Nayan Chanda hoànglonghải



tải về 1.97 Mb.
trang17/35
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.97 Mb.
#13140
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   35

Việt Nam thừa hưởng một số lớn vũ khí và quân dụng do quân đội của Thiệu để lại nhưng không có cơ phận thay thế và khả năng bảo trì, không thể dùng trong bất cứ thời gian lâu dài nào. Dù Hà Nội có muốn hay không thì cũng chỉ còn có Liên Xô có đủ khả năng viện trợ và huấn luyện cho quân đội Việt Nam mà thôi.

Càng lâu, Hà Nội càng nhận ra rằng trong khi tìm kiếm quan hệ tốt đẹp với phương Tây, họ không thể để quan hệ của họ với Liên Xô xấu đi. Tình hình hiện tại trong khu vực cũng như những khó khăn về kinh tế và nhu cầu quân sự cho thấy họ cần một đường lối hòa hoãn. Không có ai ở Hà Nội so sánh chuyến đi của Đồng tới Liên Xô với chuyến đi của hoàng đế La Mã hối lỗi tới Canossa để xin đức Khâm mạng tha thứ. Tuy nhiên, người ta cũng thấy có điều đáng mai mỉa khi Đồng đến Moscow để hòa giải mà chỉ 5 tháng trước đó thôi, ông ta đã có hành vi sĩ nhục đại sứ Liên xô tại Hà Nội.

Dưới áp lực của Liên Xô, chuyến đi Pháp của Đồng dự trù 3 tuần lễ rút ngắn chỉ còn có 3 ngày. Thực ra, ông ta ngừng lại trước ở Moscow 5 ngày, tiếp tục đi Paris, rồi quay trở lại một tháng ở Liên Xô -thời điểm chứng tỏ sự chuyển hướng trong lịch sử Việt Nam hiện đại- Trên đường đi Paris, Đồng gặp thủ tướng Xô Viết Aleksey Kossygin thảo luận về “những vấn đề lợi ích chung”. Buổi tiếp tân của ông ta không có gì nồng nàn. Cái nhìn của Liên Xô đối với việc Việt Nam mở cửa ra với Tây phương thật u ám, và sự u ám đó biểu lộ khá rõ khi Liên Xô chỉ cho những viên chức cấp thấp ra sân bay tiễn Đồng đi Paris hôm 25 tháng Tư.

Cuộc tranh cải khó khăn mùa hè

Đầu tháng Năm/1977, Đồng quay trở lại Liên Xô, và việc ông ta ở lại đây lâu dài đưọc giữ bí mật. Mãi tới ngày 6 tháng Sáu, như từ trong bóng tối, ông ta xuất hiện họp với tổng bí thư đảng Cọng sản Liên Xô Leonid Brezhnev, sự bí mật đó mới chấm dứt. Việt Nam và Liên Xô cân nhắc trở lại việc hợp tác hai bên. Làm thế nào Việt Nam có thể đạt tới hòa giải và Liên Xô phải trả cái giá nào cho Việt Nam, chỉ là câu trả lời đầy đủ khi Liên Xô và Việt Nam sau nầy trình bày lại mà thôi. Tuy nhiên góp nhặt từ một ít tin tức lọt ra, người ta thấy cuộc khủng hoảng kinh tế của Việt Nam càng lúc càng trầm trọng. Chính sách mở cửa của họ bị thất bại buộc họ phải đi với Moscow.

Từ Moscow, Phạm văn Đồng theo dõi kỹ và không khỏi hoảng hốt về cuộc thương thảo giữa Phan Hiền và Richard Holbrook ở Paris. Ngày 3 và 4 tháng Năm, cuộc họp về bình thường quan hệ Mỹ Việt bị thất bại. Không chỉ chính quyền Carter dập tắt hy vọng của Việt Nam về viện trợ tái thiết mà ngay cả quốc hội Hoa Kỳ, ngày 5 tháng Năm, thông qua một đạo luật ngăn cấm chính phủ thảo luận bất cứ một “sự viện trợ tái thiết, giúp đỡ hoặc bất cứ một hình thức chi trả nào” cho Việt Nam. Hà Nội nhận được những tin tức không có gì tốt đẹp cả: Đêm 30 tháng Tư, Khmer Đỏ mở một cuộc tấn công lớn vào các làng Việt Nam dọc theo biên giới Miên. Lê Đức Thọ, Ủy viên bộ Chính trị, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của đảng cọng sản VN, bí mật bay qua Moscow cùng với Đồng, mở rộng cuộc thương thảo với các nhà lãnh đạo Liên Xô về quan hệ giữa hai nước trong tương lai.

Tin tức chuyến đi bí mật của Thọ sang Moscow và thực hiện những cuộc họp lâu với Liên Xô, sau cùng cũng được các nhà ngoại giao Đông Âu ở Hà Nội rò ra. Sáu năm sau, một viên chức cao cấp của Sô Viết xác nhận với tôi rằng “một loạt các cuộc họp đáng kể” đã diễn ra ở Moscow hồi tháng Năm và Sáu/1977 đưa Việt Nam tiến gần Liên Xô hơn. Tuy nhiên, ông ta bác bỏ ý kiến cho rằng Việt Nam nghiêng về Moscow là bởi họ thất bại trong các cuộc họp với Hoa Kỳ. Theo ông ta thì “điều quan trọng nhất là họ lo sợ Trung Hoa và sự quấy rối của Kampuchia. Họ bắt đầu suy tính một vài biện pháp xử lý Kampuchia”. Tôi hỏi: “Có phải vì thế nên các nhà lãnh đạo Việt Nam có ý kiến thảo luận và ký thỏa hiệp với Lào?” Ông ta trả lời một cách bí ẩn: “Có thể đó là một điều tự nhiên khiến Việt Nam phải hỏi ý kiến các nhà lãnh đạo Sô Viết.”

Dù nội dung các cuộc thảo luận ở Moscow như thế nào, kết quả là Việt Nam tiến tới gần khối Liên Xô hơn. Cuối tháng Năm, Hà Nội thực hiện bước đầu tiên để tham gia khối Comecon, trở thành một thành viên Ngân Hàng Thế giới về Hợp tác Kinh tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư Quốc Tế do Liên Xô yễm trợ. Ngày 6 tháng Sáu, bốn ngày sau khi vòng hội đàm thứ hai ở Paris về bình thường hóa Mỹ-Việt thất bại, Phạm Văn Đồng chính thức họp với Brezhnev. Như báo chí Liên Xô quan sát và tường thuật “Cả hai bên đều thỏa thuận về chính sách quốc tế của hai đảng Cọng Sản, tăng cường mạnh mẽ tình thân hữu” giữa hai nước. Các bản tường trình của Moscow tỏ đầy nhiệt tình khi cho biết rằng Việt Nam đã “hợp tác toàn bộ và sự kiện đó có ý nghĩa rất lớn.” Như có phép tàng hình, các ống dẫn dầu trước kia khóa chặt thì nay lại mở ra. Chỉ trong vòng một tháng sau các cuộc họp nói trên, cuối tháng Sáu, Lê Thành Nghị lại đi Moscow và được hứa hẹn nhiều điều rất “lớn lao và thuận lợi” dành cho bốn chục công trình mà Liên Xô đã hứa xây dựng ở Việt Nam. Liên Xô cũng công bố quyết định của họ về việc “gia tăng vận chuyển hàng công nghiệp”. Như Lê Thanh Nghị báo cáo, các cuộc họp ở Moscow là “thành công vượt bực”, “biểu lộ tình đoàn kết sáng chói, hữu nghị và hợp tác” giữa hai nước.

Không có gì rõ hơn trong việc xoay hướng chiến lược do quyết định của Việt Nam mời các nhà quân sự Liên Xô tới thăm miền Nam Việt Nam. Trong vòng một năm rưởi, Việt Nam cự tuyệt một cách có hệ thống việc đề nghị của Trung Hoa và Sô Viết lập tòa lãnh sự ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng có lẽ do các cuộc thảo luận hồi tháng Năm và Sáu ở Moscow, tới cuối tháng Bảy, một đoàn đại biểu quân sự Liên xô gồm 21 người bí mật tới Đà-Nẵng. Để giữ kín, chiếc máy bay Liên Xô Ilyushin 62 không ghé Hà Nội, để tránh cặp mắt tò mò của các nhà ngoại giao, mà bay thẳng tới Đà-Nẵng. Liên Xô hết sức vui mừng vì Việt Nam thay đổi đường lối. Chẳng bao lâu sau, các nhà ngoại giao ở Hà Nội nhận được những tin tức biểu lộ sự vui mừng đó. Cuộc viếng thăm bí mật đánh dấu bước đầu quan hệ mới, chỉ trong vòng hai năm đủ chín mùi để thiết lập liên minh quân sự tuy mới nhưng toàn diện. Đoàn đại biểu quân sự gồm đủ 3 quân chủng đến thăm Đà Nẵng, vịnh Cam Ranh và Nha Trang, vài vị trí quân sự khác ở miền Nam. Mục đích của họ là: Nghiên cứu nhu cầu quân sự của Việt Nam cho thập niên tới. Lần đầu tiên họ đến quan sát các kho vũ khí quân dụng do Mỹ để lại -có lẽ họ tìm kiếm một thị trường tiềm tàng nào đó. Dù việc đổi chác giữa Việt Nam và Liên Xô như thế nào đi nữa, kể từ tháng Mười, Việt Nam bắt đầu lặng lẽ vận chuyển các xe bọc sắt tới cho khách hàng mới của Liên Xô: Ethiopia. Do kết quả thảo luận trong các cuộc thăm viếng nầy, Liên Xô đồng ý cung cấp cho Việt Nam hai tầu ngầm cũ, một diệt ngư lôi hạm, một số tàu tuần duyên và bốn phi đội chiến đấu cơ Mig-21. Cùng với thỏa hiệp vũ khí, số cố vấn quân sự giảm xuống hồi năm 1976 thì nay lại tăng lên vì Mosocw đảm nhận việc huấn luyện quân sự cho Việt Nam, cách xử dụng vũ khí và máy bay mới. Cuối năm 1978, tổng số cố vấn quân sự là 600 và viện trợ quân sự của Liên xô là 75 triệu.

Chẳng bao lâu sau Hà Nội bố cáo cho dân chúng và kẻ thù của họ biết, việc Việt Nam tăng cường thân hữu với Liên Xô. Nhân dịp 60 năm kỷ niệm cách mạng Bolshevik, Hà Nội có cơ hội lý tưởng để tổ chức “Tháng hữu nghị Việt-Xô.” Báo chí và truyền hình Việt Nam mở ra một chiến dịch chưa từng có bao giờ để ca ngợi Liên Xô và lòng hào hiệp giúp đỡ Việt Nam. Trong tháng kỷ niệm đó, tám đoàn đại biểu Liên Xô -từ các tướng lãnh cho tới các nhà làm phim ảnh- đến thăm Việt Nam. Một thành viên Ủy ban Trung ương đảng Cọng sản Liên Xô đi thăm thú nhiều nơi trong nước, đọc diễn văn ca ngợi cuộc cách mạng Bolshevik. Ngay cả Hà Nội cũng không còn lưu ý tới việc mặt đối mặt với Bắc Kinh, công bố cuộc viếng thăm do tướng A. Yepishev, chính ủy lục quân và hải quân Liên Xô dẫn đầu. Có một điều họ dấu kín là bốn chuyên gia hải quân đã tách khỏi đoàn đại biểu, lặng lẽ đến thanh sát vịnh Cam Ranh và Nha Trang. Liên Xô muốn quan sát kỹ những phương tiện quân sự do Mỹ để lại. Việt Nam chưa sẵn sàng để Liên Xô xử dụng các phương tiện nầy, nhưng vẫn chấp thuận cuộc viếng thăm. Hà Nội muốn nhắm mắt mặc cho Liên Xô tiến hành công việc, nếu như Liên Xô rồi ra sẽ giúp họ hiện đại hóa các phương tiện quân sự nầy.

Có một điều hơi đặc biệt, hồi mùa xuân 1977 khi giới truyền thông Việt Nam ca ngợi bứa bừa Liên Xô mà không lưu ý tới chương trình viện trợ của họ, Lê Duẫn nói: “Uống nước nhớ nguồn.” Nguồn đây là Liên Xô vì họ đã viện trợ to lớn và có giá trị cho Việt Nam, ông ta nhấn mạnh đến “tình cảm sâu sắc và lòng biết ơn chân thành”. Cuối tháng kỷ niệm đó, Lê Duẫn và nhân vật lý thuyết số 2, Trường Chinh bay qua Moscow để dự lễ kỷ niệm cách mạng tháng 10. Đúng một năm sau buổi tiếp tân của đại sứ Nga tại khách sạn Thắng Lợi, mối quan hệ Xô Việt đã toàn vẹn. Một trong những câu nói hay ho của chủ tịch Mao Trạch Đông “Gió Đông đã thắng gió Tây” như là một lời tiên tri thì nay đã thành sự thực, nhưng điều đó không làm cho Bắc Kinh vui gì.

Không khí tĩnh lặng

trước cơn bão


Anh chàng cao lêu nghêu và xương xẩu Sandor Gyori là một nhà báo Hungary làm việc cho hãng thông tấn MTI của Hung. Ngày nay, dù anh ta có biến dạng như thế nào, tôi vẫn nhận ra. Lần đầu tiên tôi gặp là lúc anh làm thành viên trong Ủy ban Quốc tế Bốn bên Kiểm soát và Giám sát đình chiến (ICCS) thành lập do hội nghị Paris để điều hành việc ngưng bắn. Sự hiện diện của những nhà ngoại giao khối Sô Viết như Gyori giữa trung tâm thủ đô Saigon -trong cuộc chiến đấu một mất một còn để chống lại Cọng sản- trở thành bộ dạng kỳ dị của chiến tranh. Đại biểu Bắc Việt và Việt Cọng cũng có mặt tại khu vực có rào kẽm gai bên trong phi trường Tân Sơn Nhứt. Họ cũng là thành viên trong phái đoàn Liên hợp Quân sự Bốn bên do hiệp định Paris đẻ ra. Không giống như phái đoàn Cọng sản Việt Nam ở trong trại lính lợp tôn thiếc có quân đội Saigon canh giữ, phái đoàn Hungary và Balan sống trong những biệt thự trong thành phố. Gyori cư ngụ tại khu vực sống động nhứt Saigon: khách sạn Astor trên đường Tự Do, trung tâm thành phố. Khi anh ta tiếp xúc với các nhà báo, anh ta cũng là bạn với đại biểu Việt Nam CS ở Tân Sơn Nhứt. Một trong những người anh ta yêu thích nhất là một người béo tròn, mang kiếng, thiếu tá Phương Nam, một quan chức báo chí của đoàn đại biểu Chính phủ Lâm thời (Miền Nam VN - nd). Là một người quê ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, dễ tính, Nam rất hay cười. Nhiều khi anh ta phải xiết nịt quần lại cho khỏi tuột vì cơn cười dài.

Tuy nhiên, vào một ngày oi ả tháng Chín/1977, Nam căng thẳng và lo lắng. Công việc của anh ta bây giờ không khác trước -vẫn là một quan chức báo chí- nhưng hiện tại anh làm việc cho chính phủ thống nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời chiến anh ta sống ở Hà Nội nhiều năm và ghét nó. Vì vậy, khi hết chiến tranh, anh ta chọn cuộc sống ở Saigon, không khí dễ chịu hơn. Vì là người có nhiệm vụ tiếp xúc với giới báo chí ngoại quốc, công việc anh ta là ỏchăm sócõ các phái viên báo chí từ Hà Nội vào thăm (Saigon). Ban đầu, tuồng như anh lấy làm vui khi đi theo người bạn cũ, Gyori, uống bia với nhau và nói chuyên cũ.

Bất thần, mọi sự thay đổi hết. Buổi sáng ngày 26 tháng Chín, tướng Trần văn Trà, tư lệnh quân khu 7, -gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh chung quanh, và những tỉnh giáp biên giới Kampuchia-, gọi Nam tới. Ông tướng nầy, có huyền thoại là một anh hùng phía Nam, người chỉ huy cuộc tấn công vào Saigon hồi tháng Tư/1975. Ông ta giận như điên. Hai hôm trước, Khmer Đỏ tấn công vào Tây Ninh, giết hàng trăm dân thường. Đây là lần thứ hai Khmer Đỏ tấn công giết người vào một đêm thứ bảy như thế, khi các chỉ huy trưởng không có mặt tại chỗ. Nhiều người về thăm gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh. Tướng Trà ra lệnh cho mọi người sẵn sàng vị trí, chuẩn bị phản công trừng trị bọn hiếu sát. Ông ta tự mình đến thăm các làng bị tấn công và xúc động vì cảnh giết người dã man. Ông ta nghĩ rằng đây là điều mà thế giới cần phải thấy. Tướng Trà ra lệnh cho Nam phải đưa ông nhà báo Hungary đến tận nơi coi cảnh giết chóc.

Buổi chiều thứ Hai hôm đó, Gyori tới một nhà thờ ở ngoại ô thành phố để phỏng vấn một linh mục cấp tiến, linh mục Chân Tín, một người quen biết cũ. Nam, mặt nghiêm nghị, bước vào phòng và làm ngưng cuộc phỏng vấn, yêu cầu Gyori trở lại khách sạn. Gyori đang đặt cho linh mục Chân Tín, - vì ông nầy nay đổi thái độ khác trước, phê bình chế độ Cọng Sản - nhiều câu hỏi căng thẳng. Trở về lại khách sạn, Nam nói riêng với Gyori một cách bí mật: “Ông phải chuẩn bị một chuyến đi hai ngày.”

Cuộc viếng thăm bất thần đó, ngày hôm sau Gyori được biết là tới một làng ở Tây Ninh. Trong sự nghiệp ba mươi năm làm cách mạng của ông, Phương Nam đã thấy nhiều cảnh chết chóc và bạo lực, cũng giống Gyori khi làm nhiệm vụ của ông ta trong ICCS. Nhưng chẳng bao giờ chuẩn bị để xem một quang cảnh như ngày hôm ấy. Từ nhà này qua nhà khác, những xác đàn ông, đàn bà bị cháy đen, sình to và xác trẻ em rải rác đây đó. Có xác thì bị chặt đầu, có xác thì bị mổ bụng, có xác thì mất chân tay, móc mắt. Một năm sau nhắc lại cảnh đó, Nam còn thấy buồn nôn. Máy quay phim của Gyori quay lia lịa. Anh ta hết cả phim dự trữ. Anh ta nghĩ rằng những hình ảnh nầy sẽ làm thế giới xúc động. Gyori là nhà báo ngoại quốc đầu tiên gặp các cán bộ Khmer Đỏ cũ, khi những người nầy chạy trốn qua Việt Nam. Không chuẩn bị sẵn để gặp những cán bộ Khmer Đỏ nầy ở biên giới nhưng anh ta cũng biết cảnh giết người hàng loạt đang xảy ở Kampuchia. Sau nầy Gyori nói rõ thêm: “Cho tới lúc bấy giờ, tôi vẫn còn ngần ngại khi cho rằng Kampuchia có thể có những lò sát sinh, bởi vì toàn bộ vấn đề là do Hà Nội cấm đoán không muốn cho ai biết. Trên hình thức, quan hệ giữa hai nước vẫn tươi sáng và thân thiện”. Nay thì những người Cọng Sản Việt Nam đi lại thúc đẩy “thông báo cho cả thế giới biết sớm chừng nào hay chừng đó.”

Tuy vậy, lại còn nhiều điều khác ngạc nhiên hơn nữa. Anh ta về lại khách sạn cũ, sau hai ngày bụi, nóng và hôi thối. Rồi nhân viên an ninh Việt Nam đến thăm anh ta. Phim và các tờ ghi chép bị tịch thu. Anh ta được “yêu cầu “ một cách cương quyết, không được viết gì hết về những điều đã thấy, ngay cả việc kể chuyện lại với những nhà báo đồng hương ngụ chung khách sạn. Điện thoại bị cắt. Hai ngày sau, xúc động vì bị “bí mật giữ tại nhà”, anh ta bay trở lại Hà Nội. (1)

Phương Nam bị khiển trách vì đã đưa một nhà báo ngoại quốc đến thăm một khung cảnh rất dễ gây xúc động mà không có phép của bộ Ngoại giao. Về sau, Gyori và Nam biết rằng bộ Chính trị không đồng ý đề nghị của tướng Trà. Không những ngăn chận tất cả những tin tức và hình ảnh về cuộc tấn công của Khmer Đỏ lọt ra ngoài, tưóng Trà còn được lệnh hủy bỏ tất cả mọi sự chuẩn bị tấn công trả thù Kampuchia. Chiến tranh với Kampuchia là một vấn đề hết sức nghiêm trọng nằm ngoài tầm tay của một tướng lãnh mẫn cảm ở chiến trường. Kampuchia không đơn độc. Đằng sau Kampuchia mờ mờ hình ảnh của Trung Hoa. Bất cứ hành động nào của Việt Nam chống lại Kampuchia phải cân nhắc thật kỷ vì nó có liên hệ đến các vấn đề quân sự, kinh tế và ngoại giao. Chỉ trong vòng mấy tuần lễ sau, Trà được “thăng chức” thứ trưởng bộ Quốc Phòng -ngồi chơi xơi nước là một sự giáng chức-, đẩy ông ta vào ngồi trong một văn phòng tại tòa nhà bộ Quốc phòng ở Hà Nội. Một viên chức ở Hà Nội giải thích:“Ở Việt Nam, người ta không bị giáng chức hay hạ nhục. Một khi người ta làm không đúng nhiệm vụ của mình, thì được nâng lên địa vị cao hơn, ăn lương cao hơn, và nắm một chức vụ nghe có vẻ ngon lành”. Số phận xui xẻo, một năm sau, tướng Trà nghỉ hưu, rời bỏ chức vụ.

Ngày 31 tháng 12/ 1977, ngày Khmer Đỏ tố cáo công khai Việt Nam “xâm lược”, Ngô Điền gọi Gyori tới văn phòng và trả lại cho Gyori tất cả nhhững phim, cát-xét và các bản ghi chép đã bi tịch thu. Bằng một thái độ hòa nhã, Điền cho Gyori thấy phản ứng đầu tiên của người Việt Nam về tình hình mới phát triển. Lúc đó, những tin tức ở Tây Ninh trước kia nay đã thành lịch sử. Qua những gì xẩy ra trong các cuộc tàn sát ở Tây Ninh, người ta cũng thấy rõ hành động điên cuồng đó chẳng phải đơn lẻ. Cuộc tấn công xảy ra ngay trước ngày thăm viếng chính thức đầu tiên của Pol Pot ở Trung Hoa, rõ ràng muốn nhấn mạnh cho Trung Hoa thấy tính cách nghiêm trọng việc Kampuchia quyết định chống lại Việt Nam. Stephen Heder, một học giả người Mỹ, người đã phỏng vấn cán bộ và binh lính Khmer Đỏ nhiều hơn bất cứ một chuyên viên nào của Kampuchia, tin rằng cuộc tấn công vào Tây Ninh ngày 24 tháng Chín, do bốn hay năm sư đoàn của Khu Quân Sự phía Đông là món quà có hai mặt: Ở trong nước thì đó là cuộc săn đuổi rộng lớn những người bị nghi ngờ theo Việt Nam; và cũng là nhiệt tâm của các nhà lãnh đạo Khu Đông bày tỏ với Pol Pot, bằng cách giết chết hàng loạt người Việt Nam. Đó cũng là món quà Pol Pot mang dâng cho Bắc Kinh. (2)
Cuộc chiến bí mật

Hồi mùa thu năm 1977, dân chúng ở thành phố Hồ Chí Minh được nghe những người sống sót kể lại nhiều câu chuyện khủng khiếp. Những người tỵ nạn tới được Mã Lai và Thái Lan đem theo họ những câu chuyện chém giết rùng rợn của các cuộc tấn công dọc biên giới. Tuy nhiên, thế giới bên ngoài thì chỉ biết vắn tắt, mơ hồ về vấn nạn nầy. Việc chính phủ kiểm soát hoàn toàn báo chí và ngay cả bịt miệng những nhà báo thân hữu như trường hợp Sandor Gyori, giúp duy trì một bộ mặt ngoại giao bên ngoài bình thường. Bên trong, bộ Chính trị đảng Cọng sản Việt Nam âm thầm chuẩn bị trả đũa. Sau cuộc tấn công của Kmer Đỏ bốn ngày, ngay đài phát thanh Hà Nội cũng còn đưa tin mừng nhân dịp đảng Cọng sản Kampuchia công khai ra mắt.

Sau nhiều tháng vạch kế hoạch, - có tướng Giáp tham gia việc nầy, tháng Mười/ 1977, quân đội Việt Nam mở cuộc tấn công đầu tiên, - quan trọng và không công bố -, vào lãnh thổ Kampuchia. Sau khi cho xe thiết giáp tiến sâu vào tỉnh Svay Rieng của Kampuchia 15 dặm, họ giã vờ rút lui. Một tiểu đoàn bộ binh Khmer Đỏ vội vàng tiến sâu vào nội địa Việt Nam truy kích. Một đơn vị xe thiết giáp khác bọc hậu, đẩy chúng vào một cái bẩy như bẩy chuôt, vài trăm bị bắt. Tuy nhiên, sự thiệt hại đó không làm cho Khmer Đỏ ngừng tay. (3)

Có điều đáng lưu ý, trong những lời tố cáo Việt Nam sau nầy, - cuốn “sách đen” của chế độ Pol Pot ấn hành hồi tháng Chín/78, không nói gì tới cuộc tấn công của Việt Nam hồi tháng Mười/77. Có lẽ họ không muốn nói tới sự bại trận đáng kể đó. Trong khi Việt Nam bị tố cáo có những hành động quân sự chống Kampuchia trong những năm 1975-76, một điều đáng ngạc nhiên là Kampuchia chẳng nói gì đến những hoạt đông nầy của Việt Nam trong toàn bộ năm 1977. Theo cuốn sách nầy, chỉ có một điểm đáng lưu ý là giữa năm 1977, Việt Nam có quyết định “thiết lập một kế hoạch tấn công rộng lớn” vào Kampuchia.(4) Tuy nhiên cuốn “sách đen” đó không đưa ra một chi tiết nào của kế hoạch nói trên. Về sau, một quan chức Việt Nam tiết lộ việc chuẩn bị tấn công chống Pol Pot bắt đầu từ tháng 11 năm 1977. Những cán bộ bất mãn Pol Pot ở Khu Đông bắt đầu xây dựng kho lương thực bí mật ở trong rừng. Tuy nhiên, chưa định được ngày lật đổ Pol Pot. (5)

Hà Nội có can dự gì vào âm mưu lật đổ đó không? Với người Việt Nam, có lẽ họ rất muốn làm việc đó. Tuy nhiên, các nhà phân tích tình báo Tây phương và các học giả phỏng vấn hàng trăm cán bộ Khmer Đỏ cũ và những người Việt Nam bỏ đảng Cọng sản, cũng như họ nghiên cứu vô số lời khai của những người bị Khmer Đỏ bắt giam tại nhà tù Tuol Sleng, -nguyên là một trường học biến thành nhà tù nổi tiếng độc ác ở Phnom Pênh-, thì không tìm ra bất cứ một chứng cớ trực tiếp nào cho thấy Hà Nội có liên hệ đến những âm mưu chống Pol Pot. Nếu Việt Nam quả thật có tránh né được hệ thống tình báo của Kampuchia và vượt qua được tình trạng cô lập của Kampuchia, tiếp xúc được với nhũng kẻ âm mưu bên trong nước nầy thì công việc đó vẫn còn được giữ bí mật. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là từ tháng Mười/1977 Hà Nội bước đầu thành lập lực lượng kháng chiến chống Pol Pot ở Việt Nam.

Trong nhiều cách, những cuộc tàn sát ở Tây Ninh và những kế hoạch đưa ra cho thấy có sự thay đổi sâu sắc trong mối quan hệ Việt Nam-Kampuchia và công lao một số cán bộ Khmer Đỏ, những người đã trốn qua Việt Nam. Một trong những người đó là Hun-Sen, một trung đoàn trưởng trẻ của quân đội Khmer Đỏ, đóng dọc biên giới, từ Kratié tới Kompong Cham. Đầu năm 1977, ông ta được trung ương ra lệnh sẵn sàng tấn công vào nội địa Tây Ninh sâu 9 dặm. Cuộc tấn công trên bộ do các đơn vị địa phương thực hiện, được dự trù mở ra vào ngày 30 tháng Năm, có Sư đoàn 4 Pháo binh yễm trợ. Tuy nhiên, có vài Trung đoàn trưởng và Đại đội trưởng phản đối việc họ phải đi tiên phong. Họ bị bắt và bị hành quyết. Hun Sen là người trẻ nhất trong số chỉ huy, được trung ương tin tưởng nhất, chọn làm chỉ huy cuộc hành quân. Sau nầy Hun Sen thuật lại với Stephen Heder: “Nhưng tôi thấy tôi không thể làm được việc nầy. Chẳng có cách nào khác hơn là rút quân lui và kéo vào rừng. Hôm đó là ngày 20 tháng Sáu năm 1977.”(6) Chẳng bao lâu sau ông ta theo Việt Nam.

Kế hoạch tấn công đó đưọc thi hành hôm 20 tháng Chín. Tuy nhiên, có điều mai mĩa về một cấp chỉ huy Khmer Đỏ, sau nầy được coi là đồng minh chính của Việt Nam: Heng Samrin, bốn mươi ba tuổi, lùn, đen, người trông có vẽ ảm đạm. Anh em của Heng Samrin cũng là cán bộ Khmer Đỏ ở Khu Đông. Không rõ vai trò của Heng Samrin trong cuộc tấn công nhưng sau đó ông ta được thăng chức chủ tịch “Mặt trận đường số 7” là khu vực dọc theo biên giới Việt Miên. Như vậy, đương nhiên ông ta là phó chủ tịch bộ tham mưu quân sự Khu Đông. Vài tháng sau việc thăng chức đó, ông ta trở thành cột thu lôi, đón nhận cơn giận dữ của Pol Pot khi các sư đoàn của ông không chống cự nổi Việt Nam. Vì vậy, ông ta phải trốn qua Việt Nam để giữ mạng sống. (7)

Vấn đề Kampuchia tạo ra hàng loạt cuộc họp giữa Việt Nam và Liên Xô hồi mùa hè 1977 tại Moscow. Liên xô cũng có những tin tức về các hoạt động của Việt Nam chống Kampuchia. Tháng 11/ 1977 một nhà ngoại giao Liên Xô ở Hà Nội báo cho một đồng nghiệp Ấn Độ biết cuộc kháng chiến chống lại Pol Pot đang được thực hiện. Lực lượng nầy gồm một nhóm mười hay mười lăm người ở cấp lãnh đạo trung ương, ít ra có 3 người thuộc đảng Cọng sản Kampuchia do Việt Nam lãnh đạo trước kia.(8) Nhà ngoại giao nầy không nói rõ lực lượng kháng chiến nầy đang hoạt động trong nội địa Kampuchia hay được tổ chức bên trong lãnh thổ Việt Nam.

Tới mùa thu 1977, một số người Khmer Đỏ đào thoát, gồm có: Hun Sen, Heng Samrin và Bou Thang (sau nầy đóng vai trò chính trong việc chống lại Pol Pot) được tập trung ở Việt Nam. Cuộc tấn công tàn bạo của Khmer Đỏ vào Tây Ninh hồi tháng Chín, cuối cùng, thúc đẩy Hà Nội chọn lựa những giải pháp khác hơn là oanh tạc và pháo kích vào Kampuchia như đã thực hiện từ tháng Năm/ 1977.

Sau nhiều tháng điều tra và xem xét, Việt Nam kết luận rằng những người đào thoát khỏi Khmer Đỏ nói trên không phải là gián điệp.

Cuộc tấn công của Khmer Đỏ vào Tây Ninh tạo ra chứng cớ khiến có thể tin được những người đào thoát nầy, vì một số trong nhóm họ, đặc biệt là Hun Sen đã cung cấp cho Việt Nam những chi tiết về cuộc tấn công. (9) Vì những tin tức nầy không được người Việt tin tưởng và không thể kiểm chứng được nên không chuyển lên bộ chỉ huy quân sự khu vực. Do đó, khi cuộc tấn công xảy ra, nhiều dân thường không được bảo vệ. Sau cuộc tấn công ít lâu, một cuộc họp bao gồm 8 người vừa mới trốn thoát để thảo luận về tương lai Kampuchia. (10)

Hà Nội thấy muốn chống Pol Pot, cần bổ sung thêm lực lượng quân sự. Tuy nhiên, trước khi đưa ra những nổ lực mới để lật đổ chính phủ Kampuchia, -lần thứ ba họ tham dự vào công việc nầy, hai lần trước là chống Pháp trong thập niên 1940-50, chống chính quyền Lon Nol vào thập niên 1970,- Việt Nam muốn thực hiện một cố gắng cuối cùng để đẩy Trung Hoa ra khỏi Kampuchia. Một bức điện gởi cho Trung Hoa pha lẫn những lời yêu cầu viện trợ và vén lên bức màn cảnh cáo Trung Hoa về hậu quả nếu họ ủng hộ Kampuchia.


Thử nghiệm nước ở Bắc Kinh

Như các quan chức Việt Nam nói với tôi sau nầy, mãi đến mùa thu năm 1977, họ không chắc Bắc Kinh gia tăng ủng hộ Pol Pot. Hoàng Tùng tiên đoán rằng sau khi “bè lũ bốn tên” bị lật đổ, quan hệ Trung Hoa và Kampuchia yếu đi. Ông ta cho rằng vì nhà thực dụng Đặng Tiểu Bình lại nổi lên nắm quyền, có thể Trung Hoa đứng xa bọn cực đoan Khmer Đỏ. Những sự kiện hồi đầu năm 1977, khi Trung Hoa chính thức giảm viện trợ cho Việt Nam, làm Việt Nam dần dần xa rời viễn tượng cải thiện quan hệ với Trung Hoa. Tuy nhiên những nhà lãnh đạo Việt Nam cũng không chắc Trung Hoa vui gì vì thái độ của Việt Nam nên Trung Hoa gia tăng ủng hộ quân sự cho Khmer Đỏ để bọn nầy tổ chức những cuộc tấn công Việt Nam. Việc Pol Pot được đón tiếp nồng nhiệt ở Bắc Kinh hồi mùa thu 1977 và những cuộc tấn công của Kampupchia vào Việt Nam không che dấu kỹ làm cho Hà Nội thêm lo lắng. Ngày 3 tháng Mười/1977, trong khi Pol Pot tiếp tục cuộc thăm viếng thắng lợi của ông ta ở Trung Hoa thì nhà thương thuyết hàng đầu Việt Nam, Phan Hiền được bí mật phái đi Bắc Kinh. Hiền yêu cầu Trung Hoa xếp đặt một cuộc họp với Kampuchia nhằm tìm hiểu vị thế Trung Hoa trong cuộc xung đột mới nổi lên giữa Việt Nam và Kampuchia. Trung Hoa buộc lòng phải làm việc dàn xếp đó. Hai kỳ họp giữa Hiền và đại diện Kampuchia ở Bắc Kinh diễn ra gay gắt và vô ích. Kampuchia tố cáo dữ dội Việt Nam xâm lược, lật đổ và cướp phá. Đặc biệt họ lên án Việt Nam thực hiện vài vụ lật đổ bất thành chống lại Kampuchia. Ngược lại Hiền cũng tố cáo Kampuchia thực hiện những cuộc tấn công tàn bạo, nhưng Hiền đề nghị thương thảo để làm giảm căng thẳng dọc theo biên giới. Khmer Đỏ trả lời họ không thương thảo gì hết trước khi Việt Nam chấm dứt những âm mưu lật đổ và cướp phá. Tuy nhiên, về phía Việt Nam, đề nghị của Kampuchia không thể chấp thuận được. Nó chỉ làm gia tăng thêm tội ác trước khi ngồi xuống thương nghị.


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương