Nayan Chanda hoànglonghải



tải về 1.97 Mb.
trang15/35
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.97 Mb.
#13140
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   35

Tới tháng 12/ 1977, Việt Nam hiểu rằng chẳng thể có được tiền bạc gì trước khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Nhưng họ không biết những cố gắng gián điệp vụng về của họ đang bị FBI giám sát. Việt Nam vẫn còn thúc ép Mỹ viện trợ. Khi Hiền ngồi đàm phán vòng ba với Holbrooke vào đầu tháng 12, ông ta đưa ra yêu cầu viện trợ kinh tế. Trong giờ giải lao, khi Hiền nói chuyện thẳng với Holbrooke bằng tiếng Pháp, không cần thông ngôn hay người ghi chép hiện diện, Hiền hỏi Holbrooke có nhớ những điều khoản A và B được thảo luận giữa các người thương nghị Việt Mỹ năm 1966 hay không. Điều khoản A bao gồm việc Mỹ ngưng ném bom Việt Nam và điều khoản B bàn việc hai bên chắc chắn thực hiện những điều mà không cần tuyên bố chính thức. Hiền đề nghị trong phần A mới, Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường quan hệ ngoại giao và trong phần B mới, - có nghĩa là sau khi đã bình thường rồi - Hoa Kỳ sẽ tự mình tuyên bố vài viện trợ cho Việt Nam. Điều Việt Nam mong muốn là một lời cam kết riêng về phần B. Holbrooke kể lại lời Hiền yêu cầu như sau: “Ông vừa nói nhỏ bên tai tôi về khoản ông muốn viện trợ. Và thế là đủ.” Holbrooke nói: “Tôi xin lỗi. Tôi không có quyền làm việc ấy.” Holbrooke cũng từ khước lời đề nghị của Hiền là Hoa Kỳ bải bỏ lệnh cấm vận như là bước đầu để tiến tới quan hệ bình thường. Hà Nội đưa ra đạo luật đầu tư hồi tháng 4, rất muốn các công ty Hoa Kỳ tham gia vào việc phát triển kinh tế Việt Nam. Về sau, một viên chức Hoa Kỳ có mặt tại buổi họp báo cáo: “Phía Việt Nam trông có vẻ ngạc nhiên khi Holbrooke nói với họ không thể có được điều ấy.”

Lời đề nghị có vẽ mới mẽ nhất của Holbrooke là hai bên thành lập các phái bộ liên lạc tại thủ đô của mỗi nước để chờ một giải pháp cho các vấn đề khác và thiết lập quan hệ ngoại giao hoàn toàn. Hiền nói với Holbrooke: “Chúng tôi chẳng bao giờ làm những điều như Trung Hoa làm.” Ông muốn nói tới việc thành lập các phái bộ ngoại giao ở Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn hồi tháng Hai/ 1973. Thật ra việc quan hệ ngoại giao bình thường giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa vẫn chưa hoàn toàn sau 4 năm hai bên đã gởi các phái bộ ngoại giao đến mỗi nước. Điều nầy làm cho Việt Nam nãn lòng. Việc từ chối này ám ảnh Việt Nam trong khi chỉ một năm sau đã có nhiều cố gắng gia tăng quan hệ bình thường Hoa Mỹ.

Rõ ràng Việt Nam không hiểu được vết thương Watergate, một lần đã là ân sủng cho họ thì nay nó lại là tai ương. Đó là sự xáo trộn chính trị làm suy yếu quyền lực tổng thống khi Nixon từ chức, đem lại cho các nhà lãnh đaọ Hà Nội cơ hội bằng vàng để mở cuộc tấn công vào miền Nam hồi mùa xuân năm 1975 mà không bị Mỹ trừng phạt. Giờ đây, cùng một sự yếu kém quyền lực đó của tổng thống, cũng như quyền quyết định của Quốc hội là một trở ngại to lớn ngăn cản viện trợ từ Hoa Thịnh Đốn cho Hà Nội. Phía Việt Nam thất bại khi nhận ra rằng sau vết thương Watergate và thất bại quân sự ở Đông Dương, họ chẳng còn hy vọng gì ở phương cách hành xử bí mật của Nixon-Kissinger. Nixon có thể thách thức ý kiến công chúng bằng việc gởi B-52 tới Hà Nội và ông ta cũng có thể đưa ra những hứa hẹn bí mật về viện trợ.Việt Nam vẫn giữ hy vọng Carter sẽ hành xử như Nixon cầu hòa. Đối với điều đáng kinh ngạc đó, họ khám phá ra rằng Việt Nam không còn chiếm ngự vị trí trung tâm trong suy nghĩ của người Mỹ nữa, và như thế, đối đầu với một quốc hội chống đối, Carter phải thu hồi những lời cam kết trước kia của ông ta, - chuyển lời qua Holbrooke -, điều gọi là viện trợ nhân đạo. Việt Nam chỉ còn hai con đường chọn lựa: Ngậm và nuốt điều mong muốn thiết lập quan hệ với kẻ thù đã bị đánh bại vì chính thái độ của phía kẻ thù hoặc từ bỏ hy vọng kiếm được đôla và kỷ thuật Mỹ mà quay về với Moscow.

Một ông chủ nhà băng viếng thăm Hà Nội vào mùa xuân năm 1977 nói với tôi rằng ông ta “kinh ngạc về sự uyển chuyển và thực dụng” của các viên chức Việt Nam khi họ thảo luận với các nhà thương nghiệp Tây phương. Tuy nhiên, chẳng có gì đáng kể về tính thực dụng và cởi mở trong đạo luật đầu tư. Không có việc bỏ đi tứ tán của các nhà đầu tư đã tới Hà Nội. Những ai tới đây rồi sẽ phải nản lòng vì tính quan liêu của người Việt Nam, và vì lo sợ cho nền an ninh, Hà Nội tạo ra những bức tường chắn nghi ngờ. Việt Nam hy vọng thiết lập mau lẹ thân hữu và hợp tác với Tây phương với một nửa là lòng nhiệt thành và một nửa là sự từ chối.

Trong cái thảm kịch mở cửa ra với Tây Phương, Việt Nam lập kế hoạch cho chuyến đi ngoại quốc đầu tiên của thủ tướng sau đại hội đảng là đến thăm Pháp, và trong lộ trình ấy, thăm các các nước Tây Âu. Tuy nhiên, vì những lý do nội bộ và đơn giản vì không muốn có quan hệ nào trước Mỹ, khi Mỹ chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, hầu hết các nước Tây Âu, ngoại trừ Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, từ chối tiếp Đồng sau khi Đồng thăm Pháp. Ngay cả những nước đã đón ông ta, họ chẳng hứa hẹn gì nhiều. Câu trả lời tiêu biểu có lẽ là câu của hãng Thông tấn Đan Mạch, nói rằng việc ấy chỉ có thể “muốn hạn chế sự mở rộng” của Việt Nam.

Ngay chuyến đi lịch sử của Đồng tới Pháp cũng chỉ có tính cách tượng trưng, đoàn kết hơn là cam kết viện trợ. Tổng thống Valery Giscard d' Estaing ca ngợi nhà cách mạng cũ trong bữa tiệc tráng lệ ở điện Élyssé, và hai thỏa ước hợp tác nhỏ về kinh tế và văn hóa được hai bên ký kết. Nhưng điều Hà Nội mong muốn ở lòng hào hiệp của Tây phương thì chẳng tìm thấy đâu cả. Như một nhà ngoại giao Pháp làm việc ở Hà Nội viết sau này rằng Việt Nam cay đắng. “Họ thấy chán nãn vì hy vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu.”

Hy vọng của Việt Nam quan hệ với Hoa Kỳ và hậu quả thất vọng là điểm gặp gỡ quyết định giữa những lý thuyết gia và thực dụng ở Việt Nam. Năm 1977 là thời điểm có đầy đủ tất cả những dữ kiện đối với tình hình trong nước tuồng như xấu đi nhiều. Hồi tháng Hai, mùa màng ở phía Bắc hư hại vì lạnh gắt, tiếp sau nhiều tháng hạn hán nặng nề rồi lại lũ lụt lớn. Kết quả là lương thực thiếu hụt trầm trọng. Tháng Ba năm 1977, Việt Nam kêu gọi Liên Hợp Quốc và các nước bạn bè viện trợ khẩn cấp lương thực. - chẳng có đáp ứng nào. Vì tình trạng thiếu hụt nhiên liệu và các cơ phận thay thế, kỷ nghệ cũng xuống dốc theo.

Bên ngoài, người ta không biết Bộ Chính trị thảo luận chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào. Tuy nhiên, các quan sát viên ở Hà Nội thấy được những dấu hiệu lưỡng lự giữa các nhà soạn thảo kế hoạch. Hai nhóm chính trị trong đảng Cọng Sản VN tranh cải gay gắt. Phái hòa hoãn do Phạm Văn Đồng dẫn đầu muốn hợp tác gần gủi với các nước kỷ nghệ Tây phương và chuyển hóa Miền Nam dần dần, như thế có thể xử dụng vốn và nguồn nhân lực ở đây. Nhóm kia, người tranh luận nổi tiếng là lý thuyết gia Trường Chinh, muốn xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, chủ trương lý thuyết thuần túy, bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa không để cho “kẻ thù xâm nhập và cướp đoạt.” Nhóm này chống lại chính sách nới rộng và mở cửa với Tây phương. Họ đã kích sự chậm lụt trong việc chuyển hóa Miền Nam - là nguồn nhiễm độc về sự suy đồi đang lan tràn ra phía Bắc. Trong khi Đồng đi châu Âu vắng, Trường Chinh mở cuộc tấn công vào đường lối quan liêu nguy hại và kêu gọi trừng phạt nhiều cơ quan trong chính phủ. Sự thật là Hoa Kỳ khăng khăng từ chối bất cứ một trách nhiệm tinh thần nào đối với việc tàn phá chiến tranh ở Việt Nam, điều Nhật và Pháp có tranh luận “chút ít” với Việt Nam để trả món nợ cũ và bồi thường chút ít. Việc nầy chỉ giúp củng cố các phần tử cứng rắn sẵn có quan điểm thù địch với Phương Tây. Nguồn hy vọng đối với Trung Hoa đang trên đường thực tiễn hóa làm cho Việt Nam muốn noi theo, vào hồi đầu tháng Sáu khi Phạm Văn Đồng từ Bắc Kinh trở về sau những cuộc đụng độ gay gắt với các nhà thương thảo Trung Hoa.

Một quan sát viên Pháp ở Hà Nội ghi nhận “Giữa năm 1977 một đường hướng tổng quát mới đã được thỏa thuận. Như thường thấy ở Việt Nam, người ta im lặng đạt tới một phương cách mà không cần bất cứ những lời kêu gọi ồn ào nào hay sự buộc tội giữa công chúng đối với những người bị thất bại, bao hàm cả những sự cứng rắn của nhóm Trường Chinh. Bên ngoài, đường hướng mới phản ảnh sự khác biệt đang gia tăng với phương Tây và một đường hướng thu hẹp với tất cả liên hệ với khối Xã Hội Chủ Nghĩa.”

Cuối tháng 6/ 1977, hội nghị trung ương đảng CS Việt Nam thông qua chương trình hợp tác hóa nông nghiệp và tăng cường công tác tư tưởng.

Theo kế hoạch này, công việc xây dựng nông nghiệp xã hội chủ nghĩa sẽ hoàn tất vào đầu thập niên 1980. Bước tiến này phải được thực hiện sớm, tiếp theo các bước quyết định để loại trừ công thương nghiệp miền Nam. Cánh cửa mở ra để đón ngọn gió Tây tuồng như đóng lại.

Gió Tây thắng thế

Những năm sau chiến cuộc -thực ra là toàn bộ thời gian sau khi Pháp rút đi - Hà Nội chỉ có thêm hai công trình kiến trúc mới: Lăng Hồ Chí Minh màu đá xám chiếm ngự quảng trường Ba Đình -tương đương với Công trường Đỏ ở Moscow - và công trình thứ hai, không lớn bằng, là một khách sạn nằm bên bờ hồ. Khi Hồ Chí Minh chết năm 1969, Việt Nam từ chối lời đề nghị của Liên xô là đưa xác ông ta qua Liên xô để ướp và cất giữ cho đến khi Mỹ thôi ném bom. Họ không thể chấp thuận một nước khác, dù là bạn bè gần gủi, làm người canh giữ thi hài lãnh tụ của họ. Thay vào đó, các “đạo tỳ” người Nga phải qua Hà Nội để giúp ướp xác. Xác này sau đó được đưa xuống một cái hầm sâu dưới một ngọn đồi, mãi đến khi oanh tạc cơ Mỹ rời bỏ bầu trời Bắc phần. Với sự giúp đỡ của người Nga, lăng hồ Chí Minh được hoàn thành đúng vào thời điểm mừng chiến thắng năm 1975. Từ đó, lăng Hồ Chí Minh là nơi du khách thường đến thăm.

Nếu lăng HCM đánh dấu một thời kỳ thì khách sạn Thắng Lợi do Cuba giúp xây dựng là một sức đẩy của kỷ nghệ khách sạn thời đại mới. So sánh với khách sạn hàng đầu -khách sạn Metropole thời Pháp -nay đặt tên lại là Thống Nhứt- thì Thắng Lợi với những phòng có máy điều hòa không khí trông như cái hộp, bàn ghế kiểu mới, có phòng hội lớn nhìn xuống hồ là nơi lộng lẫy nhứt thành phố. Đây là nơi thích hợp để đại sứ Liên Xô tiếp tân, kỷ niệm hằng năm cuộc cách mạng Bôn-sê-vít.

Đối với những nhà ngoại giao muốn nghe chuyện kháo quanh bàn trà, thì những buổi tiếp tân của đại sứ Trung Hoa hay Liên xô, không bao giờ thiếu mặt họ.

Trung Hoa và Liên xô thường tranh nhau để lấy cảm tình thân hữu và trung thành, và Việt Nam kiên trì giữ mối hòa hợp với cả hai bên, chờ xem sẽ ngã về hướng nào. Trong báo cáo hằng ngày, các nhà ngoại giao theo dõi rất kỷ lòng trung thành của đảng Cọng sản VN với Liên xô và Trung Hoa, xem thử ai đạt được ưu thế hơn. Họ có thể so sánh các lời bình luận từ phía Liên Xô và Trung Hoa được dịch ra và đăng lại trên báo chí Việt Nam để ước lượng những dị biệt lý thuyết. Tháng 9/1975, khi một thành viên bộ chính trị đảng Cọng sản Trung Hoa, tướng Chen Xilian tới Hà Nội và lên án “chủ nghĩa bá quyền” thì báo chí Việt Nam gạt bỏ những lời đã kích này. Qua đó các nhà ngoại giao có thể tìm ra kết luận và báo cáo về nước.

Những buổi tiếp tân của Liên Xô và Trung Hoa ở thủ đô Hà Nội cũng đem lại cơ hội có giá trị để đo lường mức độ thay đổi quan hệ nồng ấm của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Các nhà ngoại giao không chỉ theo dõi các đẳng cấp khách Việt Nam được mời nhưng cũng để mắt nhìn và dự đoán bao lâu thì các nhà lãnh đạo Việt Nam còn ngồi lại trong đảng. Công việc nầy cũng nhằm kiểm chứng bao lâu họ sẽ đi chệch đường lối đảng và chắc chắn một khoảng thời gian tương tự để có mặt tại các buổi tiếp tân của Trung Hoa hay Liên Xô.

Tối hôm 6 tháng 11 năm 1976 việc theo dõi như thế trở thành vô ích. Đại sứ Trung Hoa tại Hà Nội hủy bỏ kỷ niệm ngày Quốc khánh tháng 10 vừa qua để tưởng niệm Mao qua đời. Do đó, không có cách thức đối chiếu nào để tìm hiểu thêm các nhà lãnh đaọ Việt Nam trong buổi tiếp tân của tòa đại sứ Liên xô. Tuy nhiên khi buổi tiếp tân chấm dứt, các nhà quan sát ngoại giao cũng không phải thất vọng. Thủ tướng Phạm văn Đồng, người khách số một của buổi tiếp tân, đã làm cho các nhà ngoại giao có mặt hôm đó ngạc nhiên bởi một việc có tính cách làm mất mặt Moscow. Họ cảm thấy nghẹn khi nâng rượu mừng cách mạng Bôn-sẹ-vít thành công trước khi Đồng rời bàn tiệc. Ông ta biểu người phụ tá tìm gặp đại sứ Pháp, Charles Malo, mời ông nầy qua phòng kế bên để tán chuyện gẫu. Trong khi Đồng đứng nói chuyện riêng với Malo khoảng 20 phút, chủ tiệc, đại sứ Liên Xô B.N. Chaplin thản nhiên ngồi nhìn vào ly rượu sâm banh của ông. Sau này Malo kể lại với một bạn đồng nghiệp: “Ông thủ tướng hỏi tôi về việc làm thế nào ông có thể thực hiện chuyến đi thăm nước Pháp”. Theo ông đại sứ, chẳng có gì nghiêm trọng hay khẩn cấp cần phải thảo luận như thế. Việc Đồng đi thăm Pháp đã được chuẩn bị từ mấy tháng trước đó rồi. Rõ ràng chẳng có lý do gì mà Đồng rời khỏi bàn tiệc lâu đến như thế. Thực ra, Malo nói đùa rằng, Đồng tuồng như chẳng có gì gấp gáp để chấm dứt câu chuyện và trở lại bàn tiệc. Nói chuyện xong với Malo, thủ tướng chào từ biệt Chaplin và rời khỏi phòng.

Các nhà ngoại giao kết luận rằng hành động bất thường này, không những chỉ là một sự sắp đặt của bộ chính trị nhằm bắn ra một tín hiệu. Cái tín hiệu đơn giản tối hôm đó là Việt Nam muốn thắt chặt hơn mối quan hệ với Pháp, có lẽ với toàn bộ phương Tây hơn là với Moscow. Một thời gian sau, tin tức đưa ra từ những lần tiệc tùng của các nhà ngoại giao, cho rằng hành động bất thường của Đồng tối hôm đó cũng là một cách trả lời đối với những áp lực khéo léo của Liên Xô. Việt Nam là bạn của Liên Xô nhưng không phải là thứ dễ bị bắt nạt.

Vở tuồng tại khách sạn Thắng Lợi tối hôm đó làm cho người ta nhớ lại quá trình quan hệ với Liên Xô kể từ thập niên 1950 thay đổi như thế nào, khi Việt Nam nhìn về Liên Xô đáng kính như một mục tiêu tiến tới trong khối Xã hội Chủ nghĩa. Không những Việt Nam đánh mất sự ngây thơ của họ về chủ thuyết, mặt đối mặt với những người anh lớn, tuy nhiên với giấc mơ thống nhất đất nước, họ thấy sự thực và với nhiều cơ hội, họ mở ra một chính sách đối ngoại đặt trên căn bản rộng rãi hơn. Họ cũng sẵn sàng hướng tới Moscow. Tuy nhiên với nhận thức mới về tự do, chính sách ấy kéo dài không lâu. Vì những rắc rối với Trung Hoa và Kampuchia càng lúc càng gia tăng, kinh tế chìm sâu trong những cuộc khủng hoảng, và hành động quờ quạng mở cửa ra với phương Tây, Việt Nam thấy họ đang đứng bên lề, khó có được sự vững vàng, và rồi đến lúc họ phải nghẹn mà nuốt đi niềm tự hào để quay lại với Liên Xô.

Ngày họ Hồ khóc với nỗi vui mừng

Sự ngưỡng mộ của Việt Nam với Liên Xô phải đánh dấu trở lại từ hồi đầu thế kỷ 20. Qua cánh cửa mở ra của thực dân Pháp, các phần tử quốc gia Việt Nam hiểu biết Cách mạng Bôn-sê-vít. Mãi cho đến khi người Pháp đến Việt Nam, thế giới quan của thành phần trí thức Việt Nam không vượt ra ngoài Trung Hoa. Các nhà bác học Trung Hoa cung cấp cho người Việt Nam những nét căn bản kiến thức, những tư tưởng triết học, chính trị và xã hội. Cánh cửa do người Pháp mở ra không chỉ về phần nước Pháp mà cho cả toàn thế giới nữa. Đọc Lê-nin trong một căn phòng nhỏ ở Paris năm 1920, lần đầu tiên Hồ Chính Minh thấy phấn khởi về chủ nghĩa Cọng sản. Bốn mươi năm sau, ông ta hồi tưởng lại: “Hết sức cảm động, sung sướng, và tin tưởng, những tư tưởng ấy đã thấm vào lòng tôi. Tôi mừng đến rơi nước mắt. Ngồi một mình trong phòng, tôi la to lên như đứng giữa đám đông. Hỡi những người đang bị đọa đày đau khổ, hỡi đồng bào yêu nước. Đây là cái chúng ta cần đến. Đây là con đường giải phóng dân tộc chúng ta.” (2)

Bốn năm sau, Hồ - một nhà Cọng sản quốc tế, có mặt ở Moscow. Ông không có dịp gặp anh hùng Lê-Nin, qua đời một thời gian ngắn trước khi Hồ đến đây. Ông ta theo học ở trường đại học Phương Đông tại Moscow, biết Joseph Stalin và những phần tử trung kiên khác như Radek, Zinovyev và Dimitrov. Hồ liên lạc với đảng Cọng sản Liên Xô và đảm nhiệm một công tác có tính cách quan trọng, không những với Đông Dương thuộc Pháp mà cho cả Liên Xô nữa. Cuối năm 1924, Hồ rời Moscow đi Quảng Đông qua vai trò cán bộ Cọng sản Quốc tế ở Viễn Đông để dấy lên ngọn lửa cách mạng. Sáu năm sau, ông ta thành lập đảng Cọng sản Đông Dương. Phần còn lại là của lịch sử. (3)

Dù có khoảng cách địa lý giữa Liên Xô với đảng Cọng sản Đông Dương đang hoạt động bí mật ở Hoa Nam và Việt Nam, hai mươi năm sau khi Hồ đến Moscow, Liên Xô là ngôi sao Bắc đẩu chỉ đường cho các nhà cách mạng Việt Nam. Họ vẫn còn ủng hộ mạnh mẽ chính sách đối ngoại của Liên Xô bởi vì, như một tài liệu của đảng Cọng sản Đông Dương ghi nhận năm 1935, Xô viết là “thành quách và hào lũy bảo vệ cách mạng thế giới” đang bị bọn đế quốc đánh phá, “đẩy lùi cách mạng thế giới hàng chục năm.”

Năm 1945, Cọng sản Việt Nam bắt được nhịp cầu vào một thời điểm quyết định khi tư bản thế giới bị đẩy lùi. Tháng Tám/ 1945, lợi dụng cơ hội sụp đổ của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Đông Dương, Cọng sản Việt Nam nắm quyền ở Hà Nội và thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa. Tuy nhiên, cũng giống như tổng thống Mỹ Harry Truman, chủ tịch Liên Xô Stalin làm ngơ trước lời kêu gọi công nhận và giúp đỡ của Việt Nam. Moscow thỏa mãn với thắng lợi của đảng Cọng sản Pháp ở quốc hội và chính ảnh hưởng của họ ở châu Âu sau khi chiến tranh chấm dứt, hơn là sự thành công của Cọng sản Việt Nam.(4) Chỉ sau khi không còn hy vọng gì rằng đảng Cọng sản Pháp sẽ cầm quyền và đảng nầy lên án cuộc “chiến tranh đế quốc” ở Đông Dương, Moscow thấy rằng cuộc chiến đấu của Cọng sản VN hữu ích và cần được giúp đỡ. Dù vậy, Moscow cũng không vội vàng thừa nhận chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa. Tháng Giêng năm 1950, theo chân Cọng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mới thành lập, Liên Xô mới thừa nhận chính phủ Hồ Chí Minh lúc đó đang đặt căn cứ trong rừng rậm.

Tuy nhiên, dù đã thừa nhận như thế, Liên Xô và Trung Hoa vẫn muốn thỏa hiệp với Pháp hơn là ủng hộ Việt Minh đạt tới thắng lợi hoàn toàn. Họ cho rằng họ không thể bảo đảm ủng hộ Hồ Chí Minh trong trường hợp Mỹ can thiệp vào Đông Dương. Thực ra, Stalin có phương cách riêng đối đầu với Pháp. Moscow muốn có chiến tranh Đông Đương - dù có nguy hại cho Cọng sản Việt Nam- nhưng ngược lại nó hạn chế sức chống đối của Pháp với Cọng sản Châu Âu. Dưới sức ép của Liên Xô và Trung Hoa trong hội nghị Genève 1954, Việt Nam phải nhả những vùng do quân Việt Minh chiếm được. Đồng minh của họ ở Lào và Kampuchia phải chấp nhận tính cách hợp pháp của các chính phủ chống Cộng ở hai nước nầy. Họ cũng buộc Cọng sản VN chấp nhận chia đôi đất nước tạm thời ở vĩ tuyến 17 - một sự chia cắt kéo dài tới hai mươi năm. Năm 1980, tôi ngắt lời một ông đại sứ Việt Nam nhân khi nói về vai trò của Trung Hoa tại Genève để hỏi ông ta có khi nào Liên Xô không gánh chịu trách nhiệm nào hết hay không? Ông ta chỉ vào ngăn tủ đang đóng và nói: “Những điều ấy nằm ở đây. Chúng tôi sẽ đem nó ra đúng lúc.” Thế giới phải chờ 25 năm Việt Nam mới mở ra hồ sơ tố cáo vai trò của Trung Hoa ở hội nghị Genève năm 1954.

Những năm sau hội nghị Genève, khoa trương cách mạng không che dấu được sự thật là Moscow không quan tâm đến Việt Nam nhiều trừ phi tình hình ở đây phát triển có ảnh hưởng đến vai trò của Liên Xô ở châu Âu hay quan hệ của Liên Xô với Hoa Kỳ hoặc Trung Hoa. Mặc dù Liên Xô viện trợ không hạn chế kinh tế và quân sự cho Bắc Việt Nam, họ đã thất bại trong việc đòi hỏi tổng tuyển cử năm 1956, thống nhất Việt Nam theo điều khoản dự trù trong hội nghị Genève. Họ làm nản lòng những kẻ chủ trương đấu tranh võ trang ở miền Nam. Nhà lãnh đạo Sô Viết Nikita Khrushshev thấy rằng một cuộc phiêu lưu chống lại đồng minh của Mỹ sẽ làm cho cố gắng của ông ta nhắm giảm căng thẳng với Mỹ gặp rối loạn. Ông ta nói với Việt Nam, làm họ ngỡ ngàng trước ý kiến của ông: “Cuộc chiến tranh du kích bùng phát có thể gây ra chiến tranh thế giới.”

Lời kêu gọi của Khrushshev về sự “tấn công hòa bình” đối với chủ nghĩa xã hội và tái thống nhất quốc gia càng lúc người Việt Nam càng không quan tâm tới. Đối đầu với sự đàn áp Cọng Sản đang gia tăng nghiêm trọng của chính phủ Ngô Đình Diệm, Cọng sản Miền Nam tự phát cuộc đấu tranh võ trang. Trước sự thiếu nhiệt tình của Moscow, cuộc chiến tranh du kích Toàn Bộ (Việt Cọng gọi là Đồng Khởi -nd) được mở ra năm 1960 có sự ủng hộ của ủy ban trung ương đảng Cọng sản ở Hà Nội. Việt Nam CS lại bối rối vì sự cam kết đơn phương của Liên Xô trong hiệp định Genève 1962: (Ghi chú của người dịch: Nếu độc giả xem ỏVề Rờõ (R) của Kim Nhật, -một cán bộ Cọng sản hồi chánh, sẽ thấy rằng chiến tranh miền Nam VN là do Hà Nội chỉ đạo ngay từ đầu. Mặt Trận GPMNVN chỉ là bù nhìn, không có quyền lực gì. Cả Hứa Hoành trong ỏTrí thức Miền Nam theo Cọng Sảnõ cũng cho thấy rõ như vậy.) Không được xử dụng Lào làm con đường chuyển vận xuống phía Nam Việt Nam -đúng vào thời gian Hà Nội gia tăng xử dụng đường mòn Hồ Chí Minh để giúp đỡ cuộc đấu tranh ở Miền Nam.

Tuy nhiên việc leo thang chiến tranh -cùng với việc Hoa Kỳ bỏ bom ở miền Bắc và đổ quân vào miền Nam năm 1965 - và việc xung đột với Trung Hoa hầu như buộc Moscow phải gia tăng viện trợ cho Hà Nội. Việc Khrushchev bị hạ bệ làm viện trợ cho Việt Nam thêm dễ dàng.

Sự kiện Moscow chống lại Bắc Kinh vì bị Trung Hoa gán cho là xét lại và việc Moscow đồng mưu với Hoa Kỳ chống Trung Hoa buộc các nhà lãnh đạo Liên Xô phải thành thật trong việc giúp đỡ Việt Nam. Viện trợ của họ nhằm giúp miền Bắc chống lại Hoa Kỳ oanh tạc hơn là chiến tranh du kích miền Nam. Trong suốt cuộc chiến, Moscow liên tục cố gắng làm giảm thiểu xung đột và xử dụng viện trợ để làm giảm căng thẳng với Hoa Thịnh Đốn và thắng Trung Hoa trong một số việc. Bảy mươi lăm phần trăm chi tiêu quân sự của Việt Nam là do Moscow cung cấp, nhưng họ không giúp Hà Nội phương cách tự chế tạo võ khí để Việt Nam có thể mở rộng cuộc xung đột. Một tướng lãnh Bắc Việt Nam bị bắt than phiền rằng trong khi Liên Xô viện trợ hỏa tiễn chống pháo hạm cho “Nasser và Ben Bella, họ chẳng bao giờ viện trợ cho chúng tôi thứ võ khí đó để chống lại hải quân Mỹ hoạt động ngoài khơi Việt Nam.” Tôi nghe nhiều lần câu chuyện về lòng tự hào của người Việt Nam, -nhưng không kiểm chứng được -, là người Việt Nam đã cải thiện hệ thống hướng dẫn hỏa tiễn phòng không do Liên Xô viện trợ để có thể bắn hạ máy bay B-52. Liên Xô không muốn khiêu khích Hoa Kỳ nên họ viện trợ cho Việt Nam loại hỏa tiễn không thể hạ B-52 được và hoảng hồn trước chiến công của Việt Nam. Câu chuyện này có thể là ngụy tạo, nhưng nó cũng biểu lộ cách ăn nói trắng trợn của Cọng sản Việt Nam về sự giúp đỡ của Liên Xô và lòng tự hào về sự tinh xảo của họ.

Một học giả hàng đầu về chính sách ngoại giao của Liên xô, Donald Zagoria, mô tả tình trạng khó xử của Liên Xô đối với Việt Nam hồi giữa thập niên 1960 như sau: “Liên Xô... quan niệm rằng chiến tranh không phải là cuộc tranh bá đồ vương nhưng là một sự xâm nhập nguy hại tiềm tàng, chỉ làm cho chính sách ngoại giao thêm rắc rối, tạo ra tình trạng tấn thối lưỡng nan... Mục đích của nó không những vì tham vọng lên cao hơn mà còn vì hai đối thủ của nó nữa.-Trung Hoa và Hoa Kỳ. Liên sô chẳng muốn ai trong hai nước này chiến thắng hoặc làm nguy hại tới uy danh Liên Xô. Kết quả tốt đẹp nhất người Nga muốn là một sự bất phân thắng bại.”

Trong khi Việt Nam đẩy Liên Xô tới tình trạng bớt đối đầu với Hoa Thịnh Đốn bằng việc lợi dụng ý muốn của Moscow muốn nắm giữ vai trò hàng đầu khối Cọng sản, việc đãu đá mỗi lúc một gia tăng giữa Trung Hoa và Liên Xô tạo ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho Hà Nội. Mặc dù thỉnh thoảng gặp phải khó khăn với Moscow hoặc Bắc Kinh, những nhà lãnh đạo Việt Nam tin tưởng một cách chắc chắn rằng vì nhu cầu đoàn kết trong các tầng lớp khối xã hội chủ nghĩa, và lo sợ sự chia rẽ trong khối Cọng sản chỉ có lợi cho đế quốc, đặc biệt là cho cuộc chiến đấu của Việt Nam, Hồ Chí Minh nhiều lần cố gắng hàn gắn sự nứt rạn giữa hai ông anh lớn, nhưng tới năm 1966 thì tuồng như Việt Nam không còn hy vọng gì ở sự đoàn kết này nữa. Thay vào cố gắng làm cho quan hệ Nga-Hoa tốt đẹp hơn, họ giữ vị thế trung lập và nhận viện trợ cả hai bên.

Moscow đề phòng chủ nghĩa cơ hội

Hồ Chí Minh theo chủ nghĩa Mác-Lênin và hướng về Liên Xô vì tuồng như diều nầy hứa hẹn độc lập cho đất nước ông ta. Cùng một ý tưởng đơn giản như thế để tái thống nhất đất nước, dưới sự chỉ đạo của Cọng Sản, thúc đẩy Việt Nam tiến gần hơn các nước anh em xã hội chủ nghĩa sau hội nghị Genève 1954. Mặc dù có sự khác biệt về ý thức hệ, Việt Nam không bao giờ thân Liên Xô hay thân Bắc Kinh mà chỉ kiên trì với quyền lợi của nước họ. Với trường hợp ngoại lệ Hoàng Minh Chính năm 1967, khi Chính là giám đốc trường đảng, và một số đảng viên khác bị bắt vì bị gán tội làm gián điệp cho Liên Xô. Người ta biết rằng ở Việt Nam không có trường hợp nào thanh trừng thẳng thừng những người trung thành với ngoại quốc. Cuộc thanh trừng những phần tử thân Trung Hoa ra khỏi đảng chỉ xảy ra sau năm 1975 mà thôi.


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương