nước Đông Á không cọng sản. Do đó, họ thấy sự quan hệ mật thiết Nhật bản và Việt Nam là một mối nguy, có thể làm cho Hà Nội quay lưng lại với khối Xã hội Chủ nghĩa và rơi vào cạm bẩy: vốn và kỹ thuật của phương Tây.

Cuối năm 1976, sự bất mãn của Việt Nam đối với thái độ của Liên Xô gia tăng vì sự hấp dẫn do nhiều cơ hội hợp tác mà Tây phương đề nghị. Việt Nam thương nghị bí mật với Nhật bản để yêu cầu viện trợ kinh tế. Các viên chức ở Hà Nội và Paris chuẩn bị cho cuộc thăm viếng của Phạm văn Đồng. Thứ trưởng ngoại giao Phan Hiền thành công trong chuyến đi thăm các nước không Cọng sản trong vùng Đông Nam Á hồi tháng Bảy/1976; tháng Mười Hoa Kỳ đề nghị bắt đầu thảo luận với Việt Nam và cuối cùng là chiến thắng của Jimmy Carter trong cuộc bầu cử tổng thống đem lại tin tưởng và nguồn hy vọng mới cho Hà Nội. Những điều nầy chứng minh thêm việc Đồng có hành động coi thường đại sứ Liên Xô tại Hà Nội trong buổi tiệc chiêu đãi hằng năm của Liên Xô.

Suslov vội vàng trở về nước

Sự dị biệt với Liên Xô càng rõ thêm trong đại hội lần thứ tư của đảng Lao Động Việt Nam hồi tháng 12/1976. Đại hội nầy đổi lại tên đảng Lao Động thành đảng Cọng sản Việt Nam, được triệu tập sau một thời gian dài 16 năm, để hoạch đình lại tiến trình bình thường sau khi tái thống nhất. Đó là giờ phút huy hoàng nhất trong đời sống chính trị quốc gia. Đó là cơ hội lý tưởng cho Việt Nam biểu thị tinh thần độc lập của họ. Mặc dù Liên Xô gây áp lực nặng nề, Việt Nam cũng không chịu mời đại biểu đảng Cọng sản Ấn độ. Đảng nầy đang bị phân hóa. Thay vào đó, cánh độc lập, tên gọi là đảng Cọng sản Ấn Độ Mácxít, đang bị cả Moscow và Bắc Kinh đã kích, lại được mời dự. Đảng cọng sản Trung Hoa cũng được mời, tuy nhiên theo chính sách đã có trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Trung Hoa không tham dự các đại hội đảng của ngoại quốc. Do đó, việc đón đại biểu Liên Xô sẽ không gặp khó khăn. Tuy nhiên, đoàn đại biểu Liên Xô do Maikhail Suslov, một lý thuyết gia hàng đầu của đảng Cọng sản Nga hướng dẫn, không phải là mục tiêu cao nhất của đại hội. Cùng với Liên Xô, hai đoàn đại biểu khác, cũng được ưu tiên đặc biệt dành cho hai biệt thự riêng. Đó là đoàn Cọng sản Pháp và Ý mà Xô Viết gán cho nhãn hiệu tà giáo theo chủ nghĩa Cọng sản Châu Âu (Eurocommunism).

Ngay từ lúc bắt đầu đã có sự căng thẳng. Trong ba cuộc họp liên tiếp, Suslov thất bại trong việc thuyết phục Lê Duẫn để Việt Nam hoàn toàn trở thành thành viên của khối cọng sản. Suslov công khai gây áp lực. Trong bài diễn văn đọc trước đại hội, Suslov thúc đẩy Việt Nam tham gia khối Comecon, mặc dù ông ta không nói rõ danh xưng tổ chức nầy. Ông ta nói: “Có rất nhiều khả năng lớn lao để tăng cường quan hệ kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa.” Đại biểu các nước Đông Đức, Ba Lan, và Tiệp Khắc thì trực tiếp hơn với việc tham gia khối Comecon và xây dựng vững chắc “liên minh với Liên Xô.” Họ nói: “Đó là sự thành công căn bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội.”

Tuy nhiên, cũng không giải quyết được dị biệt. Để bày tỏ sự tức giận của mình, Suslov rút ngắn chương trình thăm viếng và dùng máy bay riêng trở về Moscow trước khi đại hội đảng Cọng sản VN bế mạc.

Sáu tháng tiếp đó, Việt Nam phải gánh thêm nhiều nỗi chua chát vì cơn giận dữ của Liên Xô. Hàng viện trợ Liên Xô hứa cho Việt Nam bắt đầu có trở ngại, phải một thời gian dài bất thường mới tới được Việt Nam. Trong một sự trùng hợp đáng kể khi Phạm Văn Đồng sắp sửa rời Việt Nam thăm viếng các nước Tây Âu, thì những món hàng viện trợ thiết yếu của Liên Xô cho Việt Nam bị ngưng lại. Thiếu nhiên liệu, - mặt hàng viện trợ chính của Liên xô, thiếu cơ phận thay thế máy móc, đe dọa nền công nghiệp sơ đẳng của Việt Nam.

Một nhà ngoại giao Sô Viết bàn luận một cách thích thú với bạn đồng nghiệp Ấn độ: “Người Việt Nam hết sức nhạy cảm về nền độc lập của họ, nhưng cũng không ngăn kinh tế của họ khỏi bị sụp đổ được. Kinh tế của họ đang gặp khó khăn lớn. Họ nên chỉnh đốn kinh tế của họ hơn là nói tới độc lập.” “Để cho họ thấm thía cái tinh túy của của họ.” Tuồng như Liên Xô đã làm cho kinh tế Việt Nam thêm khủng hoảng và chính sách ngoại giao phức tạp mà Việt Nam phải đối đầu.

Trong thời kỳ chiến tranh, việc thiếu hụt lương thực ở Bắc Việt Nam đã có Trung Hoa cung cấp với 250 ngàn tấn mỗi năm. Ở miền Nam thì đã có Hoa Kỳ bù đắp vào cán cân chi phó thiếu hụt. Độc lập rồi, Việt Nam kém may mắn. Năm 1975, Trung Hoa ngưng cung cấp, và khi Việt Nam yêu cầu Liên Xô viện trợ khẩn cấp thì Việt Nam được báo cho biết rằng “việc làm giảm mối căng thẳng lương thực như thế” sẽ dễ dàng và sẵn sàng hơn nếu Việt Nam là thành viên của Comecon.

Vấn đề an ninh cũng làm cho Việt Nam lo lắng hơn. Từ đầu năm 1977, quan hệ với Kampuchia tệ hại đi rõ rệt. Trong tháng Hai, chuyến đi thăm bí mật của thứ trưởng ngoại giao Hoàng văn Lợi đến Phnom Pênh đề nghị một cuộc họp thượng đỉnh về Đông Dương bị thất bại. Việc trục xuất người Việt ra khỏi Kampuchia và thanh trừng những phần tử thân Việt Nam trong hàng ngũ Khmer Đỏ bắt đầu hồi tháng Tư tiến tới cực điểm, Khmer Đỏ tấn công các làng mạc gần biên giới Kampuchia-Nam VN. Ở Lào đã có những nhóm chống Cộng âm mưu chống lại chế độ cai trị của Pathet Lao, đồng minh của Việt Nam, trong khi Thái Lan vẫn duy trì thái độ cấm vận thù địch, chống lại các nước đang đóng chặt cánh cửa ngoại giao. Việt Nam hy vọng cải thiện quan hệ với Trung Hoa mà hồi mùa xuân năm 1977, tuồng như đã giảm bớt đi. Tháng Hai, Trung Hoa từ chối lời yêu cầu viện trợ của Việt Nam và làm sống lại việc tranh chấp chủ quyền trên các hòn đảo vùng biển Nam Hải (biển Đông - nd). Họ thường công khai xác nhận chủ quyền và từ chối thương nghị, cẩn thận chuẩn bị biện pháp quân sự đối với Việt Nam.


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương