MÔn kinh tế VÀ phân tích hoạT ĐỘng thưƠng mạI ĐỀ TÀI: thị trưỜng xuất khẩu chủ LỰc của việt nam. Giải pháP ĐẨy mạnh xuất khẩu trên từNG thị trưỜNG


Nhập khẩu các mặt hàng chủ lực từ EU



tải về 1.82 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.82 Mb.
#5745
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2. Nhập khẩu các mặt hàng chủ lực từ EU

2.1 Tình hình nhập khẩu giai đoạn 2000-2008




2.2 Tình hình nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2009:

Khối nước

ĐVT

Sơ bộ 7 tháng

Lượng

Trị giá
(1000 USD)


 

 

 

2920560

Trong đó :

 

 

 

Xe máy nguyên chiếc

Chiếc

19626

44908

Vải các loại

1000 USD

 

46354

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

1000 USD

 

30443

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

1000 USD

 

40176

Sắt thép các loại

Tấn

106683

59502

Sản phẩm từ sắt thép

1000 USD

 

53973

Sản phẩm từ giấy

1000 USD

 

1420

Sản phẩm từ chất dẻo

1000 USD

 

20156

Sản phẩm từ cao su

1000 USD

 

6989

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

1000 USD

 

2716

Sản phẩm hoá chất

1000 USD

 

98106

Sữa và sản phẩm từ sữa

1000 USD

 

98576

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

1000 USD

 

65886

Phân bón

Tấn

2035

1583

Nguyên phụ liệu thuốc lá

1000 USD

 

9521

Nguyên phụ liệu dệt may, da, giầy

1000 USD

 

58021

Nguyên phụ liệu dược phẩm

1000 USD

 

23069

Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện

1000 USD

 

26920

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

1000 USD

 

1064617

Linh kiện, phụ tùng xe máy

1000 USD

 

117

Linh kiện, phụ tùng ô tô

1000 USD

 

60430

Kim loại thường khác

Tấn

2181

6866

Hoá chất

1000 USD

 

59370

Hàng thuỷ sản

1000 USD

 

11948

Giấy các loại

Tấn

7736

8184

Gỗ và sản phẩm gỗ

1000 USD

 

12585

Dược phẩm

1000 USD

 

278188

Dây điện và dây cáp điện

1000 USD

30619

62373

Chất dẻo nguyên liệu

Tấn

6046

8072

Bông các loại

Tấn

1044

769

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

1000 USD

 

1379

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

1000 USD

 

19912

Ô tô nguyên chiếc các loại

Chiếc

499

18650

(Nguồn: www.tinnhanhchungkhoan.vn)

3. Tình hình xuất nhập khẩu cụ thể các quốc gia trong EU:

3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu từng quốc gia trong EU


7 tháng đầu năm 2009






Đơn vị

1000USD

 

Khối nước, nước

Sơ bộ 7 tháng

Xuất khẩu

Nhập khẩu

EU













Trong đó :










Ai-len

21060

68942




Anh

746401

181736




Áo

58586

66252




Ba Lan

95546

47647




Bỉ

546733

143942




Bồ Đào Nha

48659

6015




Bun-ga-ri

28171

14646




Đan Mạch

90791

107613




Đức

1069950

726178




Ê-xtô-ni-a

4809

1612




Hà Lan

765595

238769




Hung-ga-ri

40696

68216




Hy Lạp

43889

3365




I-ta-li-a

486926

374541




Lát-vi-a

5232

1291




Li-tu-a-ni-a (Lít-va)

20195

2431




Lúc-xăm-bua

8747

1099




Man-ta

1465







Phần Lan

43233

68576




Pháp

455363

408616




Ru-ma-ni

38149

9679




Séc

63470

16175




Síp

6896

8090




Xlô-va-ki-a

46277

3776




Xlô-ven-nia

10296

4857




Tây Ban Nha

569756

97852




Thuỵ Điển

123359

248645

(Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn)

3.2/ Thị trường Anh:


Năm

2000

2004

2005

2006

2007

2008

Xuất khẩu

479.4

1010.3

1015.8

1179.7

1431.3

1581

Nhập khẩu

149.9

227.7

102.4

202.1

237

306.3

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Niên giám thống kê



Năm 2008:

Trong năm 2008, những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Anh là: sản phẩm chất dẻo; cà phê; hạt tiêu; máy vi tính, sp điện tử & linh kiện; hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ....



Số liệu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Anh tháng 12 và 12 tháng năm 2008 

Mặt hàng XK

ĐVT

Tháng 12/2008

12 tháng 2008

 

 

Lượng

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá (USD)

 

 

 

125.397.783

 

1.581.044.649

Hàng hải sản

USD

 

193.54

 

68.622.592

Hàng rau quả

USD

 

1.113.374

 

3.546.985

Hạt điều

Tấn

207

9.868.918

8.482

49.243.159

Cà phê

Tấn

6.18

 

35.157

69.330.889

Chè

Tấn

 

 

908

1.587.669

Hạt tiêu

Tấn

179

568.716

1.901

8.056.744

Gạo

Tấn

 

103.88

1.122

711.722

Mỳ ăn liền

USD

 

37.153

 

919.458

Sản phẩm chất dẻo

USD

 

4.313.419

 

46.260.266

Cao su

Tấn

367

570.103

3.175

7.079.475

Tuí xách, ví, vali, mũ và ôdù

USD

 

1.463.555

 

20.103.375

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

USD

 

581.9

 

7.217.452

Gỗ và sp gỗ

USD

 

15.289.844

 

197.651.285

Sản phẩm gốm, sứ

USD

 

1.662.822

 

14.937.987

Sp đá quý & kim loại quý

USD

 

 

 

14.421.715

Hàng dệt may

USD

 

25.464.525

 

316.802.227

Giày dép các loại

USD

 

46.263.968

 

558.960.423

Thiếc

Tấn

 

 

439

6.481.495

Máy vi tính, sp điện tử & linh kiện

USD

 

1.408.746

 

30.127.972

Dây điện và dây cáp điện

USD

 

 

 

694.139

Đồ chơi trẻ em

USD

 

426.099

 

7.968.485

Theo Vinanet

7 tháng đầu năm 2009

- Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Anh đạt 746,4 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2008.

- Trong 7 tháng đầu năm 2009 mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu vào Anh là giày dép các loại, với trị giá 269.242.846 USD, chiếm 36% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường này; tiếp đến là mặt hàng dệt may, với trị giá 148.409.127 USD, chiếm 19,8%; gỗ và sản phẩm gỗ cũng đạt kim ngạch khá cao, với trị giá 93.295.245 USD.

- Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: hàng rau quả đạt trị giá 1.674.509 USD, giảm 29%; hạt điều đạt trị giá 19.607.102 USD, giảm 39%; cà phê đạt 17.495 tấn, trị giá 26.157.577 USD, giảm 28% về lượng và giảm 48% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.

- Số liệu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Anh 7 tháng đầu năm 2009

 


Mặt hàng XK

ĐVT

Lượng

Trị giá (USD)

 Tổng

 

 

746.400.960

Giày dép các loại

USD

 

269.242.846

Hàng dệt may

USD

 

148.409.127

Gỗ và sp gỗ

USD

 

93.295.245

Hàng thuỷ sản

USD

 

41.934.499

Cà phê

Tấn

17.495

26.157.577

Hạt điều

Tấn

4.104

19.607.102

Sp từ chất dẻo

Tấn

 

19.360.238

Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện

USD

 

19.240.241

Tuí xách, ví, vali, mũ và ôdù

USD

 

12.115.463

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

USD

 

11.026.654

Sp từ sắt thép

USD

 

8.263.251

SP gốm sứ

USD

 

6.892.625

Hạt tiêu

Tấn

1.281

4.117.368

Bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc

USD

 

3.297.364

Sp mây, tre, cói và thảm

USD

 

3.091.786

Hàng rau quả

USD

 

1.674.509

Cao su

USD

591

844.579

Phương tiện vận tải và phụ tùng

USD

 

707630

Đá quý, kim loại quý và sp

USD

 

145.437

Giấy và các sp từ giấy

USD

 

116.404

Sắt thép các loại

USD

8

37.519

Theo Stockbiz

3.3/ Thị trường Đức


Năm

2000

2004

2005

2006

2007

2008

Xuất khẩu

730.3

1064.7

1085.5

1445.3

1854.9

2073.4

Nhập khẩu

295.2

694.3

661.9

914.5

1308.5

1480

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Niên giám thống kê



7 tháng đầu năm 2009:

- Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đức đạt 1,06 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2008.

- Trong 7 tháng đầu năm 2009 có 4 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đức đạt kim ngạch hơn 100 triệu USD. Mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là hàng dệt may, đạt trị giá 236.790.257 USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 22,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là mặt hàng giày dép các loại trị giá 189.161.670 USD, chiếm 17,6%; mặt hàng cà phê đứng thứ 3 với trị giá 127.236.085 USD, chiếm 11,8%; mặt hàng thuỷ sản trị giá đạt 115.724.979 USD, chiếm 10,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường này.

- Số liệu thống kê cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Đức giảm, tuy nhiên một số mặt hàng xuất khẩu vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2008. Cụ thể: mặt hàng hạt điều với lượng xuất 1.554 tấn, trị giá 7.470.321 USD, tăng 37,7% về lượng và tăng 10,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008. Đáng chú ý nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện được xuất khẩu khá mạnh sang thị trường Đức trong 7 tháng đầu năm, với trị giá đạt 10.730.248 USD, tăng 380% so với cùng kỳ năm 2008.



- Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức 7 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước là: hàng rau quả đạt 3.033.700 USD, giảm 18%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 46.022.631 USD, giảm 40%; cao su với lượng xuất 8.499 tấn, trị giá 13.642.575 USD, giảm 36% về lượng và giảm 60% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.

Số liệu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đức 7 tháng đầu năm 2009

Mặt hàng XK

ĐVT

Lượng

Trị giá (USD)

 Tổng

 

 

1.069.950.433

Hàng dệt may

USD

 

236.790.257

Giày dép các loại

USD

 

189.161.670

Cà phê

Tấn

85.284

127.236.085

Hàng thuỷ sản

USD

 

115.724.979

Tuí xách, ví, vali, mũ và ôdù

USD

 

47.862.452

Gỗ và sp gỗ

USD

 

46.022.631

Phương tiện vận tải và phụ tùng

USD

 

36.535.973

Sp từ chất dẻo

USD

 

30.476.871

Sp từ sắt thép

USD

 

23.588.482

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

USD

 

20.030.424

Hạt tiêu

Tấn

7.110

17.609.141

Sp mây, tre, cói và thảm

USD

 

16.056.523

Cao su

Tấn

8.499

13.642.575

SP gốm sứ

USD

 

13.531.266

Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện

USD

 

10.730.248

Hạt điều

Tấn

1.554

7.470.321

Bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc

USD

 

4.475.349

Sp từ cao su

USD

 

3.773.427

Hàng rau quả

USD

 

3.033.700

Chè

Tấn

1.168

1.477.083

Đá quý, kim loại quý và sp

USD

 

1.069.919

Giấy và các sp từ giấy

USD

 

515.589

(Vinanet)

4. Thuận lợi và khó khăn

4.1/ Những thuận lợi khi đẩy mạnh thương mại với EU:


  • Đây là thị trường lớn có nhu cầu nhập khẩu lớn và khả năng thanh toán cao. Thị trường cần nhiều sản phẩm mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu và có khả năng cung cấp máy móc, công nghệ, nguyên liệu cao cấp mà Việt Nam đang cần để phục vụ cho sự phát triển kinh tế.

  • Nhiều nước EU giành những ưu đãi cho Việt Nam trong hoạt động thương mại và đầu tư.

  • Nhà nước có nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập thị trường EU, như: chính phủ tích cực đàm phán với EU để bãi bỏ hoặc gia tăng hạn ngạch dệt, may; Đại sứ quán của Việt Nam tại các nước thành viên EU đang tích cực giúp các doanh nghiệp nội địa nghiên cứu thị trường, đàm phán ký kết hợp đồng thương mại; Cục xúc tiến thương mại và các cơ quan quản lý nhà nước khác có các chương trình xúc tiến thương mại; tổ chức nghiên cứu thị trường, tham gia hội chợ triễn lãm tại EU, thành lập văn phòng đại diện… Đây là những biện pháp hỗ trợ từ bên ngoài mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang EU cần nắm đê hưởng lợi.

  • Số thành viên EU đã lên đến con số 27 nước, nhiều nước Đông Âu trước đây là bạn hàng truyền thống của Việt Nam cũng đã gia nhập EU: Hungary, Bungaria, Sec, Slôvakia, Ba Lan… Những nơi này cần nông sản nhiệt đới, hàng thủy sản, giày dép, gạo, thực phẩm chế biến..

  • Nếu hàng hóa của Việt Nam mang tính cạnh tranh cao thì EU là thị trường có sức tiêu thụ lớn.

4.2/ Những khó khăn khi xuất khẩu hàng vào EU:


  • Những rào cản kỹ thuật: quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cao, hàng thủy sản và nông sản chịu sự kiểm soát rất chặc chẽ; hàng may mặc, giày dép cũng có những quy định kỹ thuật riêng.

  • Hàng xuất khẩu của Việt Nam đưa vào EU sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn chẳng những với hàng hóa Trung Quốc, mà còn với hàng của các nước Đông Âu, các nước ASEAN và Nam Á.

  • Hàng xuất khẩu giá quá rẻ cũng có thể bị khiếu kiện và bị áp dụng luật thuế chống bán phá giá.



  1. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU

Để xuất khẩu vào EU tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng cao trong năm nay cũng như những năm tiếp theo, các chuyên gia thương mại cho rằng, cần phải phát huy hiệu quả năng lực xúc tiến thương mại ở cả ba cấp độ là Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp.

Quan hệ thương mại Việt Nam - EU đang chuyển sang thời kỳ gắn liến với những chuyển biến kinh tế từ hai phía. Theo đó, triển vọng và hiệu quả xuất khẩu vào EU phụ thuộc vào đường lối, chính sách và những định hướng dài hạn về phát triển thị trường, những phương sách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường này cũng như việc lôi cuốn các doanh nghiệp EU vào thị trường Việt Nam. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường các hoạt động thông tin về thị trường EU, áp dụng các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu vào EU, đặc biệt khuyến khích các mặt hàng có lợi thế là việc làm cần thiết. Nhà nước cần tăng cường các chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại thị trường EU.

Cá hiệp hội ngành hàng cần nâng cao vai trò xúc tiến thương mại, hợp tác với các hiệp hội ngành hàng của các nước để tìm hiểu thông tin thị trường, đối tác, thiết lập quan hệ bạn hàng.

5.1/ Giải pháp từ phía Nhà nước


5.1.1/ Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu.

Rà soát lại hệ thống luật lệ, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa rõ ràng, trước hết là Luật Thương mại, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài.

Thay đổi về căn bản phương thức quản lý nhập khẩu. Tăng cường sử dụng các công cụ phi thuế “hợp lệ” như hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch, thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Khắc phục triệt để những bất hợp lý trong chính sách bảo hộ, cân đối lại đối tượng bảo hộ theo hướng chú trọng bảo hộ nông sản. Sửa đổi biểu thuế và cải cách công tác thu thuế tiến tới xoá bỏ chế độ tính thuế theo tối thiểu.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xoá bỏ các thủ tục phiền hà, và phấn đấu ổn định môi trườngpháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư lâu dài.



5.1.2/ Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU

Nhà nước cần có chính sách cụ thể để phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU. Thông qua sự hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế và tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là giày dép và dệt may, do có đặc thù riêng trong sản xuất và xuất khẩu; Việt Nam chủ yếu làm gia công cho nước ngoài nên hiệu quả thực tế thu được từ xuất khẩu là rất thấp (25-30% doanh thu). Bởi vậy, Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất (không phải gia công) làm ăn có hiệu quả hoặc các doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang EU thuộc hai ngành công nghiệp này tiếp tục đầu tư vốn và đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất để cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng EU, nâng cao chất lượng, tăng cường xuất khẩu theo phương thức mua nguyên liệu và bán thành phẩm, giảm dần phương thức gia công xuất khẩu đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao, và tiến tới xuất khẩu sản phẩm 100% nguyên liệu trong nước.

Đối với các mặt hàng đang được ưa chuộng trên thị trường EU như hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, đồ phục vụ du lịch, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử và hàng thủy hải sản, Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn và công nghệ hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao trình độ tiếp thị sản phẩm nhằm mục đích tăng khối lượng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu những mặt hàng này sang EU.

Đối với một số mặt hàng nông sản có khả năng xuất khẩu sang thị trường EU như cà phê, chè, hạt tiêu, điều, cao su, rau quả…Nhà nước cần xây dựng quy hoạch, chọn lựa và có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư vốn, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làm ra có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng đều, giá thành hạ và khối lượng lớn.

5.1.3. Gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu

Hiện nay trong buôn bán với EU Việt Nam xuất siêu khá lớn, nếu Việt Nam tăng cường nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU sẽ làm cân bằng cán cân thanh toán, phía EU sẽ không tìm cách cản trở xuất khẩu Việt Nam, đồng thời nhập khẩu được công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu giúp thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu nói chung và sang thị trường EU nói riêng. Đây là phuơng pháp hữu hiệu hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU.

Nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU có thể thực hiện bằng hai biện pháp sau: (1) đầu tư của chính phủ và (2) thu hút các nhà đầu tư EU tham gia và quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Để thực hiện, Nhà nước Việt Nam cần có những chính sách ưu đãi riêng cho các nhà đầu tư EU ngoài những ưu đãi và quyền lợi họ sẽ được hưởng theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

5.1.4. Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập được thị trường EU.

- Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng như các định chế tài chính. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

- Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

- Thực hiện lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sang EU có hiệu quả, sản xuất sản phẩm mới hoặc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới.

5.2/ Các giải pháp từ phía doanh nghiệp


5.2.1/ Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trường EU.

Xuất khẩu vào EU trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO không thể vẫn cứ theo kiểu nhỏ lẻ mà phải biết đáp ứng theo đòi hỏi của thị trường và coi đó là phần không thể thiếu trong chiến lược sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, cần phải phân tích kỹ sức mua, thị hiếu, tính đa dạng cũng như phân khúc thị trường, dân số của các nước trong khu vực EU nhằm đưa ra các mặt hàng phù hợp. Mặt khác, phải tích cực tiếp cận các thông tin thị trường, học hỏi kinh nghiệm của các nước và rút kinh nghiệm từ chính mình để tổ chức lại sản xuất.

Như đã trình bày trong phần trên, trong thời gian tới cần đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp là con đường chính thâm nhập thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam. Con đường thứ hai là liên doanh, có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hóa là biện pháp tối ưu để các nhà sản xuất Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU. Con đường thứ ba là trong tương lai, khi các doanh nghiệp Việt Nam đã đủ mạnh có thể lựa chọn thâm nhập thị trường bằng hình thức đầu tư trực tiếp. Dù lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường nào thì Việt Nam cũng phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau: dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả… và cần nắm vững 4 nguyên tắc khi thâm nhập thị trường này:

- Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng

- Hạ giá thành sản phẩm

- Đảm bảo thời gian giao hàng

- Duy trì chất lượng sản phẩm

Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần biết chấp nhận và nâng cao khả năng thích ứng với các rào cản kỹ thuật cao của EU (vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá...), trên cơ sở đó có đối sách ứng phó kịp thời từ đầu để kiểm soát sản phẩm của mình và trácnh bị động. Đồng thời, nên nắm rõ các quy định liên quan của EU, đặc biệt coi trọng việc liên doanh, liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh.



5.2.2/ Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu thị trường và khách hàng để nắm được đặc điểm của thị trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và kênh phân phối trên thị trường EU, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU.

Muốn tạo ra nguồn hàng thích hợp, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý. Từ năm 1996 đến nay, EU dành cho hàng xuất khẩu Việt Nam thuế quan ưu đãi GSP, do vậy rào cản kỹ thuật mới chính là rào cản thực sự và khó vượt qua đối với hàng hóa Việt Nam khi vào thị trường EU. Cần tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý ISO 9000, ISO 14000 và HACCP. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu ổn định và thích hợp sang thị trường EU. HACCP áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiêp chế biến thực phẩm, ISO 14000 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp mà có quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, và ISO 9000 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác.

5.2.3/ Tăng cường khai thác quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của liên minh châu Âu.

Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (SMEDF) một phần trong “Chương trình trợ giúp kỹ thuật của châu Âu trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam”. SMEDF được thành lập theo thỏa thuận tài chính giữa Việt Nam và EU ngày 6/6/1996. Tổng số nguồn vốn của SMEDF là 25 triệu USD do EU cung cấp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phát triển sản xuất và tạo thêm việc làm. SMEDF rất quan trọng đối với phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Quỹ đã góp phần đáng kể trong phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội được tài trợ của SMEDF để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời nhận được cả hỗ trợ về mặt kỹ thuật.


5.3/ Giải pháp khác


5.3.1. Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang EU.

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang EU là công việc chính của doanh nghiệp nhưng sự hỗ trợ của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng.

* Hỗ trợ của Nhà nước trong công tác xúc tiến xuất khẩu sang EU.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU, Nhà nước nên thực hiện một số hoạt động trợ giúp sau đây.

- Đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển trên thị trường EU thông qua việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận thương mại song phương và đa phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.

- Thảo luận ở cấp Chính phủ về mở cửa thị trường trước hết đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ việc làm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường giúp các doanh nghiệp tiếp cận trự ctiếp thị trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính của thị trường EU.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường.

- Đẩy mạnh công tác trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức thưởng xuất khẩu.

* Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU.

- Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải nâng cao năng lực tiếp thị tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU.

- Chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hoặc EU, qua tham tán thương mại các nước thành viên EU và qua văn phòng EU tại Việt Nam.

- Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU trực tiếp hoặc thông qua phòng thương mại EU tại Việt Nam, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Thương mại, tham tán thương mại Việt Nam tại các nước EU, Trung tâm thông tin thương mại Bộ Thương mại…

- Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ứng dụng các nghiệp vụ marketing để phát hiện nhiều mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ tại thị trường EU. Tổ chức các hoạt động dịch vụ trước và sau bán hàng để duy trì củng cố uy tín của hàng hóa Việt Nam đối với người tiêu dùng EU.



5.3.2. Phát triển nguồn nhân lực cho đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề. Hiện nay, nước ta rất thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Do đó khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa rất thấp. Bởi vậy để khắc phục tình trạng này Việt Nam cần tổ chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật thuộc các lĩnh vực để tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề trong các ngành chế tạo, sản xuất chế biến. Đồng thời Việt Nam nên phối hợp với các nước để gửi cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật trẻ, có triển vọng ra đào tạo ở nước ngoài. Ngoài vấn đề chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật, Việt Nam cần phải quan tâm đào tạo để có đội ngũ cán bộ thương mại giỏi thì mới có thể đưa sản phẩm có chất lượng cao tới được thị trường EU.

(GS.TS Trần Chí Thành – Đại học Kinh tế Quốc dân

Nguồn: Tạp chí Kinh tế và phát triển số 92/2005)


6. Phương án xuất khẩu sang EU trong thời gian tới:


     6.1/ Những xu hướng tác động tới xuất khẩu sang thị trường EU trong thời gian tới:

            6.1.1/ Xu h­ướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng, nhập khẩu tại thị trường EU

             - Cà phê: Theo dự báo của ngành cà phê thì nhu cầu tiêu thụ trên thế giới trong niên vụ 2009/2010 khoảng 126,5 triệu bao, giảm 0,4% so với niên vụ trước. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại khu vực EU 27 dự báo khoảng 44,5 triệu bao, tăng 1,14%, đứng đầu thế giới và gấp hai lần thị trường đứng sau là Hoa Kỳ (22 triệu tấn). Trong nửa đầu năm 2009, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực này không được khả quan song vẫn có triển vọng tăng kim ngạch vào những tháng cuối năm, là thời điểm nhu cầu cà phê tại đây tăng cao.

             - Thủy sản:

                 + Nhu cầu nhập khẩu tôm của EU từ Việt Nam đang tăng: Xuất khẩu tôm sang khu vực này tháng 6/2009 đạt 3,7 nghìn tấn, trị giá 24,4 triệu USD, tăng 65% về lượng và 48% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2008, trong khi tổng xuất khẩu tôm của cả nước chỉ tăng tương ứng là 13,5% về lượng và 3,9% về trị giá. Các mặt hàng tôm nên khai thác xuất khẩu sang EU là tôm he chân trắng, tôm sú đông lạnh…

             + Nhu cầu cá tra tra tại thị trường EU cũng đang dần hồi phục sau nhiều tháng sụt giảm: Riêng tháng 6/2009, xuất khẩu cá tra basa Việt Nam sang EU đạt 20.644 tấn, trị giá 51,585 triệu USD, tăng 26,7% và 19,4% so với cùng kỳ 2008. Giá trung bình cá tra basa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong 2 tháng gần đây đã tăng so với các tháng hồi đầu năm.

        6.1.2/ Một số chỉ tiêu kinh tế của các quốc gia khu vực EU:

             - Thất nghiệp: Theo số liệu của Cơ quan thống kê EU (Eurostat), tỉ lệ thất nghiệp tại EU trong tháng 5/2009 là 8,9%, mức cao nhất kể từ năm 2005 và của khu vực đồng Euro là 9,5%, mức cao nhất kể từ năm 1999. Trong khi đó, GDP của EU được dự báo sẽ suy giảm 4% trong năm 2009.

             - Lạm phát: Lãi suất cơ bản đồng Euro hiện vẫn được giữ ở mức thấp 1%, đồng nghĩa với việc sức ép lạm phát tại khu vực không lớn. Tháng 6/2009, tỷ lệ lạm phát của khu vực này là - 0,1%, giảm so với mức 0% trong tháng 5 và 0,6% trong tháng 4/2009. Tuy nhiên giá cả tiêu dùng tháng 6/2009 lại tăng ở một số quốc gia lớn như Đức (0,4%), Tây Ban Nha (0,5%); Italia (0,2%).

             - Doanh thu bán lẻ tại một số quốc gia khu vực EU vẫn đang tiến triển khả quan. Đơn cử, mức bán lẻ của các cửa hàng ở Anh tháng 6/2009 tăng 1,2% so với tháng trước, trong đó tiêu dùng hàng quần áo trong thời gian qua tăng mạnh do thời tiết nắng nóng. Lượng bán của các mặt hàng dệt may mặc và giày dép tăng 11,3% kể từ đầu năm nay. Mức bán lẻ các mặt hàng hạ giá cũng tăng 2,9% kể từ tháng 6/2008.

         6.1.3/ Một số chính sách tại EU và các nước thành viên:

     - Dự kiến tháng 9 tới, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đưa ra đề xuất gia hạn hay bãi bỏ việc áp thuế chống phá giá đối với các mặt hàng giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Hiện mặt hàng giày da Việt Nam đang bị EC áp thuế chông bán phá giá 10%.   Hiện có nhiều nước thuộc Liên minh EU muốn bãi bỏ các mức thuế chống bán phá giá giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc trước mùa Giáng sinh năm nay, thời điểm ngành bán lẻ có doanh thu cao. Các nước ủng hộ bỏ thuế này hiện là: Anh, Áo, Bỉ, Séc, Síp, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Đức, Ireland, Latvia, Luxembourg, Malta, Hà Lan và Thụy Điển.

     - Hiện tại, EU vẫn tiếp tục thắt chặt các biện pháp bảo vệ môi trường. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2009, EU đã thông qua:

              + Luật hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu có chất gây ung thư và nguy hiểm về mặt sinh học;

              + Dự thảo cấm sử dụng chất dimethyl fumarate;

              + Đẩy mạnh việc chuẩn bị thực hiện Quy định về thiết lập hệ thống phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ việc đánh bắt và kinh doanh các sản phẩm cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý;

              + Quy định hạn chế đối với nikel;

              + Quy định áp dụng thu phí đối với khí thải từ máy bay;

              + Luật hạn chế tiến tới loại bỏ việc sử dung các chất có hại cho tầng khí quyển Ozon…

Thời gian tới EU sẽ vẫn tiếp tục thi hành những chính sách cứng rắn, bảo thủ và có khuynh hướng bảo hộ thương mại.

     6.2/ Phương án, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào EU trong thời gian tới:


    - Các mặt hàng cần tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu tới khu vực EU trong thời gian tới:

         + Một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam đang được ưa chuộng tại EU như cá tra, cá ba sa, tôm, cá ngừ, bạch tuộc đông lạnh,.v.v…

         + Đối với mặt hàng giày dép: Bên cạnh việc tiếp tục hướng đến các thị trường chủ lực như Đức, Anh, Pháp, cần khai thác những thị trường tiềm năng đang có xu hướng nhập khẩu nhiều hàng giày dép như: Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch) và Đông Âu (Hungary, Bulgary) và thực tế trong kỳ qua xuất khẩu giày dép tới các thị trường này đã tăng trưởng khá tốt./.

 


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương