MÔn kinh tế VÀ phân tích hoạT ĐỘng thưƠng mạI ĐỀ TÀI: thị trưỜng xuất khẩu chủ LỰc của việt nam. Giải pháP ĐẨy mạnh xuất khẩu trên từNG thị trưỜNG



tải về 1.82 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.82 Mb.
#5745
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

IV. THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC:





2000

2004

2005

2006

2007

2008

Xuất khẩu

1536.4

2899.1

3228.1

3242.8

3646.1

4535.7

Nhập khẩu

1401.1

4595.1

5899.7

7391.3

12710

15652.1

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Tổng cục thống kê


1. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Trung Quốc:

1.1/ Tình hình xuất khẩu giai đoạn 2000-2008


Theo nhận định của Vụ châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc đã có sự tăng trưởng vượt trội trong vòng hơn 10 năm qua, từ trên 32 triệu USD năm 1991 lên 10,4 tỷ USD năm 2006. Tính đến tháng 10/2007, con số này là 12,1 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.



Trung Quốc hiện đứng đầu trong số các nước xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam và đứng thứ 3 trong số các nước nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Việt Nam là thị trường tiêu thụ các mặt hàng xăng dầu, vải sợi, nguyên phụ liệu dệt may, máy móc thiết bị, phân bón, hóa chất, sắt thép các loại của Trung Quốc; đồng thời xuất sang thị trường này nguyên liệu dầu thô, cao su, than đá, các nhóm hàng nông sản như thủy hải sản, rau quả, hạt điều, dầu thực vật; nhóm hàng công nghiệp như các sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa.

Số liệu thống kê năm 2006 của Hải quan Trung Quốc (theo Quốc tế Thương báo, Trung Quốc, ngày 31/1/2007) chot hấy mức thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh.

Năm 2006, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 2,486 tỉ USD, giảm 2,6% so với năm 2005, trong khi đó Trung Quốc xuất sang Việt Nam 7,465 tỉ USD, tăng 32,3%. Như vậy, mức thâm hụt thương mại là 4,979 tỉ USD, bằng 200% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy, Việt Nam nhập của Trung Quốc 7,391 tỉ USD (thấp hơn số liệu của Trung Quốc 74 triệu USD) và xuất sang Trung Quốc 3,030 tỉ USD (cao hơn 544 triệu USD).

Xác định Trung Quốc vẫn tiếp tục là một thị trường trọng điểm và là đối tác thương mại hàng đầu, Bộ Công Thương dự kiến năm 2009, kim ngạch mậu dịch giữa hai nước đạt khoảng 21,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm 2008.

Năm 2010, dự kiến có khả năng đạt 25 tỷ USD, hoàn thành mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra.

Những năm gần đây, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc phát triển mạnh. 5 tháng đầu năm 2009, do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên kim ngạch mậu dịch hai nước giảm 21,4% so với cùng kỳ năm 2008, đạt 7,120 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 1,609 tỷ USD, giảm 1,71%, nhập khẩu đạt 5,511 tỷ USD, giảm 25,8%.

Trung Quốc vẫn tiếp tục là một thị trường trọng điểm và là đối tác thương mại hàng đầu, Bộ Công Thương dự kiến năm 2009, kim ngạch mậu dịch giữa hai nước đạt khoảng 21,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm 2008.

Năm 2010, dự kiến có khả năng đạt 25 tỷ USD, hoàn thành mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra

Trước đó, năm 2008, kim ngạch mậu dịch hai nước đạt 20,188 tỷ USD, tăng 27,3% so với năm 2007, trong đó Việt Nam nhập khẩu 15,652 tỷ USD. Bên cạnh đó, thương mại biên giới Việt - Trung cũng trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời và có đóng góp tích cực trong quan hệ thương mại hai nước.

Trong giai đoạn 2006 - 2008, hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung không ngừng tăng về giá trị tuyệt đối, bình quân mỗi năm trên 40%. Năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu của 7 tỉnh có chung biên giới với Trung Quốc đạt khoảng 6,5 triệu USD, tăng trên 19% so với năm 2007, chiếm 32,24% tỷ trọng trong kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc.



Sau đây là 13 nhóm mặt hàng xuất khẩu tiềm năng vào thị trường Trung Quốc:
Cao su: Trung Quốc nhập khẩu 2,76 tỉ USD, hàng Việt Nam xuất sang mới đạt 773 triệu USD.

Cà phê: Hiện nay nhu cầu của Trung Quốc khoảng hơn 100 triệu USD/năm, Việt Nam mới xuất khẩu được 13-14 triệu USD/năm.

Chè: Nhu cầu thị trường Trung Quốc khoảng trên 50 triệu USD chè các loại, Việt Nam mới xuất khẩu được 7 triệu USD.

Dây cáp điện: Trung Quốc nhập khẩu 3,1 tỉ USD dây cáp điện, Việt Nam mới xuất khẩu ở mức 10,7 triệu USD.

Gạo cao cấp: Việt Nam xuất khẩu 12 triệu USD, trong khi Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu rất lớn.

Giày dép: Trung Quốc nhập khẩu 554 triệu USD hàng giày dép, Việt Nam mới xuất khẩu được khoảng 37-38 triệu USD.

Hạt điều: thị trường Trung Quốc tiêu thụ 1,6 tỉ USD, Việt Nam mới xuất sang được 84-85 triệu USD.

Hạt tiêu: thị trường Trung Quốc tiêu thụ 1.350 tấn, Việt Nam xuất khẩu chưa đầy 300 tấn.
Sản phẩm gỗ: Trung Quốc nhập khẩu 13,6 tỉ USD. Các sản phẩm gỗ chất lượng cao Việt Nam xuất sang mới đạt 82,2 triệu USD.

Sản phẩm nhựa: Trung Quốc nhập khẩu 2,6 tỉ USD, Việt Nam xuất sang 6,5 triệu USD.
Dầu thực vật: Trung Quốc nhập khẩu 2,75 tỉ USD, Việt Nam xuất sang 2,78 triệu USD.
Linh kiện điện tử, điện máy: Trung Quốc nhập khẩu 13 tỉ USD, Việt Nam xuất khẩu 7,5 tỉ USD.

Sắn lát và tinh bột sắn: hàng năm Trung Quốc tiêu thụ khoảng 3,5 triệu tấn. Thống kê của Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cho thấy nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này luôn ổn định qua nhiều năm.


1.2/ Tình hình xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2009


Tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2009 đạt 12,19 tỷ USD, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2008 Trong đó: Trung Quốc xuất khẩu đạt 9,25 tỷ USD, giảm 13,4% và Việt Nam xuất khẩu đạt 2,93 tỷ USD, giảm 2,1%. Trung Quốc xuất siêu đạt 6,32 tỷ USD. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu cụ thể như sau:

Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

 

 

-     Động vật và các sản phẩm chế biến từ động vật

2,238

18,486

-     Sản phẩm từ thực vật

51,110

526,533

-     Thực phẩm, đồ uống, thuốc lḠvà các chế phẩm

0,639

3,688

-     Khoáng sản các loại (bao gồm xăng dầu)

171,531

1.197,602

-     Hóa chất và các chế phẩm cùng loại

2,940

21,594

-     Nhựa, cao su và các chế phẩm cùng loại

23,613

163,433

-     Da, giả da và các chế phẩm cùng loại

4,771

32,722

-     Gỗ và các chế phẩm cùng loại

25,069

 85,193

-     Bột giấy và các chế phẩm cùng loại

0,140

1,456

-     Nguyên vật liệu, hàng dệt may

29,536

186,235

-     Giày, dép, mũ, ô

10,684

90,191

-     Đồ sứ, thủy tinh

3,974

41,913

-     Vàng, bạc, đá, quý

0,003

0,047

-     Sắt thép, kim loại mầu

2,274

19,587

-     Hàng cơ điện, máy móc các loại

79,002

480,203

-     Phương tiện vận tải

1,345

 5,868

-     Thiết bị quang học, y tế

2,973

14,554

-     Tạp hóa

8,186

45,919

Nguồn: Thương Vụ Việt Nam tại Trung Quốc

2. Nhập khẩu các mặt hàng chủ lực từ Trung Quốc:

2.1/ Tình hình nhập khẩu giai đoạn 2000-2008



2.2/ Tình hình nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2009




Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam

Tháng 8

8 tháng

 

(triệuUSD)

(triệuUSD)

-     Động vật, các sản phẩm chế biến từ động vật

3,228

15,035

-     Sản phẩm từ thực vật

58,547

349,346

-     Thựcphẩm, đồ uống, thuốc lá và các chế phẩm

17,488

159,079

-     Khoáng sản các loại ( bao gồm xăng dầu )

130,981

956,513

-     Hóa chất và các chế phẩm cùng loại

151,077

904,243

-     Nhựa, cao su và các chế phẩm cùng loại

33,390

237,851

-     Da, giả da và các chế phẩm cùng loại

7,738

40,039

-     Gỗ và các chế phẩm cùng loại

9,576

56,700

-     Bột giấy và các chế phẩm cùng loại

9,513

61,965

-     Nguyên phụ liệu, hàng dệt may

260,095

1.682,424

-     Giày, dép, mũ, ô ..

7,810

50,706

-     Đồ sứ, thủy tinh

25,726

176,287

-     Vàng, bạc, đá quý

6,222

7,489

-     Sắt thép, kim loại mầu

216,175

893,868

-     Hàng cơ điện, máy móc các loại

416,169

2.928,861

-     Phương tiện vận tải

60,871

441,552

-     Vũ khí, đạn dược .........

0,000

0,360

-     Thiết bị quang học, y tế

19,864

130,641

-     Tạp hóa

22,883

164,008

 

 

 

Nguồn: Thương Vụ Việt Nam tại Trung Quốc

3. Thuận lợi trong giao thương với Trung Quốc:


Thị trường Trung Quốc có 4 đặc điểm lớn.

Thứ nhất, đây là thị trường khổng lồ với dân số hơn 1,3 tỷ người, có nhu cầu rất lớn phục vụ ổn định đời sống người dân và xã hội trước mắt cũng như các nhu cầu dự trữ chiến lược trong trường hợp thiên tai, biến đổi khí hậu.

Trung Quốc còn là công xưởng lớn nhất thế giới có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với tất cả các loại nguyên, nhiên vật liệu, khoáng sản, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tiêu dùng trong nước, cho gia công xuất khẩu.



Thứ hai, Trung Quốc là thị trường láng giềng lớn nhất của Việt Nam. Hai nước có chung đường biên giới dài trên 1450 km với 8 cặp cửa khẩu quốc tế và 13 cặp cửa khẩu chính cùng nhiều cửa khẩu phụ và chợ đường biên. Phong tục tập quán, nền văn hoá có nhiều nét tương đồng. Hệ thống chính trị và mô hình phát triển kinh tế cơ bản giống nhau.

Mô hình phát triển kinh tế đều hướng ra xuất khẩu. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu có nhiều nét giống nhau. Thương mại hai bên được tiến hành theo nhiều phương thức mậu dịch phong phú (chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, trao đổi hàng hoá giữa cư dân biên giới hai nước).



Thứ ba, đây là thị trường có nhu cầu đa dạng. Nhu cầu giữa các vùng miền ở Trung Quốc khác nhau. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới.

Miền Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu thường xuyên về thuỷ hải sản do không có biển. Địa hình miền núi hiểm trở. Miền Đông và các đặc khu kinh tế cần nhiều loại sản phẩm cao cấp từ các nước láng giềng phía Nam; đồ gỗ cao cấp, thuỷ hải sản tươi sống cao cấp, hoa quả nhiệt đới cao cấp.

Các tỉnh phía Nam và giáp biên thường xuyên có nhu cầu về than, khoáng sản  (do vận chuyển từ phía Bắc xuống không hiệu quả).

Thứ tư, đây là thị trường đang phát triển. Hiện Trung Quốc đang hoàn thiện dần thị trường trao đổi hàng hoá tại các đô thị, trung tâm kinh tế thông qua hệ thống chợ bán buôn, chợ đầu mối và hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích.

Thị trường nông thôn Trung Quốc với hơn 700 triệu người tiêu dùng chủ yếu vẫn thông qua hệ thống chợ truyền thống và hệ thống hơn 2 vạn cửa hàng “Lợi dân” do Bộ Thương mại Trung Quốc xây dựng và quản lý tại các địa phương từ cấp xã trở lên.

Hiện nay, thị trường nội địa Trung Quốc đang được củng cố và sắp xếp lại do Chính phủ chuyển trọng tâm từ kinh tế hướng ra xuất khẩu sang chủ động mở rộng nhu cầu trong nước. Có nghĩa là hàng nước ngoài vào thị trường Trung Quốc sẽ khó khăn hơn do chính sách hỗ trợ khuyến khích sản xuất và sử dụng hàng nội địa.

Do lợi thế tuyệt đối về vị trí địa lý, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và bờ biển dài, nên cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu hai nước tuy cơ bản là tương đồng, nhưng về trước mắt và lâu dài Trung Quốc ngày càng phụ thuộc và có nhu cầu tăng lên đối với năm nhóm hàng ta có nhiều tiềm năng phát triển.

Phát huy lợi thế có chung đường biên giới, trong những năm qua, 7 tỉnh biên giới Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Ðiện Biên và 2 tỉnh biên giới Trung Quốc là Quảng Tây và Vân Nam đã chủ động hợp tác phát triển kinh tế. Cụ thể là việc hình thành các khu thương mại, chợ cửa khẩu, khu kinh tế mở, và chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới như kết nối hệ thống đường sắt, đường bộ, đường không, hệ thống điện, nước và ký kết các thoả thuận hợp tác kinh tế thương mại, góp phần không nhỏ ổn định và cải thiện đời sống nhân dân vùng biên và  thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại hai nước.

Cũng theo đánh giá của Vụ châu Á-Thái Bình Dương, xuất khẩu qua các cửa khẩu Móng Cái, Hữu Nghị, Đồng Đăng chiếm tới 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Hiện Việt Nam đang nhập siêu từ Trung Quốc.


 4. Khó khăn trong hoạt động giao thương:


Trung Quốc bắt đầu áp dụng  kiểm dịch thực vật theo tiêu chuẩn của WTO, theo cam kết của nước này với Tổ chức Thương mại thế giới: Từ đầu năm đến nay, tại cửa khẩu Lào Cai chưa có một doanh nghiệp nào mở hồ sơ xuất khẩu hoa quả tươi, tại cơ quan Hải quan sở tại. Nguyên nhân là do sản phẩm hoa quả tươi của Việt Nam không vượt qua được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, do cơ quan Kiểm dịch thực vật phía Trung Quốc áp dụng theo tiêu chuẩn của WTO tại cửa khẩu này.

Xuất khẩu nông sản hiện nay phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, trong khi phần lớn các mặt hàng xuất vào thị trường này đều giảm về lượng và giá trị xuất khẩu. Chỉ có sắn là mặt hàng duy nhất xuất vào Trung Quốc tăng về lượng cũng như giá trị, nhưng chỉ khoảng 400 triệu đô la Mỹ.

Trong khi GDP, thương mại nội địa, sản xuất công nghiệp tăng trưởng thì tình hình xuất khẩu lại khá ảm đạm, đứng đầu là sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu dầu thô, với mức giảm hơn 53% mất 5,5 tỉ đô la Mỹ so với dự kiến. Kế đến là nhóm nông lâm thủy sản, tuy tăng về số lượng xuất khẩu nhưng giá lại giảm trên 8,8%. Cụ thể, hai mặt hàng lớn là cá tra, tôm xuất khẩu tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá vẫn giảm.

Nhiều mặt hàng vươn lên chi phối thị phần như tiêu, cà phê, nhưng bị tình trạng đầu cơ làm giá giảm, làm điêu đứng các doanh nghiệp và nông dân.

Công tác tổ chức thị trường xuất khẩu, biện pháp xúc tiến thương mại và hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tốt.

Sức cạnh tranh trong 5 tháng cuối năm sẽ khốc liệt hơn, khi mà nền kinh tế các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hồi phục sớm hơn dự kiến, nhất là Trung Quốc.


5. Giải pháp trong hoạt động giao thương với Trung Quốc:

5.1/ Về phía Nhà nước:


Cần khắc phục như những vướng mắc trong việc thực thi Hiệp định ACFTA, việc thực thi các Hiệp định đã ký như quy định về kiểm dịch, kiểm nghiệm động vật, thực vật... Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu còn bất hợp lý, chưa có sự chuyển dịch tích cực. Buôn bán biên giới không ổn định và thiếu lành mạnh, tình trạng buôn lậu, hàng nhái, hàng giả trên toàn tuyến biên giới vẫn diễn ra khá nhiều.

Thực hiện lộ trình cắt giảm thuế danh mục thông thường trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), 50% tổng số dòng thuế đạt 0 - 5% vào năm 2009. Điều đó tạo cơ hội cho nhiều mặt hàng của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng cao su tự nhiên, cà phê, chè, tiêu, điều, gạo, dây và cáp điện, giày dép, hải sản, dệt may, rau quả,  gỗ, nhựa, dầu động - thực vật, sắn lát, tinh bột sắn, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc...

Ngoài những sản phẩm có xuất xứ thuần túy trong nước như cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng, động vật sống, sản phẩm từ động vật sống, khoáng sản, sản phẩm khai thác, đánh bắt đương nhiên được hưởng thuế ưu đãi thì những sản phẩm khác phải đảm bảo quy tắc xuất xứ với hàm lượng giá trị khu vực phải đạt 40% (Trung Quốc áp dụng quy tắc cộng gộp nguyên liệu nhập khẩu phải có tối thiểu 40% hàm lượng giá trị khu vực ACFTA).

Tăng cường công tác quy hoạch cửa khẩu biên giới, tăng mức đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở; Mặt khác, cần phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp chính sách cụ thể, hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp biên mậu có thực lực kinh tế, giữ chữ tín, thực hiện đúng pháp luật hoàn thành việc thay đổi hình thức kinh doanh, tự nâng cấp. Đồng thời, cũng cần phải phát huy ưu thế về giá nhân công thấp, nguồn tài nguyên phong phú của các khu vực biên giới, nghiên cứu chính sách hiện hành có liên quan đến khu ngoại quan hoặc khu gia công xuất khẩu, lựa chọn các khu vực biên giới có điều kiện để xây dựng khu gia công chế biến tại khu vực biên giới, khuyến khích và ủng hộ nguồn vốn trong dân đầu tư vào khu vực này, hướng tới hai thị trường trong nước và ngoài nước, phát triển ngành chế biến chế tạo, dần dần làm thay đổi hiện trạng “không nghề không giàu”, tiến tới thúc đẩy nâng cầp sản nghiệp tại khu vực biên giới, thúc đẩy cửa khẩu biên giới phát triển.

Nhằm phát huy lợi thế và hạn chế những tác động bất lợi của việc buôn bán qua cửa khẩu, góp phần vào việc cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước, hàng loạt giải pháp tích cực đang được triển khai. Đáng chú ý là chủ trương đẩy mạnh buôn bán những mặt hàng lớn, trong đó Trung Quốc cung cấp các sản phẩm cơ điện, thiết bị trọn gói và nhập khẩu ổn định các sản phẩm Việt Nam có ưu thế như dầu thô, cao su, cà phê, thủy sản. Cùng với đó, hai bên cũng đang xúc tiến việc lập Tổ liên ngành nghiên cứu mặt hàng mới và ký kết Hiệp định kiểm dịch động thực vật, hình thành chuỗi đô thị - cửa khẩu, phát triển tuyến hành lang kinh tế.

Lâu nay xuất khẩu của Việt Nam chỉ là những gì chúng ta có, chứ chưa làm được việc xuất những gì Trung Quốc cần, chúng ta có thể mua hàng hóa của nước thứ ba rồi tái xuất cho Trung Quốc.

Hướng đề xuất với Chính phủ là tạo thuận lợi cho đầu tư các loại hình khu hợp tác kinh tế biên giới, quy hoạch hệ thống cửa khẩu, chợ biên giới để tạo thêm động lực và sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, Chính phủ cần rà soát hệ thống văn bản hợp tác với Trung Quốc, nếu cần có thể sửa đổi, bổ sung để tránh tình trạng điều hành, chỉ đạo quản lý nhà nước lúng túng.

5.2/ Về phía doanh nghiệp:


Điều đáng lưu ý đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam là cần nắm vững quy tắc xuất xứ mẫu E trong Hiệp định ACFTA để được hưởng ưu đãi thuế quan

Tận dụng những ưu đãi này để đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam nên có chiến lược sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và tìm đối tác thích hợp trong khu vực ACFTA. Hơn thế nữa, theo lộ trình cam kết, từ năm 2013, 40% tổng số dòng thuế sẽ đạt 0% và 100% tổng số dòng thuế sẽ đạt 0% vào năm 2015, linh hoạt đối với 250 dòng thuế đạt 0% vào năm 2018

Bên cạnh các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nhà nước, những năm gần đây, doanh nghiệp hai nước đã dành sự quan tâm đáng kể cho việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại thị trường của nhau bằng việc tổ chức nhiều đoàn tham gia các hội chợ, triển lãm, thương mại, hội thảo và xúc tiến đầu tư, thương mại. Gần đây nhất, tháng 4/2007, đoàn gồm 70 doanh nghiệp Trung Quốc đã đến Thành phố Hồ Chí Minh tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh. Các lĩnh vực giành được sự chú ý của các doanh nghiệp Trung Quốc khi đến Việt Nam là công nghệ cao, bất động sản và nguyên liệu cho ngành luyện kim.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần biết chấp nhận cạnh tranh, phải học tập các doanh nghiệp Trung Quốc, hợp tác với họ trên từng công đoạn, từng khâu chế tác, từng phân khúc thị trường. Những công đoạn nào có thể hợp tác, nên triển khai việc hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tránh việc bán nguyên liệu thô, rất kém hiệu quả. Nếu không cạnh tranh được về giá cả hàng may mặc, doanh nghiệp có thể sản xuất dòng sản phẩm có chất lượng cao hơn, hợp thời trang hơn và duy trì được thị phần ở thành thị trong nước và hướng tới thị trường xuất khẩu khác.

Thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu được xem là biện pháp quan trọng. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gồm 3 nhóm hàng chính là nguyên nhiên liệu và khoáng sản, chiếm trung bình 55%; nông sản, thủy sản chiếm 15%; hàng công nghiệp chiếm 10% cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc ít thay đổi, trong khi nhập khẩu rất đa dạng. Muốn tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cần có cơ cấu hàng hóa mới, đưa thêm nhiều mặt hàng mới, đẩy mạnh nghiên cứu cơ cấu xuất khẩu để đưa thêm nhiều mặt hàng mới.

Một biện pháp không thể thiếu để đẩy mạnh XK là hoạt động XTTM

Muốn thâm nhập, duy trì và tăng thị phần trên thị trường lớn như Trung Quốc, đòi hỏi doanh nghiệp ta phải cố gắng đáp ứng và hoàn thiện năm yêu cầu đặt ra đối với một doanh nghiệp xuất khẩu.

Đó là doanh nghiệp phải có hệ thống kho tàng, nhà xưởng, cơ sở vật chất. Có hợp đồng thu mua nông sản ổn định trung và dài hạn (đối với doanh nghiệp chế biến hàng nông sản). Doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng công nghệ sản xuất, chế biến nông sản.

Doanh nghiệp đã xây dựng, quảng bá và đăng ký thương hiệu trong và ngoài nước. Cuối cùng doanh nghiệp cần thiết phải có chiến lược thâm nhập và phát triển mặt hàng trên thị trường Trung Quốc.

Với các tiền đề vững chắc được nêu trên, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin, lựa chọn cách tiếp cận thị trường, xây dựng mối quan hệ bạn hàng tại thị trường Trung Quốc thông qua các hội chợ quốc tế, chuyên ngành tổ chức tại Trung Quốc.

Cạnh đó, có thể lựa chọn đối tác thông qua danh sách các doanh nghiệp Trung Quốc được Bộ Thương mại Trung Quốc, Uỷ ban Xúc tiến mậu dịch Trung Quốc thẩm định và công bố hàng năm. Cũng có thể thông qua hệ thống các hiệp hội ngành hàng của Trung Quốc giới thiệu.

Thông qua giới thiệu của Thương vụ và các Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cũng là kênh đáng tin cậy.

Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam cần tổ chức đoàn đi khảo sát, xây dựng hệ thống đại lý bán hàng. Thâm nhập và tham gia các kênh phân phối vào hệ thống siêu thị (doanh nghiệp Vinamit, Vinacafe đã thành công). Tham gia hệ thống bán buôn và chợ đầu mối ở một số tỉnh thành phố. Mở các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Hoặc liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại đây.

Để doanh nghiệp Việt Nam an tâm làm ăn lâu dài trên thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần nắm vững cách thức thẩm tra lý lịch thương nhân Trung Quốc nhằm xác định đúng đối tác. Muốn vậy, doanh nghiệp ta cần lưu ý các quy định, thông lệ sau:

Thứ nhất, theo quy định của Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ có một số doanh nghiệp đặc biệt do Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ định và cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thẩm tra lý lịch thương nhân và khả năng kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc.

Phía doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu thẩm tra đối tác Trung Quốc đều phải thông qua các doanh nghiệp này và phải trả chi phí theo yêu cầu thẩm tra cụ thể. Chi tiết cụ thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh.

Đối với các đối tác giao dịch gián tiếp qua mạng, những đối tác được giới thiệu qua trung gian hoặc đối tác lớn cần kiểm tra kỹ lí lịch thương nhân để quyết định hợp tác lâu dài hay trước khi ký kết những hợp đồng giao dịch lớn, đề nghị doanh nghiệp nên dành một khoản chi phí uỷ thác doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực trên trợ giúp.

Thứ hai, trong trường hợp là đối tác thông thường lần đầu tiếp xúc qua hội chợ triển lãm hoặc qua các kênh hội thảo, diễn đàn, giao thương... thì cần đề nghị đối tác cung cấp giấy phép kinh doanh do Cục Quản lý hành chính công thương tại tỉnh, thành phố Trung Quốc mà doanh nghiệp đó có trụ sở. Giấy phép kinh doanh nếu là bản sao phải có công chứng.

Nếu là đối tác đứng đắn và có nguyện vọng làm ăn nghiêm túc, lâu dài với ta thì doanh nghiệp Trung Quốc đó sẽ không thoái thác yêu cầu này của ta.



Thứ ba, đối với các doanh nghiệp Trung Quốc dù là nhà nhập khẩu hay xuất khẩu, trước khi ký kết hợp đồng thương mại đầu tiên, doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động dành kinh phí cử đoàn khoảng 2-3 người sang trực tiếp thẩm định văn phòng, hệ thống nhà xưởng, kho tàng, hệ thống phân phối...

Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam làm như vậy nhưng vẫn bị lừa do phía đối tác Trung Quốc thuê mượn lại văn phòng, cơ sở vật chất kho tàng để khuếch trương với đoàn. Đến khi xảy ra lừa đảo thương mại, phía doanh nghiệp ta mới té ngửa trước thực tế đối tác là "doanh nghiệp ma" không trụ sở, kho tàng nhà xưởng. Tất cả đều thuê mượn và nguỵ trang để lừa đảo.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương