MÔn kinh tế VÀ phân tích hoạT ĐỘng thưƠng mạI ĐỀ TÀI: thị trưỜng xuất khẩu chủ LỰc của việt nam. Giải pháP ĐẨy mạnh xuất khẩu trên từNG thị trưỜNG



tải về 1.82 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.82 Mb.
#5745
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

II. THỊ TRƯỜNG MỸ:


  1. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Mỹ

1.1/ Tình hình xuất khẩu giai đoạn 2000-2008


Năm

2000

2004

2005

2006

2007

2008

Trị giá xuất khẩu sang Mỹ

732.8

5024.8

5924

7845.1

10104.5

11868.5

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Tổng cục thống kê



Năm 2007, kim ngạch XK của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 10,104 tỷ USD, tăng 25% so với 2006, trong đó mặt hàng chủ lực như: hàng dệt may đạt 4,29 tỷ USD, tăng 36%. Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) cho biết, trong suốt 3 năm qua, kim ngạch XK hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ luôn đứng trong Top 5.So với các thị trường trên, Mỹ là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ lên tới 12 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm 2007. Các mặt hàng chủ lực được định hướng xuất khẩu vào thị trường này trong giai đoạn 2009-2010 sẽ là: dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, thủy sản, cà phê, và một số các mặt hàng thuộc da.

Ủy ban Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Mỹ mới công bố số liệu cho thấy, trong sáu tháng đầu năm nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 5,77 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng thời gian này năm ngoái.

Hàng dệt may vẫn đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Mỹ, đạt gần 2,39 tỷ USD, tăng 2,3%. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mỹ đạt 2,04 tỉ USD, tăng 2,86% so với cùng kỳ năm 2008; xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 462,7 triệu USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2008...

Đứng thứ nhì là hàng giày dép, đạt hơn 720.000 USD, tăng 20%. Đồ gỗ và nội thất đạt 645.000 USD, giảm 6,8%.

Những mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 300.000 USD gồm nông sản; máy móc thiết bị điện, máy nghe nhìn, ghi âm và phụ kiện; thủy hải sản; dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm hóa dầu

Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn chưa có thay đối lớn trừ kim ngạch các sản phẩm điện tử và linh kiện đang tăng với tốc độ cao. Các mặt hàng xuất khẩu chính xếp theo thứ tự kim ngạch vẫn là dệt may, giầy dép, đồ gỗ, thuỷ sản, dầu thô, sản phẩm điện tử và linh kiện, cà phê và hạt điều.

Mặc dù, kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ và xuất khẩu của hầu hết các nước vào thị trường này đều giảm mạnh do tác động của khủng hoảng, song xuất khẩu của ta vào thị trường này vẫn tăng hoặc giảm ít. Ví dụ, trong 4 tháng đầu năm 2009, nhập khẩu dệt may và giầy dép của Hoa Kỳ giảm lần lượt là gần - 14% và - 6%, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu hai nhóm hàng này của ta sang Hoa Kỳ chỉ giảm và tăng lần lượt là - 6% và + 10%. Điều đó nói lên rằng các sản phẩm của ta có khả năng cạnh tranh khá tốt tại Hoa Kỳ và đang chiếm thị phần ngày càng tăng. Đây cũng là một thuận lợi lớn để ta có thể tăng cao kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ khi thị trường này hồi phục và tăng trưởng nhập khẩu trở lại.

Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu ngành đồ nội thất tăng mạnh, năm 2008 đạt tới 3 tỷ USD, hiện Việt Nam là một trong bốn quốc gia xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến lớn nhất Đông Nam Á. Thị trường chủ lực là Mỹ, EU, Nhật Bản. Trong đó, Mỹ là thị trường có những bước phát triển nhạy vọt.



    1. / Tình hình xuất khẩu các tháng đầu năm 2009:

7 tháng đầu năm 2009

Mỹ







6174300




Trong đó :













Hải sản

1000 USD




376009




Hàng rau quả

1000 USD




8894




Hạt điều

Tấn

30260

137279




Cà phê

Tấn

84056

126993




Chè

Tấn

2565

2380




Hạt tiêu

Tấn

8117

22660




Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

1000 USD




15671




Dầu thô

Tấn

617969

232630




Hóa chất

1000 USD




3108




Các sản phẩm hóa chất

1000 USD




4192




Sản phẩm từ chất dẻo

1000 USD




88617




Cao su

Tấn

6842

9248




Sản phẩm từ cao su

1000 USD




10645




Túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù

1000 USD




129476




Sản phẩm mây, tre, cói & thảm

1000 USD




14338




Gỗ và sản phẩm gỗ

1000 USD




566418




Giấy và các sản phẩm từ giấy

1000 USD




47938




Hàng dệt may

1000 USD




2773708




Giầy dép các loại

1000 USD




612977




Sản phẩm gốm sứ

1000 USD




17997




Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

1000 USD




20447




Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

1000 USD




12571




Sắt thép các loại

Tấn

2623

3649




Sản phẩm từ sắt thép

1000 USD




53296




Máy vi tính và linh kiện

1000 USD




241692




Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác

1000 USD




126011




Dây điện và dây cáp điện

1000 USD




35941




Phương tiện vận tải và phụ tùng

1000 USD




42455

Trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ đạt 6.174.300.122 USD (giảm 5,82% so cùng kỳ năm 2008), riêng tháng 7 xuất khẩu đạt 1.022.750.891USD.

Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ 7 tháng đầu năm: chủ yếu là hàng dệt may đạt 2.773.708.446USD (chiếm 44,92% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ 7 tháng đầu năm), đứng vị trí thứ 2 là mặt hàng giày dép chiếm 9,93% kim ngạch;  gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 9,17% kim ngạch; tiếp theo là mặt hàng thuỷ sản chiếm 6,09% kim ngạch; sau đó là các sản phẩm hoá chất, máy vi tính – hàng điện tử và linh kiện, cà phê, dây điện, cáp điện…    

Trong tổng số 28 nhóm mặt hàng xuất sang Hoa Kỳ 7 tháng đầu năm 2009 có 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so cùng kỳ 2008 đó là: Hàng thuỷ sản tăng 9,95%, Chè tăng 45,83% Hạt tiêu tăng 10,67%, sản phẩm từ chất dẻo tăng 1,6%, giày dép tăng 79,25%, Đá quí, kim loại quí và sản phẩm tăng 19,45%, Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 65,82%.

Còn lại 11 mặt hàng có kim ngạch giảm so cùng kỳ năm 2008; trong đó giảm mạnh nhất là kim ngạch xuất khẩu Dầu thô giảm 59,39%, Dây điện và dây cáp điện giảm 39%, Cao su giảm 31%.

Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm nay có thêm những mặt hàng mới tham gia xuất khẩu sang Hoa Kỳ đó là; Bánh kẹo, hoá chất, sản phẩm cao su, giấy, thuỷ tinh, sắt thép, máy móc phụ tùng.


  1. Nhập khẩu các mặt hàng chủ lực từ Mỹ

2.1 Tình hình nhập khẩu giai đoạn 2000-2008


Năm

2000

2004

2005

2006

2007

2008

Trị giá nhập khẩu hàng hóa

363.4

1133.9

862.9

987

1700.5

2635.3

Đơn vị: Triệu USD



Nguồn: Tổng cục thống kê



2.2 Tình hình nhập khẩu các tháng đầu năm 2009:

Mỹ







1501638




Trong đó :













Hàng thuỷ sản

1000 USD




8181




Sữa và sản phẩm sữa

1000 USD




21677




Hàng rau quả

1000 USD




9210




Lúa mỳ

Tấn

10084

2876




Dầu mỡ động thực vật

1000 USD




14470




Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

1000 USD




1632




Thức ăn gia súc và nguyên liệu

1000 USD




97639




Nguyên phụ liệu thuốc lá

1000 USD




12450




Sản phẩm khác từ dầu mỏ

1000 USD




2528




Hoá chất

1000 USD




26255




Sản phẩm hoá chất

1000 USD




50219




Dược phẩm

1000 USD




22261




Phân bón các loại

Tấn

102012

42117




Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

1000 USD




6681




Chất dẻo nguyên liệu

Tấn

55545

58579




Sản phẩm từ chất dẻo

1000 USD




10699




Cao su

Tấn

4734

4276




Sản phẩm từ cao su

1000 USD




6896




Gỗ và sản phẩm gỗ

1000 USD




48810




Giấy các loại

Tấn

5905

6014




Sản phẩm từ giấy

1000 USD




3292




Bông các loại

Tấn

87079

108981




Vải các loại

1000 USD




10543




Nguyên phụ liệu dệt may da giày

1000 USD




35956




Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

1000 USD




13930




Sắt thép các loại

Tấn

43589

18733




Sản phẩm từ sắt thép

1000 USD




32748




Kim loại thường khác

Tấn

582

1856




Sản phẩm từ kim loại thường khác

1000 USD




2027




Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện

1000 USD




47286




Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

1000 USD




394901




Dây điện và dây cáp điện khác

1000 USD




7089




Ô tô nguyên chiếc các loại

Chiếc

2479

68902




Linh kiện, phụ tùng ô tô

1000 USD




3665




Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

1000 USD




1952


3. Hạn chế khi xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ


Đạo luật Lacey:

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những rào cản thương mại từ Mỹ. Một trong số đó là đạo luật Lacey, chính thức có hiệu lực từ 1/4/2009 theo đó, các sản phẩm nhập khẩu sẽ được kiểm soát rất chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ. Trong khi, Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn cụ thể về gỗ, điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Một khó khăn không nhỏ nữa là trước đây khoảng 90% mẫu mã hàng là do các nhà nhập khẩu cung cấp, nay do khủng hoảng kinh tế người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, các nhà nhập khẩu phải cắt giảm chi phí tối đa nên yêu cầu các nhà sản xuất phải tự thiết kế mẫu mã, các doanh nghiệp của ta sẽ không khỏi lúng túng khi đối mặt với tình hình này

Trong ngắn hạn, việc lo nhất là thiếu tiền. Với 4,5 triệu m3 gỗ nhập khẩu, năm 2007 các doanh nghiệp đã phải vay khoảng 800 triệu USD. Để đạt được mục tiêu đề ra của năm nay, số tiền doanh nghiệp phải vay từ các ngân hàng sẽ khoảng 1 tỷ USD.

Ngoài các doanh nghiệp FDI có nguồn vay từ nước ngoài, doanh nghiệp trong nước chỉ còn biết trông chờ vào các ngân hàng thương mại cổ phần. Theo tôi được biết, một sự án vay vốn ngân hàng, thời gian xét duyệt mất khoảng từ 2 đến 3 tháng. Điều này rất bất lợi cho các doanh nghiệp.

Về dài hạn, vấn đề hiện nay của ngành gỗ là thiếu công nhân lành nghề và yếu về trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp.

Công nhân lành nghề đặc biệt thiếu. Việc đào tạo nghề gỗ hiện nay đang đổ hết lên đầu doanh nghiệp. Trong khi đó, ở hầu hết các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo rất yếu về ngoại ngữ, kỹ năng quản lý cũng kém. Trong khoảng 2000 doanh nghiệp ngành gỗ, chưa đến 10% có chứng chỉ ISO. Đa số các doanh nghiệp, hệ thống sổ sách, số liệu chưa đạt tiêu chuẩn.

Xuất khẩu vào Mỹ phải tuân thủ luật mới. Muốn thâm nhập được vào thị trường Mỹ, sản phẩm xuất khẩu bắt buộc phải tuân thủ theo nhiều qui định khác nhau, trong đó có đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng. Đây là vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang Mỹ.

Luật mới áp dụng từ 15/8

Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng đã được Quốc hội Mỹ thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2008. Văn bản quy định những điều kiện liên quan đến nhập khẩu một số mặt hàng chiếm thị phần xuất khẩu lớn của Việt Nam. Từ ngày 15/8/2009 tới, một số quy định mới trong Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng sẽ tác động trực tiếp đến việc sản phẩm dệt may và đồ nội thất của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Giám đốc Chương trình Quốc tế và Đối ngoại Liên Chính phủ, Uỷ ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) cho rằng, để hạn chế tối đa rủi ro hàng hóa bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ vì lý do không an toàn cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may và đồ gỗ Việt Nam cần cập nhật những qui định mới nhất trong việc nhập khẩu hàng dệt may và đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ nói chung và đáp ứng được những quy định trong Đạo luật "Cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng" (CPSIA) nói riêng.

Việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn phải được thực hiện bởi một cơ quan đánh giá độc lập do CPSC công nhận. Giấy chứng nhận này phải kèm theo sản phẩm hay chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm và phải có sẵn để cho CPSC và Hải quan Mỹ kiểm tra khi có yêu cầu.

Đối với sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu, việc nhập khẩu đồ gỗ nội thất vào Hoa Kỳ tương đối dễ, không cần xin giấy phép nhập khẩu hay một một loại giấy tờ đặc biệt nào. Tuy nhiên, mặt hàng này cũng có một số quy định khá chặt chẽ đối với các sản phẩm nội thất dành cho trẻ em, đồ nội thất có thành phần dệt và đồ nội thất chiếu sáng.

Cụ thể, đối với các loại giường cũi cho trẻ em, có những quy định rất chặt chẽ liên quan đến chiều cao của thanh bao quanh, khoảng cách giữa các bộ phận của cũi, kích cỡ bên trong, chi tiết hoàn thiện, các linh kiện bằng kim loại và phải có hướng dẫn tháo lắp đối với những bộ phận tháo ghép.

Ngoài ra, nhà nhập khẩu các loại cũi cho trẻ em phải duy trì hồ sơ lưu trữ trong vòng 3 năm kể từ ngày sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm này. Hộp carton đóng gói cũi và trên cũi phải dán nhãn với những thông tin: tên, địa điểm kinh doanh của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối hoặc bán hàng...  

Nhãn hàng phải lưu ý người sử dụng dùng các loại đệm với kích cỡ cụ thể cao bao nhiêu, dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu và lưu ý này phải viết bằng chữ hoa với chiều cao ít nhất là 1/4 inch và phải rõ ràng, dễ đọc, tương phản với nền chữ. Nhãn phải đảm bảo không dễ bị tẩy xoá, mất dấu và tồn tại lâu dài cùng với sản phẩm.



Sản phẩm không hợp lệ bị từ chối ngay tại cảng

Lô hàng trên 2 triệu sản phẩm đồ nội thất có sử dụng nguyên liệu dệt của Công ty cổ phần chế biến gỗ Long Thành vừa được xuất sang Mỹ phải được dán nhãn theo các quy định của Luật nhận dạng sản phẩm sợi dệt (TFPIA), được giám sát bởi Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC).

Sản phẩm phải được đóng dấu, dán nhãn hoặc ghi mác với những thông tin: tên, tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các loại sợi có chiếm trên 5% trọng lượng theo thứ tự giảm dần; % của các loại sợi theo quy định được ghi là "các loại sợi khác"; tên nhà sản xuất do FTC cấp, tên nước sản xuất.

 Ngoài quy định không được bán đồ dùng trẻ em hoặc dụng cụ chăm sóc trẻ em có chứa hàm lượng chất Pthalates (DEHP, DBP và BBP) trên 0,1%, nhà sản xuất sản phẩm cho trẻ em còn được yêu cầu phải đặt dấu hiệu trên sản phẩm và bao bì để người mua có thể xác định nguồn gốc, xuất xứ của nhà cung cấp.

Ngoài những quy định trên, đồ nội thất có chứa thành phần dệt cũng chịu sự quy định của Luật vải dễ cháy (FTA) được CPSC giám sát. Theo đó, nếu CPSC cho rằng sản phẩm không tuân theo một tiêu chuẩn về dễ cháy, cơ quan này có quyền tiến hành các biện pháp trừng phạt về sản phẩm đó.

Sản phẩm không đáp ứng yêu cầu chứng nhận thì sẽ bị từ chối nhập khẩu ngay tại cảng.

Trước đây những sản phẩm khi bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn thì bị yêu cầu tái xuất, nhưng nay những sản phẩm vi phạm này sẽ không được phép tái xuất mà phải bị hủy bỏ. Vì cho rằng, nếu những sản phẩm này được tái xuất thì có nghĩa là nó sẽ được tiêu thụ ở một nước thứ ba nào khác, với mức giá rẻ hơn.

Như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới người dân ở nước thứ ba đó.

Do vậy, chính phủ Mỹ yêu cầu phải hủy bỏ những sản phẩm không an toàn, vì họ thấy rằng nếu người dân Mỹ không được đảm bảo an toàn thì cũng sẽ không có sự an toàn đối với những người dân ở nước khác. Mọi chi phí cho việc tiêu hủy (bao gồm nhân công, vận chuyển, kho bãi...) sẽ được tính cho người sở hữu hàng hóa đó.

Nếu không trả những khoản phí này, họ sẽ bị ghi nợ và sẽ không được phép nhập khẩu trong tương lai cho tới khi thanh toán hết những khoản này. Mức hình phạt cũng rất cao. CPSIA gia tăng mức phạt dân sự lên đến 100.000 USD cho một lần vi phạm và lên tới 15.000.000 USD cho gộp chung nhiều lần vi phạm.

Nói về khó khăn do vướng phải các rào cản khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu dệt may Việt Nam cho rằng, trở ngại lớn nhất hiện nay là việc doanh nghiệp tuân thủ các quy định mới phần lớn bị động theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Nguyên nhân chính là do chưa có đầu mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu mang tính quy chuẩn tại các thị trường nhập khẩu.

Chẳng hạn liên quan tới gần 200 hóa chất bị cấm nhập lẫn sử dụng trong ngành dệt may và da giày, việc thực hiện đăng ký hóa chất đang gây lúng túng rất lớn cho các doanh nghiệp do việc tìm hiểu các quy định và thủ tục cụ thể rất khó bởi các doanh nghiệp không biết cách xác định hóa chất trong sản phẩm của mình như thế nào mới đúng.

Đạo luật cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng áp dụng đối với ngành dệt may có hiệu lực từ 10/2/2010 cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp. Chính vì vậy, để tiếp tục xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam phải nắm rất kỹ và phải tuân thủ nghiêm ngặt đạo luật này

Một khó khăn không nhỏ nữa là trước đây khoảng 90% mẫu mã hàng là do các nhà nhập khẩu cung cấp, nay do khủng hoảng kinh tế người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, các nhà nhập khẩu phải cắt giảm chi phí tối đa nên yêu cầu các nhà sản xuất phải tự thiết kế mẫu mã, các doanh nghiệp của ta sẽ không khỏi lúng túng khi đối mặt với tình hình này.

Với việc chấm dứt hoàn toàn chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ ngày 1/1/2009 (ngày bỏ hạn ngạch cuối cùng đối với hàng dệt may Trung Quốc), các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn vào Hoa Kỳ như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Campuchia, Indonesia, Phillipines và cả các nước xuất khẩu khác ở Nam Mỹ, Đông Âu,… đang đứng trước nguy cơ bị ngành công nghiệp dệt may Hoa Kỳ kiện theo các điều khoản của luật khiếu kiện thương mại (trade remedy law).

4. Thuận lợi khi đẩy mạnh thương mại với Mỹ:


Một trong các nội dung đàm phán cấp cao Việt - Mỹ thời gian qua được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trông đợi là chương trình thuế quan phổ cập (GSP) đối với nhiều hàng hóa Việt Nam: Giải quyết được bài toán cạnh tranh về giá.

Việt Nam đã chính thức đặt vấn đề với Đại diện Thương mại Mỹ về việc xem xét, trao GSP cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hồi tháng 5 vừa qua. Tương tự như Nhật, Canada, hoặc EU, chương trình GSP được Mỹ đưa ra năm 1976 dành cho những nước đang phát triển. Với ưu đãi gần như miễn thuế hoàn toàn, hàng hóa đạt yêu cầu chất lượng và kỹ thuật của những nước đang phát triển có thể xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ và Công ty luật Sidley Austin, có khoảng 3.400 dòng thuế hàng hóa nhập khẩu được hưởng chương trình GSP. Hiện tại Việt Nam xuất vào Mỹ sản phẩm của khoảng 1.000 dòng thuế. Những mặt hàng nhập khẩu được cho là nhạy cảm, ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp của Mỹ không được hưởng GSP, thay vào đó thuế nhập khẩu đôi khi cao hơn những thị trường khác. Chẳng hạn như dệt may, giày dép, sản phẩm da, găng tay, túi xách, sản phẩm thép, một số nông sản có quota hoặc hàng hóa có quota khác... Những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, nhựa, gỗ, nông sản, thực phẩm... được xem là đối tượng hưởng GSP. Đối với nông sản, trái cây hay thực phẩm, để được hưởng GSP phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Cơ quan Quản lý thực phẩm Mỹ - FDA. Các mặt hàng gốm, sứ, lò sưởi, loa, thiết bị tăng âm, yên ngựa, kim loại quý, nữ trang giả, đồ gỗ, bút viết, thiết bị dụng cụ cho sân golf, bóng hơi... được ưu tiên nhập khẩu vào Mỹ và hưởng thuế theo GSP

Trưởng ban điều hành dự án liên kết GAP Sông Tiền - nguyên Chủ tịch Hiệp hội trái cây Việt Nam (Vinafruit), cho biết trái cây Việt Nam xuất vào Mỹ những năm qua có tăng nhưng chưa nhiều, vì khó đáp ứng những tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, và cạnh tranh không lại về giá với những nước xuất khẩu khác. Theo Vinafruit, kim ngạch trái cây vào Mỹ của Việt Nam năm 2007 khoảng 20 triệu USD (năm 2006 là 18 triệu USD) trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây năm ngoái là 300 triệu USD, chủ yếu là trái cây đóng hộp. Trái cây tươi Việt Nam gần như chưa có mặt tại thị trường Mỹ hoặc với số lượng cực kỳ thấp vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Vinafruit, nhận định nếu có GSP, trái cây Việt Nam sẽ giải quyết được bài toán cạnh tranh về giá.

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết hàng hóa Việt Nam được tham gia chương trình GSP không chỉ có lợi cho phía Việt Nam mà còn đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ vì được tiếp cận với hàng hóa và cả nguồn nguyên liệu nhanh, đa dạng với chi phí rẻ hơn. Năm 2007 nhờ GSP, các nhà nhập khẩu của Mỹ đã tiết kiệm được 1 tỉ USD tiền thuế. Người dân Mỹ gần như đều có thể sử dụng hàng tiêu dùng mà họ cần nhờ giá rẻ

Mỹ là thị trường vốn lớn nhất thế giới hiện nay, với số lượng nhà đầu tư đông đảo, trong đó có nhiều nhà đầu tư lớn, mức thanh khoản cao. Thị trường này hiện có trên 250 quỹ đầu tư, mỗi quỹ quản lý trên 50 tỷ USD. Do vậy, khả năng để các doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn từ thị trường này để mở rộng sản xuất là rất lớn


5. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao thương với Mỹ


Nhìn chung, phần lớn những khó khăn hiện nay doanh nghiệp gặp phải tại thị trường Mỹ là do Việt Nam chưa gia nhập WTO, nên chưa được hưởng các ưu đãi thuế quan cũng như lợi thế về hạn ngạch của Mỹ đối với các nước là thành viên của WTO.

Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những định hướng, chiến lược để bước vào một sân chơi mới khi chính thức gia nhập WTO.

     Những vấn đề các doanh nghiệp cần quan tâm là: mau chóng đưa ra những tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra vệ sinh thực phẩm nhằm tránh những vụ việc như vụ cá basa của Việt Nam tại thị trường Mỹ vừa qua; xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm của mình; đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm; các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam cần hình thành các chuỗi liên kết để có thể hỗ trợ lẫn nhau phát triển; tích cực đầu tư công nghệ hiện đại với mục đích tăng tính công nghệ trong sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Mỹ

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoài những hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cũng nên chủ động đầu tư vào nghiên cứu mẫu mã, kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào. Đồng thời, chủ động tìm kiếm thêm khách hàng mới bằng việc tham gia hội trợ triển lãm tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi tham gia một thị trường cụ thể...

Để đối phó với các vụ kiện có thể xảy ra, ngay từ bây giờ, Vitas cần có bộ phận nghiên cứu các vấn đề và thủ tục liên quan đến khiếu kiện thương mại tại Hoa Kỳ, nhất là kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp giá, quyền tự vệ thương mại để phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp thành viên và tiến hành thu thập các số liệu thống kê, thông tin về sản xuất và nhập khẩu của Hoa Kỳ để xác định các mặt hàng có thể bị kiện và tìm kiếm những chứng cứ, lý lẽ phản bác. Ngoài ra cũng cần thu thập thông tin và thống kê xuất khẩu của  các nước khác vào Hoa Kỳ, nhất là các nước Nam Mỹ có lợi thế hơn về địa lý và gia công quần áo xuất khẩu sang Hoa Kỳ bằng vải nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Vitas có thể tiếp xúc sơ bộ với các công ty luật Hoa Kỳ để vừa cập nhật tình hình, vừa lựa chọn sơ bộ các công ty luật có kinh nghiệm sẽ thuê khi các vụ kiển xảy ra.

Các ngành công nghiệp Hoa Kỳ thường lẳng lặng thuê luật sư tiến hành thu thập thông tin, số liệu, chuẩn bị hồ sơ và chọn thời điểm thích hợp có lợi nhất cho họ đ bất ngời nộp hồ sơ khởi kiện. Nếu không được chuẩn bị trước, các doanh nghiệp Việt Nam bị động sẽ trở tay không kịp và có thể bị thua thiệt lớn do mất thị trường.

Vitas có thể liên kết với các hiệp hội nhập khẩu, các nhà nhập khẩu và các tập đoàn bán lẻ ở Hoa Kỳ đẻ tạo lực lượng và dư luận ủng hộ khi vụ việc xảy ra, đồng thời cũng cần có phương hướng chuẩn bị thị trường thay thế nếu bị thua kiện.

Để tránh bất kỳ vấn đề rắc rối từ đầu vào đối với Chính phủ Hoa Kỳ (Hải quan và CPSC), các nhà sản xuất nên tuân thủ cả những Quy định bắt buộc của CPSC và tiêu chuẩn khu vực tư nhân (tiêu chuẩn tự nguyện). Các nhà nhập khẩu và nhà sản xuất phải nắm rõ chính xác các tiêu chuẩn nào cần phải đáp ứng. Nhà sản xuất nước ngoài cần nắm rõ danh sách các tiêu chuẩn bắt buộc và tự nguyện hiện hành. Cụ thể hoá các tiêu chuẩn tự nguyện và các yêu cầu khác.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoài những hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cũng nên chủ động đầu tư vào nghiên cứu mẫu mã, kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào. Đồng thời, chủ động tìm kiếm thêm khách hàng mới bằng việc tham gia hội trợ triển lãm tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi tham gia một thị trường cụ thể...


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương