Nayan Chanda hoànglonghải



tải về 1.97 Mb.
trang4/35
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.97 Mb.
#13140
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35

Sự tức giận của Trung Hoa gia tăng khi Việt Nam (CS) tuyên bố ngày 24 tháng Mười Một sau khi “Hội nghị Hiệp thương” họp ba ngày ở thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc hội nghị này của họ. Trung Hoa lên tiếng về vấn đề quần đảo Trường Sa, do Hà Nội dùng lực lượng “giải phóng” hồi tháng Tư. Một bài bình luận dài trên tờ Quang Minh nhật báo (Guangming daily) của Trung Hoa xác nhận quyền sở hữu từ xưa của Trung Hoa. Khác với thái độ của Đặng hồi tháng Chín, nói rằng vấn đề các quần đảo có thể thương thuyết, tờ báo này bây giờ lại tuyên bố đó là vùng “đất thánh của Trung Hoa”. Tờ báo tuyên bố một cách đáng ngại rằng: “Tất cả những hòn đảo thuộc về Trung Hoa phải được nằm trong vòng tay của đất mẹ.”

Không nãn lòng trước đe dọa gay gắt của Trung Hoa, Hà Nội tiến hành việc củng cố kiểm soát toàn miền Nam, bao gồm cả một triệu rưởi Hoa Kiều. Tháng Hai năm 1976, trong khi chuẩn bị tổng tuyển cử, việc kiểm tra dân số được thực hiện, qua đó, người dân phải khai rõ quốc tịch của mình. Việc khai lý lịch có thể bị tước mất quyền công dân, bao gồm cả khẩu phần lương thực, một số rất đông người Trung Hoa ở miền Nam phải nhập Việt tịch.

Đối với Bắc Kinh, đây là sự vi phạm không chỉ thỏa ước miệng năm 1955 giữa Trung Hoa và Bắc Việt Nam cho phép trú dân Trung Hoa được “tình nguyện” nhập Việt tịch, đó cũng là một chính sách tương tự của Mặt trận Giải phóng Miền Nam VN. Trung Hoa phản kháng cái gọi là “cưỡng bức quốc tịch” đối với Hoa Kiều ở Việt Nam. Có ba cuộc họp để thảo luận về việc này hồi tháng Hai và tháng Tư/ 1976 nhưng không có kết quả. Ba năm sau, Nguyễn Trọng Vinh, đại sứ Việt Nam (CS) ở Bắc Kinh giải thích cho tôi: “Không có cái gọi là “tình nguyện” trong thỏa hiệp 1955”. Hai năm sau, sự kiện Hà Nội đối xử với Hoa Kiều như trên châm ngòi cho cuộc đụng độ Hoa Việt.

Cùng thời gian Việt Nam (CS) kiểm tra dân số và chuẩn bị bầu cử thống nhất đất nước, Hà Nội cũng cố gắng tăng cường vị thế của họ ở Đông Dương bằng cách lôi kéo Lào vào một liên minh chặt chẽ hơn để thảo luận với Kampuchia về vấn đề lãnh thổ. Những người lãnh đạo ở Hà Nội quyết định thống nhất chính quyền, thực hiện các kế hoạch nội bộ, thắt chặt hơn nữa mối giây liên kết với các nước láng giềng. Đó là những điều kiện chính yếu để bắt tay vào một nhiệm vụ to lớn là xây dựng đất nước bị tàn phá vì chiến tranh và đem lại những cải cách xã hội xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, mỉa mai thay, chính sách này đã làm cho Việt Nam cùng một lúc đối đầu với hai kẻ thù là Trung Hoa và Kampuchia trong mục tiêu chung. Trong khi cả Trung Hoa và Kampuchia đều có lý lẽ riêng của chính họ để tranh cải với Việt Nam, họ thống nhất sức chống đối để chống Việt Nam mới nổi lên thành một sức mạnh có thể cai trị toàn Đông Dương.

Dù chủ ý hay tình cờ, hai ngày sau khi thỏa ước quân sự Trung Hoa và Kampuchia ký ở Phnom Pênh, Việt Nam bước đầu thúc đẩy thành lập một Liên minh Đông Dương. Thủ tướng Cọng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và cũng là tổng bí thư đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào (LPRP) Kaysone Phomvihane, một liên minh lâu năm với Việt Nam tới Hà Nội thực hiện cuộc viếng thăm chính thức. Một bản thông cáo chung được ký giữa Kaysone và Duẫn hôm 12 tháng Hai/ 1976, tuyên bố mối “quan hệ đặc biệt” tồn tại giữa hai nước nhằm hợp tác lâu dài và viện trợ hỗ tương, cũng như phối hợp hành động chống lại “chủ nghĩa đế quốc và bọn phản cách mạng.” Bản thông cáo chung cũng hứa hẹn “gia tăng đoàn kết giữa Lào, Kampuchia và Việt Nam.” Ý định của Việt Nam “nhằm bảo đảm rằng Lào trước hết, sẽ đi theo hướng Việt Nam.” Một quan sát viên sau này nói với tôi như vậy. “Việc xử dụng thành ngữ “quan hệ đặc biệt” nhằm cảnh cáo Trung Hoa và Kampuchia là Hà Nội sẽ không tha thứ Kampuchia liên minh với Trung Hoa để chống Việt Nam.”

Về phía Bắc Kinh, chẳng có phản ứng tức khắc nào đối với việc đưa ra câu “quan hệ đặc biệt”. Vài tuần sau, khi Việt Nam tưng bừng tổ chức kỷ niệm một năm “giải phóng” miền Nam, Bắc Kinh đón tiếp dịp này với một vẻ yên lặng khó chịu. Chẳng có bài bình luận nào trên tờ Nhân Dân Nhựt Báo, chẳng có điện văn chúc mừng gởi tới cho các nhà lãnh đạo ở Hà Nội.

Phnom Pênh cũng vậy, họ tránh những lời bình luận công khai trong dịp này. Tuy nhiên, người ta có thể ước lượng được sức chống đối của Khmer Đỏ về “quan hệ đặc biệt” từ giai thoại được quốc trưởng Kampuchia cũng nhà lãnh đạo Mặt Trận Đoàn Kết Quốc gia Kanpuchia, thái tử Norodon Sihanouk kể lại trong hồi ký của ông “La calice jusqu'à la vie”, rằng suốt tháng Chín/ 1975 khi thăm viếng Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 30 Bắc Việt Nam. Sihanouk và Khiêu Samphan gặp thủ tướng Phạm Văn Đồng. Đồng mời “ăn cơm gia đình” với người Việt Nam, thành viên Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam VN, (PRG) và các nhà lãnh đạo Lào lúc ấy cũng có mặt ở Hà Nội. Trước sự kinh ngạc và hoảng hồn của Sihanouk, Samphan lạnh lùng từ chối, nói rằng Kampuchia thích bữa ăn tối tổ chức giữa hai đảng. Sau này, Samphan giải thích với thái tử: “Chúng ta sẽ không bao giờ rơi vào cái bẫy sập của Việt Nam, những người muốn cai trị Kampuchia của chúng ta và nuốt trọn toàn bộ Liên Bang Đông Dương. Cái ý một buổi ăn tối như thế quả thật là rất nguy hiểm.”

Ông ngáo ộp về một Liên Bang Đông Dương mà đảng Cọng Sản Đông Đương muốn dựng lên từ thập niên 1930 đã ám ảnh người Khmer. Ngày 17 tháng Tư, kỷ niệm một năm “giải phóng” Kampuchia, Ieng Sary, cũng bị ám ảnh mối “quan hệ đặc biệt” như thế, nói rằng “Nhân dân chúng ta kiên quyết không cho nước ngoài chôn vùi nền độc lập, quyền cai trị và toàn vẹn lãnh thổ của Kampuchia.” Ám chỉ quân đội Việt Nam (CS) hiện diện ở Lào qua mối “quan hệ đặc biệt,” Sary nói: “Việc phòng vệ một quốc gia là bổn phận của chính nhân dân nước đó, và cách mạng chỉ hoàn thành do chính nhân dân và nền độc lập của đất nước.”

Mặc dù có những lời chỉ trích như vậy, đại sứ Việt Nam tại Phnom Pênh, Phạm Văn Ba, vận động Kampuchia chấp thuận đề nghị của Việt Nam mở một cuộc họp thượng đỉnh vào tháng Sáu. Trong khi đứng vững trên mặt chính trị, nước Kampuchia Dân Chủ vẫn tìm cách giải quyết vấn đề biên giới. Thực ra, về phía Phnom Pênh, thái độ của Việt Nam về cuộc thương thảo chủ quyền lãnh thổ là một thử nghiệm về lòng tốt của Hà Nội và vì vậy, phải có điều kiện tiên quyết chính yếu cho hội nghị thượng đỉnh.

Thứ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam Phan Hiền, đến Phnom Pênh ngày 4 tháng Năm, thương thuyết trong hai tuần về vấn đề biên giới. Cuộc thương thảo tức thời gặp khó khăn khi Việt Nam đòi xử dụng bản đồ trước 1954 do Pháp ấn hành để vạch ranh giới, trong khi Kampuchia, dù chấp thuận dùng bản đồ này làm căn bản cho việc thảo luận, nhưng đòi quyền sửa đổi đường biên giới. Về sau, Ieng Sary giải thích: “Bản đồ của Pháp có lợi cho Việt Nam vì khi bản đồ ấy được vẽ ra, Nam Kỳ là thuộc địa Pháp. Nếu chúng tôi chấp thuận theo bản đồ ấy để vẽ biên giới thì Việt Nam sẽ chấp thuận đường phân ranh hải phận.”

Vấn đề không phải là hải phận do Pháp vẽ trong bản đồ. Năm 1939, đường ranh Brévié - được gọi theo tên Jules Brévié, toàn quyên Pháp ở Đông Dương - bao gồm luôn cả những hòn đảo nằm giữa Nam Kỳ và Kampuchia. Con đường này nhắm một góc 140 độ kể từ bờ biển giữa hai nước ra tới vịnh Xiêm La, nhưng xác định đảo Phú Quốc 1 dặm rưởi nằm trong khu vực cai trị của Nam Kỳ là mục đích của chính quyền thực dân. Tuy nhiên, chính Brévié có nói thêm; “vấn đề chủ quyền những đảo này vẫn còn phải chờ.”

Trong cuộc thương thuyết giữa Kampuchia và Mặt Trận Giải Phóng năm 1966, lúc ấy Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN cần sự ủng hộ của thái tử Sihanouk, vì ông không phải là người đối lập, Việt Nam chấp thuận đường ranh Brévié. Trong cuộc phỏng vấn ở Paris hồi tháng Sáu năm 1977, (Khi cuộc họp của Phan Hiền hồi tháng năm trước đó còn giữ bí mật), tôi hỏi Hiền tại sao Hà Nội chấp thuận đường ranh Brévié thì ông ta trả lời: “Vâng, bởi vì khi chúng tôi chấp thuận đường ranh Brévié, chúng tôi không rõ lằn ranh hải phận, lục địa, v.v... những điều quái dị mới”. Rõ ràng là có sự ngụ ý từ khi có việc khai thác dầu lửa ngoài thềm lục địa vào thập niên 1970, Hà Nội phải nhìn lại hải phận của họ.

Thời gian khó khăn cho một toán quay phim

Trong thời gian thương thảo ở Phnom Pênh, Phan Hiền đồng ý đặt vấn đề chủ quyền các hòn đảo căn bản theo đường ranh Brévié. Những đảo ở phía Bắc đường ranh này thì thuộc Kampuchia và đảo nào ở phía Nam thì thuộc Việt Nam, nhưng Hiền lại đề nghị vẽ lại đường ranh nầy. Về sau, Phnom Pênh tố cáo đề nghị của Việt Nam là nhằm giành một số lớn phần biển của Kanpuchia. “Đối với người Khmer, rõ ràng bọn bành trướng Việt Nam muốn giành đất Kampuchia”. Cuộc thảo luận bị hoãn, rồi coi như chết từ đó, không họp lại. Cùng chiều hướng đó, hội nghị thượng đỉnh cũng chết luôn. Tuy nhiên, dù thất bại trên mặt thương thuyết, chưa bên nào đóng sầm cửa lại. Phan Hiền quay về Hà Nội, đem theo lời mời của Ieng Sary mời báo chí Việt Nam đến thăm nước Kampuchia Dân Chủ kín mít như bưng.

Tháng Bảy năm 1976, một đoàn đại biểu báo chí và truyền hình Việt Nam do Trần Thanh Xuân, phó giám đốc Việt Nam Thông Tấn xã dẫn đầu là đoàn báo chí ngoại quốc đầu tiên đến thăm Kampuchia. Xuân, 50 tuổi, lực lưỡng, đeo kiếng, được chọn vì Xuân có du học ở Pháp, biết rõ Pol Pot và Ieng Sary và nhiều người khác sau khi ở Pháp về, trở thành các nhà lãnh đạo Cọng Sản Kampuchia. Pol Pot, con người bí mật, lý lịch thật vẫn còn là một vấn đề người ngoài đang tra cứu, xuất hiện từ bóng tối để cho Xuân phỏng vấn và chụp hình. Bốn năm sau, khi hồi tưởng cuộc gặp gỡ này, Xuân nói rằng Pol Pot vẫn còn duyên dáng, không chỉ là một người chủ nhà khả ái, mà còn là người Xuân phỏng vấn đầu tiên từ trước tới giờ. Pol Pot tỏ lòng cám ơn của Kampuchia đối với bạn hữu và anh em Việt Nam về sự giúp đỡ trong quá khứ và nói rằng tình hữu nghị và đoàn kết giữa hai phía là “về vấn đề chiến lược và tình cảm thiêng liêng.”

Mục tiêu của Kampuchia mời báo chí Việt Nam - như Xuân giải thích trong cuộc phỏng vấn hồi tháng Giêng năm 1981 tại thành phố Hồ Chí Minh - chính vì sự phá hoại do các bản tường trình sai lạc tạo ra, sự chỉ trích của các đại sứ Tây phương đầu tiên đến thăm Kampuchia hồi tháng Ba. Pol Pot nghĩ rằng Việt Nam đúng là những nhà làm báo làm công việc này. Pol Pot cũng không sai lầm. Dù những người Việt Nam này hoàn toàn xúc động trước bối cảnh của đất nước Kampuchia, Hoàng Tùng, người có cặp mắt diều hâu đoan chắc rằng không một ấn tượng nào mà không được chắt lọc trong bản tường trình của họ. “Đoàn quay phim của chúng tôi gặp phải nhiều khó khăn trong việc tìm cho ra những nụ cười của nông dân đang xây dựng đất nước. Trông họ hết sức cau có và buồn bã.” Xuân nhớ lại như thế. Chính Tùng cũng nhắc lại một câu trên tờ Nhân Dân và nói: “Trong khi các thành phố thì trống không, dân chúng đều làm việc ngoài đồng.” Tốt hơn là nên tập trung vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh do Lon Nol và Mỹ gây nên. Cuộc viếng thăm đầy những biểu tượng thảm khốc. Một năm sau, Tùng tiết lộ rằng Pol Pot có thái độ hiểm độc với ông ta bằng cách gởi biếu Tùng một món quà: Một con vật ăn thịt người, con cá sấu con. Thật ra, Pol Pot có nhiều biểu tượng trong trí khi chọn quà. Sau này, trong việc tuyên truyền của Khmer Đỏ, họ thường gọi Việt Nam là “những con cá sấu vong ơn.”

Vì sự quan hệ giữa Việt Nam với Trung Hoa và Kampuchia càng lúc càng căng thẳng, Hà Nội gia tăng thân hữu với thế giới không Cọng Sản. Trong những tháng ngay sau toàn thắng, Việt Nam (CS) huênh hoang thóa mạ những nước chống Cọng trong Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) vì trong quá khứ, họ đã tán trợ đế quốc Mỹ, và yêu cầu tháo bỏ các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Lan và Philippines. Cuối năm 1975, Việt Nam thấy Trung Hoa ve vản các nước ASEAN để chống lại Liên Xô và Việt Nam, đặc biệt là cố gắng của Bắc Kinh làm mối lái cho Thái Lan và Kampuchia. Chỉ một tháng sau khi Saigon sụp đổ, Trung Hoa bình thường hóa ngoại giao với Thái Lan. Tháng Mười/ 1975, trong khi Việt Nam (CS) chưa thiết lập ngoại giao với Thái Lan, thì Ieng Sary, nhờ Trung Hoa, thực hiện chuyến đi Bangkok bằng máy bay của Trung Hoa, để phá vở quan hệ băng giá giữa hai nước.

Trong khi Việt Nam tự thấy mình là “tiền đồn xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á” và ấp ủ một viễn tượng trở thành trung tâm cách mạng cho phong trào Cọng Sản ở khu vực này, các nhà lãnh đạo Cọng Sản Hà Nội có đủ tự hào để thấy rằng ưu tiên tối thượng của họ là xây dựng lại một nền kinh tế rách nát. Các phong trào đấu tranh cũng còn trong thời kỳ ấu trĩ, vì vậy, Hà Nội phải đương đầu với những chế độ mạnh. Bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng là cần thiết về cả hai mặt chính trị và kinh tế. Việt Nam không còn cơ hội để nhận viện trợ Tây phương nếu Hà Nội bị coi như kẻ quấy rối trong vùng.

Sự im lặng khó chịu ở Bắc Kinh

Ngày Bảy tháng Năm, ba ngày sau khi thống nhất chính quyền Nam Bắc Việt Nam, trở thành nước Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Hà Nội thông báo chương trình 4 điểm để thiết lập và phát triển “quan hệ hữu nghị và hợp tác trên nhiều lãnh vực” với các nước Đông Nam Á, đặt căn bản trên sự tôn trọng nền độc lập của nhau, không nước nào cho nước ngoài lập căn cứ để trực tiếp hay gián tiếp chống nhau, họ theo đuổi chính sách láng giềng tốt, phát triển hợp tác, “nhằm giữ cho mỗi quốc gia những điều kiện đặc biệt và vì nền độc lập, hòa bình và trung lập thật sự của Đông Nam Á.”

Một tuần sau, Phan Hiền đi thăm Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia và Miến Điện. Trong chuyến đi này, Hiền giải thích rằng trong quá khứ báo chí Hà Nội đã tấn công các nước Đông Nam Á bằng một luận điệu khéo léo. Hiền nói “Báo chí viết về cái gì họ cảm nhận, nhưng đó không phải là quan điểm của chính phủ.” Dù chẳng có nước nào nghĩ rằng Việt Nam (CS) tự phê phán mình, phản ứng của họ cũng chỉ là gật đầu lịch sự. Mặc dù Singapore vẫn còn bi quan về ý muốn của Hà Nội trở thành một nước láng giềng tốt, Hiền cũng đã gây được ấn tượng với các nước khác rằng Việt Nam (CS) thành thật mong tìm thân hữu mặc dù có sự khác biệt về chủ nghĩa. Có nghĩa là Hà Nội bây giờ mĩm cười hơn là nạt nộ các nước ASEAN và bày tỏ sự khuây khỏa.

Một nhân vật hàng đầu của bộ ngoại giao Mã Lai, sau chuyến đi của Hiền tới Kuala Lumpur nói với tôi: “Chúng tôi có ấn tượng Việt Nam (CS) muốn giữ khoảng cách cân bằng giữa Moscow và Bắc Kinh.” Hiền nói với các viên chức Mã Lai là “Việt Nam (CS) chống lại bá quyền của các nước lớn. Và không ai được phép dùng căn cứ hải quân Cam Ranh.” Một viên chức Mã Lai nói: “Rõ ràng đó là lời bóng gió nói tới Liên Xô. Và cũng chẳng hay ho gì mà nói việc ấy với các nước không Cọng Sản.” Mã lai cũng tìm được một điều hay, chính là Liên Xô và các nhà ngoại giao Đông Âu hết sức mong muốn tìm ra những gì mà Hiền nói về họ. Có điều khôi hài là khi bay ngang vùng trời Trường Sa trên đường bay từ Manila tới Kuala Lumpur, Hiền chẳng nói bóng gió bất cứ vấn đề gì về Trung Hoa cả.

Tuy nhiên, Trung Hoa quan sát cố gắng của Việt Nam gặt hái tình bạn ở các nước Đông Nam Á trong sự im lặng khó chịu. Tân Hoa xã thường đưa tin những vấn đề quan trọng trong nội bộ và ngoại giao của Việt Nam, hoàn toàn không nói gì tới chuyến đi của Hiền. Vài ngày sau khi Hiền trở về Hà Nội, đài phát thanh Bắc Kinh phát đi một bài bình luận, lưu ý các nước ASEAN chống Liên Xô xâm nhập và bành trướng. Bài bình luận viết “Bao lâu nhân dân các nước Đông Nam Á đoàn kết như một, kiên trì chiến đấu, họ không chỉ đánh đuổi con cọp mà còn có thể thành công trong việc bảo vệ nền độc lập và cai trị của họ.”

Buổi phát thanh cho thấy không còn nghi ngờ gì về điều nói tới sự xâm nhập của Liên Xô. Dù Bắc Kinh lặp đi lặp lại việc lên án Việt Nam (CS), vài người Việt Nam trực tính không che dấu việc họ đứng về phía Liên Xô chống Trung Hoa. Trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Thụy Điển Eric Pierre, hồi tháng Bảy, Hoàng Tùng nói: “Hiển nhiên là có lợi cho Liên Xô và Việt Nam trong việc giảm bớt ảnh hưởng của Trung Hoa tại vùng này.” Đây là một dấu ấn mà sau này các nhà lãnh đạo Trung Hoa nhắc Hà Nội nhớ rằng Việt Nam (CS) đã “làm đau nhức nhân dân Trung Hoa” như thế nào.

Mùa hè năm 1976, Trung Hoa cũng quá ưu tư về việc tranh giành quyền lực quốc tế chống lại chính sách ngoại giao của Việt Nam (CS) bằng đường lối tuyên truyền. Từ cuối 1973, bộ chính trị đảng Cọng Sản Trung Hoa chia rẽ sâu sắc: Một số đứng về phe thực tiễn của Chu Ân Lai, tìm cách loại bỏ sự đe dọa của Liên Xô bằng liên minh với Hoa Kỳ. Chống lại là nhóm cực đoan do Trương Xuân Kiều và Vương Hồng Văn lãnh đạo. Họ chống lại cả hai siêu cường và kêu gọi một cuộc chiến đấu vũ trang toàn diện chống chủ nghĩa đế quốc. Cả hai nhóm đều tích cực ủng hộ Khmer Đỏ. Nhóm cực đoan dần dần giành ưu thế như nắm được tay Mao và sức chống cự của nhóm Chu suy yếu dần. Năm 1974-75, nhóm cực đoan thực hiện một cuộc tấn công thô bạo vào mối liên lạc với Mỹ và đã kích sự hòa dịu Liên Xô - Hoa Kỳ là nhờ vào chính sách của Chu Ân Lai.

Tháng Giêng 1976, Chu Ân Lai qua đời. Đặng Tiểu Bình, cánh tay mặt của Chu bị thanh trừng vào tháng Tư năm đó. Cán cân bây giờ đạt ưu thế cho nhóm cực đoan. Hoa Quốc Phong, một người Hồ Nam lực lưỡng, là thành viên của nhóm cực đoan củng cố được ngôi vị lãnh đạo. Tuy nhiên đây không phải là chiến thắng quyết định. Rồi vào những giờ đầu tiên của ngày 9 tháng Chín, nhà trọng tài vĩ đại, Mao, biến mất khỏi chính trường. Bất thần số phận Trung Hoa cân bằng, cũng như cảnh ngộ của Trung Hoa với toàn thế giới. Cùng với 900 triệu người Trung Hoa, các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới, và đặc biệt ở Moscow, Washington, Hà Nội, và Phnom Pênh, người ta hướng mắt về Bắc Kinh và chờ đợi.

Thái tử Norodom Sihanouk:

Kẻ chiến thắng

Tại ngôi nhà sang trọng trên đường Anti-Imperalism ở Bắc Kinh, thái tử Norodom Sihanouk được tin Phnom Pênh thất thủ. Một bản tin điện do một viên chức Bắc Kinh mang đến cho ông vào sáng hôm 17 tháng Tư/1975. Đồng minh của ông năm năm nay đang tiến vào thủ đô Kampuchia.

Tướng Lon Nol, bệnh bại liệt, người cầm đầu cuộc đảo chánh năm 1970 lật đổ Sihanouk đã lưu vong sang Hoa Kỳ. Những tên “phản bội” hợp tác với Lon Nol, hoặc trốn chạy, hoặc đầu hàng Khmer Đỏ. Chiến tranh chấm dứt. Canh bạc thái tử chơi hồi tháng Tư/1970 với kẻ thù lâu năm Cọng sản cũng trả xong rồi. Danh dự của ông được bảo tồn. Những tướng tá và chính trị gia phản động và tham lam tiền bạc đã đổ tên ông xuống bùn nhơ sau cuộc đảo chánh, nay bị quăng vào thùng rác lịch sử. Người cha đẻ của nền độc lập Kampuchia không muốn chấm dứt sự nghiệp chính trị của mình bằng cuộc đời lưu vong của đấng quân vương. Ông ta cũng nhận biết đủ rằng chiến thắng của Khmer Đỏ cũng có nghĩa là chấm dứt vai trò của ông: Biểu tượng cho sự thống nhất và chính thống cuộc kháng chiến của nhân dân Khmer. Trong một cuộc phỏng vấn năm 1973, khi Khmer Đỏ không còn dùng ông ta nữa, thái tử Sihanouk nói: “Họ có thể nhổ phẹt tôi như nhổ phẹt hột anh đào. Đó là sự biểu lộ nỗi sợ hãi chính đáng để nhắm trước những điều sau này sẽ phát triễn thêm”. Khi lễ mừng chiến thắng ở Bắc Kinh đã qua và nhiều tuần lễ qua đi, chẳng có tin tức nào gọi Sihanouk trở về vùng giải phóng, Sihanouk bắt đầu lo lắng tự hỏi khi nào thì giờ phút kinh hoàng của đời ông sẽ đến.

Ông ta thúc dục đại diện Khmer Đỏ ở Bắc Kinh: “Cho tôi trở về Phnom Pênh. Nếu ông không muốn Sihanouk làm quốc trưởng thì đó là quyền ông. Tôi không muốn làm quốc trưởng nhưng tôi muốn sống ở Kampuchia, không muốn làm người lưu vong.” Người đại diện cho Khmer Đỏ nói: “Vâng, ông có thể về, nhưng không phải lúc này, lúc chúng tôi đang đối đầu với nhiều khó khăn”. Họ nói với ông ta: “Ngài không liên hệ gì đến những khó khăn này”. Rõ ràng Khmer Đỏ không muốn liều lĩnh đưa ông hoàng lém lĩnh này về lại Kampuchia để ông xử dụng mánh lới của ông trước nhân dân. Trong khi ông hoàng lo lắng chờ đợi thì Khmer Đỏ tiếp tục xua đuổi và phân tán dân ra khỏi hết mọi thành phố, những người dân mà họ cho là bị “tiêm nhiễm đế quốc và phản động”. Cuộc “cách mạng huy hoàng” bắt đầu.

Từ năm 1970, khi ông hoàng bị truất phế này liên minh với Khmer Đỏ, càng lúc ông càng thất vọng về vai trò của ông chỉ là một biểu tượng lãnh đạo lưu vong. Nhiều lần ông ta đòi về thăm khu du kích nhưng bị từ khước vì lý do an ninh. Ủiều làm ông hoàng 53 tuổi, nguyên là vua phật lòng nhất là sự giám sát liên tục của một người mà ông phải miễn cưỡng tiếp xúc. Đó là Ieng Sary, “người anh số 2 của Khmer Đỏ”, đại diện ở Bắc Kinh. Điều đó làm cho ông nhớ lại những “cố vấn” người Pháp, những người theo dõi từng bước chân của ông trong những năm ông làm vua bù nhìn cho thực dân Pháp ở Kampuchia. Trong chuyến viếng thăm Hà Nội năm 1973, Sihanouk suýt gây ra một sự cố ngoại giao khi ông ta tố giác Ieng Sary. Đại sứ Thụy Điển ở Hà Nội, Jean-Christophe Oberg, đến thăm ông tại nhà khách. Ông hoàng than phiền bằng giọng nói the thé: “Thưa ông đại sứ. Thằng Ieng Sary khả ố luôn luôn theo dõi tôi. Khi đi ra khỏi phòng nầy, nếu nhìn xuống chân màn, ông sẽ thấy cặp chân của nó. Hắn luôn luôn đứng đó để nghe lén.” Ông đại sứ luống cuống bước ra khỏi phòng, không dám nhìn xuống chân màn.

Tháng Ba/1973, Khmer Đỏ đã kiểm soát một vùng rộng lớn ở Kampuchia. Sau khi hiệp định Paris đã ký xong, ngăn cấm Mỹ ném bom ở Nam Việt Nam, đường mòn Hồ Chí Minh trở nên an toàn. Lần đầu tiên, Sihanouk được phép về thăm vùng giải phóng, trong nội địa Kampuchia. Chuyến đi ấy, dù có sự nâng đỡ tinh thần, ông ta thấy ông không còn thích hợp với Khmer Đỏ đang càng ngày càng mở rộng vùng kiểm soát của họ. Suốt trong chuyến đi, ông và vợ, bà hoàng Monique, bị các lãnh tụ Khmer Đỏ ngăn chận. Họ kiểm soát một cách chặt chẽ, không cho ông và bà hoàng tiếp xúc trực tiếp với dân chúng. Tất cả những gì ông ta thấy chỉ là những khuôn mặt dữ dằn của người dân, đang nắm tay đưa cao tỏ rõ quyết tâm, và hô vang khẩu hiệu. Chẳng có cơ hội nào như ông thường làm trước kia, nhảy xổ vào đám đông, nắm vai, cầm tay người dân đang hô to “Samdec” (cha già dân tộc)

Chu Ân Lai là người bạn và cũng là người bảo vệ Sihanouk, chia xẻ với ông những mối lo lắng đối với bọn Khmer Đỏ cực đoan. Hồi đầu tháng Hai/1973, Chu Ân Lai nói với Kissinger: “Có khả năng Kampuchia bị nhuộm đỏ hoàn toàn. Nếu điều ấy xảy ra, sẽ tạo ra nhiều khó khăn lớn hơn. (10) Với Chu, giải pháp hay nhứt là đưa Sihanouk về nắm quyền ở Kampuchia. Tuy nhiên, những cố gắng của Chu thuyết phục Hoa Kỳ để Hoa Kỳ nói với ông hoàng nên trở về bị thất bại. Cuối cùng, hai năm sau, khi Hoa Kỳ truất phế Lon Nol và yêu cầu thái tử trở về nước thì Khmer Đỏ hầu như đã hoàn toàn chiến thắng. Trưởng nhiệm sở liên lạc của Hoa Kỳ ở Bắc Kinh, George Bush, qua đại sứ Pháp, yêu cầu Sihanouk trở về lãnh đạo chính phủ trung lập ở Kampuchia. Ngày 11 tháng Tư, Hoa Kỳ đưa ra lời đề nghị chính thức, để Sihanouk trở về Phnom Pênh trên một chuyến bay của Trung Hoa và nắm quyền lãnh đạo đất nước. An ninh cho cá nhân Sihanouk được bảo đảm. Nhưng khi đó thì Khmer Đỏ đã ở ngoại ô thành phố Phnom Pênh. Ngay cả Chu Ân Lai cũng không đồng ý kế hoạch nầy. Sáng ngày 12 tháng Tư, đề nghị của Hoa Kỳ bị bác bỏ. Trong mấy tiếng đồng hồ, cuộc hành quân Phượng hoàng với chừng hai chục trực thăng của Hải quân Hoa Kỳ di tản các viên chức Mỹ với những người hợp tác với họ ở Phnom Pênh. Canh bạc đã qua. Nhớ lại việc nầy, Sihanouk nói với tôi: “Đúng là quá trễ.”

Không giống năm 1953, khi ông ta giành độc lập cho Kampuchia từ tay người Pháp, Sihanouk không còn ở vị thế quyết định thời gian và phương cách hoạt động nữa.

Tất cả sự khôn khéo mà ông ta học được trong ba mươi bốn năm trên ngai vàng tuồng như vô dụng. Năm 1941, Pháp chọn Sihanouk, 19 tuổi, hậu duệ dòng Norodom của hoàng gia, mà không chọn người bên dòng Sisowath đối lập vì Pháp tin rằng ông ta khéo léo hơn. Bà Decoux, vợ toàn quyền Pháp ở Đông Dương giải thích khi nhìn cậu học trò nhỏ: “Vì anh ta dễ thương, cậu nhỏ ấy”. Sihanouk được ông bà Toàn quyền mời dùng cơm trưa tại dinh Norodom ở Saigon.

Chẳng bao lâu ông hoàng tay chơi này ưa thích chính trị và bắt đầu vui hưởng ngôi báu. Ông ta khéo léo lèo lái các đảng phái chính trị đòi Pháp trả quyền tự do và ông tự tạo cho mình vị thế người quốc gia. Từ một ông vua bù nhìn, ông trở thành người đứng đầu đòi độc lập cho Kampuchia. Trước mặt tổng thống Pháp Vincent Auriol và ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles, ông ta nói rằng độc lập là vũ khí để chống Cọng sản, những người đang giương cao ngọn cờ chống thực dân. Ông ta xử dụng báo chí quốc tế và làm điệu bộ rất kịch như là tự nguyện lưu vong khỏi Kampuchia, gây khó khăn cho Pháp, giành được sự ủng hộ của Pháp cho ngôi vị mình. Cuối cùng, tháng 11 năm 1953, Pháp nhượng quyền độc lập để tăng cường sức mạnh chống Hồ Chí Minh, lãnh tụ Việt Minh.

Trong suốt 17 năm lèo lái Kampuchia, ông hoàng đã cai trị đất nước ông với đầy đủ lưong tri nhất. Nhằm mục đích thực hiện toàn bộ quyền hạn của một người đứng đầu đất nước hơn là một vị quốc vương theo định chế, Sihanouk nhường ngôi cho vua cha năm 1960. Từ những bài viết trên báo cho tới những chương trình thủy lợi hay thiết lập những trung tâm y tế hương thôn, chẳng có việc nào nằm ngoài sự chăm chú của ông. Ông tự xưng là hữu phái hoặc cộng hòa, đối nghịch với Khmer Xanh hay tả phái Khmer Đỏ, cả hai đều bị lên án là những phần tử trung thành với những phần đất cũ của Kampuchia. Ông nhẫn tâm đánh đuổi Khmer Đỏ nhưng cũng cố gắng để họ hợp tác trong chính quyền của ông. Hồi đầu thập niên 1960, những lãnh tụ Khmer Đỏ như Khiêu Samphan, Hou-Youn và Hu-Nim là các bộ trưởng trong chính phủ ông. Bên trong, ông cố hướng ngọn gió tả phái qua phía “Chủ nghĩa Xã Hội Phật giáo” nhãn hiệu từ bên ngoài gán cho, có tiếng là độc đoán và quá đồi bại vì thiếu những phần tử tốt và nhiều bọn theo đuôi. Bên ngoài, cố gắng của ông là nhằm duy trì nền độc lập và toàn vẹn của Kampuchia bằng hành động yếu ớt giữ cân bằng giữa các thế lực quốc tế. Tuy nhiên, khi chiến tranh Việt Nam gia tăng cường độ và những khó khăn nội bộ Kampuchia cũng gia tăng thì những viên chức cao cấp của Sihanouk bị giựt giây lật đổ ông.


Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương