Nayan Chanda hoànglonghải



tải về 1.97 Mb.
trang12/35
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.97 Mb.
#13140
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   35

Gìn giữ hòa bình

giữa những bộ tộc man rợ phía Nam

Chuẩn bị “định luật” này lại là phục vụ cho người Việt. Lịch sử và địa lý chính trị, dù sao, cũng chỉ cho thấy một điều không thể tránh được vị thế của Trung Hoa đối với Việt Nam để trả giá cho quyền bá chủ ở Đông Dương. Một đặc điểm nổi bật trong lịch sử quan hệ Trung Hoa với Đông Nam Á là tự coi mình như một người bảo hộ chính trực đối với trật tự và ổn định trong khu vực. Đó là sự thực nhưng cuộc xâm lược của nhà Minh với Việt Nam hồi năm 1407 là ngoại lệ. Trung Hoa không dùng sức mạnh quân sự để đóng vai trò một tên hiến binh. Tuy nhiên, nhiều lần các nước triều cống trong khu vực này đã kêu gọi Trung Hoa ngăn chận các nước láng giềng hay xâm lược. Thiên triều vẫn luôn quở trách các nước hay xâm lược nầy.

Theo đường lối Khổng Tử, như lời rầy la của một người cha, vua Yongle trách cứ vua Xiêm (Thái lan - nd) có hành động xâm lược các nước Chiêm Thành, Malacca (một vương quốc trên bán đảo Mã Lai), và Sumatra, và ra lệnh “Từ nay, nhà người phải theo luật lệ của ta, giữ phận bề tôi, giữ gìn biên cương nhà ngươi, thành thật với các nước lân bang, vậy ngươi có thể vui hưởng đời đời và an toàn mãi mãi.”

Đằng sau vai trò công chính của vai bá chủ là tham vọng của Trung Hoa muốn có một miền Nam an bình - một sự cân bằng quyền lực giữa các nước nhỏ, không tạo ra đe dọa nào cho chính sự ổn định của họ - Những lời quở mắng đặc biệt này của Thiên triều chẳng ngăn cản được Việt Nam lấy đấy Chiêm Thành hay Thái xâm lược Malacca. Tuy nhiên, sự bành trướng đất đai của các chư hầu phía Nam Trung Hoa chẳng đe dọa gì đến nền an ninh của Thiên triều và cũng chẳng hại gì tới ưu thế của Trung Hoa cả. Dù các nước chư hầu có làm gì với nhau chăng nữa rồi họ cũng làm dịu cơn thịnh nộ của Thiên triều bằng cách tạ tội và gởi sứ bộ đến triều cống.

Lý do quan trọng tại sao Trung Hoa ít can thiệp quân sự vào các nước phía nam là vì họ phải tập trung vào vùng Tây Bắc. Từ hàng mấy thế kỷ, các bộ tộc du mục ở Trung Á - Mông Cổ và Khitans - sau này là người Nga, thường đe dọa Trung Hoa một cách nghiêm trọng. Thực ra, Hongwu, vị hoàng đế sáng lập nhà Minh, sau khi đánh bại nhà Nguyên, cấm chỉ các người kế nghiệp ông không được xâm lăng mà không có lý do chính đáng đối với các bộ tộc nhỏ ngoài biển khơi hay các nước trong vùng núi non hiểm trở. Năm 1371, ông ta viết: “Nếu chúng không gây khó khăn cho ta thì nhứt quyết đừng tấn công chúng. Đối với các bộ tộc ở phía Tây-Bắc, nhiều đời nay chúng thường gây nguy hiểm cho ta. Ta phải cẩn thận, sẵn sàng chống lại.”

Môt cuộc thử nghiệm về điều này đã xảy ra khi hoàng đế Trung Hoa chọn một quyết định giữa những mối đe dọa từ phía Bắc và từ phía Nam hồi cuối thế kỷ 19. Năm 1882, một tài liệu của Trung Hoa mô tả Việt Nam là “phiên ly của Trung Hoa” có thể bảo vệ Hoa Nam. Mặc dù nó (Viêt Nam) ở ngoài biên thùy, chúng ta “cũng không thể bỏ rơi” (Việt Nam). Tuy nhiên, hai năm sau, khi đối đầu với áp lực Pháp từ phía Nam và sự đe dọa gây ra do chiến tranh Nga-Nhật ở phía Bắc, triều đình Trung Hoa yếu kém đành từ bỏ trách nhiệm như trong trật tự Khổng Tử đã có từ xưa đối với việc bảo vệ vua nước Việt Nam chư hầu. Năm 1884, một quan chức nhà Thanh viết: “Việc bảo bọc cho các nước triều cống từ xưa là chuyện nhỏ. Việc củng cố, bảo vệ toàn Trung Hoa lớn hơn nhiều.” Vì chính sự an toàn của họ đang bị lung lay, trong thời gian chiến tranh Nga Nhật xảy ra, năm 1885, Trung Hoa đã ký hòa ước Thiên Tân với Pháp và từ bỏ quyền bá chủ ở Việt Nam.

(Chiến tranh Hoa Nhật xảy ra năm 1895 và chiến tranh Nga Nhật xảy ra năm 1905. Có thể tác giả nhầm lẫn về niên đại. - người dịch)

Khi nước Cọng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (PRC) thành lập năm 1949, Trung Hoa không những chỉ là kẻ tiên phong bước vào thời đại mới để giữ các mối quan hệ bình đẳng mà, như một nhà Mácxít nói “cũng là một sự bắt buộc để duy trì quan điểm về “chủ nghĩa quốc tế vô sản”. Tuy nhiên, trong tiến trình thực hiện chính sách ngoại giao, sức nặng lịch sử và những quan điểm xa xưa về an toàn của Trung Hoa tạo ra những xung khắc lớn hơn. Đằng sau sự khoa trương cách mạng Trung Hoa hiện ra rõ ràng sự nối tiếp tiến tình bảo vệ an ninh cho Trung Hoa, một tiến trình mang tính di sản từ thời phong kiến cũ. Sự tương quan lý thuyết giữa Trung Hoa Cọng sản và Bắc Việt Nam chỉ hữu hiệu trong mục đích bảo vệ quyền lợi của mỗi nước qua từng thời kỳ.

Từ khi bắt đầu có phong trào Cọng Sản Việt Nam, Hồ chí Minh và những đồng chí của ông duy trì quan hệ chặt chẽ với đảng Cọng sản Trung Hoa. Một số lớn cán bộ Cọng Sản Việt Nam được huấn luyện quân sự và học tập chính trị ở Trung Hoa và có thời gian sinh hoạt trong quân giải phóng của Mao. Một thời gian ngắn sau khi giành được chính quyền ở Hoa Lục, Bắc Kinh thừa nhận chính phủ Hồ Chí Minh lúc ấy đang đặt căn cứ trong rừng rừng rậm là chính phủ của nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa. Lần thứ hai trong lịch sử (lần thứ nhất là khi quân cờ đen qua giúp Việt Nam chống Pháp hồi thập niên 1880) vũ khí và bộ đội Trung Hoa vượt qua biên giới vào Việt Nam để giúp Việt Nam (CS) chống lại kẻ thù. Nói rõ ra là những vũ khí đó đã giúp Giáp gặt hái chiến thắng lịch sử ở Điện biên phủ (1954). Về sau, Bắc Kinh nói rằng những tướng lãnh hàng đầu của Trung Hoa như tướng Trần Canh (Chen Kang) có trách nhiệm trong việc vạch kế hoạch cho trận đánh này - người Việt Nam (CS) cười ngạo nghễ trước luận cứ này -. Dù vai trò thực của Trung Hoa trong trận đánh đó như thế nào đi nữa, về sau, nhiều sự việc cho người ta thấy rằng hợp đồng của Trung Hoa chính là quan tâm của họ (nếu không là nhiều quá) về sự an toàn dọc theo biên giới phía Nam của nước họ với Việt Minh đặt trên tình cảm và hữu nghị giữa hai bên vậy.

Do sự giải tỏa một số tài kiệu đáng tin về hội nghị Genève Đông Dương 1954 - lần đầu tiên đánh đấu sự xuất hiện Trung Hoa của Mao trên chính trường quốc tế, người ta biết tính chất truyền thống của Trung Hoa Cọng sản trong tiến trình quan hệ với Đông Dương như thế nào ngay từ lúc bắt đầu. Paul Mus, một học giả về Việt Nam và nguyên là cố vấn của cao ủy Pháp ở Đông Dương, năm 1965 nói rằng Trung Hoa nhượng bộ Pháp ở hội nghị Genève để ngăn chận Việt Nam chiếm toàn cõi Đông Dương. Mười bốn năm sau, Mus giải thích thêm rằng, điều quan tâm trước nhất của Trung Hoa trong hội nghị này, căn cứ trên hồ sơ lưu trữ là an ninh của họ - Nhà sử học pháp Francoise Joyaux cũng đồng quan điểm.

Một môn đồ Khổng giáo ở Genève

Một trong những bế tắc đầu tiên của hội nghị được phá vở là khi Trung Hoa gây áp lực với Việt Nam buộc nước này không được hỗ trợ cho chính phủ kháng chiến Lào và Khmer do Việt Nam dựng nên. Các chính phủ đó được Việt Nam giúp đỡ để tham gia hội nghị. Không riêng gì Chu Ân Lai, trưởng đoàn Trung Hoa, thất bại trong việc ủng hộ quan điểm của Việt Nam, chủ trương rằng các chính phủ kháng chiến này mới thực sự đại diện cho dân tộc họ. Chu cũng thuyết phục Cọng Sản VN đừng mở những cuộc tấn công vào Kampuchia để tăng cường vị trí của chính phủ kháng chiến Khmer. Quan tâm chính của Chu là ngăn Mỹ can thiệp vào Đông Dương. Sự can thiệp này có thể lôi kéo Trung Hoa vào một cuộc xung đột rộng lớn hơn. Chu Ân Lai nói riêng với trưởng phái đoàn Pháp là Trung Hoa chấp thuận các chính phủ Đông Dương thân Tây phương được tồn tại. Ông ta nói với Pháp: “Nếu các chính phủ vương triều này được nhân dân họ ủng hộ thì tôi thấy chẳng có lý do gì để họ không được tồn tại.” Ông ta nói Trung Hoa muốn hai vương quốc này trở thành những quốc gia hòa bình, dân chủ giống như Nam Dương, Miến Điện hay Ấn Độ. Ngay cả ba nước cũng có thể tham gia vào khối Liên Hiệp Pháp. Tuy nhiên, ông ta cảnh cáo “Nhưng chúng tôi không muốn các nước này trở thành căn cứ của Mỹ. Điều này đe dọa an ninh của Trung Hoa. Chúng tôi tự thấy chẳng ích lợi gì cho chúng tôi khi việc ấy xảy ra.”

Tuy nhiên, không hẵn vì mối đe dọa của Mỹ hiện diện ở vùng biên giới phía Nam Trung Hoa mà Chu Ân Lai công nhận hai vương quốc Lào và Kampuchia và thúc đẩy Việt Minh rút quân của họ khỏi hai nước này. Dù hiệp định Genève không làm cho Việt Minh hoàn toàn thỏa mãn đòi hỏi độc lập toàn bộ cho cả nước và tạm thời chia cắt đất nước chờ tổng tuyển cử, Chu nói với Pháp trong cuộc thảo luận rằng Trung Hoa muốn kéo dài sự hiện hữu hai nước Việt Nam, và, một cách tổng quát, nhiều quốc gia liên hệ tới biên giới của Trung Hoa. Trong một điệu bộ bất thường, biểu lộ sự công minh của một người cha trong cung cách cai trị theo kiểu Khổng giáo hơn là với tinh thần quốc tế vô sản, Chu mời thủ tướng Phạm Văn Đồng (thực ra lúc đó PVĐ là bộ trưởng Ngoại giao - nd) của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cọng Hoà (DRV) dự tiệc tối với các nhà ngoại giao khác của Đông Dương, gồm luôn cả đại biểu Mỹ và Pháp đang hỗ trợ cho chính phủ Bảo Đại. Trong bữa tiệc, Chu đề nghị đại biểu chính phủ Quốc gia (Bảo Đại - nd) thiết lập một văn phòng đại diện tại Bắc Kinh. Thấy sự ngạc nhiên hiện ra trên mặt Đồng vì đề nghị này, Chu giải thích, “Dĩ nhiên, về ý thức hệ, Phạm Văn Đồng gần gủi với chúng tôi hơn. Tuy nhiên điều ấy không thể loại trừ đại diện của miền Nam. Suy cho cùng thì cả hai phía Việt Nam của các ông và chúng ta không phải là người châu Á cả hay sao?”

Hai thập niên sau hội nghị Genève này, Bắc Kinh vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách bằng mọi cách duy trì một Đông Dương manh mún không có một sức mạnh nào vượt trội. Âm mưu đó hiện hữu trong chính sách ngoại giao âm thầm, thuyết phục về kinh tế, và dĩ nhiên, cả sức mạnh quân sự... Mãi đến khi Mỹ bắt đầu can thiệp trực tiếp vào Lào năm 1963, Bắc Kinh không chỉ đề nghị với các đồng chí Pathet Lào của họ mà cả các chính phủ liên minh trung lập có thể tạo ra một vùng đệm ở phía nam Trung Hoa. Trung Hoa, cũng giống như Liên Xô, chẳng nhiệt tình gì lắm với việc xử dụng võ trang như là một phương cách để tái thống nhất Việt Nam.

Việc Bắc Kinh hỗ trợ quân sự cho những nổ lực của Hà Nội ở Lào và ở Nam Việt Nam vượt quá mối quan tâm của họ để đẩy Mỹ ra khỏi Đông Dương và tranh thủ với Liên Xô nhằm thu phục ý chí và tình cảm của những người Cọng Sản Đông Dương, đặc biệt với Viêt Nam (CS). Tự coi mình là kẻ chiếm hàng đầu trong các cuộc đấu tranh giải phóng quốc gia chống đế quốc Mỹ và tay sai, Trung Hoa tự cho họ có bổn phận ủng hộ cuộc chiến đấu của Việt Nam (CS). Khi Mỹ bắt đầu oanh tạc Bắc Việt hồi năm 1964, việc thiết lập hàng loạt căn cứ quân sự Mỹ và đưa 5 trăm ngàn quân Mỹ vào Miền Nam VN trong những năm tiếp sau, thì đó một trong những lý do căn bản để Trung Hoa đóng vai trò điều hòa trong hội nghị Genève 1954 không còn nữa. Đối đầu với đe dọa Mỹ có thể đưa quân bộ chiến vào Bắc Việt và với những cuộc oanh tạc của Mỹ sát biên giới Trung Hoa, Bắc Kinh không chỉ hy sinh một cách vô cùng to lớn cho Việt Nam để ủng hộ nước này, mà còn muốn Hà Nội nắm giữ vai trò lãnh đạo Đông Dương.

Bởi chiến tranh gia tăng cường độ ở Việt Nam, mà Hoa Thịnh Đốn cho rằng đó là do “chủ nghĩa bành trướng” của Trung Hoa ở vùng Đông Nam Á, lo lắng Trung Hoa có thể bị tấn công trực tiếp gia tăng một cách đáng ngại. Việc Trung Hoa viện trợ cho cuộc chiến đấu của Cọng sản VN vượt quá trách nhiệm của tình đồng chí. Đó là sự kiện bắt buộc vì chính an toàn của Trung Hoa. Vợ Mao, Giang Thanh, nói với phái viên nhiếp ảnh người Mỹ của bà “Nếu Bắc Việt Nam không chiến đấu thì kẻ thù sẽ tấn công vào Trung Hoa.”


Chính sách bảo hộ của Mỹ đối với Bắc Kinh

Bắc Kinh giúp Hà Nội trong cuộc chiến đẫm máu và coi đó là phương cách bảo đảm làm cho kẻ thù đế quốc suy yếu. Họ còn muốn hân hoan đón quân Mỹ xuất hiện ở gần biên giới của họ, coi đó là một sự bảo đảm sẽ không bị tấn công bằng bom nguyên tử. Thủ tưóng Chu Ân Lai nói với tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser hồi năm 1965 ở Cairo: “Chúng tôi sợ vài tay quân sự Mỹ có thể thúc đẩy một cuộc chiến nguyên tử chống lại Trung Hoa và chúng tôi nghĩ rằng việc Mỹ dính líu vào Đông Dương là một chính sách bảo đảm chống lại một cuộc chiến nguyên tử như thế, bởi vì chúng tôi có móng tay bấu vào vô số da thịt của họ. Mỹ đưa nhiều quân đội vào Việt Nam thì chúng tôi vui sướng hơn vì chúng tôi có đủ sức mạnh nắm lấy họ, nắm lấy máu thịt họ.”

Giữa các năm 1965-68, Trung Hoa gởi 320 ngàn người gồm binh lính, công nhân và nhân viên kỹ thuật (để mở rộng đường xe lửa Trung Hoa-Việt Nam), các đơn vị phòng không và các cố vấn kỹ thuật tới Việt Nam. Sự hiện diện đó là một đòn tính toán để làm nãn lòng người Mỹ, khiến họ không xâm lăng Bắc Việt Nam hoặc đe dọa phía Nam Trung Hoa. Bắc Kinh cũng cung cấp phương tiện vận chuyển cán bộ Cọng Sản VN và cố vấn của họ sang Lào qua ngã Trung Hoa, viện trợ cho Việt Nam với tổng số lên tới ba chục ngàn xe vận tải để chuyên chở mười ngàn tấn vũ khí của Trung Hoa xuống phía Nam dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh và dàn xếp với Sihanouk để được vận chuyển vũ khí và lương thực cho Việt Cọng qua ngã Kampuchia.

Tháng Tư/ 1980, tôi tới Bắc Kinh để phỏng vấn Hàn Niệm Long, thứ trưởng ngoại giao Trung Hoa, cánh tay mặt trong thời kỳ cuối cùng của thủ tướng Chu, và một trong những nhà cấu trúc chính sách của Trung Hoa về Đông Dương. Tôi hỏi ông ta tại sao Trung Hoa, sau khi đã giúp Việt Nam có mặt ở Lào và Kampuchia trong suốt thời gian chiến tranh, tới bây giờ chống lại việc ấy. Lắc đầu một cách rất rõ ràng, Hàn nói rằng tình hình lúc ấy và bây giờ rất khác nhau. Lúc ấy “họ (Việt Nam) thực hiện một con đường chiến đấu xuyên qua Lào và Kampuchia như là một con đường thống nhất nhằm chống đế quốc Mỹ.

Dĩ nhiên lúc ấy chúng tôi ủng hộ họ... Một điều chúng tôi không ngờ là nước ấy bị thế lực đế quốc bắt nạt trong chiến tranh thì nay họ lại bắt đầu bức hiếp các nước anh em khác khi họ đã giành được thắng lợi cuối cùng.”

Hàn đưa ra một lời tuyên bố đáng kinh ngạc rằng Trung Hoa “chẳng bao giờ nghe Hồ Chí Minh nói gì về một Liên Bang Đông Dương.” Họ cố ý vẽ ra hình ảnh những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay là “phản bội” chính đường lối Mác-xít của Hồ, Bắc Kinh mô tả Việt Nam xúc tiến bá quyền ở Đông Dương là chỉ sau 1975. Nhưng, trong chỗ riêng tư, các viên chức cao cấp của Trung Hoa, gồm cả Đặng Dĩnh Châu (Wang Guangmei), vợ góa của Lưu Thiếu Kỳ, phê bình Hồ vì Hồ âm mưu thành lập Liên Bang Đông Dương.

Bàn về tham vọng của Việt Nam ngày xưa muốn cai trị cả Đông Dương, một viên chức cao cấp Tân Hoa xã, hồi tháng 3/ 1982, dẫn cho tôi thấy một đoạn văn trích trong cương lĩnh của đảng Lao Động Việt Nam (VWP) năm 1951, nói về Liên Bang Đông Dương. Ông ta nói: “Ngay cả trong thời kỳ chống Mỹ, người Việt Nam (lúc ấy Hồ Chí Minh còn lãnh đạo) không bao giờ bỏ rơi ý nghĩ này. Họ luôn luôn sẵn sàng thành lập Liên Bang Đông Dương... Dưới danh nghĩa bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh, họ đưa quân đội tới Hạ Lào và Kampuchia. Nhưng sau khi chiến tranh chấm dứt, thay vì rút quân đội này về, họ lại gởi thêm quân tới những vùng khác, chẳng hạn như ở thượng Lào.”

Nhận xét này của Bắc Kinh về vai trò Việt Nam ở Đông Dương không đơn giản chỉ là viết lại lịch sử. Có thể Trung Hoa không tiên liệu, như Hàn tuyên bố, Việt Nam không che dấu cố gắng của họ để cai trị toàn vùng. Có đầy đủ chứng cớ cho thấy trong khi tiếp tục viện trợ to lớn cho Việt Nam trong thời chiến, Bắc Kinh lo lắng về vai trò của Việt Nam trong tương lai ở Đông Dương. Từ giữa thập nên 1960, Trung Hoa bắt đầu xây dựng một con đường chiến lược từ Vân Nam tới Bắc Lào. Cũng nhằm mục đích này, Trung Hoa đóng ở Lào 20 ngàn quân, gồm các đơn vị công binh cùng phòng không để bảo vệ toán quân này. Những đơn vị quân đội này không chỉ nhằm mục đích ngăn ngừa cuộc tấn công bất thần của Mỹ mà còn là một cố gắng để cân bằng với lực lượng quân đội Việt Nam Công Sản hiện diện ở Lào. Sau khi thảo luận tình hình con đường này với Chu Ân Lai năm 1974, Henry Kissinger kết luận một cách thỏa mãn rằng việc Trung Hoa có mặt ở Lào được xem như là một sự thay thế “cho khu vực còn trống vì quân đội Việt Nam CS chưa tiến tới để cai trị toàn Đông Dương.”

Những cố gắng của Trung Hoa hồi cuối thập niên 1960 và đầu 1970 tưởng thưởng cho một số phần tử Pathet Lao muốn tránh khỏi lệ thuộc vào Việt Nam, đưa tới các cuộc tranh chấp và ám sát, ít ra là số phận một nhân vật Lào thân Bắc Kinh. Lãnh tụ Pol Pot của đảng CS Kampuchia thăm Trung Hoa hồi cuối năm 1965 và nhận được sự hỗ trợ của Mao vì chính sách độc lập của Pol Pot không phụ thuộc vào Hà Nội. Tuy nhiên cuộc đảo chánh xảy ra hồi tháng 3/ 1970 tạo ra một tình trạng mới, qua đó, sư hợp tác giữa ba đảng CS của ba nước trở thành khẩn thiết.

Ngay khi thái tử Sihanouk vừa mới bị lật đổ, một hội nghị cao cấp về Đông Dương đưọc triệu tập ở Quảng Đông vào tháng Tư/ 1970. Tại hội nghị này, gồm có Sihanouk, Phạm Văn Đồng, hoàng thân Souphanouvong của Pathet Lào, Nguyễn Hữu Thọ của Mặt trận Giải phóng Miền Nam VN, đã đưa ra một bản tuyên bố khuyến cáo về việc chống lại bất cứ một đảng nào âm mưu cai trị toàn vùng. “Đặt căn bản trên nguyên tắc giải phóng và sự bảo vệ của mỗi nước là nhiệm vụ của nhân dân nước đó,” bản tuyên bố còn nói rằng “Các đảng phái riêng rẽ phải đảm nhận tất cả những gì họ có thể làm được và có thể có sự giúp đỡ hỗ tương tùy thuộc vào yêu cầu của đảng liên hệ và trên căn bản tôn trọng lẫn nhau.” Bản tuyên bố cũng nhấn mạnh đến việc hợp tác trong tương lai nhằm xây dựng cho mỗi nước “có thể tùy thuộc vào phương hướng của nước đó.” Mặc dù có những lời lưu ý này, sự quan hệ giữa Khmer Đỏ và Trung Hoa, ý định về việc thiết lập sự hợp tác Đông Đương coi như chết yểu. Hồi tháng Tư/ 1979, nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn, thái tử Sihanouk cho rằng các nhân vật Khmer Đỏ làm việc với ông và Trung Hoa đã bỏ rơi đề nghị của ông đòi triệu tập một cuộc họp tối cao về Đông Dương tại Hà Nội năm 1971 với mục đích điều hòa và tăng cường liên minh. Một lý do Trung Hoa không thuận là họ không muốn gây trở ngại, làm căng thẳng thêm tình hình với Hoa Thịnh Đốn. Tháng Bảy/ 1971, Henry Kissinger bí mật thăm Bắc Kinh, chuẩn bị cho cuộc thăm viếng lịch sử của tổng thống Nixon vào năm tới. Nhưng trên hết, Trung Hoa muốn tránh bất cứ một cuộc họp mặt nào có thể hậu thuẩn cho vị thế quân sự chính yếu của Hà Nội ở Đông Dương.

Nói chuyện với cựu thủ tướng Pháp Mandès France ở Bắc Kinh hồi tháng 12/1971, Sihanouk cho rằng sau khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt thì Đông Dương không thể rơi vào tay một quyền lực độc nhất nào cả - có nghĩa là Hà Nội. Hậu quả thiếu quân bình không thể trở thành một cơ hội cho bất cứ ai. “Tôi đã thảo luận vấn đề này với thủ tướng Chu Ân Lai và ông ta đồng ý với tôi. Tình trạng cũ của Đông Dương có thể tồn tại là hoàn toàn độc lập và Trung Hoa giúp đỡ để bảo đảm tình trạng đó.” Sihanouk nói với cựu thủ tướng Pháp như vậy.

Cựu thủ tướng Pháp nói lại với Chu Ân Lai việc này, người đối thoại với ông trong hội nghị Genève trước kia, và các nhà lãnh đạo Trung Hoa khác. Ông ta kết luận: “Rõ ràng Trung Hoa không muốn bất cứ một quyền lực nào, trong đó có cả Bắc Việt Nam chế ngự hay cai trị toàn cõi Đông Dương. Họ nói tới tính độc lập của mỗi đơn vị chính trị, không riêng gì Lào, Kampuchia mà cả Nam VN nữa.”

Đối với Trung Hoa, hiệp định hòa bình Paris tháng giêng năm 1973 là một sự đảm bảo chống lại Việt Nam CS bá quyền. Nói chuyện với đại sứ Pháp Etienne Manac’h hồi đầu năm 1973, Chu nhấn mạnh đến một điều có tính cách quan trọng liên hệ đến Bắc Kinh là điều khoản 20 của hiệp định này, điều đó nói rằng phải “rút lui tất cả quân đội ngoại nhập” khỏi lãnh thổ Kampuchia và Lào. Chu nói: “Chúng tôi sẽ không đến đó (Kampuchia) nhưng chúng tôi cũng không muốn bất cứ ai đến đó.”

Năm 1972, Hoa Kỳ được khuyến cáo rằng Bắc Kinh muốn thấy một “Đông Dương bị Balkan hóa”. Đó cũng là đường lối Washington đã làm. Một sự thông cảm làm cho căng thẳng Hoa-Mỹ dịu đi.

Theo một câu chuyện của người Việt Nam sau khi xung đột Hà Nội - Bắc Kinh bùng nổ công khai: Mao khuyên Đồng nên để cho Miền Nam tách riêng ra. Mao nói riêng với Đồng hồi tháng 11/1972, “Người ta không thể quét quá xa nếu cái cán chổi quá ngắn. Đài Loan quá xa nên cái chổi của chúng tôi không với tới được. Đồng chí! Thiệu ở Miền Nam cũng quá xa với tầm chổi của đồng chí. Chúng ta phải trở lại với chính vị trí của chúng ta.” Đồng bảo đảm với chủ tịch Mao rằng cái cán chổi của ông ta rất dài. Không chối bỏ giai thoại đó, sau này Bắc Kinh giải thích rằng, theo sự phán xét của họ, Hà nội phải chờ một thời gian trước khi mở cuộc tấn công để thống nhất Nam Bắc bởi vì khi ấy, Hoa Kỳ không thể can thiệp vào Việt Nam một lần nữa.

Muốn có hai hay ba Việt Nam

Mặc dù Trung Hoa có thể đóng một vai trò nào đó trong công cuộc thống nhất Việt Nam, Bắc Kinh quyết định xây dựng quan hệ với Mặt trận Giải phóng Miền Nam VN. Trung Hoa sắp đặt việc viện trợ vũ khí, lương thực, tài chánh cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN qua ngã Kampuchia (MTGPMNVN), không những căn cứ trên lý do an toàn mà còn nhắm mục đích duy trì một đường giây quan hệ trực tiếp với cách mạng Miền Nam. Sau cách mạng Văn hóa Trung Hoa năm 1966-67, Hà Nội kiểm soát chặt chẽ việc phân phối văn hóa phẩm Trung Hoa ở Miền Bắc VN. Tuy nhiên, qua đường giây bí mật, Bắc Kinh vẫn duy trì viện trợ cho bộ phận Cọng Sản ở Miền Nam.

Thực ra, theo sự phân tích của Mỹ, khi chiến tranh tiến hành theo phương cách làm cho Hà Nội toại ý và Hoa Kỳ bắt đầu rút quân tác chiến theo học thuyết Nixon, Trung Hoa cố gắng gia tăng liên hệ trực tiếp, không những với Lào, Kampuchia mà cả Miền Nam VN.

Trương Như Tảng, nguyên bộ trưởng Tư pháp chính phủ Lâm thời Cọng hòa Miền Nam VN (CPLTCHMNVN), đào thoát khỏi VN năm 1979, nói với tôi rằng Trung Hoa đã duy trì quan hệ “hết sức thân hữu” với CPLTCHMNVN. Theo ông ta thì “Ngay từ lúc đầu Trung Hoa cho rằng Miền Bắc đã áp đặt quan điểm của họ xuống Miền Nam. Vì vậy nên họ ủng hộ CPLTCHMNVN. Chính Trung Hoa đòi hỏi quyền tự trị cho Miền Nam tại hội nghị Paris.”

Đưa ra một ví dụ cho thấy việc Trung Hoa tôn trọng chính quyền Miền Nam, Tảng nói rằng trong suốt thời gian thăm viếng Bắc Kinh tháng 2/ 1975, không riêng gì đại biểu CPLTCHMNVN do ông ta dẫn đàu, sinh hoạt riêng trong một nhà quốc khách tách biệt hẵn với phái đoàn chính phủ Việt Nam Dân chủ Cọng Hòa (Miền Bắc) mà Trung Hoa còn tiếp đãi riêng, trang trọng với CPLTCHMNVN nữa. Việc Tảng phân tích thái độ của Trung Hoa (Bấy giờ ông ta rất thỏa mãn) đã đem lại vài điều đáng tin cho bản báo cáo do Francois Missoffe viết. Ông này là một phái viên đặc biệt của bộ Ngoại giao Pháp. Sau chuyến đi Bắc Kinh hồi đầu năm 1976, qua đó ông ta tham dự những buổi họp cấp cao, Missoffe nói rằng: “Dù có hai hay ba Việt Nam cũng chẳng thấy vấn đề gì. Trung Hoa cho rằng không thể chỉ có một Việt Nam.”

Bốn năm sau, Việt Nam tố cáo Bắc Kinh thúc đẩy Hà Nội đừng mở cuộc tấn công cuối cùng vào Saigon. Lời tố cáo ấy, cũng giống như bao nhiêu lời tố cáo khác sau khi quan hệ giữa hai nước đổ vỡ, được xem như những lời tuyên truyền. Tuy nhiên, Philippe Richer, người giữ vai trò đại sứ Pháp ở Hà Nội trong khoảng thời gian 1973-75, sau này, ngày 20/4/ 1975, chín ngày trước khi Saigon sụp đổ, ông ta xác nhận quả thật Bắc Kinh đã cảnh cáo Hà Nội sự nguy hiễm nếu “đưa cán chổi đi quá xa”, họ dùng câu tỷ dụ mà Mao đã dùng hồi năm 1972.

Dù sao, không có gì nghi ngờ việc Trung Hoa kiên trì chống Việt Nam trở thành một tiểu bá ở Đông Dương. Quan tâm lâu dài của Trung Hoa là sự cân bằng quyền lực giữa các nước nhỏ ở ngoại vi của họ. Lo lắng của họ, từ 1954, là đẩy những thế lực thù địch ra khỏi Đông Dương rồi lại phải đối đầu với Hà Nội.

Thái độ của người Việt Nam cũng vậy, thay đổi qua nhiều năm.

Trong khi theo đuổi quyền lợi đất nước, Hồ Chí Minh duy trì một hình thức quan hệ có tính cách truyền thống. Tự tay ông ta viết thư cám ơn Mao và bằng những lời phát biểu công khai nói rằng Việt Nam “đích thực” kính trọng Trung Hoa. Người Việt Nam, ý thức rõ hơn Trung Hoa, tài bồi một mối quan hệ, xem Trung Hoa là người anh lớn và lâu dài. Francois Joyaux, ghi nhận rằng hồi đầu thập niên 1960, những nhà lãnh đạo Việt Nam đã dùng cùng một tiêu đề cho Mao giống như các vị vua Việt Nam trước kia đã dùng với các vị hoàng đế Trung Hoa. Hồ chỉ thị cho các viên chức cao cấp tháp tùng các phái đoàn thượng thặng của Trung Hoa khi họ viếng thăm Việt Nam là phải tiếp tục cung cách triều cống như ngày xưa. Joyaus nói quan điểm xem Trung Hoa là chúa tể đối với VN “là một hiện tượng lạ kỳ, còn phức tạp hơn thế nữa. Thực ra, người ta có thể nhớ lại một số trường hợp các nhà lãnh đạo Việt Nam tự xem họ là “chư hầu” của Trung Hoa”. Trong khi thách thức với Trung Hoa để bảo vệ quyền lợi đất nước, người Việt Nam lại dùng những phương cách cũ.

Tuy nhiên, phương cách đó dần dần biến mất vì sự xung khắc ngày càng căng thẳng giữa hai bên và đặc biệt là sau chuyến viếng thăm lịch sử của tổng thống Nixon đến Trung Hoa. Người Việt Nam coi đó là sự phản bội. Năm 1972, Liên Xô và Hà Nội công bố mà không nói rõ tên ai rằng đó là một sự “thỏa hiệp đáng thương rơi vào con đường đen tối và bùn lầy.”


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương